Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế

Chúng ta bắt đầu câu chuyện dài của hành trình từ ý tưởng tới xuất bản quốc tế thành

công với một cái kết có hậu.

Trong hình trình bày dưới đây các bạn đang nhìn thấy điều mà một nhà nghiên cứu sau

khi nộp bản thảo – thường là nhiều tháng, và đôi khi còn tính bằng năm – mong muốn nhìn thấy:

quyết định biên tập “ACCEPT”.2

Tốt hơn nữa, nếu quyết định đó đến từ một tạp chí của một nhà xuất bản mạnh, ví dụ

trong hình là Routledge / Taylor & Francis. Lại còn tốt hơn nữa, nếu tạp chí đó đã được chỉ mục

hóa trong Scopus (Scopus), ISI Web of Science (Clarivate Analytics) trong danh mục tốt cỡ như

SSCI (Social Science Citation Index). Niềm vui sẽ nhân lên nữa, nếu tạp chí đó lại có trị số của

hệ số tác động (HSTĐ) của ISI cao (hệ số này có tên gọi chính thức là Journal Impact Factor),

cũng như của Scopus (có tên gọi chính thức là CiteScore). Thường hệ số cao hạng nhất, thì tạp

chí ta xuất bản trên đó nằm trong nhóm 25% ảnh hưởng lớn nhất, xét từ quan điểm bibliometrics,

hay gọi là Q1. Còn hơn thế nữa, thì một số nhỏ nào đó trong Q1 này được giới chuyên gia trong

ngành xếp riêng, tấm tắc với nhau, “nhóm của các thầy chiếu trên”.

Hình ảnh dưới đây là của một bài báo khi vừa được chấp thuận, và thuộc nhóm thỏa mãn

tất cả các chuẩn mơ ước, tức là “giấc mơ hạng A*”. Câu hỏi đặt ra là: Vậy chúng ta có cơ hội

bao nhiêu % để hoàn thành giấc mơ đó? Làm thế nào để có thể đi từ những ý tưởng thô nhám

nhất, tới công đoạn hoàn thành giấc mơ đó?

*Câu trả lời khá đơn giản: Không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ có cơ hội 100%! Tuy

vậy, chúng ta bắt buộc phải viết ra “cái gì đó”, cho dù ban đầu ở trạng thái thô sơ nhất. Và từ từ

biến nó thành cái mà ta gọi là “tác phẩm”.

Mọi rắc rối sinh ra từ câu trả lời đơn giản này. Vì thực hiện là một kỷ luật lao động thực

sự, đôi khi rất khắc nghiệt. Và tương lai số phận sản phẩm không do ta quyết định, mà do đồng

nghiệp đánh giá

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 1

Trang 1

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 2

Trang 2

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 3

Trang 3

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 4

Trang 4

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 5

Trang 5

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 6

Trang 6

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 7

Trang 7

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 8

Trang 8

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 9

Trang 9

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 3980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế

Kỹ năng tổ chức và triển khai nghiên cứu tiếp cận chuẩn mực công bố quốc tế
h. 
 6. Cần biết cách hướng đến công chúng rộng rãi, chứ không chỉ thỏa mãn những người 
 gác cửa ấn phẩm. 
5. Rà soát các nội dung của bản thảo 
Dẫn nhập 
 Kiểm tra độ hợp lý của bối cảnh tạo nên vấn đề. Thường sau một lượt viết bản thảo dài 
ngày, quay lại phần mở đầu sẽ có những phần, hoặc logic mở đầu bị “sái”. Đây là lúc chỉnh sửa, 
thay thế hoặc thậm chí bỏ hẳn. 
 Trong một số trường hợp có “câu chuyện” thì cũng là lúc để tính toán sao cho lựa chọn 
câu chuyện nào tiêu biểu để có được ấn tượng ban đầu hiệu quả nhất với ban biên tập và phản 
biện. (Về lâu dài là với độc giả và cơ hội được tái sử dụng qua các trích dẫn nghiên cứu về sau.) 
Literature review 
 Các lý thuyết và hướng dẫn cho việc rà soát tổng quan lý thuyết hiệu quả tương đối sẵn 
trên Internet và có chất lượng tốt. Tuy nhiên, từ góc độ người sản xuất bản thảo, việc rà soát sẽ 
giúp củng cố vài yếu tố quan trọng sau: 
 → Logic tổng thể của các vấn đề được review, các tài liệu sử dụng trong mỗi vấn đề đó. 
 → Cân đối giữa các loại tài liệu: siêu ảnh hưởng, rất có ích với bài, và mới nhiều tiềm 
 năng. Điểm này ít tác giả hướng dẫn rà soát tài liệu nói, nhưng lại là thực tế và có tác 
 dụng tốt. 
 → Phương pháp rà soát tổng quan lý thuyết. Hiện tại, thường người ta chỉ ám chỉ 2 tiếp 
 cận chính: a) “Chronology” (theo thời gian, vd Katz, 2003); b) “Thematic review” (theo 
 chủ đề, vd Vuong & Napier, 2014). Tuy nhiên, đây không phải tất cả. Review hoàn toàn 
 có thể tiếp cận theo hướng data có cấu trúc. Nghĩa là, lượng hóa lượng data định tính để 
 tìm hiểu tính hợp quy tắc thống kê của các văn bản nghiên cứu. 
 → Kết nối của phần review đến câu hỏi nghiên cứu, góc tiếp cận vấn đề và phương pháp 
 để giải quyết. Các đoạn chuyển mạch sau khi kiểm tra tốt sẽ mềm, mượt và tự nhiên. 
 19 
 Có thể tham khảo thêm bài “Viết bài phê bình khoa học và văn bản rà soát tổng quan lý 
 thuyết”: https://sc.sshpa.com/post/1038. 
Logic và hình thức trình bày kết quả 
 → Kết nối logic của các kết quả chính 
 → Sử dụng Bảng / hình / thống kê / CSDL để thể hiện căn cứ của lập luận và đồng thời 
 tăng tính trực quan đối với độc giả. 
 → Kiểm tra mức độ phát biểu về kết quả (vừa đúng mực, có bằng chứng ủng hộ, không 
 ngụy biện cho các điểm yếu) 
 → Kiểm tra khả năng ngụy biện logic hoặc mâu thuẫn nội tại của kết quả (do nhiều 
 nguyên nhân, chủ quan hay khách quan). Đừng hy vọng rằng ban biên tập và phản biện 
 sẽ bỏ qua, vì đó là một trong những nội dung rà soát chính của họ. 
 → Các “điểm nhấn” và quan hệ với abstract / summary. Một số còn yêu cầu có phần nói 
 riêng về đánh giá tự thân của tác giả về giá trị của công việc; ví dụ, phần “Significance 
 for public health” (Vuong, 2017b) của nghiên cứu y xã hội, và ngày nay các tạp chí mạnh 
 nhất đều có xu hướng đòi hỏi phần này, như Science, Nature, PNAS, The Lancet, v.v.. 
 → Nêu giới hạn của kết quả (điều kiện kiểm soát kết quả, khả năng tác động). Một kinh 
 nghiệm cá nhân, trước khi chấp thuận đăng bài (Vuong, 2016) các cây bút phản biện nhất 
 mực yêu cầu phải “thành khẩn khai báo” các nhược điểm của kết quả, kèm theo điều kiện 
 khả dĩ làm thay đổi kết quả. Sau khi tiến hành công việc này rất cẩn thận, thực chất chỉ 
 mất chừng 1 giờ đồng hồ, thì tất cả đồng ý đăng luôn. Trên thực tế, quyết định của họ 
 khiến ta có cảm giác kỳ lạ: Dường như họ thích nhất phần khai báo nhược điểm! 
Tính thuyết phục của “thảo luận” 
 → Đối chiếu và so sánh tính tương thích của kết quả là một nội dung quan trọng của thảo 
 luận học thuật. 
 → Dự báo phạm vi ảnh hưởng, các điểm dừng của ảnh hưởng, chỗ có thể thay đổi bản 
 chất (vd, ngưỡng). 
 → Một vài cấu trúc quen thuộc: “Nếu... thì...”; “Không những... mà còn...”; “Một mặt... 
 mặt khác...”; “Mặc dù... nhưng...”; “Sự kiện... được xác nhận qua đặc tính..., nếu nhóm 
 điều kiện... được đảm bảo”. 
 20 
 → Ngụ ý của kết quả đặc biệt và vị trí trong kết quả tổng thể (thường thì ở phần thảo luận 
 mới có điều kiện làm kỹ thế nào là ‘striking’). 
 → Nêu giới hạn của kết quả: nên thành thực và dành thời gian suy nghĩ về những giới 
 hạn/hạn chế của kết quả. Các giới hạn này có thể nó sẽ mở đường cho các nghiên cứu tiếp 
 theo. Thậm chí có thể dẫn đến cơ hội hợp tác, nếu hạn chế đó có khuynh hướng là do 
 nguyên nhân thiếu hợp tác mà tồn tại. Thực tế là thế này: Người dám bàn về điểm yếu 
 của mình là người mạnh, chứ không phải người yếu. 
Nghĩ đến người đọc 
 Khi bận bịu với rất nhiều công đoạn của công việc nghiên cứu và trình bày nghiên cứu, 
 thường thì chúng ta quên mất độc giả. Và điều này khá tai ương, vì họ chính là raison d’être của 
 nghiên cứu, và ban biên tập hay phản biện – những người quyết định số phận của tác phẩm – 
 cũng chính là độc giả! 
 Sự hấp dẫn với độc giả chính là yếu tố gây ra ảnh hưởng của tác phẩm. Điển hình là 
 nghiên cứu viết theo phong các tường thuật, kể chuyện gần gũi thường được công bố trên các tạp 
 chí có HSTĐ cao hơn, được đọc nhiều hơn, và có xu hướng được trích dẫn nhiều hơn (Hiller, 
 Kelly & Klinger, 2016). 
 6. Qui tắc trích dẫn trong bài báo quốc tế 
 Quy tắc chung nhất và đáng quan tâm nhất: đầy đủ thông tin như năm xuất bản, tạp chí, 
 số volume, issues, ngày truy cập và đặc biệt là có số DOI thì còn tốt hơn nữa. Chuẩn cao nhất: 
 tăng xác suất có thể tìm và đọc được tác phẩm được trích dẫn nếu ban biên tập, người bình duyệt 
 và độc giả cần tra cứu, dẫn chiếu. Để đạt chuẩn này thì nên trích dẫn các nguồn gốc với số DOI, 
 URL đầy đủ (tất nhiên cũng có nhiều tạp chí chất lượng tốt, thậm chí trong danh mục ISI WoS 
 SCIE hay SSCI, mà hiện vẫn chưa đăng ký số DOI cho các bài xuất bản). 
 Các khía cạnh khác đáng quan tâm của trích dẫn: 
 → Quy tắc phổ biến trong KHXH&NV: ví dụ trích dẫn cân bằng giữa các viewpoint. 
 → Trích bên trong thân bài sao cho hợp lý, ăn khớp, dễ hiểu và có tác động lên suy nghĩ 
 của độc giả (là đồng nghiệp). 
 21 
 → Vấn đề “cosmetic”: trích dẫn phải làm giàu nội dung, giàu quan điểm, tăng sức mạnh 
 cho lập luận, chứ không nên qua loa làm đẹp. 
 → Số lượng trích dẫn: bài tổng thì khoảng 90-120 trích dẫn, bài công bố kết quả nghiên 
 cứu thì khoảng 30 trích dẫn. 
 → Nên trích dẫn ai, cái gì, và “độ mới” cần thiết? Ví dụ phải có trích dẫn người đầu tiên 
 và người gần đây nhất bàn luận về vấn đề của bài. 
 → Yêu cầu trích dẫn bổ sung trong lúc bình duyệt: có những chuyên gia bình xét rất tận 
 tâm nhiều khi cung cấp cả những tài liệu nên đọc và nên trích dẫn. 
 → Trích dẫn “cưỡng bức”: ví dụ ban biên tập hoặc phản biện yêu cầu trích dẫn một bài 
 thì hầu như rất khó từ chối trích dẫn, nhất là với những người chưa có thành tựu dày dặn 
 và cơ hội công bố mong manh, ít lựa chọn. Điều này không hẳn tốt, vì có khuynh hướng 
 dẫn đến lạm dụng quyền lực của biên tập và phản biện để làm tăng lượng đếm trích dẫn 
 của họ (vốn là một thước đo về ảnh hưởng của xuất bản phẩm). Tuy nhiên nói là xấu 
 hoàn toàn thì cũng không phải, vì có nhiều trường hợp, yêu cầu là chính đáng. 
7. Các vấn đề có thể cần lưu ý trong khi sản xuất bản thảo cho công bố quốc tế 
 → Viết một đoạn văn dễ hiểu và chính xác: https://sc.sshpa.com/post/1051 
 → Tham khảo “8 giai đoạn công bố”: https://sc.sshpa.com/post/1073 
 → Hệ thống công bố khoa học: Chỉ mục tạp chí, và hệ số tác động JIF, CiteScore: 
 https://sc.sshpa.com/post/1108 
 → “Retraction”: Có thể theo dõi các sự vụ vi phạm đạo đức, rút bài tại 
 https://retractionwatch.com/ 
 → Kinh nghiệm trong tham gia bình duyệt và biên tập hỗ trợ rất nhiều cho việc viết bản 
 thảo tốt. Vì vậy, đừng từ chối khi có cơ hội. 
 → Xu hướng dữ liệu mở (Vuong, 2017b). 
 → Trước một số vấn đề kỹ thuật sâu, ví dụ Nguyễn & Vương (2007), việc hợp tác với 
 các chuyên gia sẽ mang lại những lợi ích rất đáng kể, đôi khi có tính chất quyết định. 
REFERENCES 
 22 
 Banks, D. (2018). Thoughts on publishing the research article over the centuries. Publications, 
 6(1), 10, DOI:10.3390/publications6010010. 
Borja, A. (2015). Writing the first draft of your science paper – some dos and don’ts. Elsevier 
 Connect. Retrieved from https://www.elsevier.com/connect/writing-a-science-paper-
 some-dos-and-donts. 
 Bui, H. T., & Tuan, A. L. (2017). 16 Case Study Vietnam: Climate Change Impacts on UNESCO 
 World Heritage–The Case of Hoi An Ancient Town. In A. Jones & M. Phillips 
 (Eds.), Global Climate Change and Coastal Tourism: Recognizing Problems, Managing 
 Solutions and Future Expectations (pp. 191-200). Oxfordshire, UK: CABI International. 
 Dao, T. V. (2013). A review of “Taking responsibility for tourism”. Journal of Sustainable 
 Tourism, 21(6), 934-937, DOI:10.1080/09669582.2011.623854. 
 Do Ba, K., Do Ba, K., Lam, Q. D., Le, D. T. B. A., Nguyen, P. L., Nguyen, P. Q., & Pham, Q. L. 
 (2017). Student plagiarism in higher education in Vietnam: an empirical study. Higher 
 Education Research & Development, 36(5), 934-946, DOI: 
 10.1080/07294360.2016.1263829. 
 Gerwin, V. (2016). Data sharing: An open mind on open data. Nature, 529(7584), 117-119, DOI: 
 10.1038/nj7584-117a. 
 Gewin, V. (2018). How to write a first-class paper. Nature, 555(7694), 129-130, DOI: 
 10.1038/d41586-018-02404-4. 
 Giang, N. T. (2014). Nostalgia for the new oldness: Vietnamese television dramas and national 
 belonging. Media International Australia, 153(1), 64-72, DOI: 
 10.1177/1329878X1415300108. 
 Hartley, J. (2008). Academy writing and publishing: a practical handbook. United Kingdom: 
 Routledge. 
 Hiller, A., Kelly, R. P., & Klinger, T. (2016). Narrative style influences citation frequency in 
 climate change science. PLOS ONE, 11(12), e0167983, 
 DOI:10.1371/journal.pone.0167983. 
 23 
 Ho, T.M., Nguyen, H.V., Vuong, T.T., Dam, Q.M., Pham, H.H., & Vuong, Q.H. (2017). 
 Exploring Vietnamese co-authorship patterns in social sciences with basic network 
 measures of 2008-2017 Scopus data. F1000Research, 6, 1559, DOI: 
 10.12688/f1000research.12404.1. 
Ho, T. M., Nguyen, T.H.K, Vuong, T.T., & Vuong, Q.H. (2017). On the sustainability of co-
 authoring behaviors in Vietnamese social sciences: A preliminary analysis of network 
 data. Sustainability, 9(11), 2142, DOI: 10.3390/su9112142. 
 Katz, J. A. (2003). The chronology and intellectual trajectory of American entrepreneurship 
 education: 1876–1999. Journal of Business Venturing, 18(2), 283-300, DOI: 
 10.1016/S0883-9026(02)00098-8. 
 Kirwan, J. (2017). It’s good to have lots of bad ideas. Nature, 548(7668), 491, DOI: 
 10.1038/nj7668-491a. 
 Le, T. (2010). Are student flows a significant channel of R&D spillovers from the north to the 
 south?. Economics Letters, 107(3), 315-317, DOI: 10.1016/j.econlet.2009.12.018. 
Long, G.T. (2012). Viet Nam: Pension system overview and reform directions. In D. Park 
 (Ed.), Pension systems and old-age income support in East and Southeast Asia (pp. 221-
 239). Oxfordshire, UK: Routledge. 
Minh, P.Q. (2015). In the crossfire: Vietnam and great powers in the emerging East Asian 
 security architecture. In K. Togo & G.V.C. Naidu (Eds.), Building confidence in East 
 Asia: Maritime conflicts, interdependence and Asian identity thinking (pp. 13-26). New 
 York, NY, USA: Palgrave Pivot. 
Napier, N.K., & Vuong, Q.H. (2013). Serendipity as a strategic advantage?. In Wilkinson (ed) 
 Strategic Management in the 21st Century (Vol. 1: The Operational Environment), pp. 
 175-199. Westport, CT: Praeger/ABC-Clio. DOI:10.13140/2.1.3311.952. 
Nguyen, V.C. (2017). Do minimum wages affect firms’ labor and capital? Evidence from 
 Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy, 22(2), 291-308, DOI: 
 10.1080/13547860.2016.1276697. 
 24 
 Nguyễn, V.H., & Vương, Q.H. (2007). Các phương pháp toán học trong tài chính. Hà Nội: Nhà 
 xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 Tran, U.T., Huynh, T., & Nguyen, H.T.T. (2018). Academic integrity in higher education: The 
 case of plagiarism of graduation reports by undergraduate seniors in Vietnam. Journal of 
 Academic Ethics, 16(1), 61-69, DOI: 10.1007/s10805-017-9279-9. 
 Vu, C.B. (2017). News media and the neoliberal privatization of education. Policy Futures in 
 Education, 15(1), 129-132, DOI: 10.1177/1478210317689979. 
 Vuong, Q. H. (2015). Be rich or don’t be sick: estimating Vietnamese patients’ risk of falling 
 into destitution. SpringerPlus, 4(1), 529, DOI: 10.1186/s40064-015-1279-x. 
 Vuong, Q.H. (2016). Impacts of geographical locations and sociocultural traits on the 
 Vietnamese entrepreneurship. SpringerPlus, 5(1), 1189, DOI: 10.1186/s40064-016-2850-
 9. 
 Vuong, Q.H. (2017a). Learning to love the reviewer. European Science Editing, 43(3), 83, DOI: 
 10.20316/ESE.2017.43.001. 
 Vuong, Q.H. (2017b). Economic benefits and treatment progress as determinants of the 
 sustainability of Vietnamese voluntary co-located patients clusters. Journal of Public 
 Health Research, 6(1), 10-17, DOI: 10.4081/jphr.2017.788. 
 Vuong, Q.H. (2017c). Survey data on Vietnamese propensity to attend periodic general health 
 examinations. Scientific Data, 4, 170142, DOI:10.1038/sdata.2017.142. 
Vuong, Q.H., & Napier, N.K. (2014). Making creativity: the value of multiple filters in the 
 innovation process. International Journal of Transitions and Innovation Systems, 3(4), 
 294-327, DOI: 10.1504/IJTIS.2014.068306. 
 Vuong, Q.H., & Napier, N.K. (2017). Academic research: the difficulty of being simple and 
 beautiful. European Science Editing, 43(2), 32-33, DOI:10.20316/ESE.2017.43.002. 
Vuong, Q.H. (2017b). Open data, open review and open dialogue in making social sciences 
 plausible. Nature: Scientific Data Updates (December 12, 2017). Retrieved from URL: 
 25 
 and-open-dialogue-in-making-social-sciences-plausible/. 
 Vuong, Q.H. (2018). The (ir)rational consideration of the cost of science in transition economies. 
 Nature Human Behaviour, 2(1), 5, DOI: 10.1038/s41562-017-0281-4. 
 Vuong, Q.H., Ho, M.T., La, V.P., Nhue, D., Bui, Q.K., Cuong, N.P.K., ... & Napier, N.K. 
 (2018). “Cultural additivity” and how the values and norms of Confucianism, Buddhism, 
 and Taoism co-exist, interact, and influence Vietnamese society: A Bayesian analysis of 
 long-standing folktales, using R and Stan. arXiv Preprints Server; arXiv:1803.06304; 
 https://arxiv.org/abs/1803.06304v1. 
 Vuong, Q.H., Napier, N.K., Ho, M.T., Nguyen, V.H., Vuong, T.T., Pham, H.H., Nguyen, T.H.K. 
 (2018). Effects of work environment and collaboration on research productivity in 
 Vietnamese social sciences: evidence from 2008 to 2017 Scopus data. Studies in Higher 
 Education, 43, DOI: https://doi.org/10.1080/03075079.2018.1479845 (2018). 
 Vuong, T.T., Nguyen, T.H.K., Ho, M.T., Ho, M.T., & Vuong, Q.H. (2017). The (in)significance 
 of socio-demographic factors as possible determinants of Vietnamese social scientists’ 
 contribution-adjusted productivity: Preliminary results from 2008–2017 Scopus data. 
 Societies, 8(1), 3. DOI: 10.3390/soc8010003. 
 26 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfky_nang_to_chuc_va_trien_khai_nghien_cuu_tiep_can_chuan_muc.pdf