Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng của hệ thống cây trồng hiện tại và định hướng cải tiến hệ thống cây trồng ở vùng ven biển Thanh Hóa. Nghiên cứu được thực hiện tại 4 huyện vùng ven biển Thanh Hóa, gồm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương, với 3 tiểu vùng sinh thái (vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển) được đặc trưng bởi sự khác nhau về địa hình, đất đai và cơ cấu luân canh. Diện tích gieo trồng giảm qua từng năm và diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng sự phân bố (phổ) cây trồng ít thay đổi. Lúa vẫn là cây trồng chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất. Tuy vậy lúa, cơ cấu luân canh lúa - Lúa mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất (41,61 triệu đồng/ha), trong khi đó công thức luân canh lúa - cây rau màu (72,70 - 176,08 triệu đồng/ha) và cây rau màu (63,2 - 149,98 triệu đồng/ha) mang lại lợi nhuận cao hơn đáng kể. Hiệu quả của hệ thống cây trồng có thể được cải thiện bằng cách tăng tỉ lệ diện tích cây vụ đông sau hai vụ lúa và tăng diện tích rau màu hàng hóa trên đất màu. Thách thức lớn nhất trong nông nghiệp vùng ven biển Thanh Hóa là sản xuất manh mún và lao động bị già hóa. Những hạn chế này có thể khắc phục thông qua áp dụng các giải pháp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, chính sách (vốn, tích tụ đất đai, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ.)

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 9180
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa

Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
luân canh và tỉ lệ diện tích phụ thuộc quyết định của 
nông dân và mức chi phí đầu tư sản xuất. Chi phí cho 
ngô ngọt thấp hơn nhiều so với cà chua hay dưa 
chuột. Tuy nhiên, ngô ngọt là sản phẩm ăn tươi nên 
phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ. Thực tế cho thấy sự 
thay đổi cơ cấu cây trồng hay cơ cấu luân canh chịu 
ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế - xã hội nhiều hơn các 
yếu tố môi trường và nông dân sẽ phá bỏ để thay thế 
bằng diện tích cây trồng khác xét theo hiệu quả kinh 
tế và tín hiệu giá cả của thị trường của vụ trước. 
Trong 2 năm liên tục nếu giá cả ổn định và có lãi là 
cơ sở để tiếp tục sản xuất, ngược lại sẽ tính đến thay 
đổi cây trồng hoặc bỏ vụ. Ngoài ra, trong liên kết với 
doanh nghiệp, vấn đề thanh toán cũng có liên quan 
đến việc duy trì công thức luân canh; nếu doanh 
nghiệp chậm thanh toán từ 2-3 tháng trở lên thì nông 
dân cũng không mặn mà ký hợp đồng tiếp tục sản 
xuất. 
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của một số cơ cấu luân canh cây trồng trên đất 3 vụ màu 
Công thức luân canh 
Tổng giá trị sản 
xuất (triệu 
đồng/ha) 
Chi phí trung 
gian 
(triệu đồng/ha) 
Giá trị gia tăng 
(triệu đồng/ha) 
Hiệu quả sử 
dụng vốn 
Lạc - Ngô ngọt - khoai tây 169,87 71,4 98,47 1,38 
Ớt - Ngô ngọt 191,82 45,09 146,73 3,25 
Ớt - Cà chua 213,12 75,42 137,7 1,83 
Ớt - Dưa chuột 207,51 67,28 140,23 2,08 
Ớt - Bí xanh 203,53 67,54 135,99 2,01 
Dưa - Dưa - Bí xanh 253,62 103,64 149,98 1,45 
Lạc - Đậu tương - Ngô ngọt 175,63 69,45 106,18 1,53 
Dưa - Cà chua - Ngô 206,95 98,53 108,42 1,10 
Dưa - Ngô ngọt 142,32 56,98 85,34 1,50 
Ớt - Lạc 194,3 61,78 132,52 2,15 
Lạc - Ớt - Rau đông 209,67 97,65 112,02 1,15 
Dưa - Dưa – Cà chua 245,96 92,7 153,26 1,65 
Lạc - Ngô hạt - Lạc 129,8 66,6 63,2 0,95 
Thuốc lào - Ngô 207,83 71,09 136,74 1,92 
Cà chua - Đậu xanh - Cà chua 191,24 94,83 96,41 1,02 
Lạc - Đậu - Lạc 158,0 84,77 73,23 0,86 
Cà chua - Cà chua 159,24 83,64 75,6 0,90 
Lạc - Ngô hạt - Lạc 159,8 68,69 91,11 1,33 
Lạc - Khoai tây - Lạc 170,47 69,48 100,99 1,45 
Ngô ngọt - Dưa chuột - Ngô ngọt 207,84 101,07 106,77 1,06 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 16 
3.6. Thách thức và định hướng cải tiến hệ thống 
cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và 
phát triển bền vững 
Để phát triển nông nghiệp, hệ thống cây trồng 
cần có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị 
gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình 
cải tiến hệ thống cây trồng vùng đất ven biển Thanh 
Hóa gặp hai thách thức lớn: diện tích trồng trọt nhỏ, 
manh mún và sự suy giảm số lượng và già hóa lao 
động nông nghiệp. 
 Các hộ được khảo sát có diện tích trồng trọt 
tương đối thấp, bình quân chỉ 6,25 sào Trung bộ (500 
m2)/hộ, cao nhất có hộ 10 sào, thấp nhất là 4 sào, 
mỗi hộ nhiều thửa. Trong tổng số diện tích đất sản 
xuất nông nghiệp (SXNN), khoảng 54,8  là đất 
chuyên lúa, còn lại 45,2  là đất màu và đất lúa – màu. 
Diện tích rau xuất khẩu được các hộ bố trí trên đất 
lúa và đất chuyên màu. Tham vấn ý kiến của các nhà 
quản lý được biết, diện tích nhỏ, manh mún là thách 
thức lớn nhất hiện nay và là nút thắt của sự phát triển 
(Hình 2). 
Hình 2. Nút thắt diện tích trồng trọt nhỏ, manh mún trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Nguồn: Phỏng vấn cán bộ quản lý và hộ nông dân năm 2016 
Thách thức lớn thứ hai mà ngành nông nghiệp 
thuộc vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đang gặp phải 
là sự suy giảm số lượng và già hóa lao động nông 
nghiệp. Vùng ven biển vừa có nghề nuôi trồng/đánh 
bắt hải sản, vừa giáp ranh bao quanh thành phố, 
nhiều khu công nghiệp, có/gần khu du lịch biển nên 
sinh kế khá đa dạng, dẫn đến lao động ngành nông 
nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với các ngành nghề 
khác. Theo kết quả điều tra, số lao động nông nghiệp 
trung bình của huyện Hậu Lộc là 1,8 lao động/hộ, 
Hoằng Hóa 2,1 lao động/hộ, Nga Sơn 2,2 lao 
động/hộ, Quảng Xương là 2,5 lao động/hộ. Độ tuổi 
trung bình là 44 đến 51 tuổi; độ tuổi dưới 40 tuổi 
chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ 10-22,2 ; độ tuổi 40-50 tuổi 
chiếm 40-55,6 ; độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 22,2-40 . 
Với độ tuổi từ 44 đến 51 tuổi như hiện nay, để cải tiến 
cơ cấu cây trồng theo hướng đảm bảo an ninh lương 
thực và dinh dưỡng, đồng thời nâng cao giá trị gia 
tăng và phát triển bền vững cần giải quyết đồng bộ 
một loạt vấn đề. 
Hiện tại, an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, 
luôn đối mặt với xu hướng dân số, tiêu dùng, biến đổi 
khí hậu và sự khan hiếm tài nguyên. Cải thiện hệ 
thồng cây trồng và năng suất cây trồng chỉ có thể 
hiện thực hóa thông qua thâm canh bền vững, giảm 
thiểu tác động tới môi trường. Thâm canh bền vững 
đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược 
của Tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc và nhiều 
tổ chức khác (FAO, 2011; Royal Society, 2009). Đặc 
biệt đối với vùng ven biển như Thanh Hóa, phương 
pháp trồng trọt phải duy trì môi trường, bảo tồn tài 
nguyên thiên nhiên và hỗ trợ sinh kế cho nông dân 
và cư dân nông nghiệp. Vì thế nông nghiệp phải 
thâm canh bền vững, trong đó năng suất cây trồng 
tăng mà không tác động tới môi trường và không 
tăng diện tích trồng trọt. Sản xuất có thể tăng trong 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 17 
hệ thống cây trồng bằng cách bổ sung, thay thế 
giống cây trồng ngắn ngày, năng suất/chất lượng 
cao, thích nghi tốt hơn, có khả năng kháng bệnh, 
chống chịu điều kiện bất lợi tốt hơn và/hoặc sử dụng 
phân bón và nước hiệu quả hơn. Khó khăn, thuận lợi 
và định hướng cho một số cây trồng chủ lực được 
trình bày trong bảng 7. 
Đối với lúa, cần đưa vào hệ thống cây trồng các 
giống lúa ngắn ngày, có chất lượng cao, thích nghi 
tốt với vùng đất ven biển. Lạc, đậu tương, đậu xanh, 
rau đều là những cây trồng ngắn ngày có hiệu quả 
kinh tế, thu nhập cao hơn so với sản xuất ngô truyền 
thống cần đưa vào vùng đất màu ven biển để tăng vụ, 
cải tạo đất. Vì vậy, cơ cấu hiện tại chủ yếu là 2 lúa - 1 
màu cần cải tiến theo hướng 1 lúa - 2 màu có hiệu 
quả kinh tế cao nhất, như lúa - ớt – dưa chuột/ngô 
ngọt, lúa xuân - ớt - rau và lúa xuân - dưa chuột, dưa 
chuột - lúa mùa - dưa chuột, lúa - đậu xanh - lạc thu 
đông. Cây vụ đông trên đất màu vùng ven biển chủ 
yếu dựa vào nước trời, nên phải lựa chọn đưa các 
giống có khả năng cho năng suất, có hiệu quả kinh tế 
cao, đặc biệt mở rộng diện tích lạc thu đông để hình 
thành vùng sản xuất hàng hóa và các cây rau màu ưa 
lạnh có lợi thế xuất khẩu (ớt xuất khẩu, khoai tây). 
Tỉnh cần có chính sách tăng cường công tác 
khuyến nông, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư 
liên kết, bao tiêu sản phẩm cho cây vụ đông, đầu tư 
vốn và kỹ thuật. Thông tin thị trường và tiêu thụ cần 
được cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu 
quả của hệ thống cây trồng, tăng cường sự gắn kết 
giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ; 
đồng thời năng suất, chất lượng các sản phẩm nông 
nghiệp cần được quan tâm để đầu tư đúng mức. Cần 
có chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc tích tụ 
đất đai, tiến tới hình thành những vùng sản xuất 
hàng hóa tập trung trên quy mô lớn... 
Bảng 7. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển một số cây trồng chủ lực có giá trị gia tăng cao cho 
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Đối tượng Thuận lợi Khó khăn Định hướng phát triển 
Lúa Là cây trồng gắn bó lâu đời, 
cây bảo đảm an ninh lương 
thực; 
Diện tích lớn, thị trường tiêu 
thụ rộng lớn; 
Kỹ thuật canh tác không phức 
tạp. 
Lợi nhuận thấp. 
Sử dụng các giống lúa lai có năng 
suất, chất lượng cao (Thái Xuyên 111, 
VT404, Nhị ưu 986, Nhị ưu 69, 
27P31), các giống thuần năng suất 
cao, chất lượng khá (Bắc Thơm số 7, 
Thiên ưu 8, DQ11, Bắc Thịnh, 
TBR225). Xây dựng cánh đồng lớn 
theo hướng liền vùng, cùng giống. 
Ngô ngọt Không kén đất, dễ trồng; 
Chi phí đầu tư thấp; 
Thị trường tiêu thụ rộng lớn; 
Kỹ thuật canh tác không phức 
tạp. 
Lợi nhuận thấp. 
Ưu tiên đầu tư phát triển vùng sản 
xuất ngô thâm canh năng suất, chất 
lượng cao. Phát triển sản xuất vùng 
ngô giống với diện tích gieo trồng 1 
nghìn ha. 
Lạc Giá trị kinh tế khá cao, cao 
hơn lúa, đậu tương; 
Kỹ thuật canh tác không phức 
tạp; 
Nhu cầu thị trường ngày càng 
lớn. 
Chi phí cao; 
Năng suất thấp; 
Bị cạnh tranh với 
nhiều cây khác trên 
cùng chân đất. 
Xây dựng vùng thâm canh năng suất 
cao với diện tích khoảng 5.000 ha tại 
các huyện Hoằng Hóa (2.000 ha), 
Hậu Lộc (1.200 ha), Nga Sơn (1.200 
ha) và Quảng Xương (600 ha). 
Đậu tương Không kén đất, dễ trồng, cải 
tạo đất; 
Chi phí đầu tư thấp; 
Thị trường tiêu thụ ngày càng 
lớn. 
Lợi nhuận thấp. Tập trung phát triển mạnh cây đậu 
tương, đặc biệt ưu tiên phát triển 
đậu tương vụ đông trên đất 2 vụ 
nhằm cải tạo đất, tăng thu nhập. 
Khoai lang Không kén đất, dễ trồng, cải 
tạo đất; 
Chi phí đầu tư thấp. 
Lợi nhuận thấp; 
Thị trường bị thu 
hẹp do nhu cầu sử 
Phát triển ổn định cây khoai lang 
(giống khoai Nhật vàng, Nhật tím) 
để đáp ứng nhu cầu ăn tươi, chế 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 18 
Đối tượng Thuận lợi Khó khăn Định hướng phát triển 
 dụng khoai lang làm 
lương thực giảm 
mạnh. 
biến, xuất khẩu. 
Rau thực 
phẩm 
Lợi nhuận cao; 
Thị trường tiêu thụ thuận lợi, 
rộng lớn; 
Có thị trường xuất khẩu. 
Chi phí đầu tư lớn; 
Giá cả biến động 
mạnh từng vụ/năm; 
Đòi hỏi kỹ thuật 
canh tác bài bản, đặc 
biệt là rau an toàn, 
rau xuất khẩu. 
Phát triển sản xuất rau hướng vào 
nâng cao chất lượng, đảm bảo an 
toàn thực phẩm, xây dựng các vùng 
sản xuất rau tập trung, áp dụng 
công nghệ cao, sản xuất theo quy 
trình thực hành sản xuất nông 
nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp 
hữu cơ. Hình thành cánh đồng mẫu 
lớn. 
4. KẾT LUẬN 
Vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa có 3 loại hình 
là: vàn cao, vàn và vàn thấp, trong đó diện tích đất 
vàn cao và vàn là chủ yếu, chiếm 65,4 . Lúa là cây 
trồng chủ yếu, chiếm 72-73  diện tích sản xuất cây 
hằng năm. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 
diện tích gieo trồng lúa và phần lớn cây màu có xu 
hướng giảm. Tuy nhiên cơ cấu ngành trồng trọt đã và 
đang chuyển đổi theo hướng sản xuất các sản phẩm 
có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu lớn trên thị trường 
(rau thực phẩm), giảm dần ưu thế của các loại nông 
sản truyền thống (lúa và khoai lang). Cây dưa chuột 
có hiệu quả kinh tế cao trong tất cả các công thức 
luân canh. Hệ thống cây trồng trên đất lúa có hiệu 
quả kinh tế cao là dưa chuột – lúa mùa – dưa chuột, 
lúa - ớt – dưa chuột, lúa xuân - ớt – rau và lúa xuân - 
dưa chuột. Hệ thống cây trồng trên đất màu có hiệu 
quả kinh tế cao gồm: dưa chuột - dưa chuột – cà 
chua, dưa chuột - dưa chuột - bí xanh, ớt – ngô ngọt, 
ớt - dưa chuột. Cây ớt, cà chua, dưa chuột, bí xanh, 
rau các loại là những cây trồng thích hợp cho vụ 
đông. 
Cộng đồng dân cư ven biển đang phải đối mặt 
với mất diện tích đất trồng trọt do chủ trương chuyển 
đổi mục đích sử dụng đất đai vì nhu cầu phát triển 
chung. Diện tích trồng trọt nhỏ, manh mún, xu 
hướng già hóa lao động nông nghiệp do lao động trẻ 
bị thu hút vào các ngành nghề khác là những thách 
thức lớn nhất trong quá trình cải tiến hệ thống cây 
trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát 
triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh 
Hóa. 
Tuyển chọn và bổ sung các giống cây trồng 
ngắn ngày, năng suất cao, kháng bệnh, chống chịu 
điều kiện bất lợi đối với lúa, ngô ngọt, rau màu, đậu 
đỗ và mở rộng diện tích cây trồng vụ đông là điều 
kiện quan trọng để cải tiến hệ thống cây trồng, thâm 
canh bền vững và giảm thiểu tác động tới môi trường 
cho vùng ven biển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Banerjee A. & P. K. Kuri (2015). Regional 
Variation and Convergence in Agricultural 
Development in India. Development Disparities in 
India: An Enquiry into Convergence. Springer: 101-
140. 
2. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2019). Niên 
giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa. NXB Thống kê, Hà 
Nội. 
3. Đào Thanh Xuân (2017). Nghiên cứu chuyển 
đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến 
sỹ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
4. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông 
nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Eckersten H. (2017). Cropping system 
research – a framework based on a literature review. 
Swedish University of Agricultural Sciences, 
Department of Crop Production Ecology. Report Nr. 
25,  
6. FAO (2011). Save and Grow: A Policymaker’s 
Guide to the Sustainable Intensification of 
Smallholder Crop Production; FAO, Rome, Italy. 
7. Lê Hữu Cần (1998). Nghiên cứu cơ sở khoa 
học của sự hình thành hệ thống cây trồng mới ở các 
huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ 
Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 
Hà Nội. 
8. Promkhambut A. & Rambo A. T. (2017). 
Multiple Cropping after the Rice Harvest in Rainfed 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 19 
Rice Cropping Systems in Khon Kaen Province, 
Northeast Thailand. Southeast Asian Studies. 6(2): 
325-338. 
9. Royal Society (2009). Reaping the Benefits: 
Science and the Sustainable Intensification of Global 
Agriculture; Royal Society: London, UK. 
CURRENT SITUATION AND ORIENTATION TOWARDS IMPROVED VALUE AND 
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF CROPPING SYSTEM IN THE COASTAL AREA OF 
THANH HOA PROVINCE 
Nguyen Trong Trang, Vu Dinh Hoa, 
Ha Thi Thanh Binh, Tran Thi Thiem 
Summary 
The objectives of this study were to assess the potential of the current cropping system and orient to 
improve it in the coastal area of Thanh Hoa province. The study was conducted in four disricts of Thanh 
Hoa’s coastal area, viz. Nga Son, Hau Loc, Hoang Hoa and Quang Xuong, with 3 sub-ecological regions 
(upland, lowland and coastal land) which are charaterized by the difference in topography, soil types and 
crop rotation pattern. The cultivated area and farm land decreased steadily but crop spectrum experienced 
little change. Rice accounted for the largest cultivation area. However, rice and rice-rice rotation yielded in 
lowest economic return (VND 41.61 mill./ha) while rice - non-rice crop rotations (VND 72.70 – 176.08 
mill./ha) and non-rice crops (VND 63.2 – 149.98 mill./ha) brought about better revenue. Thus, the 
cropping system can be improved by increased incorporation of the non-rice crops into the rice-based 
cropping sytem and increasing the area of commercial non-rice crops in the upland. The greatest challenges 
in agriculture in Thanh Hoa’s coastal area are fragmentated production and labor aging. These constraints 
can be overcome by adopting the following solutions: shifting cropping structure, application of technology, 
mechanization and policy (capital, land accumulation, brand establishment and market). 
Keywords: Thanh Hoa’s coastal area, cropping system, economic efficiency, sustainable development. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 18/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 19/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 26/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_dinh_huong_he_thong_cay_trong_theo_huong_nang.pdf