Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Việt Nam đã trải qua 3 lần bùng phát dịch COVID-19 trong vòng hơn một năm qua. Mặc dù

được xem là đã có những thành tựu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: vừa

đảm bảo phòng chống, dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, song vẫn còn có nhiều vấn đề

đặt ra và cần phải giải quyết hợp lý trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh mới của việc đối

phó với dịch COVID-19 trên thế giới. Bài viết này tập trung nêu lên một số quan điểm về kết nối

thị trường trong điều kiện tác động của đại dịch COVID-19, từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp

đảm bảo sự kết nối thị trường.

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5940
Bạn đang xem tài liệu "Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19
RIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
459
Trong bối cảnh khó khăn đó, việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam 
- EU (EVFTA) đã có tác động to lớn để thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất khẩu của Việt 
Nam sang thị trường EU có mức tăng cao: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 
9, 10 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD; tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so cùng kỳ 
năm 2019. Năm 2020, Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong 
đó, 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD 
và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD. 
Những kết quả đạt được trong thương mại quốc tế đã tạo tiền đề và cơ sở để thúc đẩy ngoại 
thương, duy trì sự kết nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Song, diễn biến 
dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn khó đoán định. Vì vậy, trong thời gian 
tới, chúng ta vẫn cần đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự thông 
suốt với thị trường nước ngoài.
Một là, cần bám sát những diễn biến của thị trường nước ngoài nhất. Thông qua hệ thống 
thương vụ, cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài để tiếp tục theo sát diễn biến tình hình thị 
trường, nhất là tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở các thị trường đối tác lớn, quan trọng 
của Việt Nam nhằm kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ; chủ động triển khai các biện pháp nhằm 
tận dụng cơ hội thị trường, giảm khó khăn, tác động bất lợi đối với hoạt động xuất - nhập khẩu 
của Việt Nam của Việt Nam. 
Hai là, tập trung khai thác lợi thế, thuận lợi và khắc phục những thách thức trong thực thi 
EVFTA và các chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu của Chính phủ để thúc đẩy các hoạt động ngoại 
thương, tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác, cần rà soát pháp luật trong quá trình 
thực thi các FTA để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung đã cam kết, 
bảo đảm tính nhất quán của hệ thống luật pháp. Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp định hướng 
sự phát triển các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu, xây dựng các chương trình hỗ trợ nâng cao 
năng lực cạnh tranh, kết hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng công 
nghệ cho các ngành hàng, doanh nghiệp phù hợp cam kết quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 
mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh đơn giản hóa 
thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí các cơ quan chức 
năng cũng cần hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các cơ hội mới từ việc triển khai 
các hiệp định FTA đã có hiệu lực như: CPTPP và EVFTA.
Ba là, hiện tại, nhiều nước đang đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh bằng biện pháp đẩy nhanh 
tốc độ và quy mô tiêm vắc-xin toàn quốc. Do đó, khi quy mô và kết quả của việc tiêm vắc-xin 
đã tạo được lá chắn cơ bản để phòng, chống dịch COVID-19 thì tất yếu các biện pháp đóng cửa, 
hạn chế giao thương sẽ giảm dần. Thị trường sẽ dần được khơi thông, đây là điều kiện thuận 
lợi cho xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta vào một số thị trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc 
tiêm vắc-xin cho người dân, các biện pháp phòng, chống dịch khác cũng vẫn sẽ được áp dụng 
ở những mức độ khác nhau. Từ đó cho thấy, việc xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa các nước vẫn 
cần thiết phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh của các nước. Các doanh nghiệp 
xuất - nhập khẩu của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu của các nước để thực hiện nghiêm 
túc các yêu cầu này. Mặt khác, cũng phải tính đến các yêu cầu mới do các nước đặt ra về hàng 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
460
hóa xuất - nhập khẩu trong điều kiện dịch nhằm tránh việc lây lan bệnh dịch từ hàng hóa. Chính 
phủ cũng cần ưu tiên tiêm vắc-xin cho những người trực tiếp làm các công tác giao dịch trong 
hoạt động xuất - nhập khẩu.
Bốn là, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: hải quan, 
thuế, cảng biển, biên phòng cần hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ những 
khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
2.2. Đối với thị trường trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa 
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá 
thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ 
hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu 
đối với cuộc sống như: lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; 
nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục chịu ảnh 
hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm. 
Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, Đảng, Nhà nước đã hết sức quan tâm chỉ đạo công tác 
phòng, chống dịch, huy động sức lực của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích vừa chống dịch đã đạt 
kết quả tốt vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. 
Ngày 04/3/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, 
giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó 
với dịch COVID-19. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, các cơ quan chức năng 
đã và đang triển khai nhiều gói hỗ trợ và biện pháp thiết thực để doanh nghiệp tăng sức đề kháng, 
từng bước bình thường hóa hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, tăng 
cường chuyển đổi số và xúc tiến thương mại nhờ đó, sản xuất và lưu thông hàng hóa trong 
năm 2020 đã được cố gắng duy trì và đảm bảo. Tuy vậy, nhiều thị trường không tránh khỏi tình 
trạng bị cô lập, đứt đoạn. Đối với các mặt hàng, đặc biệt là nông sản tươi sống, khó bảo quản bị 
ứ đọng, hư hỏng khá nhiều, lưu thông hàng hóa qua các vùng dịch rất khó khăn, nhất là vùng là 
đầu mối giao thương như Đà Nẵng (đợt dịch thứ 2). Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn khi dịch 
bùng phát đợt 3 tại Hải Dương, Quảng Ninh... Nông sản đang trong thời vụ thu hoạch không thể 
tới được các thị trường và chắc chắn thiệt hại kinh tế của nông dân là không hề nhỏ. 
Kết luận của Bộ Chính trị số 77-KL/TW ngày 29/5/2020 về chủ trương khắc phục tác động 
của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước đã đề ra nhiều giải pháp 
cấp bách như: tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài 
chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục 
và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một 
số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2020; đẩy mạnh 
giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công - chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư 
công năm 2020.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
461
Kết luận 77-KL/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh, cần tập trung phát triển mạnh thị trường 
trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong 
trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn 
hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. 
Trong các đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam, đặc biệt là đợt 2 và 3, sự đứt gãy, 
gián đoạn thị trường, chia cắt sản xuất với thị trường đã phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải 
quyết. Từ thực tiễn, tác giả đề xuất một số ý kiến về việc kết nối thị trường trong nước như sau:
Một là, cần nhanh chóng rút kinh nghiệm trong tổ chức vừa phòng, chống dịch tích cực vừa 
duy trì được sự kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ 
giữa các địa phương và các cơ quan ban, ngành trong việc phối hợp để duy trì lưu thông hàng 
hóa trong điều kiện dịch. Thực tế cho thấy thời gian qua, công tác phối hợp này còn yếu và không 
đồng bộ, mỗi địa phương nhận thức và thực hiện khác nhau nên không tìm được tiếng nói chung.
Hai là, cần có sự chỉ đạo thống nhất các quy định chung trong lưu thông hàng hóa, nhất là 
khi giữa các địa phương không thống nhất về các quy định gắn với lưu thông hàng hóa, cách làm 
khác nhau dẫn đến tắc nghẽn lưu thông.
Ba là, cần khẩn trương xây dựng các kịch bản đảm bảo lưu thông hàng hóa trong điều kiện 
bùng phát dịch, nhất là đối với các mặt hàng nông sản có tính thời vụ cao. Từ kinh nghiệm nông 
sản Hải Dương, khi dịch bùng phát trùng với thời gian thu hoạch rau màu, hoa quả đã gây thiệt 
hại lớn do không thể vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thu mua bị hủy. Việc tổ chức giải cứu bằng 
một số biện pháp cấp bách song có tính thụ động này chỉ giảm nhẹ được phần nào. 
Hiện chúng ta chưa thể khẳng định là dịch còn tiếp tục bùng phát hay không nhưng việc xây 
dựng các kịch bản này là cần thiết để đối phó kịp thời khi dịch có diễn biến xấu nhất là các vùng 
sản xuất nông sản tập trung quy mô lớn như: vùng rau, hoa quả Đà Lạt, vùng vải thiều Bắc Giang, 
nhãn Hưng Yên, vùng cây công nghiệp, hoa quả Tây Nguyên, vùng nho Ninh Thuận Ở mỗi 
vùng này, các địa phương cần có sẵn kế hoạch vận chuyển hàng hóa ra vào vùng nếu dịch xảy ra, 
kế hoạch này cần có sự thống nhất giữa các địa phương, nhất là vùng sản xuất và vùng tiêu thụ 
để có thể triển khai thực hiện ngay khi có dịch xảy ra.
Trong xây dựng các kịch bản đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong điều kiện dịch, 
cần cụ thể hóa các lực lượng tham gia, phương tiện tham gia và các điều kiện chung về lưu thông 
hàng hóa. Bộ Y tế cần ban hành các quy định cụ thể về lưu thông hàng hóa trong điều kiện dịch 
bệnh như: điều kiện về hàng hóa, điều kiện về phương tiện vận chuyển, điều kiện về người tham 
gia vận chuyển trong vùng dịch, giữa vùng dịch và vùng không dịch, hoặc vận chuyển hàng 
hóa đi qua vùng dịch. Kịch bản lưu thông hàng hóa cần có nhiều phương án, phù hợp với mức độ 
diễn biến dịch, với mức độ giãn cách xã hội theo các Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg, 
Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 
Bốn là, cần phải phát huy vai trò và ưu thế của thương mại điện tử trong lưu thông hàng hóa. 
Thực tế vừa qua, loại hình này cũng đã được chú ý thông qua việc tổ chức kết nối tiêu thụ sản 
phẩm giữa các công ty thương mại với các siêu thị song mức độ còn hạn chế. Biện pháp này đòi 
hỏi vai trò tích cực, chủ động của các công ty thương mại và cần được hỗ trợ của các cấp chính 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
462
quyền. Kế hoạch thu mua nông sản và vận chuyển đến siêu thị cần phải được tổ chức chặt chẽ để 
đảm bảo yêu cầu an toàn, chất lượng và phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch.
Năm là, việc tổ chức vận chuyển hàng hóa giữa các vùng cần đảm bảo các yêu cầu phòng, 
chống dịch lây lan như: sát trùng, khử khuẩn, đồng thời, cần có kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho 
các đối tượng làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa như: lái xe, nhân viên giao dịch, giám sát kiểm 
nhận hàng hóa.
Sáu là, phát huy vai trò của công tác giải cứu hàng hóa khi cần thiết song cần phải được tổ 
chức chặt chẽ hơn. Thiết lập sẵn mạng lưới bán hàng theo hình thức giải cứu trên cơ sở tham 
gia của các cửa hàng, siêu thị, các tổ chức đoàn thể. Vừa qua, hình thức tiêu thụ hàng hóa này 
cũng đã phát huy được tác dụng nhất định song tính tự phát còn cao, thông tin đến người tiêu 
dùng còn hạn chế và nhất là nhiều người đã lợi dụng việc giải cứu để trục lợi khi cung cấp các 
sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm giải cứu không được đóng gói theo quy cách (chẳng hạn 
su hào, bắp cải, cà rốt còn để nguyên lá, rễ lẫn đất) vừa có tính ồ ạt, cẩu thả, vừa lãng phí 
công sức vận chuyển. 
Bảy là, Chính phủ cần tiếp tục áp dụng các biện pháp nhất quán và đồng bộ để vừa duy trì cả 
cung và cầu trên thị trường, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước, thị trường tài chính, tiền tệ; 
thực hiện khoanh nợ, giãn nợ và giảm lãi suất, một số loại thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng 
lớn bởi dịch Đặc biệt, các gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp và người dân cần mở rộng hơn về 
đối tượng, đơn giản hơn về thủ tục và bao quát các lĩnh vực dân sinh; kiên quyết phòng tránh các 
rủi ro, thất thoát, lạm dụng, trục lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm 
3. KẾT LUẬN
Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025 của nước ta là 
rất nặng nề. Để phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện 
đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, trong năm 2021 và những năm đầu của giai đoạn 
2021 - 2025, chúng ta cần tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch 
bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát 
triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn rất nhiều gian nan và thách thức. Chúng ta đã khống 
chế và kiểm soát thành công các đợt bùng phát dịch, hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền 
kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh 
và bền vững trong những năm tới. Song cần phải thấy rằng, để chiến thắng dịch bệnh, biện pháp 
cơ bản vẫn phải là tiêm phòng vắc-xin. Trên thế giới, nhiều nước đang nỗ lực thực hiện biện pháp 
này. Vì vậy, đối với nước ta cũng phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sản xuất và tiêm vắc-xin 
toàn quốc. Thời gian tới, nước nào hoàn thành nhanh việc tiêm chủng sẽ có lợi thế để mở cửa, 
khơi thông thị trường, phát triển kinh tế. Với điều kiện của nước ta, nguồn lực còn hạn chế, việc 
tiêm chủng vẫn cần phải ưu tiên. Chính phủ cần tính toán các giải pháp tối ưu nhằm huy động 
nguồn lực của Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức và người dân để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. 
Đó là biện pháp căn cơ và lâu dài, tạo nền tảng vững chắc cho việc phấn đấu thực hiện thành công 
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
463
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hà, Kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, http://
nhandan.com.vn, truy cập ngày 20/10/2020).
2. Thái Hằng, Tìm hướng phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch COVID-19, https://tapchitaichinh.
vn, truy cập ngày 14/10/2020.
3. Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục 
hồi và phát triển nền kinh tế,  ngày 6/6/2020.
4. Nguyễn Minh Phong, Bài tóm tắt Hội thảo: Chính sách vượt qua tác động của đại dịch 
COVID-19 nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, https://nhandan.com.vn ngày 15/10/2020.
5. Nguyễn Quang Thuấn, Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho 
Việt Nam trong giai đoạn tới, https://tapchicongsan.org.vn, truy cập ngày 23/9/2020.

File đính kèm:

  • pdfket_noi_thi_truong_trong_boi_canh_dai_dich_covid_19.pdf