Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030

Thực hiện Chiến lược nghiên cứu Lâm nghiệp đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 01/7/2008. Chiến lược đã đề ra 6 nội dung chính cần thực hiện là (i) Quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng, (ii) Chính sách và thể chế lâm nghiệp, (iii) Quản lý rừng bền vững, (iv) Môi trường rừng và đa dạng sinh học, (v) Lâm học và lâm sinh và (vi) Công nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản. Mặc dù còn một số tồn tại, song kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020, đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ với 277 giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia (đã hủy bỏ 49 giống), đưa năng suất rừng trồng các loài cây chủ lực (keo, bạch đàn) đạt bình quân 20 m/ha/năm, nhiều nơi lên đến 40 m/ha/năm; các kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng nhiều chính sách quan trọng của ngành; nhiều quy trình kỹ thuật được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâm nghiệp. Việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020, đồng thời xác định được những tồn tại và từ đó đề xuất một số định hướng nghiên cứu lâm nghiệp cho giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 1

Trang 1

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 2

Trang 2

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 3

Trang 3

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 4

Trang 4

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 5

Trang 5

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 6

Trang 6

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 7

Trang 7

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 8

Trang 8

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2520
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030

Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030
n cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị nhổ gốc cây, cày ngầm, 
cày chảo, cày không lật, v.v... 
2.2. Một số tồn tại, hạn chế 
 Mặc dù đã đạt được những kết quả nêu trên nhưng nghiên cứu KHCN lĩnh vực lâm nghiệp 
còn bộc lộ nhiều những tồn tại hạn chế: 
 - Các nghiên cứu KHCN lâm nghiệp trong giai đoạn gần đây chỉ tập trung chủ yếu cho 
nghiên cứu ứng dụng và triển khai góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành, các nghiên cứu về cơ 
bản còn ít được quan tâm nên chưa tạo được nền tảng cơ sở khoa học cho một số lĩnh vực lâm 
nghiệp, đặc biệt là các nghiên cứu về hệ sinh thái rừng tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng công 
nghệ cao trong chọn tạo giống, điều tra quy hoạch rừng, chế biến và bảo quản lâm sản, v.v... 
 - Cơ cấu cây trồng và giống cây trồng lâm nghiệp chưa được đa dạng hóa, chủ yếu tập trung 
vào các loài ngoại nhập keo, bạch đàn, các nghiên cứu về cây bản địa, rừng tự nhiên còn ít được 
quan tâm, dẫn đến nguy cơ làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng và có xu hướng thay thế 
rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới thành hệ sinh thái rừng trồng thuần loài không bền vững. 
 - Tiềm năng sản xuất nông lâm kết hợp, đặc biệt là trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ 
dưới tán rừng tự nhiên ở nước ta là rất lớn, song chưa được tận dụng và khai thác triệt để nên chưa 
nâng cao được giá trị gia tăng của rừng. 
 - Do đối tượng nghiên cứu của lâm nghiệp là cây rừng có chu kỳ kinh doanh dài nên cần có 
các nghiên cứu mang tính kế thừa, mặc dù Luật Lâm nghiệp đã quy định nghiên cứu theo chu 
kỳ cây rừng tuy nhiên trong thời gian qua ngành lâm nghiệp vẫn chưa xây dựng được chương 
trình nghiên cứu dài hạn để theo dõi và tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của sản 
xuất, đi đến các sản phẩm cuối cùng. 
 - Đa số các nhiệm vụ KHCN chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn (3-5 năm), sau khi 
kết thúc nhiệm vụ thì việc duy trì chăm sóc, bảo vệ các mô hình rừng thực nghiệm để tiếp tục 
theo dõi, đánh giá và tạo ra sản phẩm cuối cùng, có mô hình hoàn chỉnh là rất khó khăn do không 
có kinh phí theo dõi. 
 - Mặc dù đã có định hướng cho các lĩnh vực nghiên cứu, song một số nhiệm vụ được triển 
khai trước đây còn tản mạn và chưa tạo thành chuỗi. Ngoài ra, do số lượng nhiệm vụ KHCN và 
kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ KHCN lĩnh vực lâm nghiệp ít, số nhiệm vụ KHCN lĩnh vực 
lâm nghiệp không đều ở các lĩnh vực đã ảnh hưởng lớn đến các kết quả nghiên cứu, chưa đáp 
ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất. 
 - Nhiều kết quả nghiên cứu đã được công bố, đặc biệt là các nghiên cứu về quản lý lập địa và 
kinh doanh rừng gỗ lớn theo hướng bền vững nhưng việc chuyển giao vào sản xuất còn chậm và 
chưa hiệu quả. Bên cạnh đó một số nhiệm vụ mới được triển khai trên phạm vi hẹp, chưa có điều 
kiện mở rộng, đặc biệt là các khảo nghiệm mở rộng giống mới để chuyển giao vào sản xuất. 
 - Nguồn kinh phí đầu tư hàng năm cho nghiên cứu lâm nghiệp hạn chế, đội ngũ cán bộ khoa 
học tuy đã có bước trưởng thành, nhưng chưa đủ mạnh, số lượng cán bộ đầu đàn ít và thiếu ở 
nhiều lĩnh vực; cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn trong 
 11 
tình trạng chắp vá, thiếu các phòng nghiên cứu, thí nghiệm chuyên sâu về phân tích đất, môi 
trường, đa dạng sinh học. Máy móc, thiết bị kỹ thuật thu thập số liệu thiếu nhiều, một số lạc hậu 
dẫn đến chưa theo kịp sự phát triển của KHCN, đặc biệt là công nghệ ảnh viễn thám, công nghệ 
GIS, công nghệ gen, công nghệ sinh học hiện đại, v.v... 
 - Sản phẩm KHCN của một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ lâm nghiệp đưa vào ứng 
dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao còn hạn chế. 
 - Các vấn đề chính sách liên quan đến quyền sử dụng, các chính sách quản lý rừng tự nhiên 
trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với ngành lâm nghiệp, vấn đề tổ 
chức sản xuất đặc biệt với các công ty lâm nghiệp, vấn đề tài chính bền vững tại các ban quản lý 
rừng đặc dụng, phòng hộ, vấn đề bảo hiểm rừng trồng, v.v... vẫn còn bộc lộ rất nhiều tồn tại. 
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 
2021 - 2030 
3.1. Mục tiêu 
3.1.1. Mục tiêu chung 
 Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm thực 
hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 
phục vụ cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, 
nâng cao giá trị gia tăng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, gắn với tiến trình 
xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, đưa ngành lâm nghiệp trở 
thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. 
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 
 - Cung cấp cơ sở khoa học định hướng phát triển ngành theo hướng xã hội hóa nghề rừng, 
nghiên cứu đổi mới các mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát 
triển rừng bền vững; đề xuất các mô hình tài chính bền vững cho lâm nghiệp, mô hình nông, lâm, 
ngư kết hợp bền vững, phát huy chức năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường của rừng. 
 - Nâng cao hiệu quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, nâng cao tỷ 
trọng đóng góp của khoa học đối với phát triển của ngành, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu 
ngành lâm nghiệp, cụ thể như sau: 
 + Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến 
rừng; Kiểm soát tài nguyên rừng; Phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng. 
 + Đối với rừng sản xuất là rừng trồng: 
 i) Đến năm 2025: Góp phần nâng cao năng suất rừng trồng cây sinh trưởng nhanh (keo, 
bạch đàn) bình quân đạt 30 m/ha/năm; Cây bản địa và các loài cây khác đạt năng suất bình quân 
12-15 m/ha/năm. 
 ii) Đến năm 2030: Năng suất rừng trồng cây sinh trưởng nhanh (keo, bạch đàn) bình quân 
đạt 40 m/ha/năm; Cây bản địa và các loài cây khác đạt năng suất bình quân 15-20 m/ha/năm. 
 + Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có: Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn đa 
dạng sinh học, các nguồn gen của rừng, kể cả các nguồn lâm sản ngoài gỗ. 
 + Bảo vệ và phát huy giá trị phòng hộ của các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu 
nguồn và phòng hộ ven biển. 
12 
 + Cải tiến công nghệ trồng, chăm sóc và thâm canh rừng; ứng dụng công nghệ cao, công 
nghệ tiên tiến để phát triển ngành công nghiệp chế biến và bảo quản gỗ, lâm sản với quy mô vừa 
và nhỏ, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm lâm 
sản qua khâu chế biến. 
3.2. Định hướng các nội dung nghiên cứu 
3.2.1. Giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng 
 - Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả công nghệ Viễn thám, GIS trong đánh giá, theo dõi rừng và 
đất rừng. Nghiên cứu ứng dụng các loại ảnh mới, xử lý ảnh UAV, Lidar, v.v... và các phần mềm 
giải đoán ảnh viễn thám phục vụ đánh giá tài nguyên rừng, biên tập xây dựng bản đồ thành quả 
điều tra rừng. 
 - Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mã nguồn mở, cải tiến quy trình công nghệ xây dựng 
Cơ sở dữ liệu - Tài nguyên rừng quốc gia. 
 - Nghiên cứu cải tiến phương pháp, thiết bị đo đạc hiện đại để điều tra, thu thập số liệu TNR 
tại hiện trường. 
 - Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý CSDL mẫu vật Bảo tàng TNR Việt Nam; phần 
mềm quản lý hệ thống tư liệu Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, v.v... 
3.2.2. Chính sách và thể chế lâm nghiệp 
 - Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách tạo nguồn tài chính bền vững cho các khu 
rừng đặc dụng tại Việt Nam; chính sách bảo hiểm rừng trồng; liên kết trong lâm nghiệp nhằm 
nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh rừng. 
 - Nghiên cứu các giải pháp kinh tế - kỹ thuật và cơ chế chính sách để quản lý bền vững rừng 
tự nhiên; đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường và hội nhập. 
 - Nghiên cứu, dự báo thị trường đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Giải pháp hỗ trợ phát triển thị 
trường lâm sản, hỗ trợ liên kết chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp. 
 - Nghiên cứu các giải pháp đầu tư hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị 
hoạt động công ích trong lâm nghiệp. Huy động, khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách cho 
phát triển Lâm nghiệp. 
 - Nghiên cứu sử dụng các giá trị nhiều mặt của rừng, lượng giá giá trị kinh tế của rừng để 
khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả; các giải pháp để khai thác giá trị nhiều mặt của rừng 
(tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng). 
 - Nghiên cứu về cơ chế và chính sách phát triển rừng quy mô hộ gia đình; chính sách phát 
triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn. 
 - Nghiên cứu chính sách đối với quản lý rừng ven biển, quản lý và phát triển dịch vụ môi 
trường rừng, đổi mới lâm trường quốc doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp và các chính sách nhằm 
thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
3.2.3. Quản lý rừng bền vững 
 - Nghiên cứu hoàn thiện các kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động; các kỹ thuật sử dụng bền 
vững tài nguyên rừng. 
 - Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm truy suất nguồn gốc gỗ hợp pháp, 
thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. 
 13 
 - Nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật lâm sinh để quản lý rừng 
tự nhiên bền vững, thiết lập được hệ thống rừng chuẩn; kỹ thuật để dẫn dắt rừng về cấu trúc 
mong muốn; các mô hình sản lượng và động thái diễn biến tài nguyên rừng; các phương thức sử 
dụng bền vững rừng. 
 - Nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng gỗ lớn bền vững có chứng chỉ với mục tiêu là 
tăng sản xuất bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường cải thiện lập địa và tăng cường sức khỏe 
của rừng. 
3.2.4. Môi trường rừng và đa dạng sinh học 
 - Nghiên cứu các giải pháp và biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển hệ thống rừng 
phòng hộ ven biển nhằm thích ứng với BĐKH; tuyển chọn và phát triển các giống cây trồng lâm 
nghiệp; các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng vùng trong điều kiện BĐKH. 
 - Nghiên cứu, đánh giá mức độ suy thoái đất nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất, thử nghiệm 
các giải pháp khắc phục cho từng vùng sinh thái và các địa phương trên phạm vi cả nước. 
 - Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung phương pháp luận về hạch toán tài khoản lâm 
nghiệp quốc gia. 
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng 
phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển; các giải pháp sử dụng đất giảm phát thải khí nhà kính 
và tăng cường trữ lượng carbon của rừng. 
 - Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu vùng đất 
ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
 - Nghiên cứu, cập nhật đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng quốc gia 
(FREL/FRL) và thực hiện Hệ thống Đo đạc, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV); hệ thống chia sẻ 
lợi ích (BDS) cho REDD+. 
 - Nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên, cơ sở khoa học và 
các giải pháp tổng hợp cho phục hồi đất và hệ sinh thái thoái hóa; phục hồi cảnh quan và các 
hệ sinh thái đặc thù; phát triển các mô hình trồng rừng carbon thấp; mô hình tăng trưởng xanh; 
mô hình lâm nghiệp thông minh thích ứng BĐKH. 
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đa dạng sinh 
học, kết nối hành lang đa dạng sinh học. 
 - Nghiên cứu gắn kết bảo tồn tại chỗ cây trồng rừng bản địa tại các khu rừng đặc dụng. Sưu 
tập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen các loài thực vật quý hiếm trong lâm nghiệp. Nghiên cứu 
cơ sở khoa học và giải pháp về bảo tồn và khai thác bền vững đa dạng sinh học; khai thác và phát 
triển nguồn gen. 
3.2.5. Lâm học và kỹ thuật lâm sinh (rừng tự nhiên, rừng trồng, LSNG) 
 - Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân 
giống cây trồng lâm nghiệp gồm cây sinh trưởng nhanh, cây bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ có 
năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh cao tại một số vùng trọng điểm. 
 - Nghiên cứu các biện pháp thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng 
rừng hỗn loài; trồng cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao. 
 - Nghiên cứu các giải pháp, biện pháp kỹ thuật phục hồi các trạng thái rừng tự nhiên nghèo 
kiệt ở các vùng sinh thái. 
14 
 - Nghiên cứu các giải pháp phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng; chọn 
giống kháng sâu, bệnh hại rừng. 
 - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (giống, kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn) vào sản xuất, phát 
triển rừng trồng gỗ lớn. 
 - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về lập địa, lâm học, kỹ 
thuật nhân giống, gây trồng các loài cây trồng rừng chính và chủ lực,... phục vụ quản lý ngành 
Lâm nghiệp. 
 - Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu cơ sở, cơ bản về đặc tính sinh lý sinh thái cá thể và quần thể 
các hệ sinh thái rừng; về đất đai và lập địa; về khí hậu thủy văn rừng; về công nghệ cao,... theo 
hướng thâm canh rừng tự nhiên. 
 - Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn giống cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực, có thế mạnh, 
phù hợp với điều kiện của từng vùng kinh tế - sinh thái theo hướng nâng cao năng suất, chất 
lượng, giá trị và tính bền vững của rừng trồng. 
 - Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và thiết bị khai thác, sơ chế, chế biến và bảo quản 
các sản phẩm LSNG theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng sản 
phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. 
3.2.6. Công nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản 
 - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất các nguyên vật liệu phụ trợ cho sản 
xuất đồ mộc: keo dán, sơn phủ, vật liệu trang sức đáp ứng tiêu chuẩn đồ mộc xuất khẩu và thân 
thiện với môi trường. 
 - Nghiên cứu sử dụng các loài gỗ rừng trồng sinh trưởng nhanh làm nguyên liệu cho công 
nghiệp sản xuất ván sợi, ghép thanh, ván dán và đồ mộc. 
 - Rà soát hệ thống các tiêu chuẩn đã công bố; xây dựng các tiêu chuẩn mới có tính cấp thiết 
phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất và thương mại. 
 - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình công nghệ sấy, bảo quản cho gỗ và lâm sản 
có năng suất cao, chất lượng tốt và thân thiện môi trường. 
 - Nghiên cứu công nghệ sử dụng hiệu quả thứ liệu, phế liệu trong công nghiệp chế biến lâm 
sản. Tập trung nghiên cứu theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch trong công nghiệp chế 
biến lâm sản. 
 - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình công nghệ chế biến và bảo quản song, mây, tre, 
trúc; nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ, tre nứa và các nguyên vật liệu phụ trợ. 
 - Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm ván nhân tạo, đồ mộc, 
hàng thủ công mỹ nghệ. 
 - Phát triển công nghệ thiết kế sản phẩm và tạo lập thương hiệu gỗ Việt. 
3.2.7. Một số lĩnh vực nghiên cứu mới 
 - Lâm nghiệp cảnh quan, lâm nghiệp đô thị và thiết kế mảng xanh. 
 - Công nghiệp thiết kế và chế tạo sản phẩm gỗ và lâm sản. 
 - Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp. 
 - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đối với lĩnh vực lâm nghiệp, v.v... 
 TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP 
 15 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_thuc_hien_chien_luoc_nghien_cuu_lam_nghiep_giai_doan.pdf