Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động: Phòng ngừa lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam
Lao động cưỡng bức là gì và tại sao các doanh nghiệp
cần biết về khái niệm này?
1.1. Lao động cưỡng bức là gì?
ao động cưỡng bức dùng để chỉ các tình huống con người bị ép buộc phải làm việc do bị
bạo lực hay đe dọa, hoặc do những hình thức tinh vi xảo quyệt như bị cộng nợ dồn, bị thu
giữ giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về nhập cư. Lao
động cưỡng bức, các hình thức nô lệ hiện đại, lệ thuộc vì nợ và buôn bán người là những thuật ngữ
có liên quan mật thiết với nhau mặc dù không giống nhau hoàn toàn về góc độ pháp luật.
Lao động cưỡng bức đối lập với khái niệm việc làm bền vững. Lao động cưỡng bức tồn tại ở tất cả
các khu vực trên thế giới và xảy ra trong nhiều ngành kinh tế. Nó thường xảy ra ở các phân khúc thị
trường lao động không có quy định đầy đủ, thực thi luật pháp kém và người lao động không được
có tổ chức đại diện. Mặc dù lao động cưỡng bức là một vấn đề mang tính toàn cầu, giải quyết vấn
đề này ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lại quan trọng hơn cả. Theo ước tính của ILO, tại bất kỳ
thời điểm nào, cứ 1.000 người ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì có ít nhất ba người đang phải
làm những công việc mà họ bị ép buộc hay bị lừa vào làm và họ không thể rời bỏ những việc đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động: Phòng ngừa lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam
2/ 2015]. Brown, M. 2013. “Những đứa trẻ bị lạc trong mê cung lao động nô lệ ở Việt Nam”, in BBC, 27 Aug. 2013. Có tại địa chỉ:: [Truy cập ngày 03/12/ 2015]. Liên đoàn lao động và các tổ chức doanh nghiệp Campuchia CAMFEBA và tổ chức lao động quốc tế ILO. 2013. Thúc đẩy sự bình đẳng và ngăn ngừa phân biệt đối xử ở nơi làm việc tại Campuchia: Bộ Quy tắc Thực hành (Phnom Penh). Ủy ban châu Âu. 2014. Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR), Doanh nghiệp và Ngành công nghiệp, Kinh doanh Bền vững và Có trách nhiệm (Brussel). Tổ chức Chuyên gia về các Giải pháp Đầu tư Có trách nhiệm (EIRIS), 2009: Liệu có phải là một Doanh nghiệp Rủi ro? Kiểm soát các tiêu chuẩn lao động cốt lõi trong Chuỗi Cung ứng của Doanh nghiệp.(London). Fontana, M.; Silberman, A. 2013. ‘2013(b). Phân tích các số liệu của Better Work từ góc nhìn về giới – phân tích ban đầu các phiếu điều tra dành cho người lao động với trọng tâm là Việt nam. Tài liệu thảo luận số 13 của Better Work (Geneva, ILO). Chương trình tố cáo toàn cầu GRI và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO. 2014. Hướng dẫn G4 của GRI và ISO 26000: 2010 Cách sử dụng Hướng dẫn G4 của GRI và ISO 26000 cùng nhau. (Geneva) Doanh nghiệp tài chính quốc tế IFC và Trách nhiệm xã hội quốc tế SAI. 2010: Đánh giá & Cải thiện việc Thực hiện các Chuẩn mực Lao động của Bạn: Tiêu chuẩn Thực hiện 2 – Sổ tay về Lao động và Điều kiện Làm việc. (New York). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). 2004. Better Work Việt Nam. 2014. Báo cáo tổng hợp lần thứ 7 về việc tuân thủ pháp luật trong ngành may mặc (2014) (Geneva, ILO). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2006. Chương trình Trọng tâm về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR), Hội đồng Điều hành, phiên họp thứ 295 (Geneva), Tháng 3/2006, GB.295/MNE/2/1 and GB.295/MNE/2/2.. —. 2007: Xóa bỏ lao động cưỡng bức – Khảo sát Tổng thể liên quan tới Công ước về Lao động Cưỡng bức, 1930 (Công ước số 29), và Công ước về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957 (Công ước số 105), TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 (Geneva). _.2008: Tờ thông tin của ILO: Tăng cường các Hoạt động của Người sử dụng lao động nhằm chống lại Cưỡng bức Lao động. (Geneva). —. 2009. Cái giá của sự cưỡng bức. Báo cáo toàn cầu sau khi ra tuyên bố ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc. Hội nghị Lao động Quốc tế, phiên họp thứ 98 (Geneva). —. 2012a. Ước tính toàn cầu của ILO về lao động cưỡng bức (Geneva). —. 2012b. Các dấu hiệu lao động cưỡng bức của ILO (Geneva). —. 2014a. Giám sát của ILO (CEACR) – phê chuẩn năm 2013, ban hành tại phiên họp lần thứ 103 của ILC, Giám sát của ILO (CEACR) – Phê chuẩn năm 2014, ban hành tại phiên họp thứ 104 của , 1957 (Công ước số 105) - Uzbekistan (Phê chuẩn năm 1997), Công ước về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957 (Công ước số 105) - Uzbekistan (Phê chuẩn năm 1997) (Geneva). —. 2014b. Lợi nhuận và Nghèo đói: Kinh tế học về Lao động Cưỡng bức (Geneva). —. 2015. Chống lao động cưỡng bức: Sổ tay danh cho người sử dụng lao động và doanh nghiệp – bản sửa đổi (Geneva). Tổ chức Giới sử dụng lao động quốc tế (IOE) và ILO. 2015. Bản hướng dẫn của IOE và ILO về Nghị định thư năm 2014 về Công ước Lao động cưỡng bức, 1930 (Geneva, 2015). Kongkea, B.K; and Barron, L. 2014. Những kẻ buôn người lĩnh án 10 năm tù. Báo Phnom Penh Post, Thứ tư, ngày 30/4/2014. Có tại địa chỉ: cker-gets-10-years [Truy cập ngày 03/12/2015]. Nguyễn, S. 2013.: Phát hiện một vụ bóc lột lao động tại một xưởng gỗ ở tỉnh Bình Dương. 19/6/2013. Báo Nhịp cầu VietNamNet ngày 19 tháng 6 năm 2013. Có tại địa chỉ: cessing-enterprise.html [Truy cập ngày 18/12/2014]. Tập đoàn Nike. 2010: Báo cáo về Trách nhiệm Doanh nghiệp cho Năm tài chính 07-09. (Beaverton) Nippierd, A.; Gros-Louis, S.; Vandenberg, P. 2007. 2007 (a). Xóa bỏ Lao động Trẻ em – Hướng dẫn dành cho Người sử dụng lao động (Geneva). White, G.B. 2015. “Tất cả trang phục của bạn đều được sản xuất dưới hình thức lao động cưỡng bức – vấn đề mua bán người Patagonia”, Báo The Atlantic, Ngày 03/6/2015. Có tại địa chỉ: 658/ [Truy cập ngày 16/7/2015]. Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO): Số liệu thương mại quốc tế 2014 – thương mại hàng hóa / thương mại và quần áo. Có tại địa chỉ: https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/its2014_e/its14_merch_trade_product_e.htm [Truy cập ngày 28/7/2015]. 52 PHỤ LỤC 1 Danh mục kiểm tra các dấu hiệu vi phạm phục vụ đánh giá tuân thủ Danh mục kiểm tra Mục đích của Danh mục kiểm tra các dấu hiệu vi phạm là cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành may Việt Nam một công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá các nguy cơ xảy ra lao động cưỡng bức trong các hoạt động, chuỗi cung ứng, và các mạng lưới nhà thầu phụ của mình. Các câu hỏi này không phải là danh mục đầy đủ các khía cạnh làm căn cứ để nhận định một tình huống có phải là lao động cưỡng bức hay không. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp trả lời CÓ hoặc KHÔNG BIẾT đối với bất kỳ câu hỏi nào trong danh sách này, họ cần phải xem xét vấn đề kỹ hơn hoặc giải quyết triệt để vấn đề, để ngăn chặn các cáo buộc phát sinh liên quan đến lao động cưỡng bức. A. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG A.1. TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 1. Liệu thông tin mà công ty hoặc nhà tuyển dụng cung cấp trong quá trình tuyển dụng hoặc trong các quảng cáo tuyển dụng có làm cho người tìm việc hiểu sai, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tính chất công việc và điều kiện làm việc dự kiến không? 2. Có bằng chứng cho thấy người lao động đã bị lừa vào làm hoặc bị ép làm việc thông qua các hình thức như đe doạ phạt hoặc hứa hẹn không đúng trong suốt quá trình tuyển dụng không? 3. Người lao động có bị yêu cầu trả phí cho người sử dụng lao động hoặc công ty tuyển dụng để được vào làm không? 4. Công ty hoặc nhà tuyển dụng có che giấu thông tin về phí tuyển dụng trong quảng cáo tuyển dụng và khi tiếp xúc với người lao động không? 5. Người lao động có bị yêu cầu đặt cọc trước khi bắt đầu làm không? 6. Nếu người lao động bị buộc phải trả phí tuyển dụng hoặc đặt cọc, họ có bị hạn chế khả năng chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả khi đã báo trước) vì các lý do liên quan đến việc hoàn trả tiền cọc không? 7. Trong trường hợp tuyển dụng thông qua bên thứ ba, có công ty tuyển dụng hoặc người môi giới lao động nào chưa được cấp phép hoặc chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận không? 8. Công ty có tuyển dụng thông qua công ty tuyển dụng hoặc người môi giới lao động mà không giám sát hoạt động của họ không? 9. Nếu doanh nghiệp thuê lại lao động, có bằng chứng là công ty cho thuê lại lao động không tuân thủ pháp luật trong nước và các thỏa thuận khác không? A.2. PHÍ VÀ TIỀN ĐẶT CỌC TUYỂN DỤNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT A.3. CÁC CÔNG TY TUYỂN DỤNG VÀ CÔNG TY CHO THUÊ LAO ĐỘNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 10. Trong quá trình tuyển dụng lao động nhập cư là người nước ngoài, công ty có khi nào không kiểm tra giấy phép lao động và tình trạng nhập cư của người lao động (chẳng hạn như không xem xét xem liệu có những hạn chế về mặt pháp luật liên quan đến lao động và thời gian lao động) không? 11. Nếu người lao động nhập cư nước ngoài đã được tuyển thì có bằng chứng nào cho thấy họ đã bị lừa hoặc bị ép vào làm, thông qua các hình thức như đe doạ tố cáo với cơ quan chức năng hay hứa hẹn không đúng sự thật không? 12. Công ty có khi nào không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động, hay không dự thảo và trình bày hơp đồng lao động để người lao động có thể hiểu được một cách dễ dàng trước khi bắt đầu làm việc không? 13. Liệu có hợp đồng lao động nào của công ty thiếu những nội dung cụ thể về tiền lương, giờ làm việc, điều kiện chấm dứt hợp đồng và các điều khoản và quy định khác theo quy định pháp luật không? A.4. TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG NHẬP CƯ LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT A.5. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT B.1. TRẢ LƯƠNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 14. Có khi nào công ty không trả lương trực tiếp cho người lao động không? 15. Đã bao giờ công ty chậm trả lương cho người lao động chưa? 16. Có người lao động nào trong công ty nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu không (bao gồm cả trường hợp lương theo sản phẩm và lương khoán)? 17. Có khi nào công ty trả lương dưới hình thức hàng hoá (hiện vật) thay vì tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản qua ngân hàng không? 18. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động bị trừ lương vượt quá mức cho phép theo luật nhà nước hay các thoả thuận chung? 19. Đã bao giờ người lao động bị trừ lương vì làm mất hay làm hỏng thiết bị, tư liệu sản xuất khi mà trách nhiệm của họ chưa được làm rõ không? 20. Có trường hợp nào mất dữ liệu thanh toán lương không? B. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG B.2. TRỪ LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG BẰNG HIỆN VẬT Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 21. Đã bao giờ người lao động bị yêu cầu nộp tiền đặt cọc trong quá trình lao động chưa (ví dụ như để trả tiền sử dụng thiết bị, nhà ở, thực phẩm, v.v..)? 22. Đã bao giờ công ty cho người lao động được vay hoặc ứng trước lương trong quá trình lao động chưa? 23. Nếu người lao động phải nộp tiền đặt cọc hoặc được ứng trước lương hoặc cho vay tiền thì họ có bị hạn chế về khả năng chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả khi đã báo trước) liên quan đến việc hoàn trả số tiền đó không? 24. Có bằng chứng nào cho thấy lãi suất và kế hoạch thanh toán nợ do công ty đưa ra hạn chế khả năng trả nợ của người lao động trong một khoảng thời gian hợp lý (nghĩa là dẫn đến nợ ép buộc) không? 25. Định mức lao động có đòi hỏi người lao động phải làm việc quá giờ làm việc thông thường để đủ mức lương tối thiếu không? 26. Có người lao động nào bị trả sai lương làm thêm giờ không? 27. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động bị yêu cầu làm thêm giờ quá mức quy định của nhà nước dù họ không đồng ý không? B.3. CHO VAY VÀ ỨNG TRƯỚC LƯƠNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT B.4. THỜI GIỜ LÀM VIỆC Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 28. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động có thể đối mặt với nguy cơ bị de doạ phạt như đe doạ đuổi việc và mất quyền lợi nếu từ chối làm thêm giờ vượt quá mức quy định của nhà nước không? 29. Các hình thức kỷ luật do công ty áp dụng có dẫn đến việc buộc người lao động phải làm việc hoặc làm thêm giờ không? 30. Đã bao giờ người lao động bị ép làm việc hoặc làm thêm giờ vì tham gia đình công? 31. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động nhập cư nước ngoài không có điều kiện làm việc thuận lợi bằng đồng nghiệp là người bản xứ không? 32. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động bị giam giữ về thể chất ở nơi làm việc hoặc khu nhà ở bằng cách khoá cửa ra vào và cửa sổ, hoặc có sự giám sát liên tục của bảo vệ hoặc camera an ninh không (vượt quá mức hợp lý theo nội quy lao động)? B.5. CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT B.6. SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NHẬP CƯ LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT B.7. TỰ DO ĐI LẠI Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT 33. Có bằng chứng nào cho thấy giấy tờ tuỳ thân hoặc tài sản cá nhân của người lao động bị tịch thu để ngăn không cho họ nghỉ việc không? 34. Trong trường hợp người lao động tự nguyện yêu cầu người lao động giữ giấy tờ tùy thân hoặc tài sản cá nhân, họ có bị hạn chế không được tiếp cận những giấy tờ hay tài sản này khi có yêu cầu không? 35. Có bằng chứng nào cho thấy người lao động bị hạn chế việc tự do chấm dứt hợp đồng lao động với điều kiện phải thông báo trước trong thời gian hợp lý và bị hạn chế việc tự do nghỉ việc khi hợp đồng hết hiệu lực không? 36. Có khi nào công ty không giám sát các hoạt động tuyển dụng và sử dụng lao động của nhà cung cấp sản phẩm nhằm kiểm soát những dấu hiệu vi phạm nêu trên không? Nhà cung cấp ở đây bao gồm các cơ sở cung cấp nguyên liệu và linh kiện. C. CÁC HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI B.8. GIẤY TỜ TUỲ THÂN VÀ TÀI SẢN CÁ NHÂN Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT B.9 TỰ DO CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT C.1. GIÁM SÁT NHÀ CUNG CẤP Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT Nếu có một câu trả lời CÓ hoặc KHÔNG BIẾT cho bất kỳ câu hỏi nào trong Danh mục kiểm tra này thì doanh nghiệp cần xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, các câu hỏi này không phải là danh mục có mục đích cung cấp đầy đủ các khía cạnh mà để làm căn cứ nhận định một tình huống có phải là lao động cưỡng bức hay không. Thay vào đó, danh mục này được thiết kế nhằm mục đÍch nâng cao nhận thức về các hoạt động có nguy cơ diễn biến thành lao động cưỡng bức và cần xem xét kỹ hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng hoạt động thực tế sẽ giúp xác định các vấn đề ưu tiên, tối ưu hóa chi phí khi xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Tham khảo Chương 4 tài liệu hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động để được hướng dẫn thêm về phương pháp người sử dụng lao động, doanh nghiệp, các tổ chức của người sử dụng lao động và các hiệp hội ngành nghề có thể hành động chống lao động cưỡng bức như thế nào. Để làm rõ các khái niệm cơ bản, các dấu hiệu lao động cưỡng bức và khung pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan, bạn nên xem Chương 1, 2 và 3 của tài liệu Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động. Có khi nào công ty không giám sát các hoạt động tuyển dụng và sử dụng lao động của các nhà cung cấp dịch vụ nhằm kiểm soát những dấu hiệu vi phạm nêu trên không? Nhà cung cấp ở đây bao gồm các cơ sở cung cấp dịch vụ tuyển dụng, cho thuê lại lao động, dịch vụ bảo vệ, cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ vận tải, v.v.? 38. Nếu công ty lấy nguồn cung ứng sản phẩm hay lao động từ trại giam thì có bằng chứng nào cho thấy phạm nhân nhận điều kiện làm việc không thuận lợi như những người lao động tự do không (chẳng hạn như về lương, phúc lợi, thời giờ làm việc, v.v.)? Hành động C.2. SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TÙ NHÂN Ý KIẾN KHÁCCÓ KHÔNG KHÔNG BIẾT Tài liệu hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động nhằm giúp các thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam đánh giá, xác định và giảm thiểu nguy cơ cưỡng bức lao động trong hoạt động của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng. Tài liệu do VCCI và ILO phối hợp biên soạn và ban hành làm tư liệu tham khảo dành cho quản lý, cán bộ nhân sự, cán bộ tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tài liệu cũng bao gồm Danh mục kiểm tra các dấu hiệu vi phạm phục vụ đánh giá tuân thủ. Bổ trợ cho Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động là cuốn hướng dẫn cho giảng viên. Phòng ngừa lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam: Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động Văn phòng ILO tại Việt Nam 48-50 Phố Nguyễn Thái Học Ba Đình, Hà Nội Việt Nam Tel : +84 4 3734 0907 Fax : +84 4 3734 0904 www.ilo.org/hanoi Email : hanoi@ilo.org Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Số 9 Phố Đào Duy Anh Đống Đa, Hà Nội Việt Nam Tel:. + 84 4 3574 2022 Fax:. + 84 4 3574 2020 www.vcci.org.vn ISBN: 978-92-2-830747-4 (bản in) ISBN: 978-92-2-830748-1 (web pdf)
File đính kèm:
- huong_dan_danh_cho_nguoi_su_dung_lao_dong_phong_ngua_lao_don.pdf