Kiểm toán hoạt động đầu tư tài sản cố định trong các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Với giá trị vốn lớn và số lượng các nghiệp vụ đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) phát sinh rất nhiều theo chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhưng hiệu quả thực sự của quá trình đầu tư này như thế nào cần phải được đánh giá đúng. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư TSCĐ trong các NHTM, kiểm toán hoạt động với phương pháp kiểm toán hiện đại là lựa chọn tối ưu nhất. Kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ trong ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý bởi đầu tư TSCĐ là nghiệp vụ đặc thù đòi hỏi vốn lớn, đồng thời có khả năng chứa đựng nhiều sai sót, rủi ro. Bài viết từ cơ sở lý thuyết về kiểm toán hoạt động, đánh giá hiệu quả và lựa chọn dự án đầu tư để xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá của kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ; Đồng thời phân tích kinh nghiệm kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ một số quốc gia phát triển và đưa ra bài học cho Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm toán hoạt động đầu tư tài sản cố định trong các ngân hàng thương mại
h thành, sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ. Đồng thời tổ chức việc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời vào sổ sách kế toán và báo cáo đầy đủ trung thực tình hình TSCĐ của đơn vị về hội sở chính. Do đó, kiểm toán hoạt động TSCĐ không chỉ dừng ở kiểm tra hồ sơ tài liệu trên hội sở chính mà cần phải kiểm tra thực địa tại các chi nhánh, bộ phận sử dụng TSCĐ. TCSĐ trong NHTM cũng như các doanh nghiệp khác thường được hình thành từ hình thức mua sắm hoặc đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB). Dù là mua sắm hay đầu tư XDCB cũng cần tuân thủ quy trình đầu tư TSCĐ của mỗi NHTM, từ khâu lập dự toán, phê duyệt dự án đầu tư, quy trình lựa chọn nhà cung cấp, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Với TSCĐ hình thành từ mua sắm, khâu quan trọng nhất để đánh giá là lựa chọn nhà thầu, làm thế nào để lựa chọn được nhà thầu với mức giá cả hợp lý nhất nhưng chất lượng TSCĐ đầu tư là tốt nhất, phù hơp với yêu cầu sử dụng nhất. Với TSCĐ hình thành từ đầu tư XDCB khi tiến hành kiểm toán hoạt động có nhiều phức tạp hơn, bởi một số đặc điểm riêng có của lĩnh vực XDCB ảnh hưởng tới nội dung, phạm vi và trình tự kiểm toán hoạt động: Về nội dung kiểm toán: XDCB là lĩnh vực đặc biệt phức tạp, sản phẩm XDCB là những công trình, hạng mục công trình đơn chiếc, có thiết kế và dự toán riêng, phương pháp và đặc điểm thi công riêng. Các công trình XDCB luôn gắn với một địa điểm và khu vực thi công nhất định, do đó đơn giá áp dụng cho từng công trình cũng khác nhau. Sản phẩm xây dựng thường được xác định về giá cả thanh toán và đối tượng bán trước khi có sản phẩm, đồng thời sản phẩm XDCB được tiêu thụ tại chỗ. Các đặc điểm này đòi hỏi việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả phải kết hợp các phương pháp kiểm toán hoạt động để đánh giá cho từng dự án riêng biệt. Công việc kiểm toán luôn gắn liền với quản lý kỹ thuật, quy trình đầu tư, từ thiết kế, dự toán đến thực tế hiện trường và sản phẩm cuối cùng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán công trình XDCB hoàn thành. XDCB là một lĩnh vực rất dễ thất thoát, lãng phí. Các yếu kém trong quá trình quản lý của chủ đầu tư có thể dẫn đến tính kinh tế, tính hiệu lực của dự án bị ảnh hưởng. Các thiếu sót liên quan đến kiểm soát nội bộ là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát. Do đó, để tránh thất thoát, lãng phí đòi hỏi phải có một quy trình đầu tư chuẩn và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đầu tư này. Với kiểm toán hoạt động dự án đầu tư XDCB, tiêu chí tính tuân thủ và tính hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình kiểm toán, KTV không chỉ đơn thuần kiểm tra, xem xét đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế thông qua các số liệu KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 138 - tháng 4/2019 có trong các tài liệu mà còn phải thẩm định độ tin cậy và tính tuân thủ của các đối tượng tham gia quy trình đầu tư thể hiện qua các tài liệu. Về phạm vi kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán cần thu thập từ nhiều nguồn, không chỉ chủ đầu tư mà còn từ các đơn vị khác có liên quan (tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu...). Về trình tự kiểm toán: Trình tự thực hiện kiểm toán phải gắn liền với quy trình đầu tư, KTV cần bám sát theo các bước đầu tư để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án. Bên cạnh hệ thống các TSCĐ được đầu tư qua mua sắm và XDCB hoàn thành, các NHTM hiện đại sở hữu một hệ thống phần mềm ngân hàng và hệ thống ATM rộng lớn. Phần mềm hiện đại này sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, ngân hàng điện thoại, ngân hàng trực tuyến...), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng. Sử dụng phần mềm ngân hàng trong toàn hệ thống giúp ngân hàng quản lý tích hợp các ứng dụng tin học của quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro... Trong điều kiện cạnh tranh, các NHTM thực hiện mở rộng các hệ thống dịch vụ rút tiền tự động ATM, phát triển đại lý các điểm giao dịch POS... Các NHTM phải đầu tư một khoản chi phí lớn để đầu tư cho phần cứng, hệ thống máy chủ, cho phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, cơ sở hạ tầng viễn thông như mạng LAN, WAN... cũng như đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Như vậy, để kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ, đặc biệt là dự án đầu tư XDCB, KTV không chỉ có trình độ chuyên môn về kế toán, tài chính mà phải có kiến thức, kinh nghiệm về XDCB, am hiểu sâu sắc lĩnh vực đầu tư dự án, nắm chắc quy trình đầu tư. Do đó, nhóm kiểm toán hoạt động phải bao gồm các KTV và các kỹ sư xây dựng. Đồng thời, để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của việc đầu tư hiện đại hóa NHTM bằng hệ thống phần mềm, cần có một đội ngũ chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm về việc đánh giá phần mềm, lựa chọn nhà cung cấp, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì... 3.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng khi kiểm toán hoạt động đầu tư tài sản cố định Để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của hoạt động đầu tư TSCĐ, ngoài việc kết hợp đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ - đánh giá quy trình đầu tư, kiểm toán tính tuân thủ trong quy trình đầu tư, KTV hoạt động cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá dựa trên số liệu. Bộ tiêu chí đánh giá này do chủ quan KTV quyết định, dựa trên đặc điểm hoạt động đầu tư TSCĐ của NHTM cần kiểm toán, xây dựng theo trình độ kế toán, kiểm toán, phân tích của KTV kết hợp với kinh nghiệm thực tế và chuyên môn về đầu tư mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB của KTV. Để phân tích được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến 3Es và đánh giá mức độ đạt được của 3Es đối với hoạt động đầu tư TSCĐ được lựa chọn là gì, yêu cầu KTV phải xây dựng được một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể. Bộ tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu định tính thông thường được dùng để đánh giá tính kinh tế và tính hiệu lực của hoạt động đầu tư, do đó KTV khó có thể xây dựng trước bộ chỉ tiêu này, nó phụ thuộc vào đặc điểm riêng có của từng hoạt động được kiểm toán. Bộ chỉ tiêu định lượng thường tập trung vào đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư TSCĐ, do vậy thường gồm: • Giá trị hiện tại ròng Mục đích của việc tính giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là để đánh giá việc sử dụng các nguồn lực cho dự án đó có mang lại lợi ích NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 138 - tháng 4/2019 lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không. NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án. Trong đó: Bt: Thu nhập của dự án năm t Ct: Chi phí của dự án năm t n: Thời gian dự án r: Tỉ lệ chiết khấu • Tỷ số lợi ích - chi phí Tỷ số lợi ích - chi phí (R) được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí dự án với tỉ lệ chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn. Trong đó: Bt: Thu nhập của dự án năm t Ct: Chi phí của dự án năm t n: Thời gian dự án r: Tỉ lệ chiết khấu Chỉ tiêu này thường được sử dụng để xếp hạng các dự án. Các dự án có tỷ số lợi ích - chi phí (R) lớn nhất sẽ được chọn. • Tỷ suất sinh lợi nội bộ Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. IRR phản ánh mức sinh lãi của dự án sau khi hoàn vốn. Sử dụng IRR có ưu điểm là tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không cần số liệu về chi phí cơ hội của vốn (tỉ lệ chiết khấu). • Thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn (Tth) là chỉ tiêu sử dụng khá rộng rãi trong quyết định đầu tư. Thời gian hoàn vốn (thời gian thu hồi vốn) là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư đến năm T thỏa mãn công thức trên. • Hệ số đảm bảo trả nợ Hệ số đảm bảo trả nợ (K) là tỷ số giữa nguồn đảm bảo trả nợ tại một thời điểm và số nợ đến hạn phải trả tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo trả nợ từ các nguồn thu của dự án. Tại các thời điểm trả nợ, hệ số K > 1 được đánh giá là đủ nguồn tài chính để trả nợ. Khi đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư TSCĐ, KTV kết hợp sử dụng các chỉ tiêu trên hoặc có thể bổ sung bộ tiêu chí một số chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện dự án. 3.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 138 - tháng 4/2019 3.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán hoạt động đầu tư tài sản cố định • Kinh nghiệm của Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản Đối với kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ, KTV áp dụng kết hợp hai hình thức kiểm toán là kiểm toán hồ sơ tại văn phòng và kiểm toán hiện trường. Trong kiểm toán hồ sơ, KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp toàn bộ hồ sơ có liên quan đến hoạt động đầu tư TSCĐ của dự án cụ thể được lựa chọn kiểm toán. Giai đoạn này KTV sẽ xem xét tính hợp lý, hợp pháp của các khâu: Lập kế hoạch, thiết kế, tính toán chi phí, lựa chọn nhà thầu... Cụ thể: Giai đoạn lập kế hoạch: Đánh giá, lựa chọn dự án cần kiểm toán. Đánh giá tính hợp lý của quy mô, địa điểm và thời gian dự kiến thực hiện dự án; đánh giá tính khả thi, tính kinh tế của dự án cũng như xem xét các phương án tốt hơn có thể thay thế. Giai đoạn thiết kế: Việc thiết kế một công trình thuộc về các chuyên gia kỹ thuật. Do đó, cần thiết phải có các kỹ sư xây dựng trong nhóm kiểm toán để đánh giá thiết kế có hợp lý không, xem xét điều kiện của việc thiết kế, so sánh kết quả thiết kế với điều kiện thiết kế... Giai đoạn ước tính chi phí: KTV đánh giá dự toán có được lập phù hợp các định mức theo quy định, phù hợp với điều kiện đặc thù của dự án không, so sánh với các dự án tương tự. Giai đoạn đấu thầu và ký kết hợp đồng: Xem xét tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu, năng lực của nhà thầu, kiểm tra hợp đồng và các tài liệu kèm theo. Giai đoạn tiến hành dự án: Kiểm tra dự án có được thực hiện theo kế hoạch không, kết cấu công trình có đảm bảo thiết kế được duyệt... Sau khi hoàn thành sơ bộ công tác kiểm toán hồ sơ, KTV tiến hành kiểm toán hiện trường để đánh giá thực tế hiện trường thi công và khối lượng hoàn thành. Công tác điều tra kết cấu hoàn thành là nội dung tối quan trọng, đặc biệt được nhấn mạnh để có thể xác định khối lượng hoàn thành thực tế. Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản đã chủ động trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán đầu tư TSCĐ. Các KTV kết hợp sử dụng nhiều phần mềm trong các lĩnh vực kiểm toán để thu thập dữ liệu, phân tích, chọn mẫu và các thủ tục khác. • Kinh nghiệm từ Cộng hòa Liên bang Đức áp dụng kiểm toán chuyên đề để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư TSCĐ. Quan điểm của các KTV đến từ Cộng hòa Liên bang Đức thì càng kiểm toán sớm càng hiệu quả, đa số các cuộc kiểm toán được thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các KTV xác định dự án cần kiểm toán để tiến hành kiểm toán sớm nhất ngay khi có thể. Nội dung trọng tâm khi kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ bao gồm: - Xác định rủi ro nảy sinh thất thoát không; - Tính kinh tế: Các KTV thường chú trọng: + Khảo sát tính kinh tế: Xem xét các phương án để lựa chọn phương án tiết kiệm nhất ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án; + Kiểm toán thiết kế: Xem xét các phương án thiết kế, chi tiết từng hạng mục công trình, phát hiện những điểm chưa phù hợp để kiến nghị sửa chữa ngay; - Tính tiết kiệm: Nhu cầu đầu tư TSCĐ có thực sự cần thiết hay có thể tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đang có sẵn. Trường hợp cần thiết phải đầu tư thì quy mô đầu tư đã phù hợp chưa. - Tính tuân thủ: Quy trình đầu tư được xây dựng như thế nào, có tuân thủ quy định có liên quan của Nhà nước, của ngành, của NHTM không. Quy trình đầu tư có được từng bộ phận liên quan NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 71Số 138 - tháng 4/2019 tuân thủ khi thực hiện từng khâu không. • Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh Mục tiêu kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ gồm: Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của chi phí thực hiện dự án và đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của dự án được kiểm toán. Nội dung kiểm toán: Kiểm toán kinh phí thực hiện dự án; kiểm toán việc chấp hành các tiêu chuẩn về đầu tư TSCĐ; kiểm toán đánh giá 3Es. Các KTV thực hiện kiểm toán các giai đoạn của dự án từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, tính toán chi phí, thi công, quản lý và bảo dưỡng công trình. Các KTV Vương quốc Anh áp dụng kết hợp kiểm toán hồ sơ tại văn phòng và kiểm toán hiện trường. Quy trình thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán tại hiện trường và Kết thúc kiểm toán. 3.3.2. Bài học cho Việt Nam Từ kinh nghiệm thực tế kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ của kiểm toán các quốc gia phát triển trên thế giới, có thể rút ra bài học cho Việt Nam: - Công việc kiểm toán được tiến hành càng sớm càng mang lại hiệu quả cao và hạn chế lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Bên cạnh kiểm toán, KTV thực hiện chức năng tư vấn thông qua việc thẩm định, đánh giá lại tính khả thi của các dự án đầu tư TSCĐ trong các NHTM ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư để tham gia ý kiến cho các nhà quản lý NHTM về hiệu quả đầu tư tốt nhất; - Kết hợp kiểm toán hồ sơ và kiểm toán hiện trường để xác định được chính xác tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của dự án đầu tư. Không chỉ thực hiện tính toán, phân tích số liệu trên các giấy tờ, tài liệu; - áp dụng kiểm toán chuyên đề trong kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ để đánh giá toàn diện tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của dự án; - áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong kiểm toán hoạt động đầu tư TSCĐ: Xây dựng các phần mềm kiểm toán chuyên dụng và các thiết bị hỗ trợ trong kiểm toán hiện trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Đức Thịnh, Nguyễn Hồng Yến (2012), Kế toán ngân hàng, NXB Đại học KTQD; 2. Thịnh Văn Vinh (2010), Kiểm toán hoạt động (Sách chuyên khảo), NXB Tài chính; 3. Kiểm toán nhà nước (2003), Nội dung và phương pháp kiểm toán hoạt động đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ; 4. Kiểm toán nhà nước và ACCA (8/2012). Tài liệu Hội thảo, Kiểm toán hiệu quả đầu tư công; 5. Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; 6. Luật Kiểm toán nhà nước só số 81/2015/ QH13 ngày 24/6/2015; 7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2011). Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ NHTM; 8. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán, số 57 – 7/2012, Chuyên đề Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình; 9. Alvin A.Arens (2014), Auditing & Assurance Service, Pearson; 10. Andrew Chambers and Graham Rand (2010). The Opearational Auditing Handbook, Wiley; 11. Merchant K.A (1985) control in business Organization, Pitman, Boston MA; 12. Victor Z. Bink & Herbert Witt (1982). Modern Internal Auditing (Appraising Operations and Controls); 13. www.theiia.org.
File đính kèm:
- kiem_toan_hoat_dong_dau_tu_tai_san_co_dinh_trong_cac_ngan_ha.pdf