Hiệu quả của trò chơi ngữ pháp (Grammar games) trong dạy học ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, trường Đại học Hồng Đức
Sự thông thạo một ngoại ngữ được quyết định bởi sự sử dụng hợp lý ngôn ngữ
theo đúng quy tắc ngữ pháp. Việc sử dụng sai quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ được
gọi là “lỗi” sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, việc dạy kiến thức ngữ pháp cho người học
trong quá trình học ngoại ngữ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc dạy và học ngữ
pháp lâu nay vẫn được xem là “tẻ nhạt”, “nhàm chán” và “không thú vị”. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, sự thành bại trong việc học và sử dụng ngữ pháp của người học
được quyết định chủ yếu bởi phương pháp và thủ thuật dạy của người thầy. Những thủ
thuật dạy ngữ pháp hấp dẫn, thú vị, khích lệ người học, lấy người học làm trung tâm sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực. Bài báo này trình bày hiệu quả của việc sử dụng trò chơi
trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ ở Trường Đại học
Hồng Đức, dựa trên kết quả thực nghiệm với 2 nhóm sinh viên ngành Xã hội học và
Văn học Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để khẳng định hiệu quả của việc sử
dụng trò chơi trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của trò chơi ngữ pháp (Grammar games) trong dạy học ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, trường Đại học Hồng Đức
c tiếp thụ thông qua hoạt động thực hành giao tiếp, luyện tập, nhắc lại chứ không phải thông qua ghi nhớ máy móc và làm bài tập ngữ pháp. Tuy nhiên, hoạt động dạy học ngoại ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 55 vẫn chỉ xoay quanh các quy tắc và cấu trúc ngữ pháp. Phương pháp nghe - nói (Audiolingual Method) là một phương pháp theo đường hướng cấu trúc và cũng đi theo nguyên tắc dạy ngữ pháp gián tiếp. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, đường hướng tri nhận (Cognitive Approach) đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Đường hướng này bắt nguồn từ thuyết ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar) của Chomsky và chú trọng vào cấu trúc (syntax), đường hướng này quay lại việc dạy ngữ pháp trực tiếp. Tuy nhiên, giống như con lắc đồng hồ, việc dạy học ngữ pháp lại chuyển sang gián tiếp vào những năm 70 với sự ra đời của đường hướng nhân sinh (Humanistic Approaches), đặc biệt là phương pháp giao tiếp (Communicative Language Teaching). Các đường hướng này nhấn mạnh vai trò của sự tương tác có ý nghĩa và sự chân thực trong các hoạt động dạy học ngoại ngữ và cho rằng, mục tiêu của quá trình dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Ngữ pháp không được dạy trực tiếp, theo thời gian người học sẽ sử dụng chuẩn ngữ pháp. Những nghiên cứu về hiệu quả của việc dạy ngữ pháp trực tiếp và dạy ngữ pháp gián tiếp trình bày ở trên cho thấy, việc chú trọng dạy ngữ pháp dù theo hướng nào cũng sẽ thúc đẩy quá trình học ngoại ngữ của người học. Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập của việc chỉ chú trọng dạy cấu trúc ngữ pháp theo cách truyền thống (Green & Hecht, 1992; Long, 1991), nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra những điểm hạn chế của của đường hướng dạy học chỉ tập trung vào giao tiếp (Norris & Ortega, 2000; Scott, 1990; Skehan, 1996). Trên thực tế, các nhà sư phạm ngoại ngữ có kinh nghiệm từ lâu đã nhận ra lợi ích của các hoạt động sửa lỗi, nhắc lại, và thậm chí là luyện tập trong các lớp học ngoại ngữ (Poole, 2005). Gass và Selinker (2008) đã thống kê một loạt các nghiên cứu cho rằng, các cấu trúc ngữ pháp phức tạp không thể được tiếp thụ chỉ bằng quá trình xử lý các ngữ liệu có ý nghĩa. Ellis (2006) cho rằng, các hoạt động nói, viết ở trình độ cao, cần thiết cho mục tiêu học thuật hoặc nghề nghiệp của người học, cần phải được giảng dạy theo hướng dạy ngữ pháp trực tiếp. Ngoài ra, các nghiên cứu về quan điểm và thực hành giảng dạy của giáo viên (Borg & Burns, 2008) và quan điểm của sinh viên (Ikpia, 2003; Manley & Calk, 1997) cho thấy rằng, cả người dạy và người học đều mong muốn được dạy ngữ pháp trực tiếp ở chừng mực nhất định trong lớp học. Những kết luận này và kết quả từ các nghiên cứu khác đã tạo nên cơ sở của xu hướng dạy học ngữ pháp phổ biến hiện nay, xu hướng dạy học hướng chú ý của người học vào hình thức ngôn ngữ (focus-on-form) thông qua các hoạt động giao tiếp có ý nghĩa. 2.3. Vai trò của trò chơi trong dạy và học ngữ pháp tiếng Anh Trò chơi ngôn ngữ là các trò chơi có luật chơi, trong đó mục đích chính là nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học. Trò chơi ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp có ý nghĩa và mang tính tương tác cao. Trò chơi được sử dụng khá phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ và đã được chứng minh là có hiệu quả, nhất là với đối tượng người TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 56 học là trẻ em. Với đối tượng người học là người lớn, người dạy cũng có thể linh hoạt áp dụng trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy học. Việc dạy ngữ pháp thông qua các trò chơi mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, trò chơi cho phép người học được học, luyện tập và nắm bắt được ngữ pháp, cấu trúc câu ở phạm vi rộng. Điều này được thực hiện thông qua việc người học được tiếp xúc nhiều lần với ngữ pháp ngôn ngữ đích thông qua quá trình tham gia trò chơi. Lợi ích thứ hai là trò chơi tạo hứng thú học tập cho người học. Dù đối tượng người học là trẻ em hay người lớn, đều thích tham gia trò chơi hơn làm bài tập. Nhiều nhà viết sách giáo khoa, sách phương pháp giảng dạy có kinh nghiệm cho rằng, trò chơi không chỉ là hoạt động lấp chỗ trống khi còn thừa thời gian mà chúng thực sự có giá trị giáo dục. Theo Sabatova (2006:12), trò chơi rõ ràng là cách thú vị nhất để học và thực hành ngữ pháp và cũng là cách học được yêu thích nhất. Vì trò chơi mang lại niềm vui, hứng thú và sự tương tác nên người học có thể học ngữ pháp rất dễ dàng trong một không khí thoải mái và thú vị. Vì vậy, trò chơi không chỉ giúp người học học và nắm vững những kiến thức ngữ pháp quan trọng mà còn tạo cho người học có thái độ tích cực đối với việc học ngoại ngữ. Ngoài ra, việc đưa trò chơi vào môi trường học thuật không chỉ giúp thay đổi không khí lớp học mà còn giúp người học trở nên trẻ trung, sôi động và giúp cho não tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. 2.4. Trò chơi ngữ pháp (Grammar games) Có nhiều loại trò chơi ngữ pháp khác nhau có thể áp dụng để dạy và phát triển kiến thức ngữ pháp cho người học. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng người học, trình độ người học và tài liệu giảng dạy người dạy có thể lựa chọn những loại trò chơi phù hợp. Phần lớn các trò chơi ngữ pháp có thể được xếp vào hai loại chủ yếu: trò chơi vận động cơ thể hoặc trò chơi có ứng dụng công nghệ số. 2.4.1. Trò chơi vận động cơ thể hoặc trò chơi truyền thống Thường gồm các trò chơi như treo cổ (hangman), hoặc các trò chơi có sử dụng thẻ chữ, bảng v.v cho phép người chơi thực hành nhiều phạm trù ngữ pháp khác nhau. Người chơi có thể được cung cấp các câu/mệnh đề với một vài chỗ trống cần điền những từ loại nhất định, người chơi có thể điền vào chỗ trống những từ với ý nghĩa khác nhau nhưng đúng từ loại nhằm tạo ra những câu với nội dung mang tính hài hước, độc đáo. 2.4.2. Trò chơi công nghệ số Các trò chơi này cũng tương tự như các trò chơi truyền thống nhưng có ứng dụng công nghệ số cho phép người chơi giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trò chơi chiến đấu với quái vật được thực hiện bằng cách đánh vần các từ vựng có thể “phá hủy” con quái vật dựa vào độ dài của từ. Hadfield (2003: 4) đã phân loại các trò chơi phổ biến thành các loại cụ thể như sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 57 1) Khớp nối (Matching): Nối từ đồng nghĩa/trái nghĩa, nối hai vế câu với nhau, nối tranh với từ v.v 2) Sắp xếp (Ordering): Sắp xếp từ để tạo thành câu, sắp xếp tranh theo thứ tự của câu chuyện, sắp xếp từ phù hợp để tạo thành câu có nghĩa dài nhất có thể v.v 3) Hoàn thành câu (Completing): Thêm từ vào chỗ trống để hoàn thành câu. 4) Thi đấu (Competitions): Thi xem mỗi đội/người chơi có thể hoàn thành được bao nhiêu câu trong một khoảng thời gian nhất định, thi xem đội nào/ai xếp từ thành câu nhanh nhất v.v 5) Trò chơi sử dụng thẻ chữ (Card games): Các trò như bingo, dominoes v.v 6) Trò chơi ghi nhớ (Memory games): Thi xem người chơi có thể nhớ được nhiều nhất bao nhiêu câu trong một khoảng thời gian nhất định. 2.5. Thực trạng dạy học ngữ pháp cho sinh viên không chuyên ngữ ở Trƣờng Đại học Hồng Đức Thực trạng dạy học ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hồng Đức, được chúng tôi rút ra từ việc phỏng vấn và dự giờ trực tiếp 12 giáo viên, 1 tiết dạy/1 người, và kết quả điều tra thông qua phiếu hỏi đối với 150 sinh viên không chuyên ngữ, thu được 140 phiếu hợp lệ. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, nhìn chung giáo viên đều nhận thức được giá trị của trò chơi ngữ pháp trong dạy học ngữ pháp tiếng Anh. 100% giáo viên cho rằng, nếu sử dụng hợp lý trò chơi sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên. Tuy nhiên, 100% giáo viên được phỏng vấn không áp dụng trò chơi trong các giờ dạy của mình do sự hạn chế về không gian lớp học (bàn ghế được kê theo dãy, khó di chuyển), sĩ số lớp quá đông (có lớp đến 70 sinh viên), trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều, động cơ học tập của sinh viên thấp, sợ ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh do phòng học không cách âm v.v Với điều kiện như vậy nên 10/12 giáo viên được hỏi cho biết thường xuyên tiến hành dạy ngữ pháp theo cách truyền thống, nghĩa là thầy ghi cấu trúc lên bảng, trò chép và làm bài tập luyện tập. Chỉ có 2 giảng viên cho biết đã cố gắng áp dụng các thủ thuật dạy và lồng ghép hoạt động giao tiếp vào quá trình dạy ngữ pháp. Kết quả phân tích số liệu điều tra từ sinh viên cho thấy, đa số sinh viên (85%) cho biết giáo viên rất ít áp dụng trò chơi hoặc các hoạt động làm thay đổi không khí lớp học trong quá trình giảng dạy ngữ pháp. Phần lớn (90%) sinh viên cho biết rất thích tham gia vào các trò chơi ngữ pháp trên lớp học và thể hiện quan điểm không hứng thú với phương pháp dạy học ngữ pháp tiếng Anh truyền thống với lý do là học ngữ pháp tẻ nhạt, nhàm chán, khó nhớ và mất phương hướng vì có quá nhiều kiến thức phải học. Kết quả dự giờ quan sát lớp cho thấy, có rất ít sự khác biệt trong cách giảng dạy ngữ pháp giữa các giáo viên tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên ngữ. Thực tế giáo viên có sử dụng trò chơi trong quá trình giảng dạy nhưng không phải để dạy ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 58 pháp. Việc dạy ngữ pháp được tiến hành ở các lớp theo trình tự gần như giống nhau như sau: giáo viên ghi cấu trúc hoặc quy tắc ngữ pháp cùng ví dụ lên bảng, sau đó giảng giải và ra bài tập cho sinh viên làm. Sinh viên chép cấu trúc hoặc quy tắc ngữ pháp vào vở, làm một số bài tập trên lớp, sau đó tự ôn tập và ghi nhớ quy tắc ngữ pháp ở nhà. Đối với giáo viên, cách dạy này có hiệu quả vì giáo viên thực hiện được đúng lịch trình giảng dạy theo đề cương chi tiết học phần, và giáo viên không phải chuẩn bị quá nhiều. Tuy nhiên, thực tế là đa số sinh viên không tham gia tích cực vào quá trình học và thậm chí không hiểu giáo viên nói gì. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy một số sinh viên ngồi ở những dãy bàn phía trên gần giáo viên thường tham gia tích cực và chú ý lắng nghe, trong khi những sinh viên ngồi các dãy bàn phía dưới thường không tham gia vào quá trình học, thậm chí sử dụng điện thoại, đọc truyện tranh, học môn khác hoặc ngủ v.v Sinh viên thường cảm thấy nhàm chán vì những giờ học ngữ pháp tẻ nhạt do có rất nhiều quy tắc phải ghi nhớ và bài tập phải làm. Kết quả là sinh viên thường không có động cơ học tập và thường thụ động trong giờ học. 2.6. Đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả của trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua thực nghiệm Chúng tôi đã thực nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Hồng Đức. Đối tượng thực nghiệm là 40 sinh viên (33 nữ, 7 nam) năm thứ 3 (K15) ngành Xã hội học và Việt Nam học. Thời gian thực nghiệm 10 tuần, được tiến hành trong học kỳ II năm học 2014 - 2015. Trước và sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi điều tra tìm câu trả lời cho các câu hỏi: 1. Thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh nói chung và học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng; 2. Những khó khăn của sinh viên trong các giờ học ngữ pháp tiếng Anh; 3. Quan điểm của sinh viên về việc sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình thực nghiệm 10 tuần, chúng tôi đã sử dụng 10 trò chơi ngữ pháp khác nhau như: Người ngoài hành tinh (the alien), Danh từ số nhiều (spelling the plurals), Qua sông (crossing the river), Treo cổ (hangman), Khớp nối (matching), Sắp xếp (ordering), Thi đấu (competitions), Ghi nhớ (Memory games), Roll the Blocks, và I’m going to take a trip để dạy và ôn tập các kiến thức ngữ pháp theo đề cương chi tiết học phần của học phần tiếng Anh 2 dùng cho sinh viên khối không chuyên ngữ. Kết quả sau khi thực nghiệm và phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, thái độ của sinh viên về việc học tiếng Anh nói chung, học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng đã thay đổi tích cực sau khi giáo viên sử dụng trò chơi ngữ pháp trong lớp học. Sau khi thực nghiệm, đa số (85%) sinh viên có phản hồi tích cực và cho rằng, việc học tiếng Anh và ngữ pháp tiếng Anh là dễ, trong khi đó con số này trước thực nghiệm chỉ là 30%. 90% sinh viên được điều tra cho biết, học ngữ pháp tiếng Anh qua trò chơi ngữ pháp không chỉ dễ mà còn vui và thú vị. Điều này cho thấy, hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 59 dạy ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ: sinh viên đã thay đổi quan điểm về vấn đề học tiếng Anh và học ngữ pháp tiếng Anh từ tiêu cực sang tích cực. Đối với câu hỏi về thái độ và hứng thú học tập của sinh viên khi áp dụng trò chơi ngữ pháp trong lớp học, 100% sinh viên thích các trò chơi và hứng thú học tiếng Anh trong quá trình chơi trò chơi. Điều đó cho thấy, sinh viên ủng hộ việc sử dụng trò chơi trong lớp học. Ngoài ra, động cơ học tập của sinh viên cũng được nâng lên. 89% sinh viên cho rằng, trò chơi giúp họ thích học ngữ pháp tiếng Anh hơn, việc học ngữ pháp tiếng Anh trở nên vui vẻ và dễ dàng hơn. 75% sinh viên cho biết họ đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học trên lớp và tích cực tự học hơn. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng, việc sử dụng trò chơi trong dạy ngữ pháp tiếng Anh là có hiệu quả. Trò chơi ngữ pháp giúp thay đổi thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh nói chung, học ngữ pháp tiếng Anh nói riêng. Ngoài ra trò chơi còn giúp tạo ra không khí học tập vui vẻ, tăng động cơ học tập bên trong và ngoài lớp học cho sinh viên. Việc sử dụng trò chơi ngữ pháp cũng giúp cho việc học ngữ pháp trở nên có ý nghĩa, thay vì ghi nhớ và làm bài tập ngữ pháp máy móc, tẻ nhạt. Việc sử dụng trò chơi mang lại lợi ích cả cho người dạy và người học. Tuy nhiên, để thực hiện được giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ cho việc chuẩn bị bài. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần phải sáng tạo. Đổi lại, giáo viên sẽ nhận được những phản hồi và thái độ học tập tích cực từ người học. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi ngữ pháp trong các hoạt động dạy hoặc ôn tập ngữ pháp tiếng Anh, vừa nhanh chóng, thú vị và có hiệu quả. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng trò chơi ngữ pháp trong việc thay đổi thái độ, tăng cường sự tham gia và nâng cao động cơ học tiếng Anh cho sinh viên; hiệu quả của trò chơi trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên thể hiện qua điểm số hoặc năng lực sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp, làm việc chưa được khảo sát. Chúng tôi hy vọng, sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này trong các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Borg, S., & Burns, A. (2008), Integrating grammar in adult ESOL classrooms. Applied Linguistics, 29, 456-482. [2] Ellis, R. (2008), Principles of instructed second language acquisition. Washington, DC: Center for Applied Linguistics. [3] Gascoigne, C. (2002), The debate on grammar in second language acquisition: Past, present, and future. New York: The Edwin Mellen Press.
File đính kèm:
- hieu_qua_cua_tro_choi_ngu_phap_grammar_games_trong_day_hoc_n.pdf