Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Kỹ năng lãnh đạo chính là khả năng thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành

động của nhà lãnh đạo, thể hiện sự thành thạo của người lãnh đạo khi vận dụng kiến thức vào

trong thực tế thực hiện chức năng lãnh đạo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, do đó kỹ năng

lãnh đạo có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bài

viết này hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng lãnh đạo, các mô hình đánh giá kỹ năng lãnh

đạo, đề xuất mô hình đo lường phù hợp, kiểm định mô hình, và tiến hành đánh giá kỹ năng

lãnh đạo của các doanh nghiệp tại Tp.HCM. Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu nêu trên, bài

viết sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy, suy luận logic trên cơ sở sử dụng

cách tiếp cận định tính kết hợp định lượng. Để đánh giá mô hình nghiên cứu, bài viết sử dụng

kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, CFA thông qua công cụ thống kê SPSS và AMOS. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng của lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM nhìn chung còn

nhiều hạn chế, yếu kém nhất là những kỹ năng liên quan đến con người, kỹ năng truyền đạt,

xây dựng tầm nhìn và kỹ năng xác định các nguyên nhân chính của vấn đề, các kỹ năng còn

lại khá tương đồng như nhau.

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang duykhanh 10740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
(2007) mới ra đời vào năm 2007, dựa trên cơ sở tổng hợp, tách ghép 
các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo đã có trước đó, và mô hình này đang có xu hướng sử 
dụng phổ biến và rộng rãi trong những năm gần đây. Đồng thời, mô hình này cũng không quá 
phức tạp, và phù hợp với năng lực hiện tại của lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM. Từ 
những phân tích trên, nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình 4 kỹ năng lãnh đạo của Mumford, 
Campion và Morgeson (2007) để đo lường và đánh giá kỹ năng của lãnh đạo các doanh 
nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. 
3. Phương pháp nghiên cứu, thang đo, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu 
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu nêu trên, chuyên đề này sử dụng phương pháp phân 
tích và tổng hợp trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận định tính kết hợp định lượng. 
Nghiên cứu sử dụng thang đo của Mumford, Campion và Morgeson (2007). Tuy nhiên 
sau khi trao đổi với một số lãnh đạo, nghiên cứu đã điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp. 
Để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu, các biến quan sát được mã hóa bằng cách kí 
hiệu sau: 
Bảng 1. mã hóa thang đo kỹ năng lãnh đạo 
Ký hiệu Biến quan sát 
Nhanthuc Thang đo kỹ năng nhận thức 
Cog1 Kỹ năng truyền đạt 
Sơ đồ 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Kỹ năng của lãnh đạo các doanh 
nghiệp trên địa bàn Tp.HCM 
Kỹ năng tư duy 
Kỹ năng con người 
Kỹ năng kinh doanh 
Kỹ năng chiến lược 
Nguồn: đề xuất của tác giả 
Cog2 Kỹ năng lắng nghe người khác 
Cog3 Kỹ năng đưa ra câu hỏi thích hợp sau khi nghe người khác trình bày 
Cog4 Kỹ năng viết 
Cog5 Kỹ năng đọc hiểu 
Cog6 Kỹ năng học tập chủ động 
Cog7 Kỹ năng tư duy phản biện 
Connguoi Thang đo kỹ năng con người 
Per1 Nhận thức xã hội 
Per2 Kỹ năng phối hợp 
Per3 Kỹ năng đàm phán 
Per4 Kỹ năng thuyết phục 
Kinhdoanh Thang đo kỹ năng kinh doanh 
Bus1 Phân tích hoạt động 
Bus2 Quản lý nguồn nhân lực 
Bus3 Quản lý nguồn lực tài chính 
Bus4 Quản lý nguồn lực vật chất 
Chienluoc Thang đo kỹ năng chiến lược 
Str1 Tầm nhìn rộng 
Str2 Am hiểu hệ thống 
Str3 Đánh giá hệ thống 
Str4 Xác định các kết quả trong dài hạn 
Str5 Xác định nguyên nhân chính 
Str6 Xác định vấn đề 
Str7 Đánh giá giải pháp 
Nguồn: đề xuất của tác giả 
Dữ liệu được thu thập thông qua 2 hình thức là khảo sát trực tiếp và trực tuyến. Sau khi 
loại bỏ các biến quan sát không hợp lệ, nghiên cứu sử dụng chương trình công cụ thống kê 
SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu và cho ra kết quả nghiên cứu. Độ tin cậy của thang đo 
được đánh giá thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và 
phân tích nhân tố khẳng định (CFA). 
Kích thước mẫu dự kiến là 350, thực tế thu thập được 320 mẫu, sau khi loại bỏ các khảo 
sát không hợp lệ, số mẫu chính thức đưa vào nghiên cứu là 314. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1 Kiểm định thang đo kỹ năng lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM 
a. Kiểm định Cronbach’s Alpha 
Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn của Nunnally & Bernstein (1994) để đánh giá độ tin cậy 
của thang đo, thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy khi Cronbach Alpha ≥ 0,60 và hệ số 
tương quan biến tổng ≥ 0,30 
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 cho từng nhóm kỹ năng cho thấy, có một vài 
biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng <0,3, cho nên cần phải loại những biến rác này và 
tính lại Cronbach’s Alpha lần 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 và lần 2 chi tiết 
trong bảng sau: 
Bảng 2. Kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 và lần 2 (sau khi loại các biến rác) 
Biến quan sát Cronbach’s Alpha (lần 1) Cronbach’s Alpha (lần 2) 
Nhanthuc 0,744 0,806 
Cog1 0,661 0,681 
Cog2 0,560 0,583 
Cog3 0,394 0,430 
Cog4 0,254 
Cog5 0,605 0,655 
Cog6 0,179 
Cog7 0,572 0,608 
Connguoi 0,700 0,846 
Per1 0,629 0,724 
Per2 0,236 
Per3 0,632 0,703 
Per4 0,600 0,720 
Kinhdoanh 0,824 
Bus1 0,571 
Bus2 0,736 
Bus3 0,626 
Bus4 0,666 
Chienluoc 0,829 0,864 
Str1 0,586 0,599 
Str2 0,176 
Str3 0,696 0,717 
Str4 0,598 0,617 
Str5 0,609 0,610 
Str6 0,704 0,715 
Str7 0,694 0,702 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả kiểm định lần 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến 
tổng các biến đều đạt yêu cầu về độ tin cậy của thang đo, và các biến này sẽ được đưa vào 
bước tiếp theo là kiểm định EFA. 
b. Kiểm định EFA 
Để kiểm định độ tin cậy thang đo, bài viết sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal 
axis factoring với phép quay promax, với các điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue 
≥1. Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích 
hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa ≤ 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan 
với nhau trong tổng thể (Anderson và Gerbing 1988). Thang đo được chấp nhận khi tổng 
phương sai trích ≥ 50%, hệ số tải ≥ 0,4. 
Kết quả kiểm định EFA thang đo kỹ năng lãnh đạo như sau: kiểm định KMO = 0,834; 
Sig = 0,000, và hệ số tải tổng hợp như sau: 
Bảng 3. Kiểm định EFA thang đo kỹ năng lãnh đạo 
Pattern Matrixa 
 Factor 
1 2 3 4 
Str6 0,804 
Str3 0,792 
Str7 0,767 
Str1 0,659 
Str5 0,653 
Str4 0,622 
Cog1 0,771 
Cog5 0,723 
Cog7 0,705 
Cog2 0,647 
Cog3 0,522 
Bus2 0,875 
Bus4 0,812 
Bus3 0,665 
Bus1 0,569 
Per1 0,833 
Per4 0,829 
Per3 0,769 
Extraction Method: Principal Axis Factoring. 
 Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. 
a. Rotation converged in 5 iterations. 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả kiểm định trên cho thấy, thang đo kỹ năng lãnh đạo đạt yêu cầu về giá trị hội tụ 
và giá trị phân biệt, và đủ điều kiện để thực hiện bước kiểm định tiếp theo. 
c. Kiểm định CFA 
Đối với kiểm định CFA, bài viết chấp nhận thang đo khi kiểm định Chi-square có P-
value <0,05; các giá trị TLI, CFI, GFI ≥ 0,9 (Bentler và Bonett 1980); CMIN/df < 2 hoặc có 
thể < 3 (Carmines và McIver 1981); và RMSEA < 0,08 (Steiger 1990). Các thang đo trong 
CFA chỉ được chấp nhận khi thỏa mãn: độ tin cậy tổng hợp (>0,6), phương sai trích AVE 
(>0,5), giá trị hội tụ (hệ số nhân tố chuẩn hóa có ý nghĩa thống kê và có giá trị ≥ 0,5), tính đơn 
hướng và giá trị phân biệt. 
Kết quả kiểm định CFA lần 1 thang đo kỹ năng lãnh cho thấy các chỉ số AGFI, 
CMIN/df chưa tốt, đồng thời, hệ số nhân tố chuẩn hóa của biến Cog 3 là 0,467 <0,5, không 
đạt yêu cầu về độ hội tụ của thang đo. Do đó, cần phải loại biến này ra khỏi mô hình và kiểm 
định lại CFA. Kết quả chi tiết kiểm định CFA lần 1 và lần 2 sau khi loại biến Cog3 như sau: 
Bảng 4. Kết quả kiểm định CFA lần 1 và lần 2 (sau khi loại biến Cog3) 
Chỉ tiêu Kiểm định 
CFA lần 1 
Ghi 
chú 
Kiểm định 
CFA lần 2 
Chi 
chú 
P-value Kiểm định Chi-square 0,000 Chưa 
đáp 
ứng 
yêu 
cầu 
0,000 Đạt 
yêu 
cầu 
CMIN/df 2,351 1,850 
TLI 0,912 0,948 
CFI 0,926 0,957 
GFI 0,903 0,926 
AGFI 0,871 0,900 
RMSEA 0,066 0,052 
PCLOSE 0,004 0,364 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả kiểm định giá trị hội tụ của thang đo kỹ năng lãnh đạo như sau: 
Bảng 5. kết quả kiểm định giá trị hội tụ đối với thang đo kỹ năng lãnh đạo 
Stt Biến quan sát Estimate Stt Biến quan sát Estimate 
 Str6 <--- chienluoc 0,776 Bus2 <--- kinhdoanh 0,877 
 Str3 <--- chienluoc 0,783 Bus4 <--- kinhdoanh 0,798 
 Str7 <--- chienluoc 0,753 Bus3 <--- kinhdoanh 0,656 
 Str1 <--- chienluoc 0,652 Bus1 <--- kinhdoanh 0,611 
 Str5 <--- chienluoc 0,662 Per1 <--- connguoi 0,821 
 Str4 <--- chienluoc 0,697 Per4 <--- connguoi 0,809 
 Cog1 <--- nhanthuc 0,813 Per3 <--- connguoi 0,790 
 Cog5 <--- nhanthuc 0,642 
 Cog7 <--- nhanthuc 0,793 
 Cog2 <--- nhanthuc 0,690 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của thang đo như sau: 
Bảng 6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt đối với thang đo kỹ năng lãnh đạo 
Estimate S.E. C.R. P Label 
chienluoc nhanthuc 0,236 0,056 4,207 *** 
chienluoc kinhdoanh 0,247 0,045 5,476 *** 
chienluoc connguoi 0,169 0,039 4,359 *** 
nhanthuc kinhdoanh 0,219 0,045 4,840 *** 
nhanthuc connguoi 0,095 0,038 2,481 0,013 
kinhdoanh connguoi 0,101 0,030 3,356 *** 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả kiểm tra độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích các thang đo như sau: 
Bảng 7. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 
Khái 
niệm 
Biến quan sát Độ tin cậy 
tổng hợp 
Phương sai 
trích 
Ghi chú 
Nhanthuc Cog1, Cog2, Cog5, Cog7 0,814 0,524 Đạt yêu 
cầu Connguoi Per1, Per3, Per4 0,848 0,651 
Kinhdoanh Bus1, Bus2, Bus3, Bus4 0,829 0,552 
Chienluoc Str1, Str3, Str4, Str5, Str6, Str7 0,867 0,522 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Sơ độ 2. Kết quả kiểm định CFA thang đo kỹ năng lãnh đạo 
Nguồn: kêt quả nghiên cứu của tác giả 
Các kết quả phân tích trên cho thấy thang đo kỹ năng lãnh đạo tác giả đề xuất đáp ứng 
yêu cầu, phù hợp với dữ liệu của thị trường, và có thể sử dụng để đánh giá kỹ năng của lãnh 
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 
4.2 Đánh giá thực trạng kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại Tp.HCM 
Kết quả kiểm định trên cho thấy, kỹ năng của lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn 
Tp.HCM được đánh giá thông qua 4 nhóm kỹ năng chính, đó là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng 
con người, kỹ năng kinh doanh, và kỹ năng chiến lược. Kỹ năng nhận được đánh giá qua 4 kỹ 
năng chính, đó là: kỹ năng truyền đạt (Cog1), kỹ năng lắng nghe (Cog2), kỹ năng đọc hiểu 
(Cog5), và kỹ năng tư duy phê phán (Cog7). Kỹ năng con người được đánh giá qua 3 kỹ năng 
chính, bao gồm: nhận thức xã hội (Per1), kỹ năng thương lượng (Per3) và kỹ năng thuyết 
phục (Per4). Kỹ năng kinh doanh được đánh giá qua 4 kỹ năng chính, đó là: phân tích hoạt 
động của doanh nghiệp (Bus1), quản lý nguồn nhân lực (Bus2), quản lý tài chính (Bus3) và 
quản lý nguồn lực vật chất (Bus4). Kỹ năng chiến lược được đánh giá qua 6 kỹ năng chính, đó 
là: xây dựng tầm nhìn (Str1), đánh giá hệ thống (Str3), xác định kết quả thay đổi trong dài hạn 
(Str4), xác định được các nguyên nhân chính (Str5), xác định đúng bản chất vấn đề (Str6), và 
đánh giá giải pháp (Str7). Kết quả đánh giá của lãnh đạo về các kỹ năng trên như sau: 
Bảng 8. Đánh giá kỹ năng lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM 
Chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std. Deviation 
Kỹ năng nhận thức 314 1,50 5,00 3,60 0,862 
Cog1 (truyền đạt) 314 1,00 5,00 3,49 1,100 
Cog2 (lắng nghe) 314 1,00 5,00 3,76 1,068 
Cog5 (đọc hiểu) 314 1,00 5,00 3,63 1,022 
Cog7 (tư duy phê phán) 314 1,00 5,00 3,54 1,119 
Kỹ năng con người 314 2,00 5,00 3,06 0,720 
Per1 (nhận thức xã hội) 314 2,00 5,00 3,01 0,758 
Per3 (thương lượng) 314 2,00 5,00 3,10 0,856 
Per4 (thuyết phục) 314 2,00 5,00 3,06 0,851 
Kỹ năng kinh doanh 314 2,00 5,00 3,36 0,670 
Bus1 (phân tích hoạt động) 314 2,00 5,00 3,64 0,873 
Bus2 (quản lý nguồn nhân lực) 314 2,00 5,00 3,18 0,810 
Bus3 (quản lý tài chính) 314 2,00 5,00 3,30 0,795 
Bus4 (quản lý nguồn lực vật chất ) 314 2,00 5,00 3,30 0,834 
Kỹ năng chiến lược 314 1,00 5,00 3,43 0,902 
Str1 (xây dựng tầm nhìn) 314 1,00 5,00 3,13 1,292 
Str3 (đánh giá hệ thống) 314 1,00 5,00 3,64 1,145 
Str4 (Xác định các kết quả trong 
dài hạn) 
314 1,00 5,00 3,61 1,044 
Str5 (xác định nguyên nhân chính) 314 1,00 5,00 3,25 1,195 
Str6 (xác định đúng vấn đề) 314 1,00 5,00 3,50 1,142 
Str7 (đánh giá giải pháp) 314 1,00 5,00 3,46 1,183 
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả 
Kết quả trên cho thấy kỹ năng lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM nhìn chung còn 
nhiều hạn chế, chỉ trên mức trung bình và khá, kém nhất ở kỹ năng con người, khá nhất ở kỹ 
năng nhận thức, tiếp đến là kỹ năng chiến lược và kỹ năng kinh doanh. Kỹ năng nhận thức 
của lãnh đạo các doanh nghiệp tại Tp.HCM tương đối khá, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và 
kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng tư duy phê phán, trong khi đó kỹ năng truyền đạt có phần kém hơn, 
nhưng nhìn chung, các kỹ năng này chênh lệch không nhiều. Kỹ năng con người là kém nhất, 
đặc biệt kém nhất là ở kỹ năng nhận thức xã hội. Kỹ năng kinh doanh của lãnh đạo các doanh 
nghiệp tại Tp.HCM tương đối khá, điển hình là khả năng phân tích hoạt động của doanh 
nghiệp, còn kỹ năng quản lý nguồn nhân lực thì có phần hạn chế hơn, kỹ năng quản lý tài 
chính và các nguồn lực vật chất khác tương đương nhau. Xét về kỹ năng chiến lược, lãnh đạo 
các doanh nghiệp tại Tp.HCM còn khá hạn chế trong việc xây dựng tầm nhìn và hạn chế trong 
xác định nguyên nhân chính của vấn đề, các kỹ năng còn lại tương đồng như nhau. 
5. Kết luận 
Kỹ năng lãnh đạo có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tài và phát triển của các doanh 
nghiệp, thế nhưng, để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác các kỹ năng của lãnh đạo lại 
không phải là một việc dễ dàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng lãnh đạo các doanh 
nghiệp tại Tp.HCM có thể được đánh giá thông qua 4 nhóm kỹ năng chính, đó là kỹ năng 
nhận thức, kỹ năng con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chiến lược. Đồng thời, kết quả 
nghiên cứu cũng cho thấy, nhìn chung kỹ năng lãnh đạo của các doanh nghiệp tại Tp.HCM 
còn hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến con người, tiếp đến là kỹ năng truyền đạt, 
kỹ năng xây dựng tầm nhìn và xác định các nguyên nhân chính, các kỹ năng còn lại khá tương 
đồng như nhau. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định, thế nhưng phạm vi 
nghiên cứu chỉ mới giới hạn trong phạm vi Tp.HCM, đồng thời nghiên cứu chưa làm rõ về sự 
khác nhau về kỹ năng lãnh đạo đối với đặc điểm của lãnh đạo như giới tính, độ tuổi, kinh 
nghiệm, vị trí quản lý. Đây cũng chính là những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A 
review and recommended two-step approach. Psychological bulletin, 103(3), 411 
2. Đỗ Anh Đức (2014), Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và 
vừa trên địa bàn Hà Nội, LA Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 
3. Katz, R. L. (1955). Skills of an effective administrator. Harvard business review, 
33(1), 33-42. 
4. Mumford, T. V., Campion, M. A., & Morgeson, F. P. (2007). The leadership skills 
strataplex: Leadership skill requirements across organizational levels. The Leadership 
Quarterly, 18(2), 154-166. 
5. Mumford, M. D., Zaccaro, S. J., Harding, F.D., Jacobs, T., & Fleishman, E. A. (2000). 
Leadership skills for a changing world: Solving complex problems. The Leadership 
Quarterly, 11(1), 11-35 
6. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychological theory. New York, NY: 
MacGraw-Hill. 
7. Lê Quân – Nguyễn Quốc Khánh (2012), Đánh giá năng lực giám đốc điều hành 
doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. 
8. Steiger, J. H. (1990). Structural model evaluation and modification: An interval 
estimation approach. Multivariate behavioral research, 25(2), 173-180 
9. Lê Thị Phương Thảo (2016), Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, Luận án TS Quản trị kinh doanh, Đại học 
Huế - Đại học Kinh tế. 
10. Yukl, G. A. (2013). Leadership in organizations. Pearson (Eight Edition). 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_lanh_dao_cua_cac_doanh_nghiep_tai_thanh_pho_ho_chi_m.pdf