Kết quả và định hướng nghiên cứu trong công tác điều tra, quy hoạch rừng giai đoạn 2021-2030
Rừng là hệ sinh thái có kết cấu rất phức tạp. Quá trình hình thành, phát triển của các hệ sinh thái rừng, nhất là các hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn có nhiều biến động theo thời gian và chịu sự tác động của nhiều nhân tố ngoại cảnh. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển, các hệ sinh thái rừng vẫn có sự ổn định tương đối, phù hợp với môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau về khí hậu, địa hình, đất đai,. Chính vì vậy, để hiểu được chi tiết, đầy đủ những thông tin của các hệ sinh thái rừng, làm cơ sở xây dựng các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi từ các hệ sinh thái rừng, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng đã được ngành lâm nghiệp quan tâm triển khai thực hiện ngay từ khi mới thành lập ngành. Thời gian qua, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng đã triển khai một số lượng khá lớn các Đề tài nghiên cứu khoa học. Chủ đề các Đề tài đã thực hiện khá phong phú với phạm vi đề cập khá rộng. Tuy nhiên, trong điều kiện rừng nhiệt đới như ở nước ta, hệ sinh thái rừng tự nhiên rất phức tạp nên đa số Đề tài nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu theo các mẫu nhỏ, đại diện cho các lâm phần rừng thuộc một số đơn vị quản lý rừng như khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, lâm trường/công ty lâm nghiệp, hoặc ở một địa phương hẹp như thôn/bản, xã, huyện, tỉnh. Các Đề tài nghiên cứu hầu như thực hiện độc lập, đơn lẻ, rất ít Đề tài98 nghiên cứu đồng bộ, trọn vẹn một vấn đề ở tất cả các đối tượng rừng cần quan tâm. Hiện tại, các Đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng cũng chưa được tổng hợp, hệ thống để có được bức tranh toàn cảnh về những nội dung đã nghiên cứu (theo chủ đề nghiên cứu cho vùng sinh thái hoặc toàn quốc). Vì vậy, còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu trong công tác điều tra, quy hoạch rừng nhưng chưa được làm rõ hoặc chưa được quan tâm. Điều đó đặt ra yêu cầu cần xem xét, đánh giá các vấn đề nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng. Những chủ đề nghiên cứu phải được thực hiện đồng bộ, trọn vẹn, đảm bảo đáp ứng khả năng gắn với phục vụ sản xuất, quản lý của ngành
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả và định hướng nghiên cứu trong công tác điều tra, quy hoạch rừng giai đoạn 2021-2030
g kê ngành lâm nghiệp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, quy hoạch rừng, đa dạng sinh học và hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, phục vụ công tác quản lý ngành lâm nghiệp. Từ các kết quả nghiên cứu đã có nhiều công trình được áp dụng vào sản xuất và ban hành các văn bản về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật phục vụ sản xuất, quản lý và hội nhập. 2.2. Tồn tại, hạn chế Kết quả nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu vừa qua còn những tồn tại, hạn chế, đó là: a) Số lượng đề tài nghiên cứu có kết quả được áp dụng hoặc chuyển giao cho sản xuất chưa nhiều. Một số nghiên cứu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của quản lý tài nguyên rừng, sản xuất lâm nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu có thể xác định là: - Nghiên cứu lâm nghiệp nói chung và nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng nói riêng đa phần là các nghiên cứu sinh học đòi hỏi thời gian dài, liên tục trong khi vì nhiều lý do khác nhau mà nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng thường thực hiện trong thời gian ngắn, chưa đủ thời gian giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. - Thiếu liên kết giữa các viện, trung tâm nghiên cứu với chủ rừng. - Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực nghiên cứu còn hạn chế; các nguồn lực khác như trang thiết bị nghiên cứu thiếu và còn lạc hậu, hạn chế kinh phí ưu tiên cho nghiên cứu lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng cũng làm cho kết quả nghiên cứu chưa đạt được mong muốn. - Một số đề tài nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng mang nhiều tính chất học thuật, kỹ thuật mà chưa gắn với yêu cầu của của thực tiễn quản lý tài nguyên rừng, sản xuất lâm nghiệp, chưa gắn với các doanh nghiệp kinh doanh rừng, chưa gắn với các nhóm đối tượng xã hội, với những cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng... nên việc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vẫn còn các hạn chế chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm. - Các đề tài nghiên cứu thường thực hiện độc lập một vấn đề trên một địa bàn, chưa trọn vẹn cho một vấn đề ở tất cả các đối tượng rừng cần quan tâm (chưa thực hiện nghiên cứu cùng một chủ đề, một nội dung trên toàn vùng sinh thái hoặc toàn quốc) nên việc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất (nhất là đối với công tác quản lý) bị hạn chế. b) Còn thiếu nhiều vấn đề cần nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng (trong đó có những vấn đề đã được nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ) như: Nghiên cứu cơ bản để tạo ra giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ mới; nghiên cứu sử dụng viễn thám trong điều tra rừng; nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng; nghiên cứu về đa dạng sinh học; nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ; nghiên cứu về sinh khối, trữ lượng carbon rừng; nghiên cứu về định giá rừng và dịch vụ môi trường; nghiên cứu các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp;... Nguyên nhân chủ yếu có thể xác định là: + Việc xác định phương hướng, mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn các đề tài nghiên cứu chưa bám sát theo chiến lược nghiên cứu khoa học của ngành lâm nghiệp nên nhiều vấn đề của ngành chưa được đề cập để nghiên cứu. 101 + Chính sách hiện tại chưa có sức hấp dẫn cán bộ giỏi làm nghiên cứu Lâm nghiệp nói chung và nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng nói riêng, không khuyến khích được khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo; cán bộ nghiên cứu thiếu động lực cho nghiên cứu, hạn chế tính năng động, tự chủ;... c) Chưa có kết quả tổng hợp và hệ thống các đề tài nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng để có được bức tranh toàn cảnh về những vấn đề, nội dung đã nghiên cứu. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRA, QUY HOẠCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 3.1. Một số vấn đề nghiên cứu cần quan tâm Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá hoạt động nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng giai đoạn trước đây, những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã được khẳng định và được xã hội sử dụng trong các lĩnh vực như: Nghiên cứu về điều tra, đánh giá tài nguyên rừng; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; lâm sản ngoài gỗ; ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS... Đồng thời tiếp tục định hướng các nghiên cứu trong giai đoạn tới như sau: - Phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới trên cơ sở thực hiện Luật Lâm nghiệp và Luật Quy hoạch (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) cũng như các định hướng phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, các hoạt động nghiên cứu trong điều tra, quy hoạch rừng trong giai đoạn tới phải được phối hợp một cách tổng hoà với các nghiên cứu chung trong lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phải đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng trong thời gian tới, ngoài những nghiên cứu cơ bản, cần tập trung các nghiên cứu ứng dụng phục vụ công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng, tích hợp được trong phát triển ngành lâm nghiệp và phát triển kính tế - xã hội ở các địa phương, các vùng sinh thái và nhu cầu của đất nước. - Tăng cường nghiên cứu cơ sở lý luận phục vụ quản lý ngành lâm nghiệp, bao gồm những quy luật về kết cấu của lâm phần, các quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng và lâm phần, mô hình lâm phần rừng ổn định, làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, xây dựng chính sách và chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia dài hạn. Nghiên cứu sâu hơn nữa các đặc điểm cấu trúc, tăng trưởng, sản lượng, tái sinh rừng, quá trình suy thoái rừng của từng trạng thái rừng ở các quy mô khác nhau từ cấp vi mô ở địa phương, cấp vùng, cấp quốc gia để xác định các yếu tố kỹ thuật cho các hoạt động can thiệp của con người trong bảo tồn các hệ sinh thái rừng, bảo vệ rừng, phục hồi và phát triển rừng, kinh doanh lợi dụng rừng, theo dõi diễn biến diện tích và trữ lượng rừng. - Tăng cường các nghiên cứu phục vụ nhu cầu của xã hội, nhu cầu kinh doanh rừng, nhu cầu sử dụng rừng phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng, cụ thể như: Nghiên cứu cơ sở lý luận, kết hợp với các nguyên lý cơ bản của toán học, vật lý... để xây dựng phương pháp đánh giá tài nguyên gỗ rừng tự nhiên cũng như rừng trồng. - Tăng cường hơn nữa nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại vào điều tra rừng như công nghệ viễn thám, công nghệ GIS, thiết bị Drone/Flycam,... đồng thời nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tính toán hiện đại trong điều tra rừng. - Nghiên cứu về định giá rừng và dịch vụ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái. Tăng cường nghiên cứu vai trò rừng (theo các trạng thái rừng ở các kiểu lập địa, các địa phương, vùng, toàn quốc) với chế độ thuỷ văn làm cơ sở xây dựng các phương án phòng chống lũ lụt, chống xói lở đất rừng, xói lở bờ biển.... Đồng thời tiến hành song song với các nghiên cứu về năng lực phòng hộ ở các trạng thái rừng tự nhiên, các trạng thái rừng trồng đầu nguồn và rừng ven 102 biển trong bối cảnh ứng phó với tình hình càng ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Từ những kết quả đó sẽ làm cơ sở xác định đúng các giá trị của rừng để xây dựng các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi trả dịch vụ hệ sinh thái. - Nghiên cứu về sinh khối, trữ lượng carbon rừng (theo các trạng thái rừng ở các kiểu lập địa, các địa phương, vùng, toàn quốc) tiếp tục đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. - Nghiên cứu sâu về đặc điểm lập địa ở cấp vĩ mô và vi mô xác định các vùng thích nghi cho từng loài cây trồng có năng suất và sản lượng cao phục vụ kinh doanh rừng trồng một cách hiệu quả. Bổ sung nghiên cứu tăng trưởng và sinh trưởng các loài cây gỗ mới đưa vào trồng rừng kinh tế, các giống mới được trồng rừng kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản. - Nghiên cứu sâu xác định tập đoàn cây trồng rừng bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có kết cấu bền vững, cũng như gây trồng và phát triển các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ trong và dưới tán rừng để kết hợp bảo tồn rừng với hưởng lợi từ phát triển vốn rừng. - Tăng cường nghiên cứu các mô hình quản lý rừng bền vững, các mô hình nông lâm kết hợp, các mô hình lâm ngư kết hợp để ứng dụng một cách hiệu quả và tối ưu nhất trong quản lý tài nguyên rừng và kinh doanh rừng. - Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn nền môi trường lâm nghiệp, các nghiên cứu phục vụ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng. - Tăng cường hơn nữa các nghiên cứu về đa dạng sinh học, bào gồm: Đặc điểm của các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn cao; phân loại động vật, thực vật; phát hiện các loài mới cho khoa học hoặc ghi nhận bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đánh giá phân bố, đặc điểm cư trú của các loài; nghiên cứu đánh giá mức độ đe dọa của các loài nguy cấp, quý, hiếm và đặc điểm cấu trúc quần thể của chúng làm. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trong việc xây dựng các chương trình bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn loài (nôi vi và ngoại vi), bảo tồn nguồn gen cây rừng... - Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về điều tra, quy hoạch rừng làm tư liệu đầu vào cho công tác quản lý ngành lâm nghiệp cũng như các hoạt động quản lý tài nguyên của các ngành liên quan. 3.2. Một số khuyến nghị trong công tác nghiên cứu 3.2.1. Về cơ chế chính sách Hoạt động nghiên cứu lâm nghiệp nói chung và nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng nói riêng đã và đang phục vụ đắc lực cho các hoạt động quản lý ngành, nhưng chủ yếu được thực hiện ở những nơi vùng sâu vùng xa, điều kiện làm việc rất khó khăn. Vì vậy, cần có các cơ chế đặc thù như: - Nghiên cứu trong điều tra, quy hoạch rừng phải được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong định hướng xây dựng các đề tài nghiên cứu/dự án khoa học và công nghệ của ngành lâm nghiệp. - Nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng phải được xem là một trong những lĩnh vực ưu tiên khi xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. - Xây dựng cơ chế khoán kinh phí rõ ràng, tính đúng tính đủ cho các hoạt động nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng. 103 - Có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thích hợp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai, thực hiện các đề tài nghiên cứu/dự án khoa học và công nghệ lâm nghiệp nói chung và nghiên cứu trong điều tra, quy hoạch rừng nói riêng. - Có cơ chế phù hợp với những đề tài có vấn đề nghiên cứu cần thời gian dài, liên tục đảm bảo giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Tổ chức nghiên cứu theo nhóm đề tài, hướng liên kết theo chuỗi với nhau hoặc chia thành các pha để có thể hoàn thành sản phẩm cuối cùng hữu ích cho quản lý ngành hoặc cho nhu cầu của xã hội. 3.2.2. Về phát triển nguồn lực - Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực điều tra diện tích rừng, đặc điểm lâm học, đa dạng sinh học, đặc điểm lập địa, sinh khối, trữ lượng carbon và chuyên môn quy hoạch rừng khác. Từ đó hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong khoa học, công nghệ, có tính sáng tạo và chủ động đề xuất các ý tưởng nghiên cứu cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu/dự án khoa học và công nghệ. - Xây dựng quy chế nghiên cứu khoa học trong điều tra, quy hoạch rừng, xác định trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực, trách nhiệm tham gia với yêu cầu phải đảm bảo tính trung thực và phải đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu. - Đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị công nghệ cao, công nghệ số phục vụ nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng. - Chủ động các nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ từ cấp cơ sở, cũng như tiếp cận các nguồn kinh phí từ các bộ, ngành và địa phương. - Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học về điều tra, quy hoạch rừng để học hỏi, trao đổi phương pháp nghiên cứu hiện đại, kinh nghiệm nghiên cứu để hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, đặc biệt là đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ có đủ năng lực trong nghiên cứu vừa tăng cường ngoại ngữ. Hợp tác nghiên cứu thực vật rừng giữa Viện Điều tra, Quy hoạch rừng với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Vườn thực vật New York (Ảnh: Nguyễn Quốc Dựng) 104 3.2.3. Các giải pháp khác - Việc lựa chọn, xác định vấn đề nghiên cứu cần bám sát chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam, và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam ở giai đoạn tương ứng. - Thiết lập mối liên kết và tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu với các chủ rừng. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nhằm đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, thiếu trung thực trong nghiên cứu. - Thành lập các nhóm nghiên cứu theo các chủ đề/chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực trẻ tham gia nghiên cứu. IV. KẾT LUẬN Trong 60 năm tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã có những thành tựu đáng trân trọng với hàng trăm các đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực như: phân chia rừng; đặc điểm cấu trúc các hệ sinh thái; đánh giá diễn biến chất lượng rừng, động thái rừng; sinh trưởng, tăng trưởng rừng; đa dạng sinh học; lâm sản ngoài gỗ; ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS; sinh khối và trữ lượng carbon rừng; phân loại lập địa và đánh giá tiềm năng sử dụng đất; phân chia, phân cấp ba loại rừng trong toàn quốc... Đặc biệt là từ những kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp mới cho khoa học với những công bố về 4 loài thú mới và trên 50 loài thực vật mới cho khoa học thế giới. Kết quả nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng đã có những đóng góp đáng kể cho ngành lâm nghiệp trong việc điều tra, đánh giá và quy hoạch hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở địa phương cũng như trong cả nước. Những đóng góp này đã giúp cho ngành lâm nghiệp hình thành và quản lý ổn định hệ thống 3 loại rừng trong toàn quốc là: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng chưa ứng dụng nhiều trong sản xuất lâm nghiệp nên chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú ý. Chính vì vậy, định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới là tiếp tục phát huy thế mạnh trong các lĩnh vực nghiên cứu đã được khẳng định, đồng thời tiếp tục các nghiên cứu phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp của xã hội, góp phần phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp. Để thực hiện được điều đó, các nhà quản lý cần có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu lâm nghiệp nói chung và nghiên cứu về điều tra, quy hoạch rừng nói riêng phấn đấu vươn lên, gắn bó, tâm huyết với công tác nghiên cứu để có được những sản phẩm giải đáp tốt những yêu cầu bức thiết của ngành Lâm nghiệp, góp phần quan trọng vào quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng Việt Nam./. 105
File đính kèm:
- ket_qua_va_dinh_huong_nghien_cuu_trong_cong_tac_dieu_tra_quy.pdf