Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Tóm tắt

Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong

nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy

định của pháp luật, nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt

được yêu cầu đề ra”. Quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) có vai

trò rất quan trọng, trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và

nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chức

năng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Qua đó, Nhà nước đặt ra các yêu cầu mang tính

nguyên tắc trong quản lý, để đảm bảo tối ưu trong công tác quản lý đối với các cơ quan, đơn

vị HCSN.

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 1

Trang 1

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 2

Trang 2

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 3

Trang 3

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 4

Trang 4

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 5

Trang 5

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 6

Trang 6

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 7

Trang 7

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5360
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
n cho 
người quản lý điều hành được các hoạt động tài chính, hạn chế được sự lãng phí, không hiệu quả 
trong quản lý nguồn kinh phí. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, do nội dung chi liên quan đến 
nhiều lĩnh vực khác nhau, mức chi được xác định theo từng đối tượng về quy mô, tính chất hoạt 
động, do vậy đòi hỏi phải quản lý chi tiết theo từng nội dung chi cụ thể. 
- Phân cấp hợp lý và mở rộng tự chủ cho đơn vị sử dụng ngân sách: Việc thực hiện 
phân cấp mạnh cho các đơn vị sử dụng ngân sách cũng đang là một xu hướng tất yếu, trong 
bối cảnh đổi mới quản lý tài chính công như hiện nay. Tuy nhiên, việc phân cấp phải được 
thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến việc nâng cao năng lực quản lý tài chính gắn liền 
với việc kiểm soát tại các đơn vị vẫn đảm bảo được sự quản lý, giám sát, định hướng của Nhà 
nước đối với lĩnh vực này. Nội dung phân cấp phải tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, tính 
năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và dựa trên nguyên tắc: 
Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước; Tập trung dân chủ; Phù hợp với chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị; Từng bước giảm dần bao 
cấp từ Nhà nước; Thực hiện công khai, dân chủ; Đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa 
vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 
- Kết hợp với Kho bạc Nhà nước và kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong quản 
lý: 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 194 
Kho bạc Nhà nước là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý về quỹ Ngân 
sách Nhà nước, do vậy nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước là trực tiếp thanh toán mọi khoản chi 
ngân sách nhà nước. Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi ngân sách nhà 
nước và có quyền từ chối thanh toán đối với khoản chi không đủ điều kiện chi, theo chế độ 
quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh 
toán các khoản chi ngân sách nhà nước khi có đủ các điều kiện: Đã có trong dự toán chi ngân 
sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; Nội dung chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức 
chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân 
sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi. Thực hiện yêu cầu này, tất cả các đơn vị sử dụng 
ngân sách nhà nước đều phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn hoạt động, chịu 
sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nước trong quá trình rút dự toán, thanh và quyết toán 
kinh phí. Mặt khác, mọi hoạt động của bất kỳ cơ quan, đơn vị nào cũng liên quan đến tài 
chính, tài sản. Do vậy, phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chức năng, 
chuyên môn như vậy mới đáp ứng được nhiệm vụ và công tác quản lý tài chính mới thực sự 
mang lại hiệu quả. 
- Công khai, minh bạch: 
Để đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, tránh thất thoát, tham ô, tham nhũng, lãng phí, 
tăng cường giám sát, đòi hỏi trong công tác quản lý tài chính luôn công khai, minh bạch. 
Công khai tài chính đồng thời cũng là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, 
công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát 
quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; Huy động, quản lý và sử dụng các khoản 
đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành 
vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. 
Việc công khai tài chính theo quy định được thực hiện thông qua các hình thức: Công 
bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan; Phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai tại trụ 
sở làm việc của cơ quan, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có 
liên quan; Đăng trên trang thông tin điện tử; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại 
chúng. 
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai ngân 
sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai. Người 
có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung đã được công bố 
công khai. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng 
văn bản gửi tới người chất vấn, tuỳ theo hình thức chất vấn và nội dung chất vấn. 
Để thực hiện tốt các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quản lý tài chính tại các cơ 
quan hành chính Nhà nước đã nghiên cứu và đặt ra một số phương pháp quản lý tài chính, để 
các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện như quản lý theo dự toán, theo phương thức 
khoán kinh phí, theo kết quả đầu ra,... 
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại 
các đơn vị HCSN 
4.1. Nhân tố bên ngoài 
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan hành chính Nhà 
nước và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn: Trong thời 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 195 
gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành chính, đẩy mạnh cải cách 
nền hành chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Điều đó thể hiện ở 
các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, các cơ 
chế quản lý đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều được cải tiến cho phù 
hợp với tình hình mới. 
- Chính sách kinh tế - xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải 
pháp, công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội, nhằm giải 
quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu 
tổng thể của Nhà nước. 
Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này 
Nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hướng tới mục tiêu 
chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết 
định của các chủ thể kinh tế - xã hội. Qua đó, hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành 
viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng 
các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả. 
Hoạt động tài chính ở các cơ quan HCSN không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt 
động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính, mà còn chịu sự chi phối 
bởi môi trường kinh tế - xã hội khách quan. Nó sẽ được phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào 
quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. 
- Cơ chế quản lý tài chính: Là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp tác 
động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ 
quan, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm đảm bảo cho 
hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt được những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ 
chế quản lý tài chính là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và 
mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan. 
Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan hành 
chính nhà nước, nó có tác động quyết định đến phương thức tồn tại và vận động của các hoạt 
động tài chính trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị. 
Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu cơ chế đó phù hợp, hỗ trợ, bổ 
sung cho nhau, phát huy mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động quản 
lý phát triển. Ngược lại, nếu cơ chế đó mâu thuẫn, không phù hợp thì nó sẽ trở thành nhân tố 
kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của hoạt động quản lý trong cơ quan, đơn vị. 
Đối với cơ quan hành chính nhà nước, vai trò của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở 
một số nội dung sau: 
+ Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình 
thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính, nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn 
vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn 
đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của 
đơn vị. 
+ Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử 
dụng các nguồn tài chính. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mô 
hình tổ chức, hoạt động của đơn vị. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 196 
4.2. Nhân tố bên trong 
- Lĩnh vực hoạt động và chức năng nhiệm vụ được giao của cơ quan hành chính nhà nước. 
Tùy từng cơ quan hành chính nhà nước mà cơ chế quản lý tài chính cũng có sự khác nhau, 
nhất là ở những cơ quan hành chính nhà nước có tính đặc thù. Mỗi một cơ quan hành chính nhà 
nước đều được giao những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị trong 
đó có hoạt động tài chính. 
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: Thanh tra, kiểm tra tài chính,... đặc biệt 
là hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm toán, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm toán và 
các loại kiểm toán. Hệ thống KTNB tốt, phát huy được hiệu quả có vai trò rất quan trọng đến 
hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, thể hiện ở một số khía cạnh sau: 
+ Hệ thống KSNB giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho các nhà 
quản lý có được thông tin chính xác trong việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh, quản lý 
và quản trị của đơn vị. 
+ Hệ thống KSNB giúp phát hiện kịp thời những rắc rối trong hoạt động quản lý tài 
chính của đơn vị, để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được các phương pháp xử lý thích 
hợp. 
+ Hệ thống KSNB ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong công tác quản lý 
tài chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. 
- Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và chính sách tiền lương đối với 
cán bộ, công chức: 
Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ta hiện nay là một lực lượng khá đông đảo, tích 
cực đóng góp sức mình vào hoạt động của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, do điều kiện 
lịch sử của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành với năng lực và trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều. Hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ trong các cơ 
quan nhà nước không chỉ phổ biến ở thời kỳ nền kinh tế bao cấp mà ngay cả trong cơ chế thị 
trường hiện nay, chúng ta còn thiếu những cán bộ giỏi và chuyên gia đầu ngành. 
Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cũng có tác động, ảnh hưởng đến 
công tác quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN do chính sách không chỉ ảnh hưởng trực tiếp 
đến đời sống của người hưởng lương mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, quan hệ tích luỹ với 
tiêu dùng, quan hệ giữa các tầng lớp lao động, giữa các ngành nghề, các khu vực khác nhau, 
đến năng suất và hiệu quả lao động của cán bộ, công chức. Chính sách tiền lương cũng liên 
quan trực tiếp đến việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức có trình độ, chuyên môn cao. 
Nếu chính sách tiền lương không thu hút được cán bộ, công chức thì hiệu quả hoạt động của 
các cơ quan hành chính Nhà nước sẽ thấp và khó có thể đáp ứng được yêu cầu và những thách 
thức trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. 
- Trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán: Nhân tố con người luôn là yếu tố 
quyết định của mọi sự thành công, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trong bộ máy đơn vị 
HCSN, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của cơ chế quản lý tài chính. Cán bộ, công 
chức làm công tác tài chính kế toán là người trực tiếp thực hiện các cơ chế, chính sách, từ đó 
giúp cho việc sử dụng các nguồn tài chính tiết kiệm, quản lý tài chính có hiệu quả. Đội ngũ 
cán bộ tài chính kế toán có trình độ, chuyên môn cao, có khả năng tiếp thu những thành tựu 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 197 
khoa học công nghệ hiện đại, sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý tài chính; Tham mưu, đề 
xuất giúp thủ trưởng cơ quan hành chính có những quyết định chiến lược, quản lý đúng đắn, 
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao. 
Lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra bao hàm một khuôn khổ chiến lược và cơ 
chế phân bổ nguồn lực liên quan đến các đầu ra và kết quả. Do đó, cần xây dựng một khuôn 
khổ chiến lược trung hạn (từ 3 đến 5 năm) xác định các mục tiêu hàng năm, gắn kết giữa việc 
quản lý phân bổ nguồn lực với quản lý thực hiện trong khuôn khổ lập dự toán ngân sách theo 
kết quả đầu ra. Quy trình chiến lược lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra, có thể vận 
dụng vào trong xây dựng kế hoạch lập ngân sách theo kết quả đầu ra diễn tả trong sơ đồ sau: 
Quy trình chiến lược lập ngân sách theo kết quả đầu ra 
Kết luận 
Kiểm soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước luôn là mối quan tâm lớn của 
Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng, trong việc giám sát sự phân 
phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là một 
biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, các đơn vị HCSN phải 
luôn có sự đổi mới, hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm soát trong quản lý tài chính công, kiểm 
soát nội dung, quy trình kiểm soát chi, phân định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực 
tiếp sử dụng ngân sách nhà nước với cơ quan giao kế hoạch, dự toán (đơn vị chủ quản cấp 
trên) trước pháp luật. Như vậy, các đơn vị HCSN mới hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị 
được Nhà nước giao, quản lý nhà nước về các ngành được chặt chẽ, tránh thất thoát lãng 
phí. 
--------------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Quốc hội: Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Kế toán số 88/2015/QH13; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng 
phí 
2. Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005, quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm 
về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội. 
3. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về 
Quản lý ngân sách nhà 
nước theo kết quả đầu 
ra 
Đã làm như thế nào Muốn đi đến đâu 
Làm gì đi đến đó 
Hiện đang ở đâu 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 198 
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 
4. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT/BTC-BNV, ngày 30/5/2014, Liên tịch Bộ Tài 
chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ 
quan nhà nước, Hà Nội. 
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 82/2016/TT-BT,C ngày 16/6/2016, của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Thông tư số 211/2013/TT-BTC, ngày 30/12/2013, của Bộ Tài chính. 
6. Bộ Tài chính (2012), Công văn số 4224/BTD-KHTC, ngày 30/3/2012, của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn 
công tác lập dự toán, chấp hành quyết toán ngân sách nhà nước. 
7. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình quản lý tài chính trong các tổ chức công, Chủ biên: PGS.TS Lê Chi 
Mai. 
--------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_kiem_soat_noi_bo_voi_viec_tang_cuong_quan_ly_tai_ch.pdf