Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình thực hiện
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2020 cho thấy dự kiến sẽ có 08/12 chỉ tiêu đạt, vượt và có
04/12 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, mặc dù Quốc hội, Chính phủ
cùng chung sức, đồng lòng triển khai các giải pháp đặc biệt, linh
hoạt, thậm chí chưa có tiền lệ để nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”
là phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh. Những
kết quả đạt được phản ánh tương đối rõ nét và chân thực bức tranh
toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đặt trong bối cảnh
nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do đại dịch
Covid-19 gây ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19
20/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;...) Các giải pháp nêu trên là đặc biệt, cấp bách, quan trọng để khắc phục, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các chính sách phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và người lao động. Kết quả đến nay cho thấy, chúng ta đã khống chế được đại dịch Covid -19 khá tốt, cơ bản kiểm soát các ổ dịch, không có ca mắc mới tại cộng đồng, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển kinh tế. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư1 năm 2020, dự kiến có 08/12 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết của Quốc hội. Chỉ có 04/12 chỉ tiêu không đạt kế hoạch và đều là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế trong năm 2020, đó là: (1) Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP 9 tháng đầu năm đạt 2,12%2 và năm 2020 ước thực hiện đạt 2%- 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8%3 và so với mức tăng của năm 2019 là 7,02%. Đây là thách thức rất lớn của năm 2020 và ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm GDP toàn cầu 2020 lên tới khoảng trên dưới -5% thì kết quả tăng trưởng GDP của nước ta là rất đáng trân trọng. Chúng ta cần có phân tích rõ về cơ cấu tăng trưởng trong GDP cũng như các yếu tố khác như khai khoáng, giải ngân đầu tư công, thu - chi NSNN, nợ công... để có thể đề ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. (2) Về tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: Ước thực hiện khoảng 1%, thấp hơn so với mục tiêu của năm 2020 là khoảng 7%4. Vì vậy, cần đánh giá cụ thể hơn những yếu tố, mặt hàng có đóng góp vào xuất khẩu 9 tháng và khả năng thực hiện những tháng cuối năm, bao gồm cả khu vực FDI và khu vực trong nước. Đồng thời, đánh giá xu hướng thị trường xuất nhập khẩu do thực thi lộ trình giảm thuế theo các cam kết thương mại quốc tế đã và đang tác động tới nền kinh tế nước ta sau khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA); và Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) (3) Về 02 chỉ tiêu: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và tỷ lệ lao động qua đào tạo không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước thực hiện 4,39% so với mục tiêu là dưới 4%; chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo ước thực hiện 64,5% thấp hơn so với mục tiêu 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước thực hiện 24,5% thấp hơn so với mục tiêu là 25%5. Chúng ta cần có đánh giá thực chất hơn về tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động trẻ, có chuyên môn kỹ thuật vẫn có xu hướng tăng lên đi cùng với hiện tượng thất nghiệp trong nhiều ngành, nghề do tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tình trạng suy giảm kinh tế do đại dịch Covid-19. Để tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả các giải pháp đã ban hành, nhằm sớm phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, đời sống đối với người lao động, đối tượng chính sách và phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong những tháng sắp tới, nên cần phân tích, đánh giá thêm một số vấn đề sau: Một là, cần phân tích rõ hiệu quả đầu tư khi chỉ tiêu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP trong năm 2020 ước thực hiện 33,6% đạt so với mục tiêu kế hoạch là 33-34%. Đây là mức cao nếu đặt trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế đang đối mặt: GDP đạt thấp, tổng thu cân đối NSNN cả 5Số 18 (418) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2 https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19760. 3 Báo cáo số 6219/BC-BKHĐT, ngày 22/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.7. 4 Báo cáo số 6219/BC-BKHĐT, ngày 22/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.7. 5 Báo cáo số 6219/BC-BKHĐT, ngày 22/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.8. năm ước đạt 87,5% so với dự toán, tình trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng cao so với cùng kỳ năm 2019, tăng trưởng tín dụng thấp (tính đến ngày 26/8 mới đạt 4,23%)6... Cần phải giám sát chặt chẽ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2020 nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như bảo đảm chất lượng các dự án, công trình. Hai là, cần phân tích cụ thể hơn về thực trạng khó khăn của doanh nghiệp trong từng ngành và lĩnh vực. Theo số liệu báo cáo, trong 8 tháng đầu năm, có 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động, khoảng 30% cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa, các doanh nghiệp hàng không sút giảm doanh thu nghiêm trọng. Có 68.856 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; trong đó, có 34.288 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 70,8% so với cùng kỳ năm 2019), tăng ở cả 17 lĩnh vực, một số lĩnh vực tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019. Trung bình mỗi tháng có 9.249 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,9% so với trung bình 8 tháng năm 20197. Việc phân tích, cung cấp thông tin đầy đủ để thấy rõ bức tranh hoạt động của doanh nghiệp, nhận diện những khó khăn đặc thù ở mỗi lĩnh vực là cần thiết; trên cơ sở đó, có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với doanh nghiệp ở từng lĩnh vực nhằm phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp hỗ trợ vừa có tính kịp thời, hiệu quả, đúng và phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng doanh nghiệp nhưng không tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình, khu vực và lĩnh vực hoạt động. Ba là, đánh giá sâu hơn việc triển khai thực hiện một số chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội đối với người dân mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành để khắc phục những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Từ đó đánh giá được hiệu quả thực thi chính sách, nhận diện những khó khăn, vướng mắc về quy trình, thủ tục, cách thức triển khai tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân có cơ hội và khả năng tiếp cận, thụ hưởng một cách đầy đủ, công bằng, minh bạch các gói hỗ trợ về tín dụng, tài khóa và an sinh xã hội trong những tháng cuối năm 2020. 2. Lựa chọn đột phá nào cho năm 2021? Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 nên có ý nghĩa rất quan trọng. Dự kiến bối cảnh trong nước và thế giới năm 2021 có nhiều tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta xét trên các yếu tố: (i) Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 phải bám sát các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; (ii) Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế thế giới và trong nước; (iii) Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta; (iv) xu hướng bảo hộ thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, khu vực tiếp tục diễn ra gay gắt. Vì vậy, cần quan tâm đến một số nội dung như sau: Thứ nhất, về mục tiêu tổng quát: Cần nhấn mạnh vào thực hiện quyết liệt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, Số 18 (418) - T9/20206 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 6 Báo cáo số 5738/BC-BKHĐT, ngày 01/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 7 Viện phát triển doanh nghiệp, VCCI tháng 9/2020. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội. Thứ hai, về hệ thống chỉ tiêu, trong số 12 chỉ tiêu chủ yếu: (1) Tính toán, rà soát lại khả năng đạt được của các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, từ đó xây dựng các chỉ tiêu phù hợp cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong tổng thể Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và bảo đảm thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế; (2) Đánh giá và phân tích rõ hơn tính khả thi của chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5% theo từng kịch bản; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45- 47% và năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%...; (3) Rà soát, bảo đảm tính xác thực của chỉ tiêu tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị... Thứ ba, về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, cần nghiên cứu sâu sắc hơn một số nhiệm vụ, giải pháp như sau: (1) Chính phủ, các bộ, ngành chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh liên quan trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 để triển khai thực hiện ngay Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, sớm đưa các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống; chủ động, tích cực triển khai các Luật mới được Quốc hội thông qua nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh như: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với cam kết quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. (2) Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí và nâng cao tính công khai, minh bạch; quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số, nghiên cứu, xây dựng các chính sách cho phép thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới, thanh toán điện tử, kinh tế chia sẻ đã bước đầu phát huy hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua khi dịch Covid-19 xảy ra (thực tế cho thấy, khi dịch Covid-19 xảy ra, việc “giãn cách xã hội”, hạn chế tiếp xúc trực tiếp được khuyến khích; kỹ thuật số hóa, không chỉ thương mại điện tử mà cả trong các cuộc họp-hội nghị của Quốc hội, của Chính phủ, trong giáo dục, trong y tế, làm việc văn phòng, đã phát triển và đem lại hiệu quả rõ nét; không ít doanh nghiệp đã bổ sung, chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách thức tương tác khách hàng thành công nhờ công nghệ số, đây cũng là xu hướng phát triển trong tương lai). (3) Chú trọng đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, bảo vệ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn của đại dịch Covid- 19; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhưng không chủ quan với lạm phát nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ 7Số 18 (418) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP thống ngân hàng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh thị trường trong nước. (4) Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình quan trọng, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương như dự án dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; các chính sách, dự án phát triển nông nghiệp - nông thôn để nông nghiệp tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế trong khó khăn; Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.... (5) Cần rà soát, đánh giá hiệu quả và dự báo tác động của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia để có giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu hướng đến cân bằng thương mại bền vững; chủ động xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại, các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại. Tập trung phát triển thị trường bán lẻ, xây dựng mạng lưới phân phối theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm trong nước. (6) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển; rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2021 là năm chuyển tiếp sang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm và 10 năm tới với các mục tiêu và định hướng lớn mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ thông qua. Việc nhận diện những khó khăn, thách thức cũng như những cơ hội và đề ra các giải pháp phù hợp để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa hết sức quan trọngn Số 18 (418) - T9/20208 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22/9/2020 về đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 5738/BC-BKHĐT ngày 01/9/2020 tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2020; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021. 3. Ngân hàng nhà nước (2020), Báo cáo số 15/BC-NHNN ngày 23/9/2020 về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2021 của ngành Ngân hàng. 4. Quốc hội (2019), Nghị quyết số 85/2019/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. 5. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19760.
File đính kèm:
- kinh_te_viet_nam_nam_2020_dong_long_vuot_qua_kho_khan_trong.pdf