Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp trong phát triển rừng trồng năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Tuyên Quang
Phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững là ưu tiên quan trọng của tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành các chính sách và hỗ trợ đầu tư trong phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển rừng trồng sản xuất. Các giống cây trồng mới, công nghệ sản xuất cây giống chất lượng cao và các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng đã từng bước được ứng dụng, tạo ra các tác động tích cực đến năng suất và chất lượng rừng trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương và xóa đói giảm nghèo. Tiềm năng phát triển Lâm nghiệp và cung cấp gỗ rừng trồng là rất lớn. Đến năm 2019, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65,2%, trong đó diện tích rừng trồng là 191.496 ha (125.784 ha rừng trồng nguyên liệu giấy và 65.712 ha rừng trồng gỗ lớn); diện tích rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 25.366 ha. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp đã đạt những kết quả nhất định, bao gồm cơ sở hạ tầng nhân giống nuôi cấy mô với công suất hàng năm là 1,5 triệu cây; ứng dụng thành công kỹ thuật nhân giống keo lai BV10 bằng phương pháp mô-Hom; diện tích trồng rừng sản xuất bằng giống chất lượng cao đạt 2.000 ha. Mặc dù vậy, nguồn đầu tư của tỉnh cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp còn hạn chế (đạt 8% so với các lĩnh vực khác). Phát triển rừng trồng sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và bền vững là chiến lược ưu tiên của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chọn và nhân giống chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, huy động các nguồn lực đầu tư từ ngân sách, doanh nghiệp và chủ rừng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp trong phát triển rừng trồng năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Tuyên Quang
ăm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn là thế mạnh của tỉnh và đã có những đóng đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng. Với lợi thế tiềm năng về phát triển kinh tế lâm nghiệp của địa phương, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất lâm nghiệp; quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất nguyên liệu. Với các chính sách phù hợp và sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và các chủ rừng, doanh nghiệp, v.v... phát triển lâm nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang đã đạt những kết quả quan trọng. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh luôn duy trì ổn định và đạt trên trên 60% (năm 2019 đạt 65,2%); thực hiện cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC được 25.366 ha; diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt trên 10.000 ha; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng luôn tăng và là tỉnh có sản lượng khai thác đứng thứ nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc (năm 2019 đạt 845.000 m). Công tác bảo vệ rừng được quan tâm, diện tích rừng tự nhiên, những khu rừng còn nhiều gỗ quý, hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt, không có điểm nóng về khai thác rừng trái phép. Ngoài các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh đang thực hiện chính sách hỗ trợ cây giống lâm nghiệp chất lượng cao giai đoạn 2018 - 2021 bằng nguồn vốn của địa phương. Qua hai năm thực hiện đã có trên 2.000 ha rừng sản xuất được trồng bằng cây giống chất lượng cao. Đến năm 2019, tỉnh Tuyên Quang có 191.496 ha rừng trồng, trong đó 125.784 ha là rừng trồng nguyên liệu giấy và 65.712 ha rừng trồng gỗ lớn. Diện tích rừng được trồng bằng cây giống nuôi cấy mô trên 2.800 ha chủ yếu là cây keo lai và một số ít cây bạch đàn. Tỉnh có một đơn vị được đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp để nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô với công suất sản xuất hàng năm trên 1,5 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ nhu cầu sử dụng trồng rừng hàng năm của tỉnh. Đóng góp của kinh tế lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là tương đối khá. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2019 (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 1.308 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2018, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng 12,6%/năm. Đời sống của người dân làm nghề rừng được cải thiện và nâng lên rõ rệt, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp tăng (năm 2015 là 12,7%, năm 2019 là 15%). Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực Lâm nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến tăng giá trị gia tăng trong kinh doanh rừng trồng thông qua sử dụng cây giống chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, tổ chức sản xuất và kết nối với các doanh nghiệp tạo chuỗi cung ứng, tiếp cận thị trường, chế biến gỗ, v.v... Trong những năm gần đây, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư kinh phí, thực hiện một số đề tài, dự án khoa học lâm nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống chất lượng cao, bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc rừng, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng kinh doanh gỗ lớn, lai tạo tuyển chọn giống, v.v..., hỗ trợ tích cực cho lâm nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng với mục tiêu đến năm 2020 năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m/ha/chu kỳ 7 năm và đạt trên 120 m/ha/chu kỳ 10 năm. Mặc dù nguồn kinh phí đầu tư cho các đề tài, dự án khoa học công 112 nghệ còn hạn chế, tỷ lệ đề tài dự án khoa học về lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 8% so với các lĩnh vực nghiên cứu khác của tỉnh, song những kết quả nghiên cứu đã đem lại hiệu quả nhất định, giúp cho các nhà quản lý có định hướng phù hợp, các doanh nghiệp và người dân có cơ sở vận dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất một cách khoa học và hiệu quả. Bài viết này khái quát các kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, bao gồm phát triển rừng trồng theo xu hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, đánh giá bước đầu về kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp và các khuyến nghị trong nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển rừng bền vững. II. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 2.1. Nghiên cứu và phát triển các giống cây lâm nghiệp Nghiên cứu khoa học tập trung vào nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp. Từ năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp. Các đề tài đã và đang triển khai đã có các kết quả khả quan, bao gồm: - Đề tài Nghiên cứu chọn giống và bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo (Acacia) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gỗ nguyên liệu do Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang chủ trì thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014. Đề tài đã điều tra sinh trưởng của 8 dòng, xuất xứ keo gồm: keo lai (BV10, BV16, BV32), trồng mật độ 1.330 cây/ha; Keo tai tượng 4 xuất xứ (nhập ngoại từ Australia, Tuyên Quang, Phú Thọ, Đồng Nai) và giống đại trà (không rõ xuất xứ), trồng mật độ 1.660 cây/ha. Xác định được 02 giống keo có sinh trưởng nhanh, làm cơ sở cho chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, xây dựng kế hoạch phát triển rừng nguyên liệu đáp ứng yêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Kết quả điều tra tăng trưởng rừng trồng là cơ sở để xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, kế thừa cho nghiên cứu xây dựng rừng trồng bằng loài cây keo để kinh doanh gỗ lớn. - Phối hợp thực hiện Đề tài Nghiên cứu ứng dụng lai tạo, tuyển chọn và nhân giống cây keo có chu kỳ ngắn, sinh khối lớn, chống chịu bệnh đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu phục vụ nhà máy giấy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học và lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018. Kết quả là đã chọn được 80 cây trội giống Keo tai tượng, nhân giống và trồng 2 ha khảo nghiệm hậu thế giống Keo tai tượng kết hợp làm vườn giống cây hạt tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình và chọn được 10 cây trội làm cây bố mẹ gồm giống Keo tai tượng (tại Sơn Dương, Tuyên Quang) và Keo lá tràm (tại Ba Vì, Hà Nội); Tiến hành cho lai giống và thu được 32 tổ hợp lai. Từ kết quả lai giống, đề tài đã xây dựng được 2 ha khảo nghiệm giống lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Sơn. Trồng 6 ha khảo nghiệm các giống keo lai mới chọn lọc được, qua nghiên cứu đề tài đã chọn ra được 2 dòng keo lai mới có triển vọng là dòng keo lai 102 và BV342, đây sẽ là các giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng tại địa phương. - Dự án Ứng dụng kỹ thuật nhân giống keo lai bằng phương pháp mô-hom, do Trường Đại học Tân Trào chủ trì thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019. Kết quả gồm xây dựng được 01 nhà điều chỉnh ra rễ chủ động điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và lưu thông không khí, diện tích 40 m, công suất cho ra rễ được 14.000 cây/đợt; ứng dụng thành công kỹ thuật nhân giống Keo lai BV10 bằng phương pháp mô-hom (rút ngắn thời gian ươm, hạ giá thành cây giống); xây dựng 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống keo lai bằng phương pháp mô-hom tại tỉnh Tuyên Quang. 113 - Dự án đầu tư xây dựng nhà nuôi cấy mô bằng nguồn kinh phí của tỉnh với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng và đưa vào vận hành từ năm 2017. Dự án tập trung sản xuất cây giống phục vụ công tác trồng rừng nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của rừng trồng giai đoạn 2016-2020 của tỉnh và chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao của Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn 2018-2021 - Ngoài các dự án, đề tài nêu ở trên, tỉnh còn nghiên cứu các dự án, đề tài khác như Dự án chọn lọc các loài cây lâm nghiệp thích hợp làm cây bóng mát ở thành phố, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch trên địa bàn tỉnh; Đề tài trồng thử nghiệm cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh. 2.2. Ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất lâm nghiệp Tỉnh đã chủ động phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp trong ứng dụng khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng. Các đề tài, dự án đã triển khai gồm: - Dự án Ứng dụng kỹ thuật trồng rừng sản xuất bằng loài cây keo lai sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, do Viện nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020. Đến nay đã trồng 10 ha mô hình bằng các dòng keo lai nuôi cấy mô, bước đầu đánh giá sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống trên 90%. - Dự án Nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ bằng loài keo (Acacia) sang kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh nguyên liệu giấy có năng suất và giá trị kinh tế cao tại tỉnh Tuyên Quang do Trung tâm Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ tháng 6/2016 đến tháng 02/2019. Kết quả, đã chuyển hóa 20 ha rừng trồng nguyên liệu giấy tuổi 3, tuổi 4 thành rừng gỗ lớn tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Chiêm Hóa và 10 ha rừng trồng nguyên liệu giấy tuổi 6 thành rừng gỗ lớn tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương. Sau 2 năm, giá trị kinh tế tăng thêm của rừng tuổi 3, tuổi 4 là 46%, rừng tuổi 6 là 30%. - Đề tài Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao làm cơ sở đề xuất mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình nông thôn tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, do Viện Sinh thái Rừng và Môi trường, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Kết quả, đã nghiên cứu, đề xuất danh lục 30 loài cây đặc sản rừng chủ yếu phát triển sinh kế hộ gia đình tại Na Hang và Lâm Bình lựa chọn và trồng 3 ha mô hình bằng cây Trám trắng, trong đó 50% cây giống ghép và 50% cây giống bằng hạt. Qua đánh giá khi cây trồng 23 tháng cho thấy cây sinh trưởng khá tốt. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồng sản xuất tại tỉnh Tuyên Quang đã tạo ra những thay đổi tích cực về năng suất và chất lượng, trong đó nhấn mạnh vai trò của sử dụng các loại giống có chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nguồn lực đầu tư hợp lý. Mục tiêu của tỉnh là hỗ trợ tích cực cho phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng với mục tiêu đến năm 2020 là năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m/ha/chu kỳ 7 năm và đạt trên 120 m/ha/chu kỳ 10 năm. Triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học có sự tham gia của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân, v.v... Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các đề tài, dự án khoa học còn được thực hiện bởi nguồn lực huy động từ đơn vị chủ trì thực hiện, đơn vị phối hợp, bằng sức lao động của người dân tham gia mô hình chính vì vậy tạo 114 được sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, nâng cao giá trị khoa học và ứng dụng trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án khoa học là cơ sở đề xuất giải pháp quản lý có hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như định hướng phát triển lâm nghiệp từ khâu lai tạo, tuyển chọn, sử dụng những giống cây chất lượng tốt, ưu thế vượt trội đáp ứng mục đích kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, đồng thời từ những kết quả điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm của các đề tài dự án khoa học để đưa ra những khuyến nghị cần thiết nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất. Cũng như nhiều địa phương khác, quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp luôn được tỉnh Tuyên Quang quan tâm, chú trọng. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm chọn được giống cây có chất lượng di truyền tốt thông qua các khảo nghiệm thực sự rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, 2 ha vườn giống thế hệ hai được tạo ra từ kết quả nghiên cứu đề tài do Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp thực hiện đang được chăm sóc để đề nghị công nhận vườn giống. Đây là nguồn giống có chất lượng cải thiện di truyền cao, sẽ giúp chủ động một phần hạt giống chất lượng cho tỉnh những năm tiếp theo. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu rút ngắn thời gian gieo ươm, hạ giá thành cây giống cùng với công nghệ sinh học ngày càng được cải tiến sẽ tạo ra nguồn cây giống chất lượng cao hàng năm cho tỉnh, phục vụ nhu cầu trồng rừng hàng năm trên 10.000 ha, trong đó có trên 70% cây giống chất lượng cao. Để nâng cao giá trị gia tăng của rừng trồng, một trong các giải pháp dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao đó là trồng rừng gỗ lớn hoặc chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu giấy sang rừng gỗ lớn. Kết quả thực hiện dự án chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ bằng loài keo (Acacia) sang kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh nguyên liệu giấy có năng suất và giá trị kinh tế cao tại tỉnh Tuyên Quang, do Trung tâm Kinh tế Lâm nghiệp thực hiện đã giúp các đơn vị chủ rừng, hộ gia đình cá nhân trồng rừng nhìn thấy hiệu quả kinh tế khác biệt giữa rừng gỗ lớn với rừng nguyên liệu giấy. Trong giai đoạn 2020 - 2025, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này sẽ là giải pháp tích cực để tỉnh Tuyên Quang thực hiện được mục tiêu đưa năng suất rừng trồng lên 120 m/ha/chu kỳ 10 năm như Đề án Phát triển Kinh tế Lâm nghiệp đề ra. Có thể nói, mặc dù mức độ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp của tỉnh còn hạn chế (chiếm 8% vốn đầu tư so với các lĩnh vực khác), kết quả ứng dụng các nghiên cứu vào sản xuất lâm nghiệp hết sức khiêm tốn nhưng phần nào cũng đã có ảnh hưởng tích cực đến thành tựu phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục có sự đầu tư từ nguồn kinh phí của Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác thông qua thực hiện đề tài, dự án khoa học công nghệ cho lâm nghiệp, chúng tôi thấy rằng nên đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải để đạt hiệu quả cao. Đối với cây lâm nghiệp hoặc cây lâm sản ngoài gỗ có đặc điểm chu kỳ kinh doanh dài, muốn đánh giá hiệu quả phải có thời gian trên 5 năm trong khi như hiện nay thời gian thực hiện đề tài, dự án cấp tỉnh không quá 36 tháng, nhiều đề tài dự án chưa đủ thời gian nên mức độ đánh giá hiệu quả thiếu chính xác. Phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và bền vững là hướng đi mang tính chiến lược đối với tỉnh Tuyên Quang và ngành Lâm nghiệp. Do đó, cần sự quan tâm, hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp, tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp. Tỉnh mong muốn được tham gia và phối hợp thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp của Bộ và tổ chức nghiên cứu, đặc biệt là ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp như công nghệ sản xuất giống, các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao và tiến bộ kỹ thuật. 115
File đính kèm:
- ket_qua_ung_dung_khoa_hoc_cong_nghe_lam_nghiep_trong_phat_tr.pdf