Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp

Để mua một chiếc máy ảnh số ngắm chụp (Point-and-Shoot) phù hợp, trước hết bạn cần

xác định kiểu máy muốn mua: kiểu cơ bản, siêu zoom, siêu zoom bỏ túi, kiểu chống va

đập hay kiểu có khả năng chỉnh tay cao.

Rất khó giúp bạn chọn một trong số rất nhiều máy ảnh số đang có trên thị trường. Sau đây là vài

gợi ý để bạn xem xét khi tìm mua máy ảnh ngắm chụp PnS.

Các kiểu máy ảnh ngắm chụp

Có rất nhiều loại máy ảnh ngắm chụp để bạn lựa chọn. Gói gọn lại, hãy bắt đầu bằng cách xác

định kiểu máy bạn muốn mua: kiểu ngắm chụp cơ bản, kiểu siêu zoom (megazoom) hay loại siêu

zoom bỏ túi, kiểu chống va đập hay kiểu có các khả năng điều khiển cao cấp.Máy ảnh ngắm chụp cơ bản:

Máy ảnh số Sony CyberShot DSC WX5.

Máy ảnh ngắm chụp cơ bản là loại máy đơn giản cho người dùng chỉ muốn mua máy ảnh với

mục đích lúc nào cũng có sẵn máy để chụp. Hầu hết loại máy này hiện nay cũng có khả năng

quay video Full HD 1080p. Kỹ thuật tự động trong máy ngày càng tốt hơn, có nghĩa là các máy

ảnh này cơ bản là tự vận hành, không có các nút điều khiển thủ công để tinh chỉnh trước khi

chụp. Nhưng loại máy ảnh này thường có chế độ tự động và chọn cảnh rất tốt, giúp bạn chọn các

thiết lập có sẵn trong máy thích hợp với ảnh bạn chụp.

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 1

Trang 1

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 2

Trang 2

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 3

Trang 3

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 4

Trang 4

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 5

Trang 5

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 6

Trang 6

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 7

Trang 7

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 8

Trang 8

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 9

Trang 9

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp

Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp
 chụp cơ bản là loại máy đơn giản cho người dùng chỉ muốn mua máy ảnh với 
mục đích lúc nào cũng có sẵn máy để chụp. Hầu hết loại máy này hiện nay cũng có khả năng 
quay video Full HD 1080p. Kỹ thuật tự động trong máy ngày càng tốt hơn, có nghĩa là các máy 
ảnh này cơ bản là tự vận hành, không có các nút điều khiển thủ công để tinh chỉnh trước khi 
chụp. Nhưng loại máy ảnh này thường có chế độ tự động và chọn cảnh rất tốt, giúp bạn chọn các 
thiết lập có sẵn trong máy thích hợp với ảnh bạn chụp. 
Loại máy ảnh này có cảm biến nhỏ, nên bạn đừng để bị lừa khi mua một máy ảnh không đắt tiền 
mà có số điểm ảnh rất cao. Tích hợp càng nhiều điểm ảnh vào một bộ cảm biến nhỏ thường dẫn 
đến tình trạng ảnh bị nhiễu hạt (noise), nhất là khi bạn chụp ở thiết lập ISO cao. 
Dù không có tầm zoom quang xa như các máy ảnh đắt tiền hơn, nhưng loại máy ảnh ngắm chụp 
cơ bản có điểm mạnh ở tiêu cự góc rộng (lý tưởng là khoảng 28mm ở góc rộng). Tiêu cự góc 
rộng bổ sung này rất thuận tiện để chụp ảnh nhóm, tự chụp chân dung và ảnh phong cảnh. 
Ưu điểm: Rất dễ sử dụng; không đắt tiền; đủ nhỏ để cho vào túi quần; thường có nhiều chế độ 
thiết lập sẵn để chọn cho phù hợp với chủ thể muốn chụp. 
Khuyết điểm: Thường không có các điều khiển thủ công; chất lượng hình ảnh phần nhiều ở mức 
thường, nhất là trong điều kiện thiếu sáng; số điểm ảnh cao có thể không thật. 
Máy ảnh ngắm chụp cao cấp (nhỏ gọn với khả năng điều khiển thủ công): 
Không phải tất cả máy ảnh số ngắm chụp đều có thể đáp ứng được yêu cầu của một nhiếp ảnh 
gia chuyên nghiệp thích sử dụng máy ảnh số ống kính rời DSLR, nhưng máy ảnh ngắm chụp cao 
cấp thường được họ chọn làm máy phụ vì dễ mang theo bên người hơn. Loại máy này có các 
điều khiển thủ công để thiết lập khẩu độ, độ trập và độ nhạy sáng ISO, cho phép bạn tinh chỉnh 
trước khi chụp chi tiết hơn so với máy ảnh ngắm chụp cơ bản. 
Loại máy này không có tầm zoom như của máy megazoom bỏ túi, nhưng chất lượng hình ảnh 
thường tốt hơn. Ảnh chụp không bị méo mó như thỉnh thoảng vẫn thấy trong ảnh chụp với ống 
kính zoom cao. Các máy ảnh này cũng thường có khẩu độ rộng hơn, nên bạn có thể có thể đạt 
được độ sâu trường nhìn lớn hơn và có thể chụp ở tốc độ trập cao hơn. 
Ưu điểm: Chất lượng hình ảnh tốt hơn hầu hết máy ảnh có ống kính cố định; có các điều khiển 
thủ công để chỉnh thiết lập tốc độ và khẩu độ; dùng làm máy ảnh phụ tốt cho người dùng máy 
DSLR; công cụ học nghề tốt cho những người mới học nhiếp ảnh. 
Khuyết điểm: Đắt tiền hơn máy ảnh ngắm chụp cơ bản; có thể phức tạp khó dùng hơn máy ngắm 
chụp cơ bản; tầm zoom quang nhỏ hơn. 
Máy ảnh siêu zoom (zoom xa với ống kính cố định): 
Máy ảnh siêu zoom (megazoom) không có tính linh hoạt để thay ống kính như của máy ảnh ống 
kính rời DSLR hay máy ảnh nhỏ gọn ống kính rời, nhưng đây là loại máy ảnh ống kính cố định 
linh hoạt nhất hiện có trên thị trường. Loại máy này được gọi là megazoom vì chúng có ống kính 
zoom quang từ 20 lần đến 30 lần, thường dùng để chụp ảnh góc rộng và chụp ảnh từ xa rất ấn 
tượng. 
Hầu hết máy ảnh megazoom cũng có các điều khiển khẩu độ và độ trập thủ công giống máy ảnh 
DSLR, và cả tính năng chống rung hình ảnh tốt khi chụp zoom hết cỡ. Nhờ tính linh hoạt của 
ống kính, loại máy này dùng để chụp ảnh phong cảnh (máy có thể chụp cả ảnh góc rộng và chi 
tiết từ xa), chụp ảnh thể thao (bạn có thể ngồi trong đám đông nhưng vẫn chụp được cận cảnh 
các hành động trong trận đấu, và chụp ảnh thú vật (vì bạn không nên đến gần thú dữ). 
Dù máy ảnh megazoom nhỏ hơn máy ảnh DSLR, nhưng nó có cùng kích thước như vài loại máy 
nhỏ gọn ống kính rời nên không thể để trong túi hay ví. Bạn cần có ba lô hay túi đựng máy riêng 
để mang theo. 
Ưu điểm: Tầm zoom quang rất cao; có các điều khiển thủ công; thường có tính năng chống rung 
tuyệt vời; ống kính tốt hơn loại ngắm chụp cơ bản. 
Khuyết điểm: Cồng kềnh hơn máy ngắm chụp; hơi đắt tiền; không nhỏ hơn nhiều so với máy ảnh 
ống kính rời. 
Máy ảnh siêu zoom bỏ túi: 
Nếu bạn thích máy ảnh megazoom linh hoạt với ống kính cố định, nhưng cũng muốn có một máy 
ảnh dễ mang theo người hơn, thì lựa chọn tốt nhất cho bạn là loại máy ảnh megazoom bỏ túi. 
Loại máy ảnh gọn nhẹ này có tầm zoom quang từ 10 lần đến 15 lần, và dù chắc chắn là loại này 
gọn nhẹ hơn loại megazoom cỡ lớn hay máy DSLR, có vài máy loại này không đủ nhỏ để đút 
vào túi. Tuy nhiên, máy cũng dễ mang theo trong túi xách hay ba lô. 
Dù nhiều máy megazoom bỏ túi có các điều khiển thủ công cho khẩu độ và độ trập, nhưng không 
phải máy nào cũng có. Bạn nên nhớ kiểm tra phần mô tả máy nếu thích có những tính năng trên. 
Máy loại này thường có tính năng chống rung hình ảnh quang học rất tốt để hỗ trợ cho ống kính 
zoom tầm cao của máy. 
Ưu điểm: Có tầm zoom quang rất cao trong dòng máy ảnh bỏ túi; dễ mang theo và linh hoạt; 
thường có tính năng chống rung hình ảnh tuyệt vời; nhiều máy loại này có các điều khiển thủ 
công. 
Khuyết điểm: Vài máy hơi cồng kềnh; đắt tiền hơn máy ảnh ngắm chụp cơ bản; vài máy không 
có các điều khiển thủ công. 
Máy ảnh ngắm chụp chống va đập: 
Loại máy này rất cần thiết cho những người hâm mộ thể thao nguy hiểm, những vận động viên 
leo núi, thợ lặn, và những người vụng về tay chân. Trên thị trường hiện có vài loại máy ảnh có 
tính năng chống thấm nước, nhiệt độ thấp, sốc, va đập, bụi. Những loại này rất tuyệt để chụp ảnh 
dưới nước, mang theo ra bãi biển hay đi trượt tuyết. 
Máy ảnh số Panasonic Lumix DMC-TS10 với tính năng chống sốc và nước. 
Do dáng vẻ khác thường và nghèo nàn về tính năng, loại máy này không được chọn dùng khi di 
chuyển thường ngày. Chất lượng hình ảnh cũng không đồng nhất. Loại máy ảnh này rắn chắc, 
nhưng thường không có đặc tính quang học tốt nhất hay bộ cảm biến lớn nhất. Nhưng loại máy 
này rất bền, và yếu tố này có thể quan trọng hơn đối với vài người. 
Ưu điểm: Chịu đựng được va đập, nước, băng tuyết và cát. 
Khuyết điểm: Thường có ít tính năng hơn máy ảnh ngắm chụp chuẩn; đôi khi có chất lượng hình 
ảnh dưới mức trung bình. 
Tính năng máy ảnh ngắm chụp 
Khi đã xác định được kiểu máy ảnh mà bạn muốn, bạn nên giới hạn tìm kiếm về con số máy ảnh 
để dễ xoay xở hơn. Nếu máy ảnh của bạn khó điều khiển hay không có các khả năng điều khiển 
mà bạn cần, có thể bạn sẽ không dùng nó. Dưới đây là những tính năng cần có để giúp bạn quyết 
định. 
Độ phân giải (hay còn gọi là số điểm ảnh): Như đã đề cập trong bài hướng dẫn mua máy ảnh 
kỹ thuật số DSLR, số điểm ảnh cao không có nghĩa là chất lượng hình ảnh sẽ tốt hơn. Thực vậy, 
vì bộ cảm biến của máy ảnh ngắm-chụp có kích thước tương đối nhỏ, nên trị số điểm ảnh cao 
hơn có thể ảnh hưởng bất lợi đối với chất lượng khi chụp ở môi trường ánh sáng yếu và có thể 
làm tăng độ nhiễu hình ảnh. Tuy nhiên, số điểm ảnh cao sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi phóng lớn 
hay cắt cúp hình ảnh. Nếu bạn muốn có ảnh 4x6-inch, máy ảnh với độ phân giải hơn 6 megapixel 
là phù hợp. 
Zoom lớn: Hãy tìm zoom quang, không nên dùng zoom kỹ thuật số. Dù zoom số có tầm zoom 
dài hơn, nhưng chất lượng hình ảnh không tốt bằng zoom quang. Nếu bạn chọn máy ảnh có ống 
kính zoom dài (thường lớn hơn 5x), hãy nhớ rằng loại này cũng có tính năng chống rung hình 
ảnh quang để giúp giảm thiểu hiện tượng ảnh bị nhoè do máy bị rung. 
Nếu bạn đang tìm một máy ảnh gọn nhẹ nhưng e rằng loại zoom 3x thông thường (tương đương 
với loại ống kính 35 - 105mm) sẽ không đủ, bạn nên mua máy ảnh có độ phân giải 8-megapixel 
hay cao hơn để bạn có đủ chỗ cắt cúp hình ảnh sau này. Nếu bạn thường chụp ảnh thiên nhiên 
hay thể thao, bạn có thể sẽ cần máy ảnh có ống kính zoom quang ít nhất 10x. 
Ống ngắm: Ống ngắm quang rất thuận tiện khi chụp trong điều kiện ánh sáng chói, khi đó khó 
để thấy trên màn hình LCD. Tuy nhiên, nhiều máy ảnh nhỏ gọn chỉ dùng màn hình LCD để 
ngắm và không có ống ngắm quang. Thường thì màn hình LCD càng lớn càng tốt. Vài loại máy 
ảnh, nhất là các mẫu cồng kềnh, cũng có màn hình LCD có thể gập nghiêng hay xoay, giúp dễ 
chụp ảnh ở các góc khó chụp như chụp từ trên đầu hay sát mặt đất. 
Chất lượng màn hình LCD: Máy ảnh rẻ tiền thường có màn hình LCD bị sọc sáng dưới ánh 
nắng chói. Khi so sánh màn hình LCD, hình ảnh phải được sắc nét và đậm màu, ngay cả trong 
ánh sáng chói. Khi lia máy, nhớ xem hình ảnh trên LCD có theo kịp chuyển động không; hình 
ảnh không được giật hay bị trễ (đây là vấn đề thường gặp với máy ảnh nhỏ gọn). 
Kích thước và chất lượng màn hình LCD là một yếu tố cần thiết khi chọn mua máy ảnh số. 
Nếu bạn muốn dùng LCD để bố trí ảnh chụp hay để xem lại ảnh chụp, hãy tìm loại máy ảnh có 
màn hình ít nhất 3 inch. Nhưng hãy nhớ là màn hình LCD của máy ảnh không cho ta thấy được 
chính xác màu sắc hay độ phơi sáng. Tất cả màn hình LCD các loại máy ảnh đều làm tăng độ 
đậm màu và độ tương phản để giúp đảm bảo thấy được trong ánh sáng chói. Để đánh giá độ phơi 
sáng, các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sẽ chọn hiển thị biểu đồ độ sáng (histogram) khi ở chế độ 
xem lại. Biểu đồ hình ảnh giúp bạn xác định được hình ảnh có bị dư sáng hay thiếu sáng, và có 
đủ độ tương phản hay không. 
Bạn cũng nên kiểm tra xem các thiết lập và thông số nào sẽ hiển thị trên màn hình khi chụp ảnh. 
Lý tưởng là cần có hiển thị số ảnh chụp còn lại, thời gian sử dụng pin, chế độ chụp, thiết lập độ 
nhạy sáng ISO hiện tại, thiết lập cân bằng trắng, và thiết lập độ phơi sáng. 
Tính năng chống rung: Vài loại máy ảnh có tính năng hay chế độ chống rung (còn gọi là tính 
năng ổn định hình ảnh) có thể tắt mở. Tính năng này rất hữu ích trong khi chụp ảnh trường hợp 
bạn khó chụp được sắc nét, như trong trường hợp thiếu sáng. Các loại máy ảnh cao cấp hơn, gồm 
máy ảnh DSLR, thường sử dụng một trong hai phương pháp: chống rung quang học, theo đó một 
phần của ống kính sẽ điều chỉnh để đối trọng với chuyển động của máy; hay chống rung cảm 
biến, theo đó bộ cảm biến của máy ảnh sẽ di chuyển để đối trọng với độ lắc của máy. Vài loại 
máy ảnh ngắm chụp có tính năng chống rung kỹ thuật số giúp ổn định ảnh chụp bằng cách điều 
chỉnh các thiết lập của máy hay chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp. Chống rung hình ảnh bằng kỹ 
thuật số không hiệu quả bằng chống rung quang học. Nếu bạn thích có tính năng chống rung này 
thì nên đầu tư cho máy ảnh có tính năng chống rung hình ảnh quang học. 
Chế độ chụp: Các máy ngắm chụp có nhiều chế độ chụp giúp tự động thiết lập cho máy ảnh tùy 
theo tình huống chụp. Thí dụ, chế độ Chân dung (Portrait) sẽ chỉnh nét chủ thể nền trước; chế độ 
Thể thao (Sports) dùng để chụp ảnh có hoạt động nhanh. Nếu bạn thích táy máy với các thiết lập 
của máy ảnh, hãy tìm mua máy ảnh ngắm chụp có các chế độ chụp chỉnh thủ công. 
Nhận dạng khuôn mặt: Một trong những chế độ hữu dụng hơn trên nhiếu máy ảnh là chế độ 
nhận dạng khuôn mặt. Khi phát hiện khuôn mặt của người, máy ảnh sẽ làm tối ưu cả độ nét lẫn 
độ phơi sáng cho chủ thể. Kết quả rất hữu ích, nhất là đối với ảnh chụp đơn giản của nhóm hay 
tiệc tùng. Vài loại máy mới còn có cả tính năng nhận dạng nụ cười, theo đó ảnh sẽ tự động chụp 
khi có ai đó trong khung hình cười. Tính năng này dùng để chụp ảnh em bé hay chụp một chủ 
thể thường có vẻ mặt buồn rầu. Nhưng tính năng này không cần thiết phải có. 
Kết nối không dây: Nếu bạn thích tải hình ảnh lên một trang web chia sẻ hình ảnh, hãy nên mua 
máy ảnh có tích hợp Wi-Fi. Khi kết nối với Internet qua điểm kết nối Wi-Fi công cộng, loại máy 
này cho phép bạn tải ảnh trực tiếp lên trang web. 
Sử dụng điện năng: Vài loại máy ảnh dùng pin AA, trong khi các loại khác dùng pin sạc riêng 
của nhà sản xuất. Nếu bạn dự tính đi chụp suốt ở ngoài trời, hãy xem bạn cần loại pin nào và 
phải có pin dự phòng. Pin AA dễ kiếm và bạn cũng có thể dùng pin sạc. Trong khi đó, pin sạc 
riêng của hãng có thể tích điện lâu hơn pin AA, nhưng đắt tiền hơn để thay hay mua dự phòng. 
Định dạng tập tin: Hầu hết máy ảnh ngắm chụp đều lưu hình ảnh theo định dạng JPEG thường 
dùng. Vài loại khác dùng tập tin thô (RAW), định dạng lý tưởng cho người dùng nào muốn biên 
tập hình ảnh nhiều. Tập tin RAW lớn hơn tập tin JPEG và sẽ nhanh chóng chiếm hết dung lượng 
của thẻ nhớ. 
Thẻ nhớ: Nếu bạn đã có sẵn thẻ lưu trữ mà bạn muốn dùng với máy ảnh mới của bạn, nhớ xem 
nó có tương thích với máy mới mua hay không. Hầu hết máy ảnh hiện bán trên thị trường ngày 
nay đều dùng thẻ có định dạng SD (Secure Digital) hay SDHC (Secure Digital High Capacity). 
Thẻ SDHC có giá đắt hơn, dung lượng lưu trữ lên đến 32GB, nhưng không tương thích với khe 
SD chuẩn. Cũng có một loại thẻ định dạng mới là SDXC (Secure Digital Extended Capacity) hỗ 
trợ dung lượng lưu trữ lên đến 2TB; loại thẻ này đắt tiền hơn nhiều và không tương thích với khe 
SD/SDHC. 
Ngoài dung lượng, cũng cần phải xét đến vấn đề tốc độ của thiết bị lưu trữ. Thẻ SD và SDHC có 
liệt kê xếp loại giải mã (Decoding Class) về tốc độ ghi dữ liệu cho mỗi loại thẻ. Số loại giải mã 
càng cao, tốc độ ghi càng nhanh. Nếu bạn dự tính quay video hay sử dụng chế độ chụp liên tục 
tốc độ cao, hãy tìm mua thẻ ít nhất là loại Class 4 hay Class 6, tương đương với thẻ có tốc độ ghi 
cam kết tối thiểu là 4MB/s hay 6MB/s. 
Trên thị trường cũng có bán các loại định dạng thẻ lưu trữ khác. Vài loại máy ảnh hỗ trợ thẻ 
MicroSD hay MicroSDHC, một phiên bản nhỏ hơn của định dạng thẻ SD nhưng không tương 
thích với khe SD cỡ lớn. Các loại máy ảnh Sony trước đây thường dùng thẻ nhớ MemoryStick, 
và các loại máy ảnh Olympus đời cũ thì dùng định dạng card XD (Extreme Digital). Ngày nay, 
các loại máy ảnh đời mới của cả hai hãng này đều hỗ trợ card SD/SDHC. Nếu máy ảnh của bạn 
có thể sử dụng nhiều loại thẻ nhớ, tốt hơn hết bạn nên chọn loại SD/SDHC chuẩn, vì bạn sẽ có 
thể dùng loại này với nhiều loại máy ảnh khác, và với các loại máy sẽ mua trong tương lai. 
Gói phần mềm đi kèm: Hầu hết máy ảnh ngắm chụp đều dùng được phần mềm iPhoto hay 
ImageCapture của Apple để chuyển hình ảnh từ máy ảnh vào máy tính. Bạn cũng có thể truy 
xuất thẻ nhớ bằng đầu đọc thẻ, và dùng thẻ nhớ như các thiết bị lưu trữ khác. 
Tất cả máy ảnh đều có phần mềm, nhưng phần mềm Mac đi kèm thường bị lỗi thời. Bạn nên 
dùng iPhoto, Preview hay ImageCapture để quản lý hình ảnh của bạn và để chỉnh sửa chút ít. 
Quay video: Nhiều máy ảnh ngắm chụp đều có thể quay video độ phân giải cao HD, 1280x720 
hay 1920x1080. Các máy ngắm chụp giá dưới 100 USD (~2,1 triệu đồng) chỉ cho phép bạn quay 
video ở độ phân giải 640x480 hoặc 320x240 hoặc cả hai. Chất lượng video thường không tốt 
bằng máy quay chuyên dùng, nhưng dễ dùng để “chữa lửa”. Các mẫu máy ngắm chụp giá rẻ hơn 
thường không có tính năng này. 
Thường thì bạn có thể tải video đã ghi vào phần mềm iPhoto trên máy Mac, và biên tập lại trong 
iMovie. Vài loại máy ảnh yêu cầu phải cài thêm phần mềm QuickTime để có thể xem video. 
Kết luận 
Ngoài những tính năng cần thiết nêu trên, chiếc máy ảnh số mà bạn dự định sẽ mua còn tùy 
thuộc vào ngân sách và những tính năng mà bạn cho là thực sự quan trọng và cần thiết đối với 
nhu cầu của bạn. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_mua_may_anh_ngam_chup.pdf