Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017

Trên nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào, sự hợp

tác thương mại giữa hai tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị cũng được tạo lập một

cách bền vững. Nghiên cứu này trước hết phân tích những điểm tương đồng giữa hai

địa phương - cơ sở cho mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên. Dựa trên cơ sở

phân tích các tư liệu lưu trữ của tỉnh Quảng Trị, bài viết phác thảo những điểm nhấn

trong quan hệ thương mại giữa hai địa phương từ năm 1989 đến năm 2017. Kết quả

phân tích cho thấy quan hệ thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị ngày

càng phát triển hơn, nhưng vẫn còn mang tính một chiều và chưa tương xứng với tiềm

năng của hai tỉnh. Điều này gợi ý những nghiên cứu sau này về giải pháp để thúc đẩy

hiệu quả hợp tác thương mại giữa hai địa phương này nói riêng và hai nước Việt Nam -

Lào nói chung.

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 1

Trang 1

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 2

Trang 2

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 3

Trang 3

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 4

Trang 4

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 5

Trang 5

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 6

Trang 6

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 7

Trang 7

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 8

Trang 8

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1900
Bạn đang xem tài liệu "Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017

Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến năm 2017
rị đã đề xuất Chính phủ hai nước nâng cấp các cửa khẩu và mở thêm một 
số tuyến đường. Nhằm đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh và hai nước 3 
cặp cửa khẩu phụ trên địa bàn hai tỉnh Savannakhet và Quảng Trị đã được mở, đó là: Rà 
cồ (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhẹt) - Tà Rùng (xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh 
T. T. Dung, P. T. Châu / Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 
 96 
Quảng Trị), Bản Mày Phặt Thạ Na (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhẹt) - Bản Cheng (xã 
Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Đenvilay (huyện Mường Noòng, tỉnh 
Savannakhẹt) - Bản Thanh (xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Tuy nhiên, 
hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh chủ yếu được thực hiện qua Cửa khẩu quốc tế 
Đenxavẳn - Lao Bảo, một trong những cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động 
thương mại giữa hai nước Lào và Việt Nam. Năm 1998 có 4.168 lượt người và 1.573 
lượt ô tô xuất nhập cảnh tại cửa khẩu này (Tỉnh uỷ Quảng Trị - Ban Biên giới, 1998). Từ 
năm 2003 đến cuối tháng 9/2005, đã có 530.915 lượt hành khách và 264.413 lượt phương 
tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo. Phương tiện vận chuyển hàng hoá, hành 
khách xuất nhập cảnh chủ yếu của Việt Nam là ô tô. Phương tiện vận tải của Lào chiếm 
tỷ lệ không đáng kể, chủ yếu là xe du lịch (phần lớn là của các thương nhân Việt Nam 
làm việc tại Lào mua và đăng ký biển kiểm soát Lào phục vụ việc đi lại và làm ăn giữa 
Việt Nam và Lào). Hành khách xuất nhập cảnh phần lớn là người Việt Nam đi công tác, 
buôn bán, học tập, lao động tại Lào. Người Lào xuất nhập cảnh chủ yếu là công tác, thăm 
thân, du lịch tắm biển vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn nhiều so với người Việt Nam 
sang Lào. Năm 2007, có 61.000 lượt người, 55.508 lượt ô tô và khoảng 4 triệu tấn hàng 
hóa xuất nhập cảnh; kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Trị với tỉnh của Lào từ năm 
2006 đến năm 2008 bình quân đạt 536,335 triệu USD/năm, những năm 2012 - 2014 tăng 
lên 993,053 triệu USD/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập 
khẩu hai chiều qua các cửa khẩu quốc tế ở Quảng Trị đạt gần 157,124 triệu USD, tăng 
3,8% so với năm 2016. Trong đó, Cửa khẩu Lao Bảo đạt 128,245 triệu USD. Hoạt động 
xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt 524.263 lượt 
người. Phương tiện xuất nhập cảnh đạt 73.611 lượt phương tiện (Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng 
Trị, 2017). 
Để đẩy mạnh hoạt động thương mại, Savannakhet và Quảng Trị đã phối hợp mở 
rộng và xây dựng hệ thống các chợ vùng biên giới. Dọc theo Quốc lộ 9, tỉnh Savannakhẹt 
và tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng các khu thương mại hai bên cửa khẩu Quốc tế Lao 
Bảo - Đenxavẳn. Năm 1998, tỉnh Savannakhet thành lập Khu Thương mại biên giới 
Đenxavẳn. Tại đây, các công ty thương mại, doanh nghiệp tư nhân có thể mua sắm các 
mặt hàng, từ những mặt hàng là sản phẩm do Lào sản xuất cho đến hàng nhập khẩu từ 
Thái Lan, Trung Quốc (đồ điện, điện tử, xe máy, mỹ phẩm...). Tỉnh Quảng Trị đã đầu tư 
xây dựng Khu Thương mại Lao Bảo và đến năm 2005 nâng lên thành Khu Kinh tế 
Thương mại đặc biệt Lao Bảo. Hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa tại đây do các công 
ty thương mại, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, Lào và các công ty và doanh 
nghiệp của Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác thực hiện. 
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới, góp phần đẩy 
mạnh hoạt động thương mại giữa hai bên và các tỉnh khác của hai nước cũng như với các 
nước khác trên thế giới, hàng năm Sở Công thương, Sở Ngoại thương Quảng Trị và 
Savannakhet đã phối hợp tổ chức các hội chợ. Năm 2008, hội chợ được tổ chức tại Khu 
Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo. Đến năm 2012, hội chợ được tổ chức tại tỉnh 
Savannakhẹt. Các gian hàng tham gia hội chợ đã giới thiệu những sản phẩm mới do 
doanh nghiệp địa phương chế tạo, sản xuất, chế biến và khai thác. Thông qua hội chợ, 
các doanh nghiệp của hai tỉnh và hai nước ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nhau. 
Đầu tháng 9/2016, Hội nghị Hợp tác Thương mại, Đầu tư, Du lịch, Lao động và 
Truyền thông 3 tỉnh: Quảng Trị, Savannakhet, Mukdahan đã được tổ chức tại tỉnh 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 92-100 
 97 
Mukdahan - Thái Lan nhằm trao đổi, hợp tác để tăng cường khả năng kết nối trên các 
lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, lao động và truyền thông. Hội nghị đánh giá cao kết 
quả thực hiện các thỏa thuận hợp tác của Biên bản Hội nghị hợp tác Thương mại, Đầu tư, 
Du lịch và Truyền thông giữa 3 tỉnh được ký kết năm 2015 tại Quảng Trị. Theo đó, đã có 
nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường quan hệ hợp tác phát triển 
thương mại, đầu tư, du lịch và truyền thông của 3 tỉnh đã được triển khai. Hội nghị đã 
thảo luận và thống nhất nội dung hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, 
truyền thông và hoạt động xúc tiến quảng bá trên các lĩnh vực khác. Mặt khác, Hội nghị 
đặt ra yêu cầu phối hợp với Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Savannakhẹt chuẩn 
bị nội dung để thông tin tại Trung tâm Thông tin du lịch Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo do 
Dự án Phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Công tài trợ (Tỉnh ủy Quảng Trị, 2016). 
Cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đenxavẳn có một điểm khác so với các cửa khẩu 
khác trong cả nước, cũng như so với cửa khẩu La Lay. Theo đó, cửa khẩu quốc tế Lao 
Bảo đã triển khai thành công thủ tục “một cửa một điểm dừng” nhằm tạo thuận lợi cho 
việc vận chuyển người và hàng hóa qua lại giữa các nước GMS (Hiệp định GMS-
CBTA). Thủ tục này được thực hiện trên cơ sở quy định hàng hóa đi từ Việt Nam sang 
Lào sẽ làm thủ tục tại cửa khẩu Lào; ngược lại, hàng hóa từ Lào về Việt Nam, sẽ làm thủ 
tục tại cửa khẩu Việt Nam. Đây là một hình thức nếu triển khai có hiệu quả sẽ đem lại rất 
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan, cũng như các khoản chi phí 
kiểm tra, kiểm dịch hàng hóa. Thủ tục này đã được triển khai thí điểm từ năm 2005 đến 
năm 2015, trải qua 4 giai đoạn (gộp chung giai đoạn 2 và 3): 
- Giai đoạn 1: Các bên ký kết Biên bản ghi nhớ phối hợp để cùng nhau kiểm tra 
hàng hóa một lần tại CCA (khu vực kiểm soát chung) của nước nhập cảnh (bắt đầu từ 
30/6/2005). 
- Giai đoạn 2 và 3: Các cơ quan Hải quan và Kiểm dịch thực vật của hai nước 
phối hợp làm việc với nhau (thực hiện tất cả các thủ tục liên quan) tại nước nhập cảnh. 
- Giai đoạn 4: Thực hiện đầy đủ tất cả các thủ tục một điểm dừng và một cửa. Tất 
cả các cơ quan có thẩm quyền phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đã chính thức 
tiến hành vào 8/02/2015. 
Thực hiện thoả thuận hợp tác tiểu vùng Mê Công và chủ trương cải cách thủ tục 
hành chính giữa các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác với 
nước bạn Lào, Cục Hải quan Quảng Trị đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ với hải 
quan Đenxavẳn triển khai giai đoạn I về “kiểm tra một lần, một điểm dừng” tại cặp cửa 
khẩu Lao Bảo - Đenxavẳn vào ngày 30/6/2005. Đây là cặp cửa khẩu đầu tiên giữa Việt 
Nam và Lào thực hiện thí điểm mô hình này. Sau hơn một năm triển khai, đến cuối năm 
2006 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất 
nhập khẩu tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đenxavẳn (Tỉnh ủy Quảng Trị, 2007). Tháng 
5/2015, hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet khai trương vận hành thử nghiệm mô hình 
“một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đenxavẳn. Thực hiện 
phương thức này, toàn bộ người, hàng hóa và phương tiện xuất nhập cảnh sẽ được hai 
bên Lào và Việt Nam phối hợp kiểm tra, làm thủ tục tại một cửa và kéo dài thời gian mở 
cửa khẩu quốc từ 07 giờ đến 22 giờ hàng ngày, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. 
Điều này giúp rút ngắn thời gian, chi phí cho hành khách và hàng hóa xuất nhập cảnh, 
đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng hội nhập và hiện đại. 
T. T. Dung, P. T. Châu / Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 
 98 
Thực tế cho thấy việc triển khai mô hình trên đã thể hiện được tính minh bạch, 
trách nhiệm rõ ràng cho các đối tượng tham gia và tạo được sự tự tin, nâng cao năng lực, 
khả năng hợp tác hoạt động của các cơ quan quản lý cửa khẩu biên giới. Công tác phối 
hợp giữa cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đenxavẳn được thực hiện tốt. Thủ tục hải quan 
tại cửa khẩu được đơn giản hóa, phù hợp với tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan, tạo 
điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện vận tải và hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm 
thiểu chi phí, rút ngắn thời gian thông quan và thời gian vận tải hàng hóa cho doanh 
nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế. 
Sau khi thực hiện mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao 
Bảo - Đenxavẳn, tình hình hoạt động kinh tế, thương mại có biến chuyển tích cực, khối 
lượng hàng hóa, người, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc 
tế Lao Bảo tăng nhanh. Riêng năm 2015, có 5.296 tờ khai, khối lượng hàng hoá 219.425 
tấn, trị giá 446,9 triệu USD, trong đó: 
Về xuất khẩu: Có 3.594 tờ khai (chiếm tỷ lệ 67,9%), khối lượng hàng hoá 80.867 
tấn, trị giá 186,4 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu là vật liệu xây dựng, thực phẩm. Hải 
quan hệ bên kiểm tra chung 1.792 tờ khai (chiếm tỷ lệ 33,8%), khối lượng 25.333 tấn, trị 
giá 22,2 triệu USD. Hải quan Việt Nam miễn kiểm tra, Hải quan Lào kiểm tra riêng 
1.802 tờ khai (chiếm tỷ lệ 34%), khối lượng 55.534 tấn, trị giá 164,2 triệu USD. 
Về nhập khẩu: Có 1.702 tờ khai (chiếm tỷ lệ 32,1%), khối lượng hàng hoá 
138.558 tấn, trị giá 260,5 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu là thạch cao, gỗ, trái cây, 
cao su, bò. Hải quan hai nước kiểm tra chung 44 tờ khai (chiếm tỷ lệ 1%), khối lượng 
6.879 tấn, trị giá 5,1 triệu USD. Hải quan hai bên miễn kiểm tra 1.658 tờ khai (chiếm tỷ 
lệ 31,3%), khối lượng 131.679 tấn, trị giá 255,4 triệu USD (Tỉnh ủy Quảng Trị, 2015, 
tr. 2-3). 
Công tác kiểm soát xuất nhập cảnh vùng biên giới, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu 
kiểm soát ra vào khu vực biên giới được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Tính 
đến năm 2015, hải quan Lao Bảo đã làm thủ tục nhập cảnh cho 502.007 lượt người; xuất 
cảnh cho 477.590 lượt người. Trong năm này, nhập cảnh vùng biên giới 105. 216 lượt 
người, xuất cảnh vùng biên giới 99.508 lượt người; có 49.508 lượt phương tiện nhập 
cảnh và 44.173 lượt phương tiện xuất cảnh (Tỉnh ủy Quảng Trị, 2015). 
Việc thực hiện đầy đủ mô hình “một cửa, một lần dừng” bước đầu đã đem lại kết 
quả tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Người, phương tiện và hàng hóa 
chỉ phải dừng đỗ một lần tại địa điểm làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; các cơ 
quan chức năng của hai bên cùng phối hợp làm thủ tục thông quan. Do đó, chi phí, thời 
gian di chuyển của hành khách, phương tiện và hàng hóa giảm so với trước, nhất là về 
hàng hóa, chỉ cần xuất trình và xếp dỡ một lần để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của 
các cơ quan chức năng, góp phần minh bạch hóa hoạt động quản lý của các cơ quan chức 
năng, chống thất thu thuế, sách nhiễu, phiền hà. Đây là mô hình kiểu mẫu trong mối quan 
hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. 
Mặc dù hợp tác thương mại giữa Savannakhet và Quảng Trị đã có bước phát triển 
đáng kể như kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đã tăng nhanh, nhất là những năm từ 
2010-2017, nhưng việc phối hợp triển khai thực hiện vẫn còn phân tán, thiếu sự liên kết 
chặt chẽ trên một số lĩnh vực có tính chất đối tác, liên doanh, liên kết làm ăn. Các doanh 
nghiệp và thành phần kinh tế mỗi bên vào cuộc chưa thực sự mạnh mẽ nên các hợp đồng 
làm ăn lớn chưa nhiều, hàng hóa của Quảng Trị chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 92-100 
 99 
trường Savannakhet và ngược lại, nhất là trong điều kiện hàng hóa của Trung Quốc đưa 
vào thị trường ngày càng nhiều. Hợp tác đầu tư đang trên đà phát triển, nhưng nguồn vốn 
đầu tư của các doanh nghiệp hai tỉnh vào nhau còn khiêm tốn, chủ yếu là các doanh 
nghiệp của Quảng Trị đầu tư vào Savannakhet. 
4. Kết luận 
Tóm lại, quan hệ thương mại giữa tỉnh Savannakhẹt - Quảng Trị có nhiều chuyển 
biến khá mạnh mẽ. Đặc biệt, việc triển khai mô hình “một cửa, một lần dừng” không chỉ 
thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai tỉnh mà còn góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương 
giữa hai nước Lào - Việt. Mặc dù vậy, quan hệ thương mại giữa tỉnh Savannakhẹt - 
Quảng Trị nhìn chung còn mang tính một chiều, nghiêng về phía Quảng Trị và những 
hoạt động trao đổi thương mại giữa hai bên còn hạn chế, chưa tương xứng với những 
tiềm năng của hai tỉnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lê Đình Chỉnh (2007). Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai 
đoạn 1954-2000. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Đảng Cộng sản Việt Nam (2004). Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 34, (1973). Hà Nội: 
NXB Chính trị Quốc gia. 
Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị (2017). Báo cáo kết quả thực hiện Văn bản thỏa thuận hợp 
tác cấp cao giữa tỉnh Quảng Trị với 02 tỉnh Savannakhet, Salavan trong năm 2017, 
Số 392/BC-SNgV. 
Tỉnh uỷ Quảng Trị - Ban Biên giới (1998). Báo cáo tình hình và công tác biên giới Biển 
Đông - Hải đảo, số 55/BC-BG, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị. 
Tỉnh ủy Quảng Trị (2007). Báo cáo tình hình hợp tác với Lào giai đoạn 2001-2006, Số 
75-BC/TU. Kho lưu trữ Tỉnh ủy. 
Tỉnh ủy Quảng Trị (2015). Báo cáo tình hình hợp tác giữa Quảng Trị với các tỉnh của 
lào năm 2015, Số 06-BC/TU. Kho lưu trữ Tỉnh ủy. 
Tỉnh ủy Quảng Trị (2016). Báo cáo tình hình hợp tác giữa Quảng Trị với Lào trong năm 
2016, Số 93-BC/TU. Kho lưu trữ Tỉnh ủy. 
T. T. Dung, P. T. Châu / Hợp tác thương mại giữa tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 
 100 
SUMMARY 
TRADE COOPERATION BETWEEN SAVANNAKHET PROVINCE 
AND QUANG TRI PROVINCE FROM 1989 TO 2017 
Trinh Thi Dung 
(1)
, Phan Thi Chau 
(2)
 1 
National Media Publishing Cooperation Joint Stock Company, Nghe An Province 
2 Nghe An College of Teachers’ Education 
Received on 05/02/2021, accepted for publication on 16/3/2021 
On the basis of the relationship between the two countries Vietnam - Laos, the 
economic and trade cooperation between the two provinces Savannakhet and Quang Tri 
is also established in a sustainable way. This study first analyzes the similarities between 
the two provinces - the basis for their commercial cooperation. Based on the analysis of 
archival documents of Quang Tri Province, the article outlines the highlights of the trade 
relationship between the two provinces from 1989 to 2017. The analysis results show that 
the trade relationships between Savannakhet and Quang Tri are more and more 
developed, but they are still deficient and not commensurate with the potentials of the 
two provinces. This suggests further researches on solutions to promote effective trade 
cooperation between these two provinces in particular and the two countries Vietnam - 
Laos in general. 
Keywords: Quang Tri; Savannakhet; trade cooperation. 

File đính kèm:

  • pdfhop_tac_thuong_mai_giua_tinh_savannakhet_va_tinh_quang_tri_t.pdf