Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển

I. MỘT SỐ THÀNH TỰU LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2020

1. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế chính sách

- Trình Quốc hội ban hành Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14) thay thế

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 theo hướng chủ động ứng phó với biến đổi

khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tham mưu Chính phủ ban hành 22 Nghị định nhằm cụ thể hóa Luật Lâm

nghiệp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Quyết định, 03 Chỉ thị.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 67 Thông tư; 34 Quyết

định hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp.

2. Về thực hiện các chỉ tiêu ngành

- Tăng diện tích rừng từ 13,15 triệu ha, độ che phủ 39,7% năm 2011, lên gần

14,61 triệu ha, độ che phủ 41,89% năm 2019; dự kiến đạt 14,65 triệu ha, độ che phủ

42% vào năm 2020.

- Giai đoạn 2010 - 2015 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng

trưởng bình quân là 5,87%. Giai đoạn 2016 - 2020 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

có tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,94% .2

- Về xuất khẩu lâm sản, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế

giới, thứ 2 Châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản, hiện sản phẩm đồ

gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Giai đoạn 2013 - 2020 tổng nguồn thu từ DVMTR đạt 15.657 tỷ đồng, bình

quân mỗi năm 1.957 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất quan trọng để góp phần vào phát

triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế ngành Lâm nghiệp nói riêng.

Góp phần tạo việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào

dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

3. Công tác quản lý, bảo vệ rừng

Diện tích rừng bị mất do chặt phá trái phép và cháy rừng hàng năm liên tục

giảm so với năm trước khoảng 30 - 50%, số vụ giảm khoảng 10%.

4. Về Nghiên cứu khoa học

Tập trung nghiên cứu chọn tạo giống cho các loài cây trồng rừng chủ lực, đặc

biệt đã sử dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo và nhân giống để tạo ra các

giống cho tăng năng suất, chất lượng gỗ cao và chống chịu với các điều kiện môi

trường bất lợi công nhận 216 giống mới; nghiên cứu thiết kế, chế tạo công cụ, thiết bị

cơ giới hóa các khâu sản xuất của lâm nghiệp; ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải

cao trong quản lý, bảo vệ rừng.

5. Về hợp tác quốc tế trong Lâm nghiệp3

- Tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm các Công ước quốc tế, tổ chức

đa phương, diễn đàn về lâm nghiệp toàn cầu và khu vực: thực hiện 34 đầu mối hợp

tác quốc tế; 13 Hiệp định, cam kết cấp quốc tế và châu lục; 09 đầu mối hợp tác khu

vực ASEAN; và 10 đầu mối hợp tác song phương về Lâm nghiệp.

- Chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại: thực hiện

thành công đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị

rừng và thương mại lâm sản.

6. Công tác quy hoạch ngành Lâm nghiệp

Thực hiện soát quy hoạch lại 3 loại rừng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm

bảo yêu cầu bảo tồn, phòng hộ và phát triển kinh tế bền vững. Quy hoạch ổn định 164

khu rừng đặc dụng, trong đó có 33 Vườn quốc gia, 57 Khu Dự trữ thiên nhiên, 12

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 53 Khu bảo vệ cảnh quan; 9 Khu nghiên cứu khoa

học, thực nghiệm.

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 1

Trang 1

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 2

Trang 2

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 3

Trang 3

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 4

Trang 4

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 5

Trang 5

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 6

Trang 6

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 7

Trang 7

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 8

Trang 8

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 9

Trang 9

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 160 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển

Hội thảo Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển
 
nước vùng Bắc Mỹ là những nước đi đầu trong đào tạo về lĩnh vực này. Giai đoạn 
đầu, ngành Kiến trúc cảnh quan đa số được đào tạo ở các trường Đại học Nông 
nghiệp, các kiến thức giảng dạy cho chuyên ngành này chủ yếu liên quan đến nghệ 
thuật vườn. 
 Trước năm 1962, các môn học được giảng dạy của Khoa Kỹ thuật nông nghiệp 
và Nghệ thuật vườn (Department of Agrirculture and Horticulture) của Đại học 
Harvard chủ yếu giảng dạy về các lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn, Nghệ thuật vườn, 
động vật học ứng dụng, thực vật học ứng dụng, Điều tra khảo sát nông nghiệp 
Cũng từ đây đã đào tạo ra những Kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng thế giới sau này 
như: Eliot Charles, Frederick Dawson. Trong thời kỳ này ngoài Đại học Harvard thì 
các Trường đại học Nông nghiệp khác như Agriculture University of Massachusetts 
(hiện nay là University of Massachusetts ), Agriculture University of Kansascũng 
là nơi đào tạo ra nhiều thế hệ Kiến trúc sư cảnh quan. 
 Một số trường đại học kiến trúc và kỹ thuật khác cũng trong giai đoạn này 
cũng đã mở chuyên ngành đào tạo về kiến trúc cảnh quan như: Architecture 
University of Columbia; University of Wisconsin-Madison. Từ các trường này đã đào 
tạo ra các kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng như: Charles Downing Lay, Wiliam 
PunchardCác môn học chuyên môn giảng dạy trong các trường đại học này thời kỳ 
đó ngoài liên quan đến kiến trúc còn có các môn khoa học nghệ thuật và thực vật học. 
 Tiếp thu những kiến thức về nghệ thuật cũng như nghệ thuật vườn cảnh từ các 
nước trên thế giới đưa vào chương trình đào tạo kiến trúc sư cảnh quan cũng được 
các nhà thiết kế cảnh quan Mỹ thời kỳ đó chú ý ví dụ như: giảng dạy về nền Nghệ 
thuật Pháp, phong cách vườn cảnh của Anh, Ý, Trung Quốc. 
 Ở Đại học Harvard (Mỹ) chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan ở giai đoạn đầu có 
thời gian đào tạo là 4 năm. Học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Kiến 
 147 
trúc cảnh quan (Bachelor of Science Degree in Landscape Architecture). Các nội 
dung giảng dạy ban đầu chủ yếu liên quan đến quản lý, quy hoạch thiết kế hệ thống 
đất xanh và công viên đô thị, quy hoạch thiết kế hệ thống đường phong cảnh thành 
phố và nông thôn, khu ở, vườn trường, các khu khai thác khoáng sản, nông trường và 
công viên quốc gia. Sau này còn mở rộng sang quy hoạch thiết kế cảnh quan hệ thống 
đường cao tốc và các loại hình công viên chủ đề. 
 Cũng tại Đại học Harvard, chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan bắt đầu đào tạo 
cao học từ năm 1908 và cấp bằng Thạc sỹ Kiến trúc cảnh quan (MLA: Master in 
Landscape Architecture). 
 Từ sau khi chuyên ngành đào tạo Kiến trúc cảnh quan được mở và giảng dạy 
tại trường đại học Harvard (1900) đến nay các nước vùng Bắc Mỹ đã có nhiều cơ sở 
đào tạo về Kiến trúc cảnh quan có uy tín như: 
 Bảng 01. Các cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan có chất lượng cao 
 ở nước ngoài 
 Trình độ đào tạo 
 TT Tên trường 
 Đại học Sau đại học 
 1 Arizona State University + 
 2 University of Arizona + 
 3 University of Arkansas + 
 4 Auburn University + 
 5 Ball State University + + 
 6 California Sate University + 
 7 California State Polytechnic University + + 
 8 University of California at Berkeley + 
 9 University of California at Davis + 
 10 City College of New York + 
 11 Clemson University + 
 12 Colorado State University + 
 13 University Colorado at Denver + 
 14 University of Connecticut + 
 15 Cornell University + 
 16 University of Florida + + 
 17 Florida International University + 
 18 University of Georgia + + 
 19 Harvard University + + 
 20 University of Idaho + 
 21 University of Illinois + + 
 148 
 Trình độ đào tạo 
TT Tên trường 
 Đại học Sau đại học 
22 Iowa State University + 
23 Kansas State University + + 
24 University of Kentucky + 
25 Louisiana State University + + 
25 University of Maryland + 
27 University of Massachusetts + + 
28 Michigan Sate University + 
29 University of Michigan + 
30 University of Minnesota + 
31 Mississppi State University + 
32 Morgan State University + 
33 University of Nevada, Lasvegas + 
34 North Carolina A &T State University + 
35 North Carolina State University + + 
36 North Dakota State University + 
37 Ohio State University + + 
38 Oklahoma State University + 
39 University of Oklahoma + 
40 University of Oregon + 
41 University of Pennsyl Vania + 
42 Pennsyl Vania State University + 
43 Purdue University + 
44 University of Rhode Island + 
45 Rhode Island School of Design + + 
46 Rutgers - The State University of New Jersey + 
47 State University of New York + + 
48 Temple University + 
49 Texas A & M University + + 
50 Texas Tech University + 
51 University of Texas - Arlington + 
52 Utah Sate University + + 
 Verginia Polytechnic Institute & State + + 
53 
 University 
54 Washington State University + 
55 University of Washington + + 
56 University of Wisconsin-Madison + 
 149 
 Hệ thống các môn học chuyên môn về Kiến trúc cảnh quan tại Mỹ hiện nay 
chia thành 3 nhóm: 
 - Các môn học về thiết kế: Nhấn mạnh bồi dưỡng kỹ năng thiết kế và các kỹ 
thuật liên quan đến quy hoạch thiết kế cảnh quan. 
 - Các môn học mang tính giảng giải và thảo luận: Chủ yếu giảng và thảo luận 
về các lĩnh vực của kiến trúc cảnh quan như: lịch sử, nguyên lý và phương pháp luận. 
 - Độc lập nghiên cứu: Trên cơ sở nắm chắc các phương pháp và lý luận cơ 
bản, tiến hành chọn lựa hướng nghiên cứu chuyên môn (có sự hướng dẫn của giáo 
viên) và làm luận văn tốt nghiệp. 
 Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên gia thì hệ thống giáo dục ngành kiến trúc 
cảnh quan của Mỹ là khá hoàn thiện. Trong chương trình đào tạo nghề nghiệp ngoài 
các vấn đề về lý luận thì vấn đề thực tiễn và nghiên cứu các ngành khoa học liên quan 
cũng rất được chú ý. 
 Các lĩnh vực khoa học nghệ thuật giảng dạy ở bậc đại học cho ngành Kiến trúc 
cảnh quan trước đây chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực: Lịch sử nghệ thuật, Hội họa, 
Thực vật học, Kỹ thuật công trình. Giảng dạy cho nghiên cứu sinh thì mở rộng sang 
các lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan. 
 Hiện nay, các lĩnh vực khoa học giảng dạy cho ngành Kiến trúc cảnh quan 
ngày càng được mở rộng và có sự liên hệ với nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Quy 
hoạch thiết kế môi trường, Quy hoạch cảnh quan vùng, Quy hoạch thiết kế công viên 
và khu vui chơi giải trí, Quy hoạch sinh tháiTrong đó đặc biệt nhấn mạnh các lĩnh 
vực khoa học về sinh thái cảnh quan, bảo hộ và phục hồi sinh thái. 
 Hệ thống văn bằng và chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực Kiến trúc cảnh 
quan 
 * Hệ thống văn bằng: 
 - Bậc đại học: Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp Bằng Cử nhân Kiến trúc 
cảnh quan (Bachelor of Landscape Architecture, BLA). 
 - Bậc cao học: Học viên sau khi tốt nghiệp khóa học được cấp Bằng Thạc sỹ 
Kiến trúc cảnh quan (Master of Landscape Architecture, MLA). 
 - Bậc tiến sỹ: Học viên sau khi tốt nghiệp NCS tiến sỹ sẽ được cấp Bằng Tiến 
sỹ về Kiến trúc cảnh quan (Philosophy Degree of Landscape Architecture, Ph.D. LA). 
 * Chứng chỉ hành nghề: Những người sau khi đã tốt nghiệp chương trình đào 
tạo về Kiến trúc cảnh quan, muốn có được chỉ hành nghề phải thông qua sự đánh giá 
của Hiệp hội Kiến trúc cảnh quan Mỹ (American Society of Landscape Architects, 
ASLA). 
 150 
 Theo thông tin của Liên đoàn Kiến trúc sư Cảnh quan Quốc tế, hiện nay tại Úc có 
khoảng 3000 KTS cảnh quan (khoảng 13,2 KTS CQ/100.000 dân), trong khi Mỹ có 
khoảng 20.100 KTS cảnh quan (khoảng 6,4 KTS CQ/100.000 dân), và Anh có khoảng 
4.854 KTS cảnh quan (khoảng 7,7 KTS CQ/100.000 dân). 
 Tình hình đào tạo nhân lực ngành Kiến trúc cảnh quan ở Việt Nam 
 Ở Việt Nam, chương trình đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan bậc đại học do 
các chuyên gia, nhà khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp chủ trì, cùng với sự 
tham gia của một số chuyên gia, nhà khoa học đến từ Trường Đại học Kiến trúc Hà 
Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức xây dựng, chính thức được Bộ Giáo dục và 
Đào tạo phê duyệt năm 2009. Năm 2012, Khóa đào tạo Kỹ sư ngành Kiến trúc cảnh 
quan đầu tiên ở Trường Đại học Lâm nghiệp đã được triển khai (cũng là khóa đào tạo 
cấp bằng kỹ sư đầu tiên ở Việt Nam), hiện nay ở có thêm Đại học Kiến trúc Hà Nội 
(bắt đầu tuyển sinh năm 2018), Đại học Kiến trúc TP.HCM (bắt đầu tuyển sinh năm 
2019) và Phân Hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp - Cơ sở Đồng Nai. So với những 
ngành đào tạo trong lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng ngành học Kiến trúc cảnh quan ở 
Việt Nam là ngành học mới, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 
1.2. Ngành Cây xanh đô thị và Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực cây xanh 
đô thị 
 Cây xanh đô thị (Lâm nghiệp đô thị) là lĩnh vực khoa học không chỉ nghiên 
cứu liên quan đến quản lý các loài cây gỗ đô thị mà còn quản lý toàn bộ diện tích cây 
cối có ảnh hưởng và được sử dụng bởi cộng đồng cư dân đô thị. Diện tích này bao 
gồm cả mặt nước, các khu nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho cư dân trong đô thị (Erik 
Jorgensen, 1965). 
 Định nghĩa về cây xanh đô thị do Hiệp hội Lâm nghiệp của Mỹ đề xuất với nội 
dung chủ yếu là: “ Cây xanh đô thị là một phân nhánh chuyên môn của lâm nghiệp và 
là một trong những chuyên môn nghiên cứu về các vấn đề phúc lợi trong khoa học đô 
thị” 
 Lĩnh vực cây xanh đô thị còn là một lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học đô thị 
và có liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực như: sinh thái học, thổ nhưỡng học, khí tượng 
thủy văn, khoa học môi trường, kiến trúc cảnh quan, vườn-công viên, lâm học và thực 
vật học. 
 Nghiên cứu quy hoạch chọn loài cây trồng đô thị. 
 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về xây dựng và quản lý hệ thống cây xanh 
đô thị. 
 Nghiên cứu khai thác các giá trị về sinh thái, cảnh quan của hệ thống cây xanh 
đô thị 
 Tình hình đào tạo nhân lực ngành Cây xanh đô thị trên thế giới 
 151 
 Cây xanh đô thị là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, không thể thiếu trong 
lĩnh vực khoa học đô thị và đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. 
Với bề dày gần 100 năm phát triển và là một phân nhánh chuyên môn của ngành Lâm 
nghiệp đến nay ngành cây xanh đô thị đã có một hệ thống lý luận khoa học chặt chẽ, 
góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến không gian xanh cảnh quan và môi 
trường sinh thái đô thị. Đây là một lĩnh vực khoa học tổng hợp, có gắn bó chặt chẽ 
với các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng đô thị và nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu và ứng 
dụng của lĩnh vực Cây xanh đô thị không chỉ là kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý 
hệ thống cây xanh đô thị mà còn nghiên cứu về quy hoạch, thiết kế hệ thống không 
gian xanh và cảnh quan cây xanh đô thị. 
 Trên thế giới, ngành đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực Cây xanh đô thị mới chính thức 
có từ năm 1965. Trường Đại học đầu tiên trên thế giới mở chuyên ngành đào tạo đại học 
về cây xanh đô thị là Đại học Toronto (Canada). Đến nay, chuyên ngành này được mở 
rộng và đã trở thành một chuyên ngành đào tạo ở nhiều trường đại học Nông - Lâm 
nghiệp ở các nước trên thế giới, như Trung Quốc (Beijing Foretry University, Nanjing 
Foretry University, Dongbei Foretry University ), Ca na đa (University of Toronto), Úc 
(University of Melbourne), Mỹ (Oregon State University), Anh (University of British 
Columbia),Đức(University of Freiburg), Ý (University of Padua). 
 Tình hình đào tạo nhân lực lĩnh vực Cây xanh đô thị ở Việt Nam 
 Ở nước ta, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa cũng 
đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới được xây dựng vì thế nhu cầu nhân lực 
chất lượng cao, được đào tạo bài bản về lĩnh vực Cây xanh đô thị phục vụ cho quá 
trình xây dựng và phát triển đô thị là rất lớn. Trường Đại học Lâm nghiệp là trường 
đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào 
tạo lĩnh vực Cây xanh đô thị ở bậc đại học (2001) và đến nay đã có 10 khóa tốt 
nghiệp ra trường với hàng trăm sinh viên. Ngoài trường Đại học Lâm nghiệp, ở Việt 
Nam còn có 02 cơ sở đại học khác cũng mới đi vào đào tạo chuyên ngành này ở bậc 
đại học, gồm Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Nông Lâm Bắc Giang. 
2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KIẾN 
TRÚC CẢNH QUAN VÀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM 
NGHIỆP. 
 Trường Đại học Lâm nghiệp là cơ sở có định hướng đào tạo ngành Kiến trúc cảnh 
quan sớm ở Việt Nam. Năm 2009, trường Đại học lâm nghiệp đã chủ trì hội đồng xây dựng 
Chương trình Khung cho ngành Kiến trúc cảnh quan, làm cơ sở cho các trường đào tạo 
trong cả nước về lĩnh vực này. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo và 
nghiên cứu trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, sau nhiều năm chuẩn bị 
về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu, năm 2015, trường Đại học Lâm 
nghiệp đã thành lập Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị. Đội ngũ giảng viên 
chuyên môn có trình độ cao trong Viện hiện nay gồm: 01 Giáo sư, 02 Phó Giáo Sư, 5 Tiến 
 152 
sĩ. Để tiếp tục phát huy những thế mạnh về đôi ngũ, cơ sở vật chất của Nhà trường và đáp 
ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực 
Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, một số định hướng phát triển đào tạo trong các lĩnh 
vực này như sau: 
 - Đẩy mạnh công tác truyền thông về thông tin ngành học cũng như thế mạnh của 
Trường Đại học Lâm nghiệp trong công tác đào tạo. 
 - Định kỳ rà soát chương trình đào tạo theo hướng chú trọng bồi dưỡng kiến thức và 
kỹ năng nghề nghiệp đối với các học phần cốt lõi, giúp người học tự tin về kiến thức và kỹ 
năng nghề nghiệp. 
 - Tăng cường đào tạo kỹ năng vẽ đồ họa và kỹ năng thuyết trình ý tưởng thiết kế đồ 
án. 
 - Đẩy mạnh ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị để triển khai học kỳ 
đào tạo tại doannh nghiệp; tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảm bảo sinh viên sau 
khi tốt nghiệp 100% sớm có việc làm đúng chuyên ngành. 
 - Tổ chức giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên, sinh viên trong 
trường với các nhà khoa học, chuyên gia ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kiến trúc 
cảnh quan và Cây xanh đô thị. 
3. KẾT LUẬN 
 Lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị là những ngành nghề đã từng 
được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam các ngành học này vẫn 
đang được xem là những ngành nghề mới và đang thu hút nhiều sự quan tâm của xã 
hội. Trong bối cảnh đó, Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị rất mong nhận 
được những ý kiến thảo luận, góp ý của Quí vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà 
quản lý để tiếp tục phát triển đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực này ngày một hiệu 
quả hơn và có đóng góp nhiều hơn cho xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1.Harvard University, Abrief History of Harvard LA Program. 
 2. Birnbaun. Charles and Karson. Robin (Eds). Pioneers of American 
Landscape Design. McGraw-Hill, 2000 
 3. Ivan Marusic 2002. Some observations regarding the education of landscape 
architecture for 21st century. Landscape and urban Planning, 2002. 
 4.  
 153 
154 

File đính kèm:

  • pdfhoi_thao_dao_tao_phat_trien_nguon_nhan_luc_cho_nganh_lam_ngh.pdf