Khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giáo trình Life của sinh viên không chuyên ngữ
Nghiên cứu này khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến (giáo trình Life)
của sinh viên không chuyên ngữ học tiếng Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại
học Huế. Phân tích các số liệu thu thập giúp tìm hiểu mức độ hiệu quả của việc sinh viên sử
dụng nguồn học liệu trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đánh giá, lựa chọn các
ứng dụng phù hợp trong việc hỗ trợ quá trình giảng dạy tiếng Anh cơ bản cho sinh viên các
trường trong đại học Huế. Điều này không chỉ góp phần giúp cho giảng viên có thể quản lý
việc dạy học của mình hiệu quả hơn mà còn giúp cho sinh viên nâng cao tính tự học với
phương tiện, giáo trình mới có các nguồn học liệu trực tuyến.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giáo trình Life của sinh viên không chuyên ngữ
Life, số còn lại phân vân hoặc tỏ thái độ không thích việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến mới lạ này (25%). Điều đó cho thấy sự mới mẻ của giáo trình Life đã có sức hút với phần đông sinh viên. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi sinh viên trong lớp, nên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thích ứng được với việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến hay học tập và luyện tập theo phương pháp phi truyền thống này. Khi được hỏi liệu họ có thấy giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến hữu ích trong việc học luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ hay không thì hơn 87% sinh viên đồng ý và cho biết điều đó giúp họ thực hiện luyện tập các kỹ năng tốt hơn; trong khi đó 23% sinh viên cho rằng họ không nhận thấy việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này giúp ích gì cho họ trong việc cải thiện luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ. Khi so sánh việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ theo giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến với học theo kiểu truyền thống, gần 90% khẳng định rằng việc có nhiều thời gian thực hành tạo cho họ hứng thú hơn với việc tự nghiên cứu và làm bài tập ở nhà sau đó lên lớp dành thời gian thực hành kỹ năng ngôn ngữ trực tiếp cùng giáo viên và bạn học. Trong khi đó, hơn 10% sinh viên còn lại tỏ ra không hứng thú với cách học này. Có thể nói, với những sinh viên đã quen với việc học theo kiểu truyền thống, khi phải chuyển qua sử dụng nguồn học liệu trực tuyến sẽ gặp không ít trở ngại. Chính điều này đã góp phần làm cho họ chưa thể thích nghi với phương pháp học tập mới, và từ đó ảnh hưởng đến hứng thú, động lực học tập của họ. Biểu đồ 1. Thái độ của sinh viên đối với giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 255 4.2. Tác động của việc sử dụng giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến đến mức độ yêu thích các hoạt động luyện tập của việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên Với nội dung câu hỏi là: Với nguồn học liệu trực tuyến, kỹ năng nào bạn thích luyện tập nhất? 64%8% 14% 14% Nghe Nói Đọc Viết Biểu đồ 2. Ý kiến của sinh viên về kỹ năng mà người học thích luyện tập nhất Khi được hỏi ý kiến về kỹ năng mà họ thích luyện tập nhất, người học quan tâm nhiều tới kỹ năng nghe (64%) và kỹ năng nói (8 %). Kỹ năng đọc và viết không được yêu chuộng lắm (chỉ 14%) và không được luyện tập nhiều. Khi được hỏi thêm, người học cho rằng việc lướt lên xuống để nắm ý chung của bài đọc là khá vất vả trong khi luyện tập các bài đọc bằng giao diện máy tính. Tuy nhiên, xét về khía cạnh thông hiểu nội dung phần lý thuyết thông qua các dạng thức bài tập đa dạng như các hình ảnh, từ tương đương, các phần nghe, các video và các nguồn tài liệu trên mạng Internet được chia sẻ trên nguồn học liệu trực tuyến, hơn 2/3 số sinh viên được khảo sát cho rằng họ có thể nắm vững nội dung bài học hơn khi học theo giáo trình có phần bài tập trực tuyến này. 4.3. Tác động của việc học có sử dụng nguồn học liệu trực tuyến đến hiệu quả của nó để luyện tập của sinh viên Khi được khảo sát về thời gian luyện tập các bài tập trực tuyến, người học cho thấy các tác động mang tính khách quan, như không có máy tính thường xuyên để luyện tập cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian truy cập để luyện tập: Bảng 2. Thời gian luyện tập trực tuyến của người học. 2 giờ/tuần 3 giờ / tuần 4 giờ / tuần 6 giờ / tuần Tổng 40 16 12 5 73 (người) 55% 22% 16% 7% 100 (%) Biểu đồ 3. Tần suất sử dụng nguồn học liệu trực tuyến để luyện tập Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 3, 2018 256 Với phần khảo sát liên quan câu hỏi “Giáo trình Life có phù hợp với phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp / phát triển kỹ năng ?” thì có đến 98.6 % sinh viên đồng ý rằng giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến giúp rèn luyện kỹ năng hiệu quả hơn và sinh viên có nhiều cơ hội hơn để củng cố những kiến thức đã học thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập thêm ở nhà, tự học trên mạng. Bảng 3. Sự phù hợp của giáo trình Life theo hướng phát triển kỹ năng Có Không Tổng 72 1 73 (người) 98.6% 1.4% 100 (%) Ngoài ra, hơn 70% sinh viên tham gia lớp học với giáo trình Life có nguồn học liệu trực tuyến hài lòng với việc họ có nhiều thời gian hơn để thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trên lớp. So với trước đây, sinh viên được luyện tập nhiều hơn với sự hỗ trợ kịp thời từ giáo viên. Bên cạnh đó, hơn 60% sinh viên cũng đồng ý rằng việc tăng thời gian tương tác ngoài lớp học cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động luyện tập, tự học của người học. Do đó, thành công phụ thuộc phần lớn vào việc người học có thực hành thường xuyên hay không. Điều này phản ánh rõ ở kết quả thi hết cấp độ của sinh viên. Phần khảo sát này phải chờ sau khi sinh viên của cả hai nhóm thi kết thúc học phần mới thực hiện được. Nhờ sự trợ giúp của bộ phận giáo vụ, kết hợp đối chiếu với kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên đạt yêu cầu ở hai nhóm có thực hành với nguồn học liệu trực tuyến cao hơn nhiều so với tỷ lệ sinh viên không sử dụng nguồn học liệu trực tuyến. Có thể nói, sự tham gia của người học vào các hoạt động trên lớp và trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cho người học thái độ học tập tích cực và thúc đẩy động lực học tập của họ. Nhìn chung, kết quả khảo sát thu được từ bảng câu hỏi cho thấy, đa phần sinh viên ủng hộ giáo trình Life và nguồn học liệu trực tuyến và công nhận tác động tích cực của nó đối với việc nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ, tạo nên một số yếu tố góp phần làm sinh viên hài lòng hơn với khoá học. Nhờ đó, họ nắm vững nội dung bài học hơn, có nhiều khả năng hơn để thực hành kỹ năng trên lớp, được tương tác nhiều hơn với giáo viên và các sinh viên khác, chủ động và có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Đồng thời, kỹ năng ngôn ngữ của họ được cải thiện hơn nhờ những góp ý kịp thời từ giáo viên và bạn học, họ được tiếp cận nguồn tài liệu phong phú và hữu ích, và họ có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các hoạt động trên lớp. Trong số các yếu tố này, nếu nhìn vào thống kê kết quả khảo sát, ta có thể nhận thấy rằng, mức độ hài lòng cao nhất của sinh viên xuất phát từ 3 yếu tố nhận được nhiều sự đồng tình nhất, đó là tác động của việc luyện tập trực tuyến lên hiệu quả của việc học ngoại ngữ, mức độ thông hiểu nội dung kiến thức và vai trò của sinh viên trong quá trình học. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, vẫn còn một số sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu đặt ra của khóa học với mức độ hài lòng của họ chưa cao hoặc họ chưa thấy hài lòng với quá trình học. Vì vậy, giáo viên cần cân nhắc và tìm cách khắc phục những hạn chế khi triển khai giảng dạy kết hợp (blended learning) nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nó đối với việc dạy các kỹ năng học tiếng Anh, đặc biệt là với đối tượng sinh viên không chuyên ngữ. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 257 4.4. Thảo luận và đề xuất Kết quả từ nghiên cứu về việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến vào việc dạy các kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên học tiếng Anh không chuyên ngữ cho thấy: Tuy việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này mang lại cho sinh viên một số khó khăn nhất định nhưng những lợi ích mà nó mang lại cũng rất đáng quan tâm. Trong tương lai, nếu những khó khăn nêu trên được khắc phục và cùng với các nỗ lực phối hợp tích cực của các bên liên quan (Đại học Huế, các trường thành viên, Đại học Ngoại ngữ, các bộ phận hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến của Cengage Learning,) thì việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này sẽ được cải thiện hiệu quả hơn nữa trong thực tế giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Đồng thời, hy vọng việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến sẽ được nhân rộng, không chỉ đối với kỹ năng thực hành tiếng mà còn đối với các môn học khác, và không chỉ ở Khoa Tiếng Anh chuyên ngành mà còn ở các Khoa khác trong Trường. Nhà trường cũng cần có chính sách khuyến khích để các giảng viên trong toàn Trường có động lực để mạnh dạn áp dụng việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giảng dạy mới mẻ này nhằm cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Ngoài ra, nhà trường cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin bằng cách nâng cấp hệ thống quản lý học trực tuyến Moodle để nó có thể đáp ứng nhu cầu của cả giáo viên và sinh viên; đồng thời, trang bị thêm các thiết bị như máy tính và mạng Internet để giúp việc dạy và học trực tuyến của giáo viên và sinh viên không chuyên ngữ được dễ dàng và thuận lợi hơn. Để giúp khắc phục những khó khăn, thách thức nảy sinh quá trình phát triển giáo dục của thời đại công nghệ 4.0 (khi mà giáo viên luôn là đối tượng bị chỉ trích nếu kết quả học tập của sinh viên có chiều hướng đi xuống), chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ. - Sử dụng các trang quản lý tự học hiệu quả hơn như trang nnkc.huce.edu.vn. (do trường Đại học Sư phạm kết hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ thiết kế và quản lý). Đa số các giáo viên và sinh viên đều đã có tài khoản sử dụng trang này, tuy nhiên qua quan sát thực tế giáo viên vẫn thực sự chưa quản lý sát và cập nhật các bài giảng cũng như tương tác với sinh viên qua các ứng dụng trên trang này. - Sử dụng hệ thống Moodle của Trường hiệu quả hơn để có thể quản lý và tương tác với sinh viên để khắc phục tình trạng lớp đông, khó quản lý và khó tương tác. - Cấp thẻ thư viện cho sinh viên khối không chuyên ngữ ở thư viện Trường Ngoại ngữ giúp sinh viên có cơ hội đọc và tìm hiểu các tài liệu ở trường cũng như sử dụng máy tính có kết nối mạng để làm bài tập trực tuyến. - Có phòng hay góc học tập, tư vấn dành cho sinh không chuyên ngữ nhằm hướng dẫn cách đăng nhập, tư vấn cách học, giải đáp thắc mắc cho sinh viên kịp thời về mặt chuyên môn (phát triển các kỹ năng giao tiếp hay các kỹ năng cụ thể như tự học, tự nghiên cứu mà sinh viên cần, hay tư vấn tham khảo sách, đĩa CD, nguồn học liệu mở) 5. Kết luận Như Tapscott đã nói “Tốc độ là chuyện bình thường. Đổi mới là một phần của cuộc sống.” (Speed is normal. Innovation is part of life.) (Tapscott, 2009, tr. 7)”, vấn đề đổi mới cốt yếu là giáo viên phải biết chọn lựa những công cụ hỗ trợ gì để giảng dạy cho hiệu quả nhất. Quả thật, cần có nhiều kết Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 3, 2018 258 quả nghiên cứu cụ thể hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy sao cho hiệu quả nhất. Nhưng ngay trong thời đại công nghệ, người giáo viên cũng là nhân vật khó thay thế được vì họ là người quyết định nên dùng công cụ gì, tài liệu trực tuyến, ngoại tuyến gì là phù hợp nhất cho sinh viên của họ, đồng thời họ cũng là đối tượng khá tiên quyết nên cần được lắng nghe khi họ có các ý kiến đóng góp cho những chuyên viên, lập trình viên, góp phần tạo nên những sản phẩm công nghệ giáo dục hữu ích, hiệu quả và thân thiện với người dùng. Như bất kỳ các giáo trình khác, giáo trình Life hay English Elements hay bất kỳ giáo trình ngoại ngữ nào khác cũng đều cần được phát huy, kết hợp một cách hiệu quả và tối đa phần học liệu trực tuyến. Và cần có các nghiên cứu xác thực hơn, cũng như những giáo trình, tài liệu bổ trợ phải luôn được cập nhật thường xuyên và liên tục nhằm đáp ứng đúng nhu cầu học và luyện tập tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tài liệu tham khảo Almekhlafi, A.G. (2006). The effect of computer assisted language learning (CALL) on United Arab Emirates English as a foreign language (EFL) school students’ achievement and attitude. Journal of Interactive Learning Research, 17(2), 121-142. Bonk C.J., & Graham, C.R. (2012). Blended learning. Oxford: Macmillan. Bonk, C.J., & Graham, C.R. (2012). The handbook of blended learning: Global perspectives, local designs. San Francisco, CA: Pfeiffer. Cohen, L., Manion, L., & Morrison, K. (2007). Research methods in education. London: Routledge. Dörnyei, Z. (2007). Creating a motivating classroom environment. In J. Cummins & C. Davison (Eds.), International handbook of English language teaching (Vol. 2, pp. 719-731). New York: Springer. Heinze, A. (2008). Blended learning: An interpretive action research study. PhD thesis. University of Salford, Salford, UK. Hillman, S. (2018, May 20). How many hours do I need to prepare for my exam? Retrieved from https://support.cambridgeenglish.org/hc/en-gb/articles/202838506-Guided-learning-hours. Larsen, L.J.E. (2012). Teacher and student perspectives on a blended learning intensive English program writing course. Doctoral dissertation. Iowa State University. Lih-Juan, ChanLin. (2007). Perceived importance and manageability of teachers toward the factors of integrating computer technology into classrooms. Innovations in Education and Teaching International, 44(1), 45-55. Olson, J. (2011). An analysis of E-learning impacts & best practices in developing countries with reference to secondary school education in Tanzania. PhD thesis. Michigan State University. Pop, A. & Slev, A.M. (2012). Maximizing EFL learning through blending. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 46, 5516-5519. doi: Scida, E.E., & Saury, R.E. (2006). Hybrid courses and their impact on student and classroom performance: A case study at the University of Virginia. CALICO journal, 23(3), 517-531. Tabscott, D. (2009). Grown up digital: How the Net generation is changing your world. New York, NY. USA : McGraw-Hill. Talbert, R. (2012). Inverted classroom. Colleagues, 9(1), 1-3. Grand Valley State University. Wichadee, S. (2013). Facilitating students’ learning with hybrid instruction: a comparison among four learning styles. Electronic Journal of Research in Educational Psychology, 11(29), 99-116. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 259 A STUDY ON THE USE OF ONLINE RESOURCES (LIFE TEXTBOOK) BY NON-ENGLISH-MAJOR STUDENTS AT UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, HUE UNIVERSITY Abstract: This study was conducted with an aim to investigate into the use of online learning (with Life textbook) by non-English-major students (at Elementary level) at Hue College of Foreign Languages. The analysis of collected data helped find out the effectiveness of applying primary blended-learning to teaching English to non-Enghlish- major students at elementary level (A1 level). The study also examined the teaching and learning process when Life textbook was used in an attempt to choose the most suitable and applicable methods for the teacher and students when implementing the course with the limited time of practice. The solutions are proposed for managing the class, improving the effectiveness of English teaching and learning and to enhance students’ autonomy. Keywords: Online resources, Life textbook, non-English-major students.
File đính kèm:
- khao_sat_viec_su_dung_nguon_hoc_lieu_truc_tuyen_giao_trinh_l.pdf