Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946

Trong thời kỳ 1945 - 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tuy chính

quyền đã về tay nhân dân, nhưng vận mệnh dân tộc lại phải đối mặt với muôn vàn khó

khăn do sự chống phá của thù trong, giặc ngoài. Có thể nói, trong lịch sử, chưa bao giờ

trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù cùng lúc như vậy, “các quân đội nước ngoài từ bốn

phương cũng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về màu da, về

tiếng nói nhưng rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước ta, muốn đẩy

chúng ta trở về với cuộc sống nô lệ”1. Thời điểm này, chúng ta chưa nhận được sự công

nhận và giúp đỡ của các nước trong phe dân chủ trên thế giới, dân tộc ta phải chiến đấu

trong vòng vây của nhiều kẻ thù, quần chúng nhân dân trong nước có nhiều bộ phận

chưa hẳn đã nghiêng về phía cách mạng,. càng làm cho tình hình khó khăn nhiều hơn.

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 1

Trang 1

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 2

Trang 2

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 3

Trang 3

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 4

Trang 4

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 5

Trang 5

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 6

Trang 6

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 7

Trang 7

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 8

Trang 8

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7760
Bạn đang xem tài liệu "Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946
và thu phục nhân tâm. 
 Theo Hồ Chí Minh: vì lợi ích của cách mạng phải có lòng khoan dung, độ lƣợng, 
trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con ngƣời mới có thể quy tụ mọi lực 
lƣợng. Vào những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, không hẳn ai cũng có chung một suy 
nghĩ, một chí hƣớng; tuy nhiên, “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhƣng vắn 
dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế 
khác, nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta”4, đã là con dân đất Việt 
thì ít nhiều đều có lòng yêu nƣớc và nghĩa đồng bào, ai cũng có ít hay nhiều lòng ái 
quốc; vì vậy, “Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà 
cảm hóa họ. Có nhƣ thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lai chắc sẽ vẻ 
vang”5. 
 Khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ đang phải giải quyết 
rất nhiều công việc, đội ngũ cán bộ các cấp còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế. 
Song, điều quan trọng, nếu những nhân sỹ, trí thức, quan lại trong chế độ cũ đứng 
trong bộ máy chính quyền dân chủ sẽ có sức thuyết phục rất lớn đối với đa số dân 
chúng. Vì vậy, ngày 20/11/1946, Ngƣời đã gửi thƣ kêu gọi tìm ngƣời tài đức để xây 
dựng đất nƣớc. Ngƣời viết: “Nƣớc nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân 
tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu ngƣời có tài có đức. E vì Chính phủ 
nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. 
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.280. 
5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.280. 
|376 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ 
hiền năng, các địa phƣơng phải lập tức điều tra nơi nào có ngƣời tài đức, có thể làm 
đƣợc những việc ích nƣớc lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”6. 
 Riêng đối với những quan lại trong chế độ cũ, trên tinh thần chân thành và mong 
muốn hòa hợp, trong Thƣ gửi các đồng chí tỉnh nhà ngày 17/9/1945, Hồ Chủ tịch nhắc 
nhở: Chúng ta không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những 
ngƣời không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hoá, khoan dung, không nên 
bắt bớ lung tung, không nên tịch thu vô lý, làm cho dân kinh khủng. Chính sách đại 
đoàn kết dân tộc và tấm lòng khoan dung, độ lƣợng của Hồ Chủ tịch đã cảm hóa đƣợc 
nhiều nhân sĩ, trí thức, kể cả các quan lại trong chế độ cũ, không quản ngại gian khổ, 
hy sinh đã một lòng, một dạ đi theo cách mạng đến cùng nhƣ: Khâm sai đại thần Phan 
Kế Toại, Thƣợng thƣ Bùi Bằng Đoàn... 
 Với những ngƣời có tƣ tƣởng đối lập, Hồ Chí Minh cũng thể hiện một tấm lòng 
độ lƣợng, khoan dung khi họ đã ǎn nǎn, hối cải hoặc đã lâm vào cảnh bần cùng, thất 
thế. Chỉ ít ngày sau lễ ra mắt của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ông 
Hoàng Minh Giám đi tìm Trần Trọng Kim, nguyên Thủ tƣớng chính phủ bù nhìn do 
Nhật lập nên ngày 17/4/1945. Nhƣng khi ông Giám tìm đƣợc đến nhà thì Trần Trọng 
Kim đã rời khỏi Hà Nội... Cũng trong thời gian đó, khi Ngô Đình Diệm bị địa phƣơng 
bắt đƣa về Hà Nội. Ngày 15/01/1946, Hồ Chủ tịch đã thuyết phục Ngô Đình Diệm hợp 
tác với Chính phủ, nhƣng Ngô Đình Diệm từ chối. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 
lệnh trả tự do cho Ngô Đình Diệm. 
 Thứ tư, biết phát huy vai trò của những người có vị thế cao trong chính quyền cũ 
đối với sự nghiệp hòa hợp dân tộc. 
 Phát huy vai trò của những ngƣời có vị thế và uy tín cao trong chế độ cũ, động 
viên họ cùng tham gia chính quyền và có những đóng góp nhất định cho dân tộc là tƣ 
tƣởng đặc sắc của Hồ Chí Minh. Trong bài “Khoan hồng mà không nhu nhược”, ký bút 
danh Chiến Thắng, Ngƣời viết: “Đối với quan lại cũ, trừ những bọn đại gian, đại ác, 
Chính phủ Cộng hòa ta cũng tỏ một độ lƣợng không để tâm moi ra những tội cũ đem 
làm án mới làm gì”7. Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc, trong thƣ từ, điện văn, lời kêu 
gọi đồng bào cả nƣớc, Hồ Chủ tịch đều dành những lời tâm huyết nhắn gửi tới tất cả 
những ai còn chƣa tham dự vào công việc chung. 
6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.504. 
7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.49. 
 377| 
 Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
 Ngày 14/11/1945, Hồ Chí Minh có bài viết “Nhân tài và kiến quốc” đăng trên báo 
Cứu quốc. Qua bài báo này, Ngƣời chỉ rõ: “Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng 
ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đƣờng kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với 
kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc 
thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nƣớc 
ta dù chƣa có nhiều lắm nhƣng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng 
thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”8. Coi trọng những ngƣời có 
đức, có tài cùng tham gia xây dựng chính quyền cách mạng của Hồ Chí Minh nhƣ ngọn 
lửa thắp sáng niềm tin cho mọi ngƣời dân Việt Nam. 
 Trƣớc hết, phải kể đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ quyết định mời 
cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là công dân Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm Cố vấn Chính phủ. 
Đến ngày 10/9/1945, sau khi có sự nhất trí của các bộ trƣởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
ký Sắc lệnh số 23/SL cử ông Vĩnh Thụy làm cố vấn Chính phủ lâm thời. Sau này, trong 
Chính phủ kháng chiến do Quốc hội khóa 1 lập ra, Vĩnh Thụy đƣợc phân công đứng 
đầu cố vấn đoàn. Đây là hành động vô tiền khoáng hậu, chƣa từng có trong lịch sử và 
chỉ có xảy ra ở Việt Nam với sự khoan dung của cách mạng của Hồ Chí Minh. Việc 
cựu vƣơng cùng đứng trong bộ máy của Chính phủ lâm thời đã xóa đi sự nghi kỵ, lo 
lắng của những ngƣời trong chế độ cũ với thể chế dân chủ. Tiếp đó, tại phiên họp Hội 
đồng Chính phủ ngày 14/11/1945, Hồ Chủ tịch đề nghị Hội đồng Chính phủ cử Ban cố 
vấn gồm 10 vị giúp việc cho Chủ tịch nƣớc. Ngƣời giới thiệu 6 cá nhân để Hội đồng 
Chính phủ cho ý kiến: Ông Bùi Bằng Đoàn, giáo sĩ Lê Hữu Từ, ông Ngô Tử Hạ, ông 
Bùi Kỷ, ông Lê Tại và bác sĩ Nguyễn Đình Luyện. Trong đó, ông Bùi Bằng Đoàn, từ 
một vị quan đại thần trong triều đình phong kiến, nhận rõ đƣờng lối cách mạng của 
Đảng và mến mộ tài đức của Hồ Chí Minh, đã nguyện đem sức lực, tài năng của mình 
phụng sự đất nƣớc. 
 Giống nhƣ “chiếu cầu hiền” của các bậc minh quân ở các triều đại phong kiến tiến 
bộ nƣớc ta trong lịch sử, trong thành phần Chính phủ đã có nhiều trí thức tham gia 
Quốc hội, có nhiều đại biểu không đảng phái, thậm chí cả đảng phái không đứng trong 
Mặt trận Việt Minh. Sự kiện nhân sĩ Huỳnh Thúc Kháng đƣợc mời giữ chức Bộ truởng 
Bộ Nội vụ và giao Quyền Chủ tịch nƣớc khi Hồ Chủ tịch sang Pháp công cán vào ngày 
31/5/1946 đã thể hiện tài năng, nghệ thuật trong phép dụng nhân của Hồ Chí Minh. 
Trên cƣơng vị Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, Quyền Chủ tịch nƣớc, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã 
không quản tuổi cao, tích cực tham gia vào các hoạt động quan trọng của Chính phủ. 
Theo Cụ: Trong lúc phục hƣng dân tộc, xây dựng nƣớc nhà thì bất kỳ già trẻ, trai, gái trai 
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.114. 
|378 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
cũng phải ra sức phụng sự Tổ quốc. Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, cụ Huỳnh đã 
có nhiều đóng góp cho sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc và hoạt động của Chính phủ. 
 Thứ năm, luôn kiên trì thuyết phục, cảm hóa các cá nhân tích cực trong các đảng 
phái chính trị khác nhau. 
 Trong thời kỳ này, ở Việt Nam tồn tại nhiều đảng phái chính trị; trong đó, có 
nhiều đảng phái phản động làm tay sai cho quân Tƣởng nhƣ Việt Quốc, Việt Cách, 
đảng Phục Quốc, một số đảng phái thân Nhật nhƣ: Đại Việt quốc xã, Đại Việt dân 
chính Đảng, Quốc dân Đảng cải tổ, Phụng sự quốc xã Riêng ở Nam Bộ, lợi dụng tình 
hình phức tạp, bọn tay sai cũ nhƣ Nguyễn Văn Chinh, Lê Văn Hạnh, đã ngóc đầu 
dậy, lập ra nhiều tổ chức chính trị phản động nhƣ: “Đảng Đông Dƣơng tự trị” hay 
“Đảng Nam Kỳ”; đáng chú ý, bọn Đại Việt và những kẻ cầm đầu Tờrốtkít tìm mọi cách 
chống phá cách mạng Việt Nam. 
 Trong các tổ chức chính trị này, nổi lên nguy hiểm và đấu tranh chống phá ta 
quyết liệt nhất là Việt Quốc và Việt Cách. Chúng đều là tay sai của quân Tƣởng, nhƣng 
giữa hai tổ chức này có những khác biệt. Việt Cách có sự tham gia của nhiều lực lƣợng, 
thành phần với các quan điểm chính trị khác nhau; trong đó, có cả những ngƣời Việt 
mang tinh thần yêu nƣớc nhƣng bị lừa bịp, lôi kéo, họ đã đi theo cách mạng sau khi 
đƣợc giác ngộ. Nắm đƣợc điều này, Hồ Chủ tịch đã tìm cách đấu tranh, chuyển hóa 
nhận thức đối với những nhân cốt tiến bộ của Việt Cách; từng bƣớc cảm hóa và kêu gọi 
Việt Cách hợp tác chặt chẽ với Việt Minh, cùng nhau chống thực dân Pháp, vì một nền 
độc lập dân tộc. 
 Không dừng lại ở đó, ngày 03/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ cho 
Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, Ngƣời vừa vạch mặt âm mƣu của chúng, vừa 
gửi lời mời cùng tham gia cuộc bầu cử “Xin mời các đồng chí Quốc dân Đảng tham gia 
Tổng tuyển cử ở các nơi”9. Sau những cố gắng không mệt mỏi, ngày 23/12/1945, đại 
diện của Việt Minh là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với đại diện của Việt Quốc, Việt 
Cách là Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần cùng ký kết văn bản Biện pháp hợp tác 
gồm 14 điểm cơ bản và 4 điều bản phụ, nội dung đề cập đến việc thành lập chính phủ 
và Tổng quyển cử. 
 Ngay ngày hôm sau (24/12/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu gồm: 
Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Lê Tùng Sơn, Cù Huy Cận và Phan Trâm tiếp tục 
ký một tài liệu quan trọng khác là “Tinh thành đoàn kết”, quy định thông qua thƣơng 
lƣợng để cùng nhau giải quyết mọi vấn đề bất đồng nảy sinh giữa các bên. Đến ngày 
9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.133. 
 379| 
 Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
25/12/1945, đại diện của bốn bên, trong đó có thêm đại diện của Đảng Dân chủ Việt 
Nam là Đỗ Đức Dục đã ký tiếp văn bản quy định về thể thức thành lập chính phủ sau 
khi bầu cử. Sau đó, ba thành viên của các đảng phái đối lập là Nguyễn Hải Thần, Nguyễn 
Tƣờng Long, Trƣơng Đình Trị đƣợc chấp nhận tham gia chính phủ ngày 01/01/1946. 
 Để tránh những phức tạp nảy sinh, sau khi văn bản Biện pháp hợp tác đƣợc ký 
kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất kỹ và nhất trí đề nghị cải cách Chính phủ 
lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời để đƣa ngƣời của Việt Quốc và Việt Cách 
vào tham gia chính phủ; nhất trí để Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ của Việt Cách giữ cƣơng 
vị Phó Chủ tịch; chấp nhận dành cho Việt Quốc 50 ghế, Việt Cách 20 ghế trong Quốc 
hội khóa 1 mà không phải thông qua bầu cử Quốc hội. 
 Trong thời gian hòa hoãn với quân Tƣởng, chúng ta đã phải nhƣợng bộ rất nhiều 
vấn đề. Trong các tầng lớp nhân dân, không ít ngƣời có những lo lắng về chủ trƣơng 
mở rộng thành phần Quốc hội sẽ tác động đến hoạt động của chính phủ và công cuộc 
kháng chiến kiến quốc. Để xua tan những nghi ngại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải 
thích: “Đúng là chúng ta nhƣ lửa, bọn chúng nhƣ nƣớc. Lửa nƣớc xung khắc nhau, 
nhƣng Đảng ta biết để nƣớc trên lửa thì nƣớc sôi uống lành”10. Chính sự nhƣợng bộ có 
nguyên tắc của Hồ Chí Minh, đã hạn chế rất lớn sự phá hoại của kẻ thù, để chúng ta tập 
trung vào kẻ thù chủ yếu và có điều kiện chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến kiến quốc. 
 Thứ sáu, có nhiều biện pháp sáng tạo nhằm kêu gọi người Việt Nam định cư ở 
nước ngoài tình nguyện về nước tham gia sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. 
 Ngay sau khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập, Hồ Chủ tịch đã gửi nhiều thƣ, điện 
cho kiều bào báo tin nƣớc nhà độc lập; cám ơn kiều bào đã gửi thƣ, điện chúc mừng, 
quyên góp xây dựng đất nƣớc và kêu gọi kiều bào hãy phát huy truyền thống con Lạc 
cháu Hồng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống, hãy luôn hƣớng về Tổ quốc 
và tỏ ra xứng đáng với những anh em đang chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ để bảo vệ 
cho nền độc lập của nƣớc nhà... Đầu năm 1946, trong thƣ chúc Tết kiều bào, Ngƣời đã 
đánh giá cao tấm lòng của kiều bào tuy ở nơi đất khách quê ngƣời, nhƣng vẫn hƣớng về 
Tổ quốc và khẳng định: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thƣơng các đồng 
bào, nhƣ bố mẹ thƣơng nhớ những ngƣời con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là 
tình nghĩa một nhà nhƣ thế”11. 
10 Lê Huy Bình (2003), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sách lược ngoại giao “Hoa - Việt thân thiện” 
thời kỳ 1945 - 1946, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.68. 
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.161. 
|380 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Đặc biệt, trong chuyến thăm nƣớc Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên kiều bào. Cùng với những cuộc gặp gỡ, trao 
đổi với đại diện Chính phủ Pháp về việc binh sĩ Việt Nam ở Pháp muốn trở về Tổ quốc, 
đã có gần 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi công việc giữa Hồ Chủ tịch với đại biểu các giới 
kiều bào trong chuyến thăm lịch sử này. Ngƣời đã tiếp và nói chuyện với đại biểu các 
đoàn thể kiều bào: thủy thủ, công nhân, trí thức, phụ nữ, thiếu nhi; đi thăm kiều bào ở 
một số nơi trên nƣớc... Trong các cuộc gặp gỡ ấy, Ngƣời cảm ơn kiều bào đã ủng hộ 
Chính phủ, đã quyên tiền, thuốc men gửi về giúp Tổ quốc và đánh giá cao việc kiều 
bào đã biết tranh thủ đƣợc sự quý mến của nhân dân Pháp đối với nƣớc Việt Nam. 
Ngƣời căn dặn kiều bào phải triệt để đoàn kết, phải ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng 
mọi phƣơng diện cho Tổ quốc; thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính và ra 
sức học hỏi, mỗi ngƣời cần thạo một nghề để mai sau về nƣớc giúp ích cho công cuộc 
kiến thiết nƣớc nhà... 
 Với uy tín, ảnh hƣởng to lớn của Hồ Chí Minh đã có tác dụng vô cùng to lớn 
trong việc tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng 
phái, khuynh hƣớng chính trị, miễn là thực tâm ủng hộ chính phủ xây dựng đất nƣớc. 
Một số trí thức cảm phục tấm gƣơng Ngƣời và đồng tình, ủng hộ chính sách đại đoàn 
kết của Đảng, họ đã từ Pháp trở về nƣớc nhƣ: GS. Đặng Văn Ngữ, GS. Trần Hữu Tƣớc, 
ông Võ Quý Huân, GS. Trần Đại Nghĩa Những trí thức này đã một lòng tận tâm phục 
vụ nhân dân và có đóng góp to lớn cho cách mạng. 
 Có thể nói, những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh cho sự hòa hợp dân tộc trong 
thời kỳ 1945 - 1946 đã góp phần tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và để lại 
cho Đảng, nhân dân nhiều bài học kinh nghiệm quý. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, 
khi đất nƣớc đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc 
tế với rất nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi phải huy động tối đa các nguồn 
lực, các yếu tố thuận lợi để phát triển đất nƣớc; trong đó, phát huy sức mạnh của đại 
đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng hàng đầu. 
 381| 

File đính kèm:

  • pdfho_chi_minh_voi_su_nghiep_hoa_hop_dan_toc_trong_thoi_ky_1945.pdf