Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ

Trong hai thập kỷ gần đây, xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ Việt Nam tăng

trưởng liên tục trên 10% mỗi năm, đặc biệt năm 2019 tăng 18,5%, làm cho kim ngạch

xuất khẩu gia tăng thêm gần 1,8 tỷ USD so với năm trước và đạt giá trị 11,2 tỷ USD.

Với đà tăng trưởng bền vững như hiện nay, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang

hướng tới mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 và biến Việt Nam thành trung

tâm sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu của thế giới. Đây là con số rất ấn tượng, không

chỉ với trong nước mà còn với quốc tế. Xin nêu một ví dụ: Suốt 50 năm qua, từ

những năm 70 của thế kỷ trước, các nước Châu Phi cùng đeo đuổi “giấc mơ giá trị gia

tăng” từ rừng, nhưng tại Hội nghị gỗ nhiệt đới tổ chức ở Togo, Tây Phi, cuối năm

2019, họ đã cay đắng thừa nhận rằng tổng thu từ xuất khẩu lâm sản, chủ yếu là gỗ

tròn và gỗ xẻ, của họ không bằng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của riêng một

Việt Nam!. Cũng trong năm 2019, Việt Nam đã chi trên 400 triệu USD nhập khẩu 1,3

triệu m3 gỗ từ các nước Châu Phi để đáp ứng nhu cầu gỗ cứng nhiệt đới cho xây

dựng chùa chiền, nhà cửa, làm đồ mộc theo thị hiếu của người Việt, cho phép chúng

ta có thể đóng cửa rừng tự nhiên. Điều đáng nói là số ngoại tệ hơn 400 triệu USD mà

Việt Nam bỏ ra để nhập khẩu gỗ Châu Phi cũng chỉ tương đương với số tiền thu được

từ xuất khẩu trên 3 triệu tấn viên nén năng lượng sinh khối tận dụng mùn cưa, dăm

bào và gỗ cành ngọn thu gom sau khai thác rừng trồng. Qua đây chúng ta có thể thấy

công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến theo chiều sâu, quan trọng biết chừng nào,

khi một quốc gia muốn thoát nghèo, muốn làm giàu, và muốn đeo đuổi khát vọng

hùng cường như Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt đeo đuổi.

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ trang 1

Trang 1

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ trang 2

Trang 2

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ trang 3

Trang 3

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ trang 4

Trang 4

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5400
Bạn đang xem tài liệu "Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ

Hợp tác và liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp gỗ
 HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP 
 ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP GỖ 
 Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký 
 Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam 
1. NGÀNH CÔNG NGHỆ GỖ VÀ ẤN TƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 
 Trong hai thập kỷ gần đây, xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ Việt Nam tăng 
trưởng liên tục trên 10% mỗi năm, đặc biệt năm 2019 tăng 18,5%, làm cho kim ngạch 
xuất khẩu gia tăng thêm gần 1,8 tỷ USD so với năm trước và đạt giá trị 11,2 tỷ USD. 
Với đà tăng trưởng bền vững như hiện nay, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang 
hướng tới mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 và biến Việt Nam thành trung 
tâm sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu của thế giới. Đây là con số rất ấn tượng, không 
chỉ với trong nước mà còn với quốc tế. Xin nêu một ví dụ: Suốt 50 năm qua, từ 
những năm 70 của thế kỷ trước, các nước Châu Phi cùng đeo đuổi “giấc mơ giá trị gia 
tăng” từ rừng, nhưng tại Hội nghị gỗ nhiệt đới tổ chức ở Togo, Tây Phi, cuối năm 
2019, họ đã cay đắng thừa nhận rằng tổng thu từ xuất khẩu lâm sản, chủ yếu là gỗ 
tròn và gỗ xẻ, của họ không bằng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của riêng một 
Việt Nam!. Cũng trong năm 2019, Việt Nam đã chi trên 400 triệu USD nhập khẩu 1,3 
triệu m3 gỗ từ các nước Châu Phi để đáp ứng nhu cầu gỗ cứng nhiệt đới cho xây 
dựng chùa chiền, nhà cửa, làm đồ mộc theo thị hiếu của người Việt, cho phép chúng 
ta có thể đóng cửa rừng tự nhiên. Điều đáng nói là số ngoại tệ hơn 400 triệu USD mà 
Việt Nam bỏ ra để nhập khẩu gỗ Châu Phi cũng chỉ tương đương với số tiền thu được 
từ xuất khẩu trên 3 triệu tấn viên nén năng lượng sinh khối tận dụng mùn cưa, dăm 
bào và gỗ cành ngọn thu gom sau khai thác rừng trồng. Qua đây chúng ta có thể thấy 
công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến theo chiều sâu, quan trọng biết chừng nào, 
khi một quốc gia muốn thoát nghèo, muốn làm giàu, và muốn đeo đuổi khát vọng 
hùng cường như Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt đeo đuổi. 
2. CON ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP GỖ VIỆT VÀ ĐANG ĐI 
 Không phải ngẫu nhiên và cũng không phải một sớm một chiều, ngành công 
nghiệp gỗ đã có thể trở thành “con gà đẻ trứng vàng”. Con đường mà doanh nghiệp 
gỗ Việt đã và đang đi là con đường tiến hóa, bền bỉ, sáng tạo và cần nhiều bản lĩnh: 
Từ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng thấp, đến giá trị giá tăng cao hơn; từ thụ động 
chờ đơn hàng để gia công cho người nước ngoài, tiến tới chủ động dần mẫu mã, 
thương hiệu; từ chỉ biết làm hàng ngoài trời giá rẻ, đến làm hàng nội thất giá trị gia 
tăng nhiều hơn; từ sản phẩm hàm lượng trí tuệ thấp đến hàm lượng trí tuệ cao hơn. 
Hiện nay, chúng ta đang chế biến và xuất khẩu tất cả các nhóm hàng cho phép sử 
dụng toàn bộ sinh khối gỗ rừng trồng: Dăm gỗ làm bột giấy, Viên nén năng lượng 
 35 
sinh khối, Ván nhân tạo các loại, Đồ mộc nội và ngoại thất và cả Không gian sống 
hiện đại và sang trọng, mang đậm thương hiệu Việt, trí tuệ Việt. Hiển nhiên ngành gỗ 
phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là nhờ có “thiên thời, địa lợi”, nhờ sự tích 
hợp nỗ lực và sáng tạo của hàng ngàn doanh nhân, đặc biệt là nhờ hai lợi thế so sánh 
chủ yếu là nhân công và nguyên liệu gỗ giá rẻ. Hệ thống đào tạo về lâm nghiệp và 
công nghiệp chế biến gỗ đã góp phần tạo ra các lợi thế so sánh này. Nếu không có 
nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, từ đội ngũ quản trị doanh nghiệp, đến các 
chuyên gia kỹ thuật – công nghệ và đội ngũ công nhân có tay nghề, công nghiệp gỗ 
Việt Nam đã không thể vươn lên vị trí số 1 ở Đông Nam Á, thứ hai ở Châu Á và thứ 
năm trên thế giới. Và nếu không có đào tạo thì Việt Nam cũng đã không thể trở thành 
“vương quốc của cây keo” với khoảng 3 triệu ha rừng trồng thương mại cung cấp 
trên 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu mỗi năm. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tổ chức 
tập hợp DN gỗ Việt đánh giá cao và tri ân đóng góp của hệ thống đào tạo lâm nghiệp 
và CBG, trong đó có Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 
3. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TRONG NGÀNH GỖ 
 Năm 2019, ngành gỗ có trên 5.600 doanh nghiệp (DN), trong đó có gần 1.000 
DN có vốn đầu tư nước ngoài1 và gần 4.500 DN chế biến và xuất khẩu gỗ và sản 
phẩm gỗ (G&SPG) tạo ra kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD2. Nếu tính trung bình 
mỗi DN có 100 lao động, thì tổng số lao động trực tiếp là trên 560.000 người. Ngoài 
ra, còn phải kể đến hàng triệu lao động gián tiếp tham gia vào nhiều khâu trong chuỗi 
cung ứng và chế biến gỗ (CBG), trong đó có trên 1 triệu hộ trồng rừng. 
 Mục tiêu ngành công nghiệp gỗ đặt ra là đạt giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào 
năm 2025 và phải trả lời câu hỏi ngành gỗ phải làm gì để đạt mục tiêu này?, bao 
nhiêu lao động sẽ tham gia vào hoạt động sản xuất trong ngành? Có nhiều giải pháp, 
trong đó tăng hàm lượng trí thức thông qua thay đổi về công nghệ và thiết bị là việc 
DN phải làm cùng với liên kết đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao. 
 Hiện nay, trong số hơn nửa triệu người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản 
xuất trong ngành gỗ, số lượng kỹ sư chế biến lâm sản và thiết kế nội thất chỉ chiếm 1-
2%. Lao động được đào tạo tay nghề bài bản cũng chỉ chiếm 20-30%, số còn lại là lao 
động phổ thông, chưa qua đào tạo3. Nếu tính bình quân, công nghiệp CBG cần 
khoảng 7-10% nhân lực có trình độ đại học, thì toàn ngành cần trên 30.000 kỹ sư. 
Tuy nhiên, nhân lực có trình độ kỹ sư làm việc trong ngành còn rất ít, chỉ có khoảng 
trên 4 ngàn người, tương ứng với con số bình quân 1 kỹ sư/1 doanh nghiệp.4 
1Báo cáo đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: 
ngoai-trong-nganh-go-viet-nam-2019-thuc-trang-va-mot-so-khia-canh-ve-chinh-sach-9098 
2 Báo cáo đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam năm 2019: 
nuoc-ngoai-trong-nganh-go-viet-nam-2019-thuc-trang-va-mot-so-khia-canh-ve-chinh-sach-9098 
3  
4  
 36 
4. CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH GỖ 
 Việc sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông đang làm cho chất lượng và năng 
suất lao động CBG của Việt Nam thấp, chỉ bằng 50% năng suất lao động của 
Philippines, 40% của Trung Quốc và 20% của Liên minh châu Âu (EU)5. 
 Với năng suất lao động thấp, lương công nhân làm trong ngành CBG không 
thể cao, bình quân chỉ khoảng 2.112 đô la/người/năm6, thấp hơn nhiều so với giá 
nhân công của các nước như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc 
 Số liệu thống kê năm 2017 cho thấy chi phí bình quân mỗi giờ cho người lao 
động tại Việt Nam khoảng 2,55 đô la, trong khi đó tại Trung Quốc là 5.21 đô la.7 
Khác biệt tiếp tục gia tăng và đến năm 2020 ước tính chi phí cho mỗi giờ lao động tại 
Việt Nam khoảng 2,99 đô la, trong khi tại Trung Quốc là 6,5 đô la. Lương tháng bình 
quân của mỗi lao động trong các doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong các ngành 
sản xuất khoảng 5,6 triệu đồng/tháng, tương đương với dưới 250 đô la.8 Trong khối 
ASEAN, năm 2016 mức lương tháng tối thiểu cho mỗi lao động tại Việt Nam là 131 
đô la, trong khi con số này tại Malaysia là 236 đô la (cao hơn 1,8 lần so với Việt 
Nam), Thái Lan 189 đô la (1,4 lần), Philippines là 318 đô la (2,4 lần)9. Mức lương tối 
thiểu của Việt Nam thậm chí còn thấp hơn mức lương tối thiểu của Campuchia. 
Lương tháng bình quân của mỗi lao động CBG của nước ta khoảng 5,5-6,5 triệu 
đồng. Chi phí lao động thấp đang là yếu tố chính thu hút đầu tư vào CBG, giúp ngành 
mở rộng quy mô sản xuất trong những năm qua. 
5. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG 
 Trong nhiều năm qua, khi Việt Nam đang ở giai đoạn ban đầu của quá trình 
phát triển công nghiệp CBG, nhân công giá rẻ đã là là lợi thế tăng trưởng. Tuy nhiên, 
trong tương lai, lợi thế này sẽ dần triệt tiêu. Vậy phải làm thế nào để CBG tiếp tục 
phát triển khi không thể trông đợi vào lợi thế này được nữa?. 
 Với hàng loạt các các hiệp định FTA đa phương và song phương đã và đang 
được ký kết, các rào cản thương mại sẽ dần bị loại bỏ, công nghệ phát triển ngày cao, 
chi phí vận tải giảm, chính sách đầu tư thông thoáng, xu hướng dịch chuyển đầu tư từ 
quốc gia có chi phí cao sang quốc gia có chi phí thấp và từ quốc gia có chi phí lao 
động cao sang quốc gia có chi phí lao động thấp sẽ trở nên phổ biến. Và khi đó sự 
cạnh tranh về lao động sẽ diễn ra, ở 2 cấp độ: (i) giữa các quốc gia với nhau, và (ii) 
giữa ngành gỗ và các ngành khác trong phạm vi mỗi quốc gia. 
5 Tham luận: “Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất chế 
biến gỗ và lâm sản” tại Hội nghị ngành gỗ phát triển nhanh và bền vững tháng 2/2019 
6 
countries.html 
7 https://www.statista.com/statistics/744071/manufacturing-labor-costs-per-hour-china-vietnam-mexico/ 
8  
9  
 37 
 Hơn nữa, với mục tiêu ngành CBG trong 5 năm tới là đạt kim ngạch xuất khẩu 
20 tỉ USD, nguồn nhân lực cần phải tăng nhiều về số lượng và chất lượng. Theo Hiệp 
hội gỗ và Mỹ nghệ TP. HCM, nhu cầu lao động ngành chế biến gỗ và lâm sản được 
dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ đại học, trên đại học và 
266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ đại 
học, trên đại học và 445.200 công nhân kỹ thuật. Nhu cầu lao động khác trong lĩnh 
vực trồng rừng, chế biến trung gian và công nghiệp phụ trợ sẽ lớn hơn gấp 3 lần so 
với hiện tại. Đây là thách thức rất lớn đặt ra bài toán về nguồn nhân lực lao động chất 
lượng cao cho CBG. 
6. HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT ĐỂ GÓP PHẦN GIẢI BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN 
NGUỒN NHÂN LỰC 
 Có nhiều giải pháp được các chuyên gia đưa ra, trong đó nhấn mạnh vấn đề 
liên kết: liên kết không chỉ trong chuỗi cung mà còn là sự liên kết trong đào tạo để có 
đội ngũ nhân lực lao động chất lượng cao cho ngành công nghiệp gỗ, giúp CBG phát 
triển bền vững trong tương lai. Như đã đề cập, chất lượng lao động của ngành gỗ còn 
rất thấp, hiện tại hầu hết là lao động phổ thông. Đây là lực lượng lao động được 
doanh nghiệp đào tạo tại chỗ, không qua trường lớp, không có bài bản. Năng suất của 
ngành gỗ thấp một phần là do chất lượng lao động thấp. Lao động chất lượng thấp tạo 
ra các sản phẩm không có những đặc tính riêng biệt, do vậy giá trị gia tăng của sản 
phẩm cũng thấp. 
 Để giải được bài toán trên, việc cần làm hiện nay là tạo ra đội ngũ lao động tay 
nghề cao và thông qua đó tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tay nghề cao, tạo ra sự 
khác biệt của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị gia tăng. 
 Để giải bài toán nguồn nhân lực cần phải: 
 (1) Thiết lập kênh đạo tạo có thể kết nối trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp 
với các cơ sở đào tạo. Hiện ngành gỗ của Thái Lan bắt đầu áp dụng mô hình này, với 
việc Hiệp hội gỗ của Thái Lan, kết hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp Thái 
và các trường đại học, bao gồm cả các trường mỹ thuật, trực tiếp thiết kế các chương 
trình đào tạo. Chương trình kết hợp giữa học lý thuyết (50% thời gian) tại các cơ sở 
đào tạo và thực hành tại các doanh nghiệp sản xuất (50% thời gian còn lại). Sau đào 
tạo, học viên bổ sung vào nguồn lao động có chất lượng cao, được đảm bảo việc làm 
phù hợp tại các cơ sở sản xuất. 
 (2) Hiệp hội gỗ có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết đào tạo. Hiệp hội 
là nơi thu thập các yêu cầu của thị trường (thông qua doanh nghiệp thành viên) về 
nhu cầu và chất lượng lao động. Hiệp hội cũng thực hiện chức năng thu thập thông tin 
về nhu cầu của thị trường, quy mô của thị trường và xu hướng thay đổi thị trường tiêu 
thụ các sản phẩm hàng hóa. Hiệp hội kết hợp với các cơ sở đào tạo trực tiếp tham gia 
 38 
chuyển tải các nhu cầu và các thông tin vào thực tế thông qua việc vận hành các mô 
hình đào tạo. 
 (3) Sự hỗ trợ của Chính phủ có vai trò rất lớn, đặc biệt trong việc cung cấp 
kinh phí cho vận hành mô hình. Ngoài ra, thông qua các kênh xúc tiến thương mại và 
nghiên cứu thị trường, Chính phủ cần tập hợp các nhu cầu, thị hiếu của thị trường 
xuất khẩu, từ đó chuyển tải các thị hiếu này vào các sản phẩm trong nước, thông qua 
các doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ sở đào tạo. 
 Các kết nối giữa các bên sẽ tạo ra chuỗi liên kết đào tạo nguồn nhận lực, từ đó 
đảm bảo lao động đào tạo ra là lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tăng chất 
lượng sản phẩm. Lao động tay nghề cao sẽ tạo ra các sản phẩm mang lại sự khác biệt. 
 Với cách làm như vậy, ngành gỗ kỳ vọng có thể tăng cường được chất lượng 
nguồn nhân lực để tạo ra sự khác biệt sản phẩm và tiếp tục phát triển bền vững trong 
tương lai. 
 39 

File đính kèm:

  • pdfhop_tac_va_lien_ket_giua_nha_truong_va_doanh_nghiep_de_phat.pdf