Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và

kháng khuẩn gây bệnh trên thủy sản của hai loài thực vật thu tại tỉnh Kiên

Giang, Việt Nam. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương

pháp DPPH, ABTS+, RP và TAA in vitro. Kết quả cho thấy, cao chiết

ethanol từ lá của cây Mai dương thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa với giá trị

IC50 lần lượt là 67,12 µg/mL; 39,22µg/mL; 32,16 µg/mL và 71,86 µg/mL.

Tương tự, cao chiết Muồng trâu có giá trị IC50 tương ứng 357,19 µg/mL;

40,39 µg/mL; 331,03 µg/mL và 119,59 µg/mL. Hàm lượng polyphenol tổng

và flavonoid của cao chiết cây Muồng trâu được xác định lần lượt là 203,57

mg GAE/g; 46,31 mg QE/g. Tương tự, cao chiết Mai dương có hàm lượng

tương ứng là 306,08 mg GAE/g; 38,71 mg QE/g. Hoạt tính kháng khuẩn

được khảo sát bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch với 4 dòng vi

khuẩn gây bệnh trên thủy sản. Kết quả cho thấy cao chiết Mai dương thể

hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với 4 chủng vi khuẩnAeromonas

dhakensis, Aeromonas hydrophila Edwardsiella ictaluri, Streptococcus

agalactiae. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, Mai dương là một dược liệu

tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa và kháng khuẩn.

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 1

Trang 1

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 2

Trang 2

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 3

Trang 3

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 4

Trang 4

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 5

Trang 5

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 6

Trang 6

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 7

Trang 7

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 8

Trang 8

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2740
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang
nh y = 0,0067x - 0,0025 (R² = 0,997). Trên cơ sở các đường chuẩn 
này, kết quả hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid toàn phần được xác định và trình bày ở 
bảng 3. 
 Bảng 3.Hàm lượng phenol tổng và flavonoid toàn phần của cao chiết ethanol 
 từ lá của cây Muồng trâu và Mai dương 
 Phương pháp định lượng Cao chiết Muồng trâu Cao chiết Mai dương 
 TPC (mg GAE/g) 203,57 306,08 
 TFC (mg QE/g) 46,31 38,71 
 Theo kết quả được trình bày trong bảng 3, hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid của cao 
chiết ethanol cây Muồng trâu lần lượt là 203,57 mgGAE/g; 46,31 mgQE/g thấp hơn cao chiết 
methanol trong nghiên cứu của Nornasriq và cộng sự(2019) [19]với hàm lượng polyphenol và 
flavonoid là385,37 mgGAE/g; 447.42 mgQE/g. Hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid của 
cao chiết ethanol cây Mai dương là 306,08 mgGAE/g; 38,71 mgQE/g cao hơn nghiên cứu 
củaRakotomalala và cộng sự (2013) [20] ở các nồng độ chiết xuất khác nhau lần lượt là 42,25 ± 
1,43 μg/mL; 33,36 ± 0,63 μg/mL. 
3.2. Hiệu quả kháng oxy hóa in vitro của cao chiết 
 Hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH 
 Kết quả cho thấy, hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết Muồng trâu tỷ lệ thuận với 
nồng độ cao chiết, khi nồng độ cao chiết tăng từ 25 µg/mL đến 800 µg/ml thì hiệu suất loại bỏ 
gốc tự do cũng tăng dần từ 5,48 ± 1,23% đến 83,30 ± 1,23% (Bảng 4). 
 Bảng 4.Hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol lá Muồng trâu 
 Nồng độ cao chiết Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (%) 
 0 0,00±0,00f 
 25 5,48±1,18ef 
 50 7,87±1,59e 
 100 17,38±4,52d 
 200 32,59±1,43c 
 400 54,06±0,50b 
 800 83,30±1,20a 
 Kết quả thực nghiệm cho thấy, cao chiết cây Mai dương có khả năng trung hòa gốc tự do 
DPPH. Khi nồng độ cao chiết Mai dương tăng từ 25 µg/mL đến 125 µg/ml thì hiệu suất loại bỏ 
gốc tự do cũng tăng dần từ 12,08 ± 4,95% đến 86,61 ± 1,47% thể hiện ở bảng 5. 
 Bảng 5.Hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol lá Mai dương 
 Nồng độ cao chiết Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (%) 
 0 0,00±0,00e 
 25 12,08±4,95d 
 50 35,92±7,17c 
 75 66,34±3,00b 
 100 78,23±4,10a 
 125 86,61±1,47a 
 170 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 166 - 174 
 Từ kết quả bảng 4 và 5 cho thấy, hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol lá 
cây Muồng trâu và Mai dương đều tăng tuyến tính với nồng độ cao chiết. Hiệu quả loại bỏ gốc tự 
do của hai cao chiết lá cây Muồng trâu, Mai dương được xác định thông qua giá trị IC50. Kết quả 
IC50 của hai loại cao chiết đều thấp hơn nhiều khi so với chất chuẩn là acid galic. Cụ thể, cao 
chiết ethanol lá Muồng trâu thấp hơn 109,3 lần (IC50= 357,19) và cao chiết lá Mai dương thấp 
hơn 18,5 lần (IC50= 67,12), với acid galic có IC50= 3,62. So với nghiên cứu cây khác loài, cao 
chiết Muồng trâu có khả năng hấp thu gốc tự do thấp hơn loài Senna italic với giá trị IC50 là 38,18 
µg/ml khi khảo sát cùng phương pháp DPPH [21]. 
 Hiệu quả trung hòa gốc tự do ABTS+ 
 Khả năng kháng oxy hóa của hai cao chiết Muồng trâu và Mai dương được khảo sát dựa trên 
hàm lượng chất kháng oxy hóa có trong từng loại cao chiết của cây được tính tương đương 
µg/mL acid gallic. Phần trăm ức chế gốc tự do của acid gallic tăng từ 17,73% ở nồng độ 1 µg/mL 
đến 94,48% ở nồng độ 3,5 µg/mL. Để xác định khả năng trung hòa gốc tự do ABTS+, cao chiết 
ethanol lá Muồng trâu được pha loãng thành dãy nồng độ từ 10-70 µg/mL và Mai dương được 
pha loãng thành dãy nồng độ từ 15-90 µg/mL. Phần trăm ức chế gốc tự do của cao chiết Muồng 
trâu tăng từ 13,084±1,349% ở nồng độ 10 µg/mL đến 80,149±0,372% ở nồng độ 70 µg/mL. 
Tương tự, phần trăm ức chế gốc tự do của cao chiết Mai dương tăng từ 27,040±4,250% ở nồng 
độ 15 µg/mL đến 96,032±0,544% ở nồng độ 90 µg/mL. Khả năng kháng oxy hóa cũng như hiệu 
quả trung hòa gốc tự do của cao chiết từ lá cây Muồng trâu và Mai dương được so sánh dựa vào 
giá trị IC50. Giá trị IC50của hai cao được tính dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính trình bày 
trong bảng 6. 
 Bảng 6.Phương trình hồi quy tuyến tính hiệu suất trung hòa gốc tự do và IC50 
 Mẫu Phương trình hồi quy tuyến tính IC50 (µg/mL) 
 Acid gallic y = 28,149x-3,1255 (R² = 0,9897) 1,88±0,0062b 
 Cao Muồng trâu y = 1,1556x + 3,3229 (R² = 0,9901) 40,39±0,388a 
 Cao Mai dương y = 1,0818x + 7,606 (R² = 0,9691) 39,22±1,186a 
 Kết quả bảng 6 cho thấy khả năng trung hòa gốc tự do ABTS+ của hai loại cao chiết đều thấp 
hơn chất chuẩn acid gallic. Cao chiết Muồng trâu (IC50=40,39 µg/mL) và cao chiết Mai dương 
 +
(IC50= 39,22µg/mL) có khả năng trung hòa gốc tự do ATBS không khác biệt ý nghĩa thống kê 
mức 5%. Nhưng thấp hơn lần lượt là 21,49 lần và 20,86 lần khi so sánh với acid gallic (IC50= 
1,88µg/mL).Tuy nhiên, cao chiết Muồng trâu (Senna alata) có khả năng trung hòa gốc tự do cao 
hơn Senna italic với giá trị IC50 là 43,18 µg/mL [21]. 
 Hiệu quả trung hòa năng lực khử sắt 
 Hiệu quả kháng oxy hóa của cây Muồng trâu và Mai dương dựa trên khả năng khử sắt được 
tính tương đương với nồng độ acid gallic (µg/mL). Kết quả được trình bày trong bảng 7 và 8. 
 Bảng 7.Hiệu quả khử sắt của cao chiết ethanol Muồng trâu 
 Nồng độ cao chiết Khả năng khử sắt (%) Hàm lượng acid gallic tương 
 đương (µg/mL) 
 f 
 0 0 ± 0,00 0,00f 
 30 29,89 ± 2,46e 3,1e 
 90 57,68 ± 1,60d 5,15d 
 120 65,17 ± 0,78c 6,24c 
 240 78,69 ± 0,61b 10,17b 
 400 84,34 ± 0,56a 13,83a 
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trên cùng một cột biểu diễn sự khác biệt không ý nghĩa 5% bằng phép 
thử Tukey 
 Kết quả cho thấy, khi tăng dần nồng độ cao chiết Muồng trâu từ 30 - 400 µg/mL thì hàm lượng 
chất kháng oxy hóa tăng dần tương ứng từ 3,1 - 13,83 µg/mL (Bảng 7). Kết quả này cho thấy 
 171 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 166 - 174 
rằng,hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết Muồng trâu (IC50= 331,03 ±14,32µg/mL) thấp hơn khả 
năng kháng oxy hóa của chất chuẩn là gallic acid (IC50= 10,31±0,0716 µg/mL) 32,10 lần. 
 Tương tự, khi tăng nồng độ cao chiết Mai dương từ 5 - 30 µg/mL thì hàm lượng chất kháng 
oxy hóa tăng dần tương ứng từ 1,06- 10,7 µg/mL (Bảng 8). 
 Bảng 8.Hiệu quả khử sắt của cao chiết ethanol Mai dương 
 Nồng độ cao chiết Khả năng khử sắt (%) Hàm lượng acid gallic tương 
 đương (µg/mL) 
 0 0 ± 0,00h 0,00h 
 5 24,25 ± 1,00f 1,06f 
 10 51,23 ± 1,12e 2,44e 
 15 65,14 ± 0,92d 3,98d 
 20 74,67 ± 0,50c 6,01c 
 35 79,35 ± 0,42b 7,69b 
 30 84,46 ± 0,34a 10,7a 
 3+ 2+
 Kết quả cho thấy khả năng khử ion Fe thành Fe của cao chiết Mai dương (IC50= 32,16±0,24 
µg/mL) thấp hơn khi 3,1 lần khi so sánh với acid gallic (IC50= 10,31 ± 0,0716 µg/mL). Điều này 
cho thấy khả năng kháng oxy hóa ở phương pháp khử sắt của cao chiết lá Mai dương tương đối cao. 
 Hiệu quả trung hòa năng lực khử Phosphomolybdenum 
 Xác định khả năng khử phức Mo của cao chiết ethanol Muồng trâu và Mai dương bằng cách 
pha loãng cao chiết thành dãy nồng độ tương ứng. Đối với cao chiết lá Muồng trâu là từ 23 - 182 
µg/mL và cao chiết lá Mai dương là từ 14 – 68 µg/mL. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết 
ethanol từ lá cây Mai dương và Muồng trâu được so sánh dựa vào giá trị IC50. Giá trị IC50 của hai 
cao chiết được tính dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính của từng cao được trình bày trong 
bảng 9. 
 Bảng 9.Phương trình hồi quy tuyến tính giá trị hấp thu và IC50 
 Mẫu Phương trình hồi quy tuyến tính IC50 
 Acid gallic y = 0,015x + 0,1206 (R² = 0,9863) 24,91±0,463c 
 Cao Muồng trâu y = 0,0039x + 0,0336 (R2 = 0,9928) 119,59±1,1a 
 Cao Mai dương y = 0,0077x - 0,003 (R² = 0,9964) 65,32±1,128b 
 Từ kết quả cho thấy khả năng khử phức Mo của cao chiết Muồng trâu và Mai dương có giá trị 
IC50 đều thấp hơn khi so sánh với IC50 của chất chuẩn acid gallic. Cụ thể cao chiết Muồng trâu 
thấp hơn 4,8 lần và cao chiết Mai dương thấp hơn 2,62 lần so với acid gallic. 
3.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết 
 Khả năng kháng khuẩn của hai loại cao chiết được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát 
triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri được 
trình bày ở bảng 10. 
 Bảng 10.Khả năng kháng khuẩn của cao chiết Muồng trâu và Mai dương 
 Chủng vi khuẩn Cao chiết Muồng trâu Cao chiết Mai dương 
Aeromonas hydrophila - + 
Edwardsiella ictaluri - + 
Streptococcus agalactiae - + 
Aeromonas dhakensis - + 
 Ghi chú: (-): không có hoạt tính kháng khuẩn; (+) có hoạt tính kháng khuẩn 
 Kết quả cho thấy, cao chiết Muồng trâu không kháng khuẩn đối với 4 loài vi 
khuẩn:A.dhakensis, A.hydrophila,E.ictaluri, S.agalactiae. Nhưng ngược lại cao chiết Mai dương 
có khả năng kháng khuẩn tốt đối với 4 loài vi khuẩn, đường kính kháng khuẩn lần lượt là 
 172 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 166 - 174 
2,6667±0,1528b mm; 3,9670±0,2080a mm 4,3000±0,3610a mm; 3,1330±0,2080bmm (Hình 2).Sự 
xuất hiện vòng kháng khuẩn xung quanh khoanh giếng thạch có thể do các chất có hoạt tính 
kháng khuẩn trong cao chiết khuếch tán từ giếng thạch sang mặt thạch xung quanh và ức chế sự 
phát triển của vi khuẩn. 
 1.a 1.b 1.c 1.d 
 2.a 2b 2c 2d 
 3.a 3b 3c 3d 
 Hình 2. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết Mai dương (1), Muồng trâu (2) và tetracycline (3) với các 
 dòng vi khuẩn 
a: Aeromonas dhakensis; b: Aeromonas hydrophila;c: Edwardsiella ictaluri; d: Streptococcus agalactiae 
4. Kết luận 
 Nghiên cứu cho thấy, cao chiết ethanol từ lá cây Muồng trâu và Mai dương có chứa các hợp 
chất hóa học có dược tính tốt. Kết quả khảo sát in vitro (sử dụng bốn phương pháp DPPH, ABTS, 
RP và TAA) chứng minh cao chiết cây Mai dương có hoạt tính kháng oxy hóa tốt hơn Muồng 
trâu. Như vậy, cây Muồng trâu và Mai dương có nhiều tiềm năng cho các nghiên cứu về các dược 
chất có tác dụng kháng oxy hóa trên người và động vật thủy sản. Đồng thời, cao chiết Mai dương 
có thể sử dụng như một chất có khả năng diệt khuẩn và có tiềm năng là nguồn thực phẩm giúp 
tôm, cá tăng cường khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh. 
5. Lời cảm ơn 
 Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hiền, Trung tâm quan trắc môi trường 
và bệnh thủy sản Nam bộ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2, TP.HCM đã cung cấp các 
chủng vi khuẩn cho nghiên cứu này. 
 173 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 166 - 174 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] S. Karbach, P. Wenzel, A. Waisman, T. Munzel, and A. Daiber, “eNOS uncoupling in cardiovascular 
 diseases-the role of oxidative stress and inflammation,” Curr. Pharm. Des, vol. 20, pp. 3579-3594, 2014. 
[2] Y. Y.Wu, W. Li, Y. Xu, E. H. Jin, and Y. Y. Tu, “Evaluation of the antioxidant effects of four main 
 theaflavin derivatives through chemiluminescence and DNA damage analyses,” Journal of Zhejiang 
 University Science B.,vol. 12, no. 9, pp. 744-751, 2011. 
[3] K. Pholdaeng and S. Pongsamart, “Studies on the immunomodulatory effect of polysaccharide gel 
 extracted from Durio zibethinus in Penaeus monodon shrimp against Vibrio harveyi and WSSV,” Fish 
 Shellfish Immunol, vol. 28, pp. 555-561, 2010. 
[4] V. H. Ngo, “The use of medicinal plants as immunostimulants in aquaculture,” Aquaculture, vol. 446, 
 pp. 88-96, 2015. 
[5] O. S. Oladeji, F. E. Adelowo, A. P. Oluyori, and D. T. Bankole, “Ethnobotanical Description and 
 Biological Activities of Senna alata,” Evid Based Complement Alternat Med., vol. 2020, 2020, Art. no. 
 2580259, doi:10.1155/2020/2580259. 
[6] J. Anbu, M. Anita, and R. Sathiya, “In Vitro Anthelmintic activity of leaf ethanolic extract of Cassia 
 alata and Typha angustifolia,” MSRUAS-SASTech Journal, vol. 14, no. 2, pp. 41-44, 2013. 
[7] W. M. Chen, E. K. James, J. H. Chou, S. Y. Sheu, S. Z. Yang, and J. I. Sprent, “β‐Rhizobia from Mimosa 
 pigra, a newly discovered invasive plant in Taiwan,” New phytologist, vol. 168, no. 3, pp. 661-675, 2005. 
[8] G. Rakotomalala et al. "Extract from Mimosa pigra attenuates chronic experimental pulmonary 
 hypertension," Journal of Ethnopharmacology, vol. 148, no.1, pp. 106-116, 2013. 
[9] A. Syahidah, C. R. Saad, H. M. Daud, and Y. M. Abdelhadi, “Status and potential of herbal 
 applications in aquaculture,” Iranian Journal of Fisheries Sciences, vol. 14, no. 1, pp. 27-44, 2015. 
[10] T. Citarasu, “Herbal biomedicines: a new opportunity for aquaculture industry,” Aquaculture 
 International,vol. 18, no. 3, pp. 403-414, 2010. 
[11] R. N. S. Yadav and M. Agarwala, “Phytochemical analysis of some medicinal plants,” J. Phytol., vol. 
 3, no. 12, pp. 10-14, 2011. 
[12] V. L. Singleton, R. Orthofer, and R. M. Lamuela-Raventos, “Analysis of total phenol and other 
 oxidation substrates and antioxidants by means of Folin-Ciocalteu reagent,” Methods in 
 Enzymology,vol. 299C, no. 1, pp. 152-178, 1999. 
[13] G. C. Bag, P. G. Devi, and T. Bhaigyabati, “Assessment of total flavonoid content and antioxidant 
 activity of methanolic rhizome extract of three Hedychium species of Manipur valley,” International 
 Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research, vol. 30, no. 1, pp. 154-159, 2015. 
[14] O. P. Sharma and T. K. Bhat, “DPPH antioxidant assay revisited,” Food chemistry, vol. 113, no. 4, pp. 
 1202-1205, 2009. 
[15] N. Nikolaos, L. F. Wang, M. Tsimidou, and H. Y. Zhang, “Estimation of scavenging sctivity of 
 phenolic compounds using the ABTS•+ assay,” Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 52, 
 no. 15, pp. 4669-4674, 2004. 
[16] R. Padma, N. G. Parvathy, V. Renjith, and P. R. Kalpana, “Quantitative estimation of tannins, phenols 
 and antioxidant activity of methanolic extract of Imperata cylindrical,” International Journal of 
 Research in Pharmaceutical Sciences, vol. 4, no. 1, pp. 73-77, 2013. 
[17] P. Prieto, M. Pineda, and M. Aguilar, “Spcctrophotometric quantification of antioxidant capacity 
 through the formation of a phosphomolybdenum complex: Specific application to the determination of 
 vitamin E,” Anal Biochem, vol. 269, pp. 337-341, 1999. 
[18] H. C. Chang, G. J. Huang, D. C. Agrawal, C. L. Kuo, C. R. Wu, and H. S. Tsay, “Antioxidant 
 activities and polyphenol contents of six folk medicinal ferns used as “Gusuibu,” Botanical 
 Studies,vol. 48, pp. 397-406, 2007. 
[19] N. A. Nordin, N. B. M. Zin, N. F. Fazilah, H. Wasoh, A. B. Ariff, and M. Halim., “Phytochemicals, 
 antioxidant and antimicrobial properties of Senna alata and Senna tora leaf extracts against bacterial 
 strains causing skin infections,”Scicell, vol. 2, no. 1, pp. 19-25, 2019. 
[20] G. Rakotomalala, C. Agard, P. Tonnerre, A. Tesse, S. Derbré, S. Michalet, and P. Pacaud, “Extract 
 from Mimosa pigra attenuates chronic experimental pulmonary hypertension,” Journal of 
 Ethnopharmacology, vol. 148, no. 1, pp. 106-116, 2013. 
[21] Jothi, R. Shunmuga, V. Bharathy, and F. Uthayakumari, "Antioxidant potential of aerial part of Senna 
 italica Sub Species micrantha Mill," Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, vol. 7, no. 
 9,2015, Art. no. 621. 
 174 Email: jst@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kha_nang_khang_oxy_hoa_va_khang_khuan_cua_cay_muong.pdf