Hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ “когда” trong tiếng Nga từ góc độ chức năng
Từ đồng âm khác nghĩa là những từ phát âm giống nhau hoặc có cấu tạo âm thanh giống nhau
nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa. Các nhà nghiên cứu vấn đề này hiện vẫn chưa đưa ra được
quan điểm chung về cách phân loại từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nga, mặc dù tần suất sử
dụng từ “когда” trong tiếng Nga tương đối cao. Việc nghiên cứu từ đồng âm khác nghĩa về mặt
chức năng của từ “когда” rất hữu ích cho việc học và nghiên cứu tiếng Nga. Qua đó, sẽ giúp
người học nhìn nhận đầy đủ hơn về hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nga nói chung và
đặc biệt là ý nghĩa và cách sử dụng từ đồng âm khác nghĩa của từ “когда”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ “когда” trong tiếng Nga từ góc độ chức năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ “когда” trong tiếng Nga từ góc độ chức năng
NGÔN NGỮ v cách phát âm (hay đồng nhất về hình thức của từ); khác biệt về ngữ nghĩa; có mối liên hệ của từ đồng âm với các từ và hình thức của chúng. Có thể nói, phân loại từ đồng âm khác nghĩa đa phần dựa theo 3 đặc điểm cơ bản trên. Theo đặc điểm đầu tiên thì các từ đồng âm khác nghĩa được phân chia thành đồng âm khác nghĩa về âm vị và ngữ âm. Theo đặc điểm thứ 2 (khác biệt về ngữ nghĩa) thì từ đồng âm khác nghĩa được phân chia thành 3 nhóm: 1) Đồng âm khác nghĩa về từ vựng (“горн” - chiếc kèn đồng (một loại nhạc cụ); - cái lò (trong lò rèn hay xưởng đóng móng ngựa); 2) Đồng âm khác nghĩa về ngữ pháp (“березы” – danh từ ở dạng cách 2 số ít và ở cách 1 số nhiều); 3) Đồng âm khác nghĩa về từ vựng-ngữ pháp, được chia nhỏ thành: +) đồng âm khác nghĩa về từ vựng-ngữ pháp đơn giản, nghĩa là nó chỉ thuộc một từ loại (“граф” – là danh từ cách 2 số nhiều được cấu tạo từ từ gốc “графа” (cột, đoạn) và về dạng thức cũng chính là danh từ cách 1 số ít (ngài bá tước); +) đồng âm khác nghĩa về từ vựng-ngữ pháp phức tạp, nghĩa là nó thuộc về các từ loại khác nhau (“дам” là dạng thức chia của động từ hoàn thành thể “дать” ở thì tương lai số ít (Я дам вам книгу). Bên cạnh đó, “дам” là dạng thức danh từ cách 2 số nhiều của từ gốc “дама”). Lần đầu tiên thuật ngữ “đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng” được О.X. Аkhmanova sử dụng trong Chuyên khảo “Bút ký về từ vựng học tổng quát và từ vựng học tiếng Nga” (Аkhmanova, 1957). Аkhmanova là người đầu tiên nghiên cứu hiện tượng đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng một cách đầy đủ nhất. Tác giả lưu ý đến “hiện tượng đồng âm khác nghĩa được hình thành do tính chất của các từ có cùng cách phát âm nhưng lại thuộc các từ loại khác nhau” (Аkhmanova, 1957). Ngoài ra, theo tác giả, đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng là hiện tượng đồng âm khác nghĩa của thực từ dưới góc độ từ loại: ví dụ như hiện tượng đồng âm khác nghĩa một phần của tính từ và danh từ “biến đổi như tính từ” (từ “больной” – đau, ốm: từ loại là tính từ; từ “больная” – bệnh nhân: từ loại là danh từ) hay hiện tượng đồng âm khác nghĩa của các trạng từ và trạng vị thể (“больно”, “важно”, “весело”) hoặc hiện tượng đồng âm khác nghĩa của trạng từ có vĩ tố “о” và dạng ngắn đuôi của tính từ giống trung (“беспорно”, “бесплодно”, “благотворно”, “витиеватно”). Tuy nhiên, theo О.X. Аkhmanova “mối tương quan về mặt chức năng “thực từ” và “hư từ” của từ như là “sự hành chức khác nhau của chính từ đó” (từ “как” - trạng từ (thực từ) và từ “как” - liên từ (hư từ); từ “кругом” – trạng từ (thực từ) và “кругом” - giới từ (hư từ); “ладно” – trạng từ (thực từ) và “ладно” - tiểu từ (hư từ)). Khi chuyển đổi từ thuộc lớp từ loại này sang từ của lớp từ loại khác thì nảy sinh vấn đề đối với việc cấu tạo ra các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng: Liệu các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng mới được cấu tạo có phải là chính là từ đó hay là từ một vài từ khác. Thực tế cho đến nay chưa có câu trả lời thống nhất về vấn đề này mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời, chẳng hạn, nhà nghiên cứu V.I. Abaev cho rằng, các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng là sự biến thể của hiện tượng đa nghĩa và “không thể coi hiện tượng đa nghĩa cú pháp-từ vựng thành hiện tượng đồng âm khác nghĩa khi một từ tùy thuộc vào cách sử dụng cú pháp vừa đóng vai trò của một từ loại này, đồng thời lại đóng vai trò của từ loại khác” (V.I. Abaev, 1957, tr.42). Theo quan điểm của nhà ngôn ngữ Savchenko thì từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng “dao động giữa các từ riêng lẻ và các dạng thức ngữ pháp của chính từ đó” (Savchenko, 1968, tr.189); L.V Xerba và các nhà nghiên cứu sau này lại đều cho rằng, “chính một từ có thể hiện diện ở nhiều phạm trù khác nhau, nghĩa là nó có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau” (L.V Xerba, 1974, tr.81). Trong nội dung khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi tán đồng quan điểm của nhà nghiên cứu О.С. Аkhmanova khi bà cho rằng, các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng là những từ thuộc các lớp từ loại khác nhau. 34 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng được liên kết với nhau bởi tính đồng nhất của thành phần ngữ âm và thống nhất một phần ngữ nghĩa từ vựng cũng như được liên kết bởi thành phần từ tố và các phạm trù hình thái học. Tuy nhiên, dấu hiệu phân biệt cơ bản nhất đối với các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng là thuộc tính của chúng với các từ loại khác nhau bởi lẽ ngoài ngữ cảnh lời nói thì từ có các đồng âm khác nghĩa chức năng không thể được xác định chính xác về mặt ngữ pháp. Như vậy, những dấu hiệu như tính đồng nhất của thành phần ngữ âm, sự giống nhau về mặt từ vựng và việc xuất hiện các đặc tính ngữ pháp chung nhất nào đó là cơ sở để chúng ta phân loại từ đồng âm khác nghĩa. Nhà ngôn ngữ V.V. Babaiseva đã có đóng góp to lớn vào việc xây dựng khái niệm từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng trong tiếng Nga: “Các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng là những từ có mối liên hệ thân thuộc với nhau về nguyên nghĩa, có trùng cách phát âm nhưng thuộc các nhóm từ loại khác nhau” (Babaiseva, 2000, tr. 194). 2.2. Ý nghĩa của các từ đồng âm khác nghĩa của từ “когда” trong tiếng Nga 2.2.1. Xét theo thang độ cấu trúc Từ “когда” trong tiếng Nga có tần suất sử dụng cao và có chức năng cú pháp đa dạng. “Từ điển giải nghĩa” của Đ.N. Usakov xác định từ “когда” thuộc về phạm trù trạng từ hoặc liên từ. Trong Từ điển tiếng Nga, X.I. Ozegov đã đưa ra 3 ý nghĩa cơ bản của từ “когда” như sau: +) Trạng đại từ và từ liên từ với ý nghĩa vào một thời điểm nào đó (Когда он придет? Я не знаю, когда он придет. В день, когда пришла весть о Победе) (Ozegov, 2012); +) Trạng đại từ với ý nghĩa “đôi khi” (Когда езжу, когда пешком хожу.); +) Trạng đại từ với ý nghĩa “khi nào đó” (Ты жил когда-нибудь на Севере?). Theo “Từ điển giải thích” của V.I. Dali và “Từ điển cấu tạo từ-giải thích tiếng Nga” của T.F. Efremova thì từ “когда” có thể mang chức năng của các từ loại sau: +) Đại từ nghi vấn: Когда (В какое время) ты придешь? +) Đại từ quan hệ: Была та смутная пора, когда (в какую эпоху?). Россия молодая...мужала с гением Петра. (Пушкин); +) Trạng từ không xác định (неопределенное наречие) diễn tả hành động xảy ra tại một thời điểm nào đó “Когда-нибудь”: Я все отдам за терпеливых Нас. Когда- нибудь. Когда ты будешь тут.(Axtakhova); Đại từ không xác định khi có sự đối lập giữa 2 câu hoặc 2 thành phần trong câu bằng cách lặp lại “когда-когда”: Когда можно, когда нельзя. Theo “Từ điển các từ đồng âm khác nghĩa ngữ pháp tiếng Nga” thì các từ đồng âm khác nghĩa về mặt ngữ pháp là những từ thuộc về nhiều từ loại khác nhau mà mỗi một từ trong đó luôn kèm theo những đặc trưng về phong cách và ngữ pháp. Các tác giả từ điển đã đưa ra hệ thống ngữ liệu minh họa, đặc trưng cho hành chức của từ đồng âm khác nghĩa trong hoạt động lời nói. Theo đó, hai từ đồng âm về mặt ngữ pháp của từ “когда” có dạng như sau: – “когда” là trạng từ (Когда он придет? Неизвестно когда. Все это уже было когда- то, но только не помню когда!) (L.Тоlxtoi). – “когда” là liên từ (Узнаю, верно, вышла ли, или когда выходит замуж, - подумал он (L.Тоlxtoi); Каждый раз, когда он проходил, Олеся встречала меня со своим привычным сдержанным достоимством (Кuprin); Когда Маргарита дошла до последних слов главы, наступило утро (Bulgakov). Tựu chung lại, tổ hợp từ đồng âm khác nghĩa của từ “когда” được liên kết bởi hàng loạt các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng như sau: “когда” với chức năng trạng từ, bao gồm: 1) Trạng từ không xác định (На берегу человек как человек, говорит, построит когда! (Viktor Axtafiev, Cá – Sa hoàng); “Мой дорогой, - написала, - я очень хотела бы тебя видеть, я была бы признательна тебе, если бы как-нибудь ко мне зашел, следовал 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v ее адрес, все равно когда, днем или ночью...” (Gaito Gazdanov, Những con đường về đêm). “Когда” mang ý nghĩa không xác định về mặt thời gian trong câu trần thuật, câu nghi vấn và thường nằm ở cuối hoặc gần cuối câu (И сколько, и где, и когда угодно!) (Eduard Axadov, “Tình yêu tự do”). Trong trường hợp này “когда” luôn thực hiện chức năng cú pháp của trạng ngữ chỉ thời gian, đa phần một trạng đại từ đơn lẻ, hiếm khi nằm trong thành phần của các cụm từ không tách rời về mặt cú pháp. Khi hành chức trong câu nghi vấn “когда” mang ý nghĩa không xác định và không tham gia vào đặt câu hỏi. Trong các ví dụ dưới đây vấn đề nêu ra là có hay không có con người, sự vật hiện tượng mang yếu tố thời gian (Взойдешь ли ты когда, Свобода) (Fedor Tiutchev); (Посмотрите это, - обратилась она вдруг ко мне, в большом волнении развертывая письмо. – Видали ли вы когда что-нибудь похожее?) (F.M. Doxtoevxki). Trạng từ “когда” mang ý nghĩa không xác định trong các ví dụ trên thường không có tần suất sử dụng cao nhiều bởi bên cạnh đó còn có những trạng từ đặc trưng không xác định như “когда-то”, “когда-нибудь”, “когда-либо”, “кое-когда”. 2) Đại từ nghi vấn: theo cách sử dụng đại từ nghi vấn “когда” được xác định qua những đặc trưng sau: +) là thực từ; +) là thành phần của câu; +) mang ý nghĩa nghi vấn và là phương tiện để hình thành câu hỏi; +) mang ý nghĩa thời gian. 3) Đại từ quan hệ (thực hiện chức năng từ liên từ). Mặc dù cho đến đến thời điểm này có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc và phương pháp phân biệt liên từ và từ liên từ nhưng hoạt động lời nói chứng minh rằng không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được chúng. Ví dụ từ “когда” với vai trò là phương tiện liên kết đã gây ra không ít khó khăn trong thực tế sử dụng. Trong nhiều trường hợp từ “когда” khi kết hợp với tiểu từ бы(б) thì lại đóng vai trò là liên từ và thán từ (Всё это было бы смешно, Когда бы не было так грустно.(Lermontov). 2.2.2. Xét theo thang độ ngữ nghĩa Qua việc thu thập và phân tích ngữ liệu chúng tôi nhận thấy các liên từ như “когда”, “потому что”, “если”, “чтобы” и .... có thể được coi là những phương tiện thể hiện các mối quan hệ giữa các tình huống giao tiếp. Trong đó, liên từ “когда” mang ý nghĩa điều kiện (А какая операция, когда (при каком условии?) человеку перевалило за шестьдесят!) (К. Pauxtovxki) và thời gian trong câu phức hợp phụ thuộc (Когда граф вернулся, Наташа неучтиво обрадовалась ему и заторопилась уезжать.) (L. Тоlxtoi). Vấn đề này được đề cập đến trong công trình nghiên cứu của tác giả S.A. Suvalova “Các mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong câu phức và các phương thức biểu đạt mối quan hệ trên” (S.A. Suvalova, 1990). Theo tác giả S.A. Suvalova, trong ngôn ngữ có thể phân chia 4 ngữ nghĩa nền tảng để phản ánh mối quan hệ khác nhau giữa hai hoặc nhiều tình huống trong câu phức: 1) Cùng tồn tại riêng lẻ; 2) Nằm trong mối quan hệ thời gian; 3) Mối quan hệ kết quả (nguyên nhân, điều kiện, mục đích); 4) Mối quan hệ đối chiếu. Về mặt tổng thể có thể có những tương quan thời gian trong các tình huống sau: (1) Trùng lặp về thời gian: a) Trùng lặp hoàn toàn về thời gian của các tình huống 1 và 2; b) Sự bắt đầu đồng thời của các tình huống 1 và 2; c) Sự kết thúc đồng thời của các tình huống 1 và 2; d) Tình huống 2 diễn ra trên nền tình huống 1; e) Tình huống 2 xuất hiện trên nền của tình huống 1 đang diễn ra và tiếp tục kéo dài sau khi kết thúc tình huống 1. (2) Không trùng lặp về mặt thời gian: a) Sự kế tiếp “tiếp xúc”; b) Sự kế tiếp “có khoảng cách”. Trong số nhiều phương tiện liên kết thì “когда” là phương tiện biểu thị và xác định mối quan hệ thời gian ở dạng khái quát nhất. Như vậy, trong câu phức phụ thuộc từ “когда” biểu thị nhiều dạng quan hệ thời gian như: quan hệ đồng thời, quan hệ kế tiếp, toàn bộ các hiện tượng, đồng thời một phần và các sự kiện kế tiếp nhau; liên từ chỉ thời gian, bắt đầu mệnh đề phụ chỉ thời gian trong câu (Это было, когда ты был маленьким). 36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Cơ sở của mối quan hệ điều kiện trong câu phức hợp là: tình huống 1 sẽ là điều kiện để thực hiện tình huống 2 và cả hai tình huống bằng hình thức này hay hình thức khác đều có mối tương quan với nhau về mặt thời gian (Когда так, то я тебе отомцу). 3. KẾT LUẬN Hiện nay, các nhà ngôn ngữ vẫn chưa có sự đồng thuận để đưa ra một quan điểm thống nhất về phân loại từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nga. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ đồng âm khác nghĩa là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác nhau và các từ đồng âm khác nghĩa về mặt chức năng thuộc từ loại khác nhau. Các từ đồng âm khác nghĩa của từ “когда” mang nhiều ý nghĩa khác nhau xét theo thang độ cấu trúc cũng như thang độ ngữ nghĩa. Điều đặc biệt ở đây đó là từ “когда” với chức năng phương tiện liên kết được sử dụng để thực hiện mối quan hệ giữa các thành phần vị ngữ trong câu phức, cụ thể là biểu thị mối quan hệ điều kiện và thời gian trong câu phức hợp phụ thuộc./. Tài liệu tham khảo: 1. Абаев В.И. (1957), О подаче омонимов в словарях // Вопросы языкознания №3. 2. Ахманова О.С. (1957), Очерки по общей и русской лексикологии. М.:Изд-во Министерства просвещения РСФСР. 3. Бабайцева В.В. (2000), Явления переходности в грамматике русского языка: Моногр. – М.: Дрофа. 4. Виноградов В.В.( 1975), О грамматической омонимии в современном русском языке // Виноградов В.В., Избранные труды. Исследования по русской грамматике. – М.: Наука. 5. Ефремова Т.Ф. (2000), Новый толково- словообразовательный словарь русского языка. М.: Русский язык. 6. Ожегов С.И. (2007), Словарь русского языка. М.: Оникс, Мир и Образование. 7. Ушаков Д.Н. (2008), Большой толковый словарь современного русского языка: 180000 слов и словосочетаний. – М.: Альта-Принт. 8. Щерба Л.В. (1958), Избранные труды по языкознанию и фонетике. – Изд-во ЛГУ. FUNCTIONS OF HOMONYMS OF “КОГДА” IN RUSSIAN NGUYEN THE HUNG Abstract: Homonyms are words that have the same pronunciation or the same articulation, but different in meanings. Russian linguists’ opinions on the classification of homonyms have yet to converge. The word “когда” is a highly-frequently used word in the Russian language. Therefore, a study on the functions of homonyms of the word “когда” is greatly useful for both Russian language learners and linguists, for it would help them have a more adequate look into the phenomenon of homonyms in the Russian language, especially the semantic contents of the homonyms of the word “когда”. Keywords: syntactic function, semantic function, functions in phrases and sentences, homonyms. Received: 26/4/2017; Revised: 29/5/2017; Accepted for publication: 28/6/2017
File đính kèm:
- hien_tuong_dong_am_khac_nghia_cua_tu_trong_tieng_nga_tu_goc.pdf