Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính

Tóm tắt: Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập là xác định

những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các

bộ phận, phòng ban khác thực hiện nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được

các yêu cầu của đơn vị. Tổ chức công tác kế toán thực chất cũng là tổ chức quản lý trong

đơn vị nhưng nó là sự kết hợp uyển chuyển giữa tính bắt buộc của pháp luật và sự vận

dụng phù hợp của từng đơn vị. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được quản lý

và kiểm soát chặt chẽ, chi phí thấp tương ứng với hiệu quả mang lại, cung cấp thông tin

kế toán hữu ích cho các đối tượng sử dụng, tất cả được thể hiện trong việc tổ chức công

tác kế toán của đơn vị

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 1

Trang 1

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 2

Trang 2

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 3

Trang 3

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 4

Trang 4

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 5

Trang 5

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 6

Trang 6

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 7

Trang 7

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 8

Trang 8

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 12480
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hướng tới được giao quyền tự chủ tài chính
ận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Với yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa 
đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các 
nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp, đòi hỏi tổ chức công tác kế toán 
của các đơn vị SNCL phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. 
Qua khảo sát thực trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TPHCM, tác giả rút ra 
một số nhận xét sau:
2.1 Những mặt được 
* Về cơ chế quản lý tài chính: Việc sử dụng NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đơn vị đã 
chủ động hơn trong việc phân bổ tài chính cho các hoạt động của đơn vị, khai thác các nguồn 
thu sự nghiệp, mở rộng các hoạt động liên kết; bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân 
sách được giao đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhằm tăng thu - tiết kiệm chi, nâng cao đời sống 
vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Các đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ 
nhằm quản lý các nguồn thu – chi khoa học, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với tình hình thực 
tế của đơn vị.
* Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Các đơn vị đã thực hiện tương đối tốt. Từ khâu lập 
chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ, bảo quản và lưu trữ chứng từ đều thực hiện khoa học, 
dễ kiểm tra, dễ tìm kiếm. Chứng từ kế toán được sử dụng đúng mẫu theo quy định. Việc thực 
hiện ghi chép rõ ràng dễ hiểu. Kế toán đơn vị đã biết tận dụng lợi thế của bảng tổng hợp chứng 
từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ, việc làm này đã làm cho việc ghi chép tổng hợp giảm 
đáng kể. 
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của Nhà trường dựa trên 
53TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC 
ngày 30/03/2006 và có bổ sung, chỉnh sửa một số tài khoản theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC 
ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính. Để phục vụ cho công tác hạch toán, theo dõi các nội dung 
một cách chi tiết, chính xác nhà trường đã mở thêm các tài khoản phục vụ cho yêu cầu quản lý 
của đơn vị. 
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các đơn vị đã áp dụng phần mềm kế toán, phần mềm được 
thiết kế theo các hình thức kế toán, các loại sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được cập nhật và 
bám sát chế độ kế toán hiện hành và cósự thống nhất trong toàn đơn vị, đồng thời phần mềm 
kế toán được phân quyền cho từng thành viên kế toán khi sử dụng. Do đó, tiết kiệm được thời 
gian, giảm khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, giúp việc lập các sổ sách kế toán, các 
báo cáo kế toán được nhanh chóng.
* Tổ chức hệ thống báo cáo tài kế toán: Do các đơn vị sử dụng phần mềm kế toán, nên các 
báo cáo được lập đầy đủ, đúng quy định biểu mẫu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Ngân 
sách Nhà nước theo quy định, phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Các thông tin được 
báo cáo thống nhất, do đó đảm bảo cho việc quản lý, điều hành.
2.2 Những nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên tổ chức công tác kế toán tại các ddow vị sự nghiệp 
công lập còn gặp phải những hạn chế sau:
Về vận dụng và sử dụng chứng từ kế toán: Do hạn chế về khả năng nghiệp vụ chuyên môn 
của kế toán viên nên đơn vị chưa sử dụng đầy đủ chứng từ kế toán để phản ánh nghiệp vụ kinh 
tế phát sinh theo đặc điểm, nội dung. Công tác ghi chép lập chứng từ còn thiếu sót.
Việc vận dụng hệ thống số kế toán: Sổ kế toán được in ra từ phần mềm kế toán tuy nhiên do 
đặc thù của đơn vị nên cần một số sổ để theo dõi chi tiết các hoạt động của đơn vị 
Công tác lập, phân tích báo cáo tài chính, quyết toán: Thời gian lập báo cáo tài chính còn 
chậm, không khoá được số liệu của những năm trước vì phần mềm không có chức năng này. 
Việc phân tích báo cáo tài chính và công khai tài chính chưa thực sự chú trọng nên thông tin 
cung cấp cho việc quản lý điều hành chưa kịp thời, chính xác.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Đội ngũ cán bộ kế toán còn ít, kế toán viên phải kiêm nhiệm 
nhiều phần việc kế toán nên vẫn còn nhiều sai sót, công tác kế toán còn kiêm nhiệm, nhân viên 
kế toán đôi khi còn thụ động chưa chú trọng và dành thời gian để cập nhật chế độ chính sách 
mới.
Công tác tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán: chưa khoa học, khi tìm rất khó khăn mất nhiều thời 
gian.
Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước: còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch 
định hướng về các nguồn khai thác và hướng sử dụng cho hoạt động của đơn vị.
Chênh lệch thu chi hàng năm: còn ít vì thế trường chưa trích quỹ phát triển hoạt động sự 
nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư cơ sở vật 
chất 
54 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Hệ thống định mức chi tiêu: còn chưa hoàn thiện mặc dù các đơn vị đã ban hành quy chế 
chi tiêu nội bộ nhưng đó chỉ là quy định về nội dung chi chung nhất trong trường, có những nội 
dung chi cần xác định cụ thể do đặc điểm từng khoa, phòng mà có những định mức chi tiêu khác 
nhau không thể áp dụng đồng đều. 
3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập trong điều 
kiện hướng tới tự chủ tài chính
3.1 Nội dung hoàn thiện
3.1.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại các đơn vị SNCL hiện nay là mô hình tập trung 
chỉ áp dụng phù hợp đối với đơn vị có qui mô hoạt động kinh tế, tài chính nhỏ, không có đơn vị 
trực thuộc. Tuy nhiên, các đơn vị ngày càng phát triển trong những năm gần đây, có nhiều đơn 
vị trực thuộc của nên mô hình này trong tương lai sẽ không còn phù hợp, vấn đề này đặt ra một 
mô hình tổ chức bộ máy kế toán mới trong tương lai tại đơnvị như mô hình kết hợp vừa tập trung 
vừa phân tán.
Cần có chính sách đào tạo nhân viên kế toán: các đơn vị phải có kế hoạch đào tạo nâng cao 
nghiệp vụ kế toán, về trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ kế toán và tạo điều kiện để nhân 
viên kế toán được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấp 
trên hoặc cơ quan thuế tổ chức để nắm bắt và cập nhập đầy đủ kịp thời về những đổi mới chính 
sách của Nhà nước. Kết hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm kế toán để đào tạo nâng cao 
nghiệp vụ kế toán máy cho nhân viên.
3.1.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Đối với khâu lập chứng từ: Hoàn thiện quy định về lập chứng từ kế toán tại các đơn vị: cần 
có các quy định cụ thể về các yếu tố của chứng từ, đặc biệt yếu tố về chữ ký của những người 
có thẩm quyền, trách nhiệm đối với hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, cách lập và quy trình lập 
chứngtừ.
Cần xác định rõ các bộ phận có trách nhiệm lập chứng từ, quy định về thủ tục, phương pháp 
lập chứng từ. Việc thu thập thông tin kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình kế toán, 
có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, tính khách quan vì vậy cần phải xây dựng được 
quy trình phân công nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ máy kế toán, công tác phối hợp giữa 
bộ máy kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị.
Đối với khâu kiểm tra chứng từ: Bộ phận kế toán và các bộ phận chức năng trong đơn vị có 
liên quan phải kiểm tra các loại chứng từ kế toán. Để hạn chế tối đa những sai sót về mặt chứng 
từ thì kế toán cần tăng cường kiểm tra đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh kể 
cả thu, chi trong đơn vị, chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó 
phải có trách nhiệm kiểm tra và công việc kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, 
liên tục và phải được coi là khâu bắt buộc trong khâu lập và tiếp nhận chứngtừ.
3.1.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo chế độ hiện hành, Nhà nước quy định các mẫu sổ kế toán mang tính chất bắt buộc 
55TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
theo các hình thức kế toán. Ngoài ra, các quy định cũng hướng dẫn mở thêm các sổ kế toán chi 
tiết. Việc hoàn thiện sổ kế toán chi tiết phải thể hiện mối quan hệ giữa sổ kế toán tổng hợp và 
sổ kế toán chi tiết, đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp với 
số liệu chi tiết của chỉ tiêuđó.
Cần khắc phục đó là việc mở sổ, thẻ và tính khấu hao TSCĐ phải chính xác kịp thời, qua đó 
giúp đơn vị và từng đơn vị theo dõi được tình hình tăng, giảm TSCĐ.
Cuối cùng, một yêu cầu đối với cán bộ kế toán là phải nắm vững các loại sổ, cách ghi sổ, 
đặc biệt là các phương pháp chữa sổ kế toán, cách thức thu thập thông tin từ các sổ khác nhau. 
Nắm rõ vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho việc ghi sổ chính xác, tiết kiệm được công sức của lao 
động kế toán đồng thời tiện lợi cho việc kiểmtra.
3.1.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Để đáp ứng yêu cầu quản lý cần thiết kế thêm một số báo cáo kế toán chi thường xuyên theo 
các chỉ tiêu chi tiết của từng đơn vị và được in ra định kỳ để cung cấp các thông tin chi tiết phục 
vụ điều hành hoạt động trong đơn vị. Hệ thống báo cáo này giúp ban lãnh đạo nhận biết được 
tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó có những quyết định đúng đắn mang hiệu quả cao hơn. 
Để nâng cao chất lượng quản lý đòi hỏi các đơn vịcần phải quan tâm đến hệ thống kế toán 
quản trị. Mặc dù đối với các đơn vị HCSN luôn có công tác dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước, 
tuy nhiên việc đánh giá, phântích và tư vấn vẫn chưa được chú trọng.
3.1.5 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán
Thứ nhất, cần xem xét sửa đổi bổ sung quy chế thu chi nội bộ cho phù hợp với hoạt động 
của đơn vị theo nhiệm vụ chính trị được giao 
Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo cho công tác kế toán 
được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Trong điều kiện đơn vị ứng dụng phần mềm kế toán thì cách thức, phương pháp kiểm tra kế 
toán cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. đểxác định những rủi ro, gian lận và sai sót có thể 
xảyra.
3.2 Đề xuất đến các đơn vị nhà nước liên quan
Để phát huy những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế 
tự chủ tài chính, nhà nước và các đơn vị SNCL cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
 Thứ nhất, Nhà nước cần quán triệt theo tinh thần không bổ sung toàn bộ những thiếu hụt 
của các khoản chi tiêu tại cơ sở, mà để lại một phần cho cơ sở tự bù đắp từ khoản thu của đơn 
vị để tăng cường tính trách nhiệm và khả năng chủ động cho cơ sở. Hiện nay theo cơ chế tự chủ 
có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, vì vậy 
việc để lại một khoản tự bù đắp từ nguồn thu của đơn vị là có tính khả thi cao, đơn vị có thể thực 
hiện được bằng cách nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có 
tại đơn vị, giảm những chi tiêu không hợp lý hoặc đi vay nợ theo luật định.
 Thứ hai, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định những vấn đề 
56 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
chung, cơ bản nhất mang tính bắt buộc về kế toán tài chính và những hướng dẫn cơ bản về kế 
toán quản trị để các đơn vị SNCL có thể vận dụng. 
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn đối với mức thu cứng nhắc 
theo văn bản của Nhà nước, có cơ chế mở cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong tự chủ 
nguồn thu của mình, có như vậy đơn vị mới chủ động được nguồn thu và cơ chế phân phối lại 
cho CBVC trong đơn vị một cách hợp lý, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và ổn định tư tưởng 
trong CBVC trong đơn vị.
KẾT LUẬN 
Nội dung bài viết, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về khai khác nguồn thu và 
giải pháp quản lý khoản chi trên cơ sở vận dụng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và nội 
lực của đơn vị nhằm từng bước hoàn thiện một cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với tình hình 
thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị đến cơ quan Nhà 
nước, cơ quan chủ quan cần có giải pháp hỗ trợ cho các đơn vị SNCL để các đơn vị SNCL có 
hướng điều chỉnh và phát triển qui mô hoạt động của đơn vị mình, góp phần vào sự phát triển 
của các đơn vị sự nghiệp công lập của đất nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt 
1. Chính phủ, 2003. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005 của Chính phủ quy định 
chế độ tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, 
Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện 
nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ 
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị 
sự nghiệp công lập, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 nam 2006 của Bộ 
trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 185/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính 
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 
19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, HàNội.
5. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính thay 
thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ 
kế toán Hành chính sự nghiệp và Thông tư số 185/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài 
chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo 
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Hà Nội.
6. Ngô Thị Mỹ Thúy, 2011.Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học Lao động Xã 
hội – CSII TPHCM
7. Hoàng Lê Uyên Thảo, 2012. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng 
công nghệ - kinh tế và thủy lợi miền trung. Đại học Đà Nẵng
57TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
8. Ngô Thanh Hoàng, 2014. Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị. 
Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 12 (137) trang 22 – 25.
9. Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2015.Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa, NXB 
Lao động xã hội.
10. Nguyễn Thị Định, 2018. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Đại Học Lao động 
xã hội – CSII TPHCM
- Một số trang điện tử:
11. www.chinhphu.vn
12. www.moet.gov.vn
13. www.mof.gov.vn
14. www.tapchikinhte.vn
Và một số bài viết tham luận khác 
Tiếng anh
11. Andrey Jackson & Irvine Lapsley (2003), The diffusion of Accounting Practices in the new 
“mangerial” public sector, The international Journal of public sector Managenment; 16, 4/5; ABI/
inform Global pg, 359.
12. Hermanson, Edwards & Maher (1992), Accounting Principles With Working Papers, Fifth 
Edition, Von Hoffmann Press, Boston.
13. Ratcliffe, Thomas A (1979), Financial Reporting Framework for Accounting in the Public 
Sector, The Government Accountan Journal, Arlington.
14. Rayner & Michael (1993), Public Sector accounting statements, H. CA Magazine. Toronto. 
Vol.126, Iss.4; pg, SS3, 1pg.
15. Ear R. Wilsion, Susan C. Kattelus, Leon E.Hay (2017), Accounting for non Governmental 
and Nonprofit entities, McGraw – Hill, 16thEdittion.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
(*) Thạc sĩ Ngô Thị Mỹ Thúy – Trường Đại học Tài chính – Marketing
Mail : ntm.thuy@ufm.edu.vn
Tel : 0902.254.256
(**) Thạc sĩ Nguyễn Thị Định (**) – Trường Đại học Lao động xã hội (CSII)
Mail : dinhnt@ldxh.edu.vn
Tel : 0978.232.009

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tai_cac_don_vi_su_nghiep.pdf