Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

Tóm tắt

Các DN (DN) hiện nay đang dành sự quan tâm và tập trung vào bản chất của các loại rủi

ro trong môi trường hoạt động của mình. Cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng,

hội nghề nghiệp và các nhà đầu tư đang tăng cường kêu gọi các DN tập trung vào giám sát

rủi ro và tối ưu hóa việc giảm thiểu rủi ro. Nghiên cứu này điều tra cách các DN da giầy

Việt Nam thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên các DN nghiên cứu điển

hình, áp dụng phương pháp diễn giải để hỗ trợ thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và trình

bày dữ liệu. Nghiên cứu đã phát hiện và phân loại các loại rủi ro mà các DN da giầy Việt

Nam có thể gặp phải, giúp cho nhà quản lý trong các DN da giầy Việt Nam thấy được tầm

quan trọng và giá trị của việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, đưa ra một số

khuyến nghị góp phần vào việc xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung

và kiểm soát rủi ro nói riêng, cho các DN da giầy Việt Nam.

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 1

Trang 1

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 2

Trang 2

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 3

Trang 3

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 4

Trang 4

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 5

Trang 5

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 6

Trang 6

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 7

Trang 7

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10740
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

Kiểm soát nội bộ và rủi ro khi thực hiện trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam
thế MTKS làm nền tảng cho các thành phần 
khác của KSNB (COSO, 2013). 
2.2.2 Đánh giá rủi ro 
Nhân viên, chủ DN và nhà quản lý có trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm soát 
phải xác định rủi ro từ các nguồn nội bộ và bên ngoài. Đánh giá rủi ro liên quan đến quá trình, 
thủ tục khi tổ chức phải xác định và phân tích tất cả các rủi ro liên quan đến khả năng đạt 
được mục tiêu tổ chức (Cascarino, 2007). Quản lý đánh giá rủi ro là một phần của thiết kế và 
vận hành hệ thống KSNB để giảm thiểu rủi ro, cũng như hoạt động giám sát. Rủi ro là một 
tình huống không mong muốn phải được giảm nhẹ càng sớm càng tốt (Barlow, Helberg, 
Large, & Le Roux, 1995). 
2.2.3 Hoạt động kiểm soát 
Hoạt động kiểm soát chính là các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo các chỉ thị của 
nhà quản lý được thực hiện. Các hoạt động kiểm soát nhằm mục đích kiểm soát các rủi ro 
trước có thể xảy ra trước khi chúng thực sự xảy ra (Joseph và ctg., 2015). Hiệu suất rủi ro của 
các hệ thống KSNB là nhằm giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào có thể cản trở việc hoàn thành 
nhiệm vụ của tổ chức (Mukumba, 2014). 
2.2.4 Thông tin và truyền thông 
Thông tin cần thiết cho mọi cấp độ trong DN để hoạt động kinh doanh và hướng đến 
việc đạt được các mục tiêu chung của DN về hoạt động. Mọi thông tin trong DN có mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau (COSO, 2013). Thông tin cần được thông báo cho tất cả các bên liên 
quan kinh doanh để đảm bảo rằng các biện pháp KSNB đang hoạt động hiệu quả (Cascarino, 
2007). Việc giao tiếp với các bên liên quan khác ở bên ngoài và bên trong DN, điều rất quan 
trọng đối với các biện pháp KSNB hiệu quả (Mukumba, 2014). 
2.2.5 Giám sát 
Giám sát là một thành phần của khung KSNB, một HTKSNB cần được giám sát hoàn 
toàn để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Quá trình xem xét và giám sát HTKSNB phải được thực 
hiện thường xuyên trên cơ sở liên tục (Oseifuah & Gyekye, 2013). Cascarino (2007) cho rằng 
HTKSNB cần phải được kiểm tra để đánh giá giá trị của hiệu suất tổng thể trong một khoản 
thời gian nhất định. 
2.3 Hiệu suất rủi ro 
Hiệu suất rủi ro đề cập đến mức độ hiệu quả của các hệ thống kiểm soát rủi ro nội bộ 
để giám sát, giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của các rủi ro trong hoạt động của một tổ 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 203 
chức (Johnstone, Gramling, & Rittenberg, 2012). Jackson và Stent (2010) cho rằng khuôn khổ 
để đánh giá rủi ro có thể xem xét rủi ro trong các loại sau đây: 
- Rủi ro chiến lược: Rủi ro liên quan đến việc áp dụng hoặc thay đổi chiến lược của 
DN, như là mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm một thị trường mới ở nước ngoài, mua lại một 
công ty mới. 
- Rủi ro hoạt động: Rủi ro liên quan an toàn và môi trường kinh doanh của DN. 
- Rủi ro tài chính: Là bất kỳ dạng rủi ro nào liên quan đến tài chính, bao gồm các giao 
dịch tài chính, các khoản công ty vay của người khác có nguy cơ vỡ nợ. 
- Rủi ro thông tin: Rủi ro liên quan đến việc chuyển tiền điện tử để thanh toán cho chủ 
nợ hoặc các rủi ro liên quan đến thanh toán trực tuyến. 
- Rủi ro tuân thủ: Rủi ro liên quan đến quyết định của DN có thể dẫn đến vi phạm 
pháp luật, liên quan đến gây ô nhiễm môi trường, thuế. 
2.4 Hiệu quả kiểm soát rủi ro nội bộ 
Hiệu quả kiểm soát rủi ro nội bộ được hướng dẫn bởi các hoạt động KSNB (Jackson 
& Stent, 2010). Các hoạt động kiểm soát là các công cụ, cả thủ công và tự động, giúp ngăn 
ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro có thể cản trở việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức (Crouch, 
2012). Donelson, Ege và Mclnnis (2015) cho rằng các biện pháp KSNB không hiệu quả mở ra 
một không gian cho các nhà quản lý tham gia vào các hoạt động gian lận chủ yếu ở các DN có 
KSNB yếu kém. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu tình huống định tính. Nghiên cứu tình huống đã 
được chứng minh là một phương pháp sử dụng tốt và hiệu quả cho nghiên cứu về kiểm soát 
rủi ro (Sunjka & Bindeman, 2011). 
Việc lấy mẫu của nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện 
có mục đích. Trong trường hợp lấy mẫu có mục đích thì mẫu sẽ cung cấp dữ liệu cần thiết để 
đạt được mục tiêu nghiên cứu đã được chọn. Theo Maree (2007) lấy mẫu có mục đích là mẫu 
của những người có nhiều khả năng cung cấp thông tin tốt nhất, để đáp ứng mục tiêu của 
nghiên cứu. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là chủ sở hữu và người quản lý của các DN da 
giầy. 
Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu và được phân tích theo cách 
tiếp cận chuyên đề để giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu trong tầm tay. Nghiên cứu được thực 
hiện tại các DN da giầy, với mục đích tiếp cận nghiên cứu định tính chỉ có 5 DN da giầy được 
tiếp cận, quan sát người được phỏng vấn sẵn sàng tham gia. Các cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 
- 90 phút, với những người trả lời được tự do nói về các tình huống kiểm soát rủi ro nội bộ 
của họ, được hướng dẫn bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Một cuộc phỏng vấn có thể được 
định nghĩa là cuộc gặp gỡ giữa mọi người, nơi người phỏng vấn được hỏi các câu hỏi để thu 
thập thông tin và tìm hiểu thêm về người được phỏng vấn (Maree, 2007). Cách tiếp cận này 
đã giúp cung cấp các tình huống tự nhiên theo hướng bất ngờ. 
4. Kết quả và thảo luận 
Sử dụng dữ liệu thu thập từ kết quả phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý, kế toán trưởng, 
kế toán tổng hợp trong các DN da giầy, dữ liệu thu thập được sẽ đáng tin cậy. Độ tin cậy của 
dữ liệu cũng được củng cố bằng tổng quan tài liệu và khảo sát bằng bảng câu hỏi mở giúp 
người trả lời tự trả lời, giải thích các vấn đề. Các cuộc phỏng vấn cho phép cuộc trò chuyện 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 204 
diễn ra tự nhiên hơn theo các hướng có khả năng bất ngờ, được hướng dẫn bởi các yếu tố 
kiểm soát rủi ro được giải thích rõ ràng. Các câu hỏi phỏng vấn theo hướng gắn liền với thực 
tiễn quản lý rủi ro tại các DN da giầy. Việc sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu trong các cuộc 
thảo luận được ghi lại, để tăng cường độ tin cậy của các phát hiện. 
Phân tích bao gồm phân loại các loại rủi ro và nhóm các loại rủi ro thành các nhóm rủi 
ro theo định nghĩa của Coso 2013. Phân tích các dữ liệu thu thập được để tìm kiếm các chủ 
đề, trình tự, quy trình và các biểu mẫu đang được sử dụng tại các DN da giầy. 
Bảng 1: Danh sách các DN da giầy được chọn nghiên cứu tình huống 
Tên DN 
Đối tượng phỏng 
vấn 
Kinh 
nghiệm 
Nguồn vốn 
Đặc điểm sản xuất 
kinh doah 
Công ty Cổ phần Cao Su Màu Kế toán tổng hợp 8 năm Tư nhân Sản xuất và gia công 
Công ty SX HTD Bình Tiên Kế toán tổng hợp 10 năm Tư nhân Sản xuất và gia công 
Công ty Chang Shin Việt Nam 
TNHH 
Giám đốc Tài chính 15 năm Vốn đầu tư nước ngoai Gia công 
Công ty TNHH Pou Chen Kế toán trưởng 12 năm Vốn đầu tư nước ngoai Gia công 
Công ty TNHH Chí Hùng Kế toán tổng hợp 9 năm Vốn đầu tư nước ngoai Gia công 
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) 
 Trong Bảng 1, tác giả trình bày 5 DN được chọn làm nghiên cứu điển hình tại Đồng 
Nai và Bình Dương. Những người được phỏng vấn là những người có nhiều năm kinh nghiệm 
làm việc tại các DN da giầy, điều đó chứng minh những người cung cấp thông tin (người 
được phỏng vấn) hiểu rõ bản chất nghiên cứu về kiểm soát rủi ro nội bộ. Để chuyển đổi dữ 
liệu được khảo sát thành thông tin nghiên cứu hữu ích có liên quan, dữ liệu phỏng vấn được 
giải mã một cách cẩn thận và phân tích theo chủ đề của mỗi câu hỏi được phỏng vấn. Các dữ 
liệu sau đó được tóm tắt và diễn giải để phân loại các loại rủi ro và tiểu mục. Chúng được 
tổng hợp theo chủ đề và được trình bày trong Bảng 2. 
Bảng 2: Phân loại rủi ro tại các DN da giầy 
Rủi ro hoạt động - Các nguy cơ không mong muốn từ những hoạt động lớn, như dữ liệu có thể bị mất trong quá trình hoạt động. 
- Nhân viên vắng, quản lý kém, các vấn đề liên quan đến chính trị. 
- Máy móc gặp trục trặc, hỏng hóc. 
- Trục trặc của thiết bị đo lường. 
- Tiến trình trong công việc không đạt được sự mong muốn. 
- Thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. 
- Đôi khi có vấn đề với xử lý nguyên vật liệu. 
- Lỗi hệ thống, tai nạn hoặc thương tích bất ngờ. 
- Rủi ro về chất lượng sản phẩm. 
Rủi ro liên quan đến 
nhà cung cấp 
- Sự chậm trễ trong quá trình cung cấp nguyên vật liệu của nhà cung cấp. 
- Sự thiếu hụt về nguyên vật liệu của nhà cung cấp. 
- Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. 
- Thiếu hụt lao động và nhân viên có tay nghề. 
- Thiếu hụt về vốn sản xuất. 
Rủi ro liên quan đến 
khách hàng 
- Các đơn hàng từ khách hàng chính giảm. 
- Khách hàng thanh toán chậm. 
- Phần mềm theo dõi bán hàng không hoạt động. 
- Đơn đặt hàng của khách hàng bị trễ do quá trình sản xuất của DN. 
- Biến động của đơn đặt hàng không phù hợp với năng lực sản xuất của DN. 
- Hàng tồn kho của DN bị hỏng. 
Rủi ro từ môi trường 
bên ngoài 
- Chính sách và quy định của pháp luật. 
- Khung pháp lý liên quan đến ngành da giầy. 
- Ảnh hưởng của việc trích lập dự phòng rủi ro. 
- Thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ. 
- Yếu tố rủi ro kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất 
- Yếu tố văn hóa – xã hội. 
- Sự thay đổi công nghệ. 
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 205 
 Những phát hiện trong nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của rủi ro hoạt động, rủi ro 
liên quan đến nhà cung cấp, rủi ro liên quan đến khách hàng, rủi ro từ môi trường bên ngoài 
trong các DN da giầy Việt Nam. Kết quả cho thấy sự đa dạng của các yếu tố rủi ro, nếu không 
được kiểm soát có thể gây ra tác động bất lợi đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của các DN 
da giầy Việt Nam. 
 Kết quả cho thấy, một số loại rủi ro trong các nhóm rủi ro hoạt động, rủi ro liên quan 
đến nhà cung cấp, rủi ro liên quan đến khách hàng, rủi ro từ môi trường bên ngoài có ảnh 
hưởng đến chất lượng sản phẩm của các DN da giầy. 
 Khi kết hợp các rủi ro liên quan đến khách hàng với các rủi ro từ môi trường bên 
ngoài cho thấy, nguyên nhân của chúng phát sinh từ bên ngoài sự kiểm soát của DN. Chúng 
bao gồm: Chi phí nhân công leo thang, gánh nặng về các loại thuế, tội phạm và tham nhũng, 
hành vi trộm cắp của nhân viên và các hành vi quản lý sai trái không được đề cập đến trong 
các phần trả lời của người được phỏng vấn. Điều này cho thấy, có thể đây là những vấn đề 
nhạy cảm trong các DN da giầy. 
5. Kết luận và khuyến nghị 
 Các DN da giầy đang chịu áp lực rất lớn từ môi trường kinh doanh năng động và cạnh 
tranh cao, sự phát triển của khoa học công nghệ, những thay đổi liên tục trong nhu cầu hoạt 
động. Các thành phần kiểm soát rủi ro nội bộ có thể được thiết kế để giảm thiểu rủi ro và có 
thể đảm bảo độ tin cậy của các loại báo cáo, tuân thủ luật, chính sách và quy định. Các hoạt 
động quản lý rủi ro bảo vệ tổ chức, con người, tài sản và lợi nhuận của DN, chống lại sự tổn 
thất về tài sản và vật chất của DN, bằng cách lập kế hoạch, điều phối và chỉ đạo kiểm soát rủi 
ro nội bộ và các hoạt động giảm thiểu rủi ro. 
Tầm quan trọng của các HTKSNB ngày càng được nhấn mạnh, sự thất bại của các DN 
phát sinh từ việc kiểm soát rủi ro kém của HTKSNB. Các DN da giầy có nhu cầu lớn về tối 
ưu hóa HTKSNB để giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho 
DN. Các nhà quản lý có thể xem xét các phương pháp giảm thiểu rủi ro chung tùy vào điều 
kiện của DN thông qua giám sát liên tục các MTKS và điều chỉnh hệ thống kiểm soát rủi ro 
nội bộ. Các DN da giầy cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống kiểm soát rủi ro nội bộ, kết hợp 
với chủ trương hiện tại của Nhà nước và mức độ chấp nhận rủi ro để tối ưu hóa khả năng 
kiểm soát rủi ro và cải tiến hoạt động cho DN mình. 
Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu chỉ mới áp dụng nghiên cứu định tính tập trung 
vào các DN da giầy, hướng nghiên cứu tiếp theo nên xây dựng mô hình kết hợp nghiên cứu 
định lượng và nghiên cứu định tính, đồng thời mở rộng sang các loại hình DN khác để khả 
năng ứng dụng nghiên cứu rộng hơn. 
-------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Barlow, P., Helberg, S., Large, N., & Le Roux, K. (1995). The business approach to internal auditing. 
Johannesburg. Juta & Co. Ltd. 
2. Bộ Công Thương. (2010). Quyết định 6209/QĐ-BCT, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy 
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 
3. Cascarino, R. (2007). Internal auditing: an integrated approach: Juta and Company Ltd. 
4. COSO. (2013). Internal Control - Integrated Framework,  
Crouch, T. (2012). Reducing Excessive Controls. EDPACS, 46(5), 11-13. 
5. Cunningham, G. M., & Harris, J. E. (2006). Enron and Arthur Andersen: The case of the crooked E and the 
fallen A. Global Perspectives on Accounting Education, 3(1), 3. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 206 
6. Đỗ Thị Lan. (2015). Bàn Về Hệ Thống KSNB Trong Các DN. Tạp chí Tài Chính, Số 5, Kỳ 2, Tháng 5/2015. 
7. Erwin Schweisshelm. (2016). Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP. 
8. Hiệp Hội Da Giầy - Túi Xách Việt Nam. (2016a). Ngành da - giầy phấn đấu KNXK 2016 đạt 17 tỷ USD? Da 
Giầy và Cuộc Sống, Số 3 (8-2016), 1. 
9. Hiệp Hội Da Giầy - Túi Xách Việt Nam. (2016b). Thị trường giầy dép thế giới và cơ hội xuất khẩu của Việt 
Nam. Da Giầy và Cuộc Sống, Số 1 (1-2016), 11-12. 
10. Hiệp hội da giầy - Túi Xách Việt Nam. (2016c). Triển khai đề án "Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển 
ngành công nghiệp da giầy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2035". Tạp chí Da Giầy và Cuộc Sống, Số 4 (11-
2016). 
11. Jackson, & Stent, A. n. f. S. A. s. (2010). Auditing note for South African students. Durban, South Africa: 
Lexis Nexis 
12. Johnstone, K., Gramling, A., & Rittenberg, L. (2012). Auditing: A Business Risk Approach. In: Mason, OH: 
South-Western CENGAGE Learning. 
13. Joseph, O. N., Albert, O., & Byaruhanga, J. (2015). Effect of internal control on fraud detection and 
prevention in district treasuries of Kakamega County. Int. J. Bus. Manag. Invent, 4(1), 47-57. 
14. Lạc Phong. (2016). Ngành da giày cần chủ động nắm bắt “cơ hội vàng”. 
15. Maree, K. (2007). First steps in research: Van Schaik Publishers. 
16. McNally, J. S. (2013). The 2013 COSO Framework & SOX Compliance: One approach to an effective 
transition. Strategic Finance, 45-52. 
17. Mukumba, T. (2014). Overcoming SMEs challenges through critical success factors: A case of SMEs in the 
Western Cape Province, South Africa. Economic & Business Review, 16(1). 
18. Oseifuah, E. K., & Gyekye, A. B. (2013). Internal control in small and microenterprises in the Vhembe 
District, Limpopo Province, South Africa. European Scientific Journal, ESJ, 9(4). 
19. Sunjka, B., & Bindeman, K. (2011). Systems–orientated supply chain risk management framework at a 
manufacturing SMME. Paper presented at the Proceedings of the International Conference on Industrial 
Engineering, Systems Engineering and Engineering Management for Sustainable Global. 
20. Xuân Tuyến. (2016). Cần rà soát, điều chỉnh chính sách để phát triển ngành da giày. Retrieved from 
giay/201611/360.vgp 
-------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_noi_bo_va_rui_ro_khi_thuc_hien_trong_cac_doanh_ngh.pdf