Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030

Trong giai đoạn 2011-2020, nhờ có nhiều chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành lâm nghiệp và nhiều chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, có gần 100 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và khuyến lâm lĩnh vực lâm sinh đã và đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào gây trồng các loài cây đa tác dụng, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ ven biển và phòng trừ sâu bệnh hại một số loài cây trồng chủ yếu. Các kết quả nghiên cứu chính đạt được trong giai đoạn này bao gồm cơ sở khoa học và hướng dẫn kỹ thuật trồng các loài cây đa tác dụng như Quế, Cóc hành, Bời lời, Trôm, Óc chó, Ươi, Xoay, Vù hương; cây lâm sản ngoài gỗ như Lai, Mắc ca, Sâm lai châu, Tam thất hoang, Sở, Sơn tra, Thảo quả, Chè hoa vàng, Tơm T’rưng, Huyết đằng lông, Bương lông, Tre ngọt, Lùng; cây gỗ lớn bản địa như Vối thuốc, Gáo trắng, Gáo vàng, Sồi phảng, Xoan nhừ, Xoan đào, Sa mộc, Huỷnh, Thanh thất, Chiêu liêu, Dẻ đỏ, Bời lời vàng, Lát hoa, Sấu tía. Xác định được cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật tổng hợp trồng lại rừng sau khai thác keo và bạch đàn; trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn keo và bạch đàn. Xác định được cơ sở khoa học và hướng dẫn kỹ thuật tổng hợp trồng một số loài cây rừng ngập mặn như Đâng, Mắm biển, Vẹt bông đỏ, Đưng, Sú đỏ, Dà vôi, Bần trắng và Bần không cánh. Xác định được cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật phòng trừ mọt đục thân và bệnh chết héo và mục ruột các loài keo; Sâu róm và sâu đục nõn thông; Sâu bệnh hại cây Quế; Chế tạo được một số chế phẩm sinh học cho cây lâm nghiệp. Xây dựng được 6 TCVN liên quan đến chuyển hóa rừng gỗ lớn và yêu cầu lập địa một số loài cây trồng chủ lực; xây dựng được bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững. Các kết quả chuyển giao chủ yếu là thông qua các dự án nông thôn miền núi, sản xuất thử nghiệm và khuyến lâm, nhờ đó, đã cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng được hàng nghìn ha mô hình trình diễn trồng rừng sản xuất gỗ lớn các loài Keo tai tượng, keo lai, Keo lá tràm, Thông caribea; hàng trăm ha các loài cây lâm sản ngoài gỗ như Quế, Bời lời đỏ, Mắc ca; hàng trăm ha rừng chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Một số tồn tại, hạn chế về nghiên cứu lâm sinh trong giai đoạn này như ít các nghiên cứu về rừng tự nhiên; Chưa chú trọng tới nghiên cứu nâng cao chất lượng rừng và gỗ; Chưa có nhiều các tiến bộ kỹ thuật cho nhóm loài cây bản địa; Công tác chuyển giao còn dựa nhiều vào nhiệm vụ đặt hàng như sản xuất thử nghiệm và khuyến nông mà chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao thông qua dịch vụ tư vấn. Vì vậy, một số định hướng nghiên cứu và chuyển giao trong giai đoạn tới 2021-2030 như nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp một cách bền vững thông qua tiếp tục nghiên cứu nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cung cấp gỗ và LSNG; nâng cao giá trị sản xuất tổng hợp từ rừng tự nhiên; đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; và đẩy mạnh chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 1

Trang 1

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 2

Trang 2

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 3

Trang 3

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 4

Trang 4

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 5

Trang 5

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 6

Trang 6

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 7

Trang 7

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 8

Trang 8

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 9

Trang 9

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 1860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sinh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030
ng gỗ nhỏ 
thành rừng gỗ lớn đối với một số loài keo lai, Keo tai tượng; mô hình trình diễn các biện pháp về 
phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp cho các loài keo, bạch đàn, thông, Lát hoa, Quế,... 
2.2.2. Đối với rừng tự nhiên 
 Xác định được diễn biến rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên, xây dựng bộ tiêu chí 
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp rừng phòng hộ đầu 
nguồn ở Tây Nguyên. Xác định các giai đoạn diễn thế và xây dựng được bản đồ phân bố 
các loại diễn thế rừng và các giải pháp phục hồi rừng cho Khu dự trữ sinh quyển ở Đồng 
Nai. Đã đánh giá tài nguyên, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. 
Từ các kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp phù hợp trong quản lý bền vững hệ sinh 
thái rừng tự nhiên ở một số vùng nghiên cứu. 
 Xác định được khả năng hấp thụ carbon của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường 
xanh, và rụng lá ở Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng lưu trữ carbon cho 
rừng tự nhiên ở Tây Nguyên. 
2.2.3. Sinh thái và môi trường rừng 
 Đối với rừng phòng hộ ven biển, đã xác định được thành phần loài và biện pháp kỹ thuật 
tổng hợp để gây trồng các loài cây rừng ngập mặn trên dạng đá, cát, sỏi, vụn san hô như: Đâng, 
Mắm biển, Vẹt bông đỏ, Đưng, Sú đỏ, Dà vôi, Bần trắng, Bần không cánh. 
 Xác định một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại một số vùng sinh thái trọng điểm 
ven biển. 
 Xác định được tiềm năng tích lũy sinh khối của một số hệ sinh thái rừng chính tại Việt 
Nam làm cơ sở để lượng hóa giá trị carbon của rừng. 
 Xác định được một số cơ sở khoa học trong việc đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn 
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng như: đánh giá được thực trạng quản lý sử 
dụng, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn tại Cà Mau, giá trị lưu trữ, hấp thụ carbon của 
rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng; xây dựng tiêu chí và phân loại lập địa rừng ngập mặn khó 
khăn ở các tỉnh miền Bắc; đánh giá được thực trạng, phân tích các nguyên nhân suy thoái và đề 
xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái tại một số vùng sinh thái trọng 
điểm ven biển Việt Nam (Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ). 
 Đã ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng các mô hình trình diễn các giải pháp kỹ 
thuật phục hồi rừng và quản lý tổng hợp rừng ngập mặn suy thoái tại Bắc Bộ, miền Trung, Đông 
 57 
Nam Bộ và Tây Nam Bộ; mô hình cải tạo rừng ngập mặn tự nhiên tại Quảng Ninh; mô hình thí 
điểm về quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng 
Ninh và Cà Mau. 
2.2.4. Bảo vệ rừng 
 Xác định được thành phần các loài sâu, bệnh hại, đặc điểm sinh học của sâu và biện pháp 
phòng, trừ sâu, bệnh hại cho nhiều loài cây trồng ở các vùng sinh thái (một số loài keo, thông, bạch 
đàn, Quế...). Xác định được thành phần loài và đặc điểm sinh học của sâu, bệnh hại lá, quả Sơn tra 
tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc. Nghiên cứu xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của nấm 
Ceratocystis manginecans và biện pháp phòng trừ bệnh chết héo trên keo lai, Keo lá tràm và Keo 
tai tượng bằng thuốc hóa học, sinh học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Xác định đặc điểm sinh 
học, sinh thái loài Sâu róm thông và Sâu róm 4 túm lông; mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai; 
xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị sâu đục ngọn của Lát hoa. 
 Phân lập và tuyển chọn được nhiều chủng giống vi sinh vật (VSV) để sản xuất các chế phẩm 
vi sinh phục vụ trồng rừng và phòng cháy chữa cháy rừng như: chủng VSV phân giải xenlulo có 
hoạt tính sinh học cao; bộ chủng giống VSV đối kháng với nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn do 
nấm; bộ chủng giống VSV phân giải lân; các chủng giống nấm dược liệu. Tạo được chế phẩm 
sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng, gồm hỗn hợp vi sinh vật phân giải xenlulo 
và vi sinh vật sinh màng nhầy Polysacarit có khả năng phân hủy được 70% vật liệu cháy dưới tán 
rừng thông và tăng 10% độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán rừng trước mùa khô, an toàn và thân 
thiện với môi trường. 
 Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận TBKT về quy trình sản xuất và ứng dụng chế 
phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén MF1 áp dụng cho cây thông và MF2 áp dụng cho cây 
bạch đàn vùng đất nghèo dinh dưỡng; quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro và sản xuất chế 
phẩm AM; Quy trình sản xuất chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (A. mycorrhiza) in vitro dạng 
bột cho cây lâm nghiệp nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng rừng cho một số loài cây. 
2.2.5. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 
 Thực hiện Đề án QLRBV và CCR của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2016, Viện Khoa học 
lâm nghiệp Việt Nam đã xây dựng bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia được ban hành kèm theo 
Thông tư 28/2018/TT-BTTPTNT. 
 Thực hiện Đề án thực hiện QLRBV và CCR của Chính phủ theo Quyết định 1288/QĐ-TTg 
năm 2018, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp xây 
dựng Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS) bao gồm xây dựng các bộ tiêu chuẩn QLRBV, 
quản lý rừng theo nhóm, chuỗi hành trình sản phẩm... Hệ thống VFCS đã được vận hành và Viện 
đã tư vấn cho 2 công ty cao su trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng 
phương án QLRBV và cấp chứng chỉ rừng; đã được tổ chức cấp chứng chỉ rừng GFA cấp chứng 
chỉ VFCS/FM-CoC cho tổng diện tích là 7.412 ha trong năm 2019. Hệ thống VFCS đã được 
Chương trình chứng chỉ rừng quốc tế PEFC đánh giá và chuẩn bị chứng nhận Hệ thống đảm bảo 
theo các yêu cầu của PEFC cho phép sử dụng nhãn mác của PEFC. 
2.3. Một số kết quả chính trong chuyển giao kỹ thuật lâm sinh 
 Các hình thức chuyển giao đã và đang được áp dụng chủ yếu là thông qua các dự án nông 
thôn miền núi, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án khuyến lâm. Đối với các dự án nông thôn 
miền núi đang được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện đã có 4 dự án chuyển giao kỹ 
58 
thuật trồng rừng Thông caribea cho các doanh nghiệp và chủ rừng trồng hàng trăm ha rừng tại 
một số tỉnh như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang và Cao Bằng bằng nguồn giống được công nhận. 
 Đối với dự án sản xuất thử nghiệm, trong giai đoạn 2011-2020 có một số dự án cấp Bộ đã 
hoàn thành chủ yếu liên quan đến trồng khảo nghiệm mở rộng một số giống mới kết hợp thử 
nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Về lĩnh vực lâm sinh, đã hoàn thành dự án “Hoàn thiện 
quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn Keo tai tượng và keo lai” (2015-
2018). Dự án đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật và được công nhận 2 tiến bộ kỹ thuật về tỉa 
thưa để chuyển hóa rừng cho 2 loài Keo tai tượng và keo lai; đã xây dựng được 85 ha mô hình 
chuyển hóa cho 2 loài cây và các đơn vị phối hợp đã áp dụng mở rộng thêm hàng trăm ha. 
 Hình thức chuyển giao phổ biến nhất trong lĩnh vực lâm sinh là thông qua các dự án khuyến 
nông. Đã có hàng nghìn ha rừng trồng thâm canh sản xuất gỗ lớn các loài Keo tai tượng, keo lai, 
Keo lá tràm, Thông caribea và hàng trăm ha các loài cây lâm sản ngoài gỗ như Quế, Bời lời đỏ, 
Mắc ca và các loài cây dược liệu được xây dựng thông qua cung cấp giống và tập huấn chuyển 
giao các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến. 
 Ngoài ra, thông qua các hợp đồng dịch vụ tư vấn chuyển giao, nhiều biện pháp và tiến bộ kỹ 
thuật lâm sinh được chuyển giao cho các dự án trồng rừng và phát triển rừng, các doanh nghiệp 
sản xuất lâm nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn 
chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất lâm nghiệp lớn như xây dựng các quy trình trồng 
rừng, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng rừng và quản lý rừng bền vững cho Tổng công ty 
Giấy Việt Nam và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; tư vấn xây dựng phương án QLRBV và 
cấp CCR cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. 
2.4. Một số tồn tại và hạn chế về kết quả nghiên cứu và chuyển giao 
2.4.1. Về nghiên cứu 
 - Đối với rừng trồng: Các nghiên cứu chủ yếu tập trung nâng cao năng suất mà ít chú trọng 
tới nâng cao chất lượng gỗ, đặc biệt là gỗ đủ tiêu chuẩn đóng đồ mộc xuất khẩu thay thế một số 
loại gỗ nhập khẩu. Các kết quả nghiên cứu trồng cây bản địa cung cấp gỗ lớn hoặc LSNG chưa 
thực sự đạt được kết quả nổi bật, do chưa được quan tâm đúng mức và gặp nhiều khó khăn về 
hiện trường, mới chỉ dừng lại ở khâu kỹ thuật gây trồng rừng (4 - 5 năm), chưa ra các sản phẩm 
từ rừng hoặc công nhận giống. Do đó, ít có giống và TBKT được công nhận cho nhóm các loài 
cây bản địa. 
 - Đối với rừng tự nhiên: Nghiên cứu cơ sở lâm học cho phục hồi và quản lý bền vững rừng 
tự nhiên ít được quan tâm trong giai đoạn gần đây. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy, 
trên 70% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam là rừng nghèo và nghèo kiệt, đặc biệt là đối với 
3,95 triệu ha rừng phòng hộ và 4,26 triệu ha rừng sản xuất. Đối với rừng tự nhiên phòng hộ, chủ 
yếu đang được khoanh nuôi bảo vệ mà chưa có các giải pháp tác động lâm sinh nhằm làm tăng 
khả năng phòng hộ kết hợp đem lại nguồn thu từ rừng cho chủ rừng. Đối với rừng tự nhiên sản 
xuất, 3/4 diện tích được giao cho chủ rừng là cộng đồng dân cư và hộ gia đình. Với năng lực kỹ 
thuật và tài chính hạn chế, hầu hết những diện tích này chưa được áp dụng các biện pháp lâm 
sinh gì để gia tăng vốn rừng và có thể đem lại hiệu quả về kinh tế. Thậm chí ở một số nơi, rừng 
còn chuyển đổi trái phép sang rừng trồng hoặc khai thác lâm sản trái phép làm cho rừng càng trở 
nên nghèo hơn. Tương tự như vậy, diện tích rừng tự nhiên sản xuất đang quản lý bởi các doanh 
nghiệp và tổ chức cũng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi tự nhiên là chính. Do không 
đem lại nguồn lợi gì trừ một số kinh phí ít ỏi cho bảo vệ rừng, rừng tự nhiên sản xuất đang còn là 
gánh nặng cho chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ. 
 59 
 Việt Nam là nước tiên phong trong thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. 
Đến nay qua 10 năm thực hiện, mặc dù đã đem lại nhiều kết quả rất đáng kể, nhưng một số tồn 
tại, hạn chế cần được giải quyết để mang lại hiệu quả lớn hơn, như việc áp dụng hệ số K không 
phù hợp, cơ sở khoa học để xác định đúng đắn giá trị môi trường rừng, từ đó khuyến khích phát 
triển rừng. 
 Chính phủ đang quyết liệt thực hiện QLRBV. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cơ sở khoa học 
cho QLRBV bao gồm cả bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, môi trường, sinh thái, nguồn 
nước và nhiều giá trị khác từ rừng tự nhiên còn rất hạn chế. 
2.4.2. Về chuyển giao 
 Mặc dù có khá nhiều kết quả nghiên cứu về lâm sinh có triển vọng, đặc biệt là kỹ thuật nhân 
giống và gây trồng nhiều loài cây bản địa đa tác dụng đang được quan tâm trong sản xuất. Tuy 
nhiên, các kết quả đó chưa được công nhận thành các tiến bộ kỹ thuật hoặc giải pháp hữu ích để 
có thể nhanh chóng chuyển giao áp dụng trong thực tiễn. Các kết quả chuyển giao vẫn chủ yếu 
dựa vào các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước như sản xuất thử nghiệm, 
khuyến nông, mà chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao thông qua dịch vụ tư vấn. Các nội 
dung chuyển giao chưa đa dạng, chủ yếu vẫn dựa vào kết quả về giống cây trồng được công nhận 
và kết hợp để chuyển giao kỹ thuật lâm sinh, chứ chưa hoàn toàn xuất phát từ các tiến bộ kỹ 
thuật lâm sinh. Đối tượng chuyển giao chủ yếu tập trung vào nhóm các loài cây mọc nhanh và rất 
ít loài cây bản địa hoặc cây lâm sản ngoài gỗ. 
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI
ĐOẠN 2021 - 2030 
3.1. Mục tiêu định hướng và chuyển giao 
 Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới, định 
hướng nghiên cứu lĩnh vực lâm sinh cần đáp ứng một số mục tiêu sau: 
 - Nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp thông qua nâng cao năng suất và chất lượng rừng 
trồng cung cấp gỗ và LSNG bền vững, đáp ứng nhu cầu gỗ và lâm sản cho tiêu dùng trong nước 
và xuất khẩu; 
 - Nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp từ rừng tự nhiên thông qua nâng cao các giá trị tổng 
hợp của rừng; 
 - Nâng cao chất lượng và giá trị của rừng thông qua việc đẩy mạnh công tác quản lý rừng 
bền vững và chứng chỉ rừng. 
 - Nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp thông qua đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học 
và công nghệ vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm từ rừng. 
3.2. Định hướng nghiên cứu và chuyển giao 
3.2.1. Rừng trồng sản xuất gỗ 
 - Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ xẻ chất lượng cao nhằm 
nâng cao năng suất và chất lượng gỗ để thay thế được một số loại gỗ nhập khẩu, gắn với giống được 
cải thiện và xác định lập địa thích hợp; tập trung cho các loài cây trồng rừng chủ lực ở các vùng sinh 
thái lâm nghiệp trọng điểm (Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT). 
 - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn hạn 
chế bị ảnh hưởng của gió bão. 
60 
 - Nghiên cứu mô hình trồng rừng phòng hộ kết hợp cho các sản phẩm có giá trị kinh tế. 
3.2.2. Rừng tự nhiên và sinh thái môi trường rừng 
 - Nghiên cứu phục hồi, nâng cao năng suất và chất lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất 
bằng các loài cây gỗ lớn bản địa và cây LSNG có giá trị nhằm nâng cao giá trị kinh tế, kết hợp 
bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. 
 - Nghiên cứu phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên theo hướng đa chức năng. 
 - Nghiên cứu lập địa, lựa chọn loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cho vùng 
cửa sông, ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số vùng sinh thái trọng điểm. 
3.2.3. Lâm sản ngoài gỗ và nông lâm kết hợp 
 - Nghiên cứu phát triển LSNG dưới tán rừng trồng cây gỗ lớn chu kỳ dài, giúp chủ rừng có 
thu nhập trung gian, khuyến khích chủ rừng trồng rừng gỗ lớn. 
 - Nghiên cứu phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu theo chuỗi giá trị, phục 
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
 - Tiếp tục nghiên cứu trồng thâm canh một số loài cây trồng đa mục đích có giá trị cao đặc 
trưng cho các vùng sinh thái lâm nghiệp. 
 - Nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở một 
số vùng sinh thái khó khăn. 
3.2.4. Bảo vệ rừng 
 - Tập trung nghiên cứu phòng trừ bệnh chết héo (Ceratocystis), mục ruột và sâu đục thân các 
loài keo bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. 
 - Tiếp tục nghiên cứu thành phần loài và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại một số 
loài cây trồng rừng chủ lực hiện nay ở một số vùng sinh thái. 
 - Tiếp tục nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với một số loài cây lâm 
nghiệp chủ lực có tính kháng sâu, bệnh hại cao. 
3.2.5. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ quản lý 
 - Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật lĩnh vực phục vụ thực hiện QLRBV và chứng chỉ 
rừng và các TCVN phục vụ công tác quản lý ngành. 
 - Rà soát, cập nhật và ban hành các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật về lâm sinh. 
3.2.6. Chuyển giao 
 Rà soát các kết quả nghiên cứu có triển vọng, các TBKT để đưa vào sản xuất thử nghiệm 
và khuyến lâm. Thúc đẩy liên kết với các đơn vị sản xuất và các dịch vụ chuyển giao khoa 
học công nghệ. 
 61 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_va_chuyen_giao_cong_nghe_linh_vu.pdf