Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam

Bài viết nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của người

Việt trong đại dịch COVID-19. Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kiểm định

Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và mô

hình hồi quy tuyến tính. Các phát hiện chính là: mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi

quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam được xếp hạng từ mạnh nhất đến yếu nhất là: (i) đại dịch

COVID-19; (ii) thói quen tài chính từ bố mẹ; (iii) giáo dục tài chính từ bố mẹ; (iv) sức khỏe tài

chính. Đặc biệt, thay vì kế thừa hoàn toàn nhân tố xã hội hóa, nhóm nghiên cứu đã phát triển

thành hai nhân tố là giáo dục tài chính từ bố mẹ, thói quen tài chính từ bố mẹ. Từ đó, bài viết đưa

ra một số đề xuất giúp nâng cao năng lực tài chính cá nhân tại Việt Nam.

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 8160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam

Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam
ác biến này đều có thể sử dụng trong những phân tích tiếp theo.
Bảng 1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha
TT Biến Ký hiệu Hệ số Cronbach’alpha
1 Kiến thức tài chính KT 0,810
2 Xã hội hóa tài chính XHH 0,809
3 Sức khỏe tài chính SK 0,726
4 Đại dịch COVID-19 CV 0,706
5 Hành vi quản lý tài chính cá nhân H_V 0,832
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 
Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 
2003) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân 
tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Bảng 2. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập
Kiểm định KMO 0,844
Kiểm định Bartlett’s 2866,242
df 120
Sig. 0,000
Tổng phương sai trích 68,803%
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
502
Từ kết quả kiểm định KMO với trị số 0,844 > 0,5, nhóm nghiên cứu bước đầu kết luận các 
nhân tố này hoàn toàn thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Kết quả của kiểm định Bartlett là 
2866,242 có Sig = 0,000 cũng khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau, đồng thời 
quá trình phân tích nhân tố với các dữ liệu là hợp lý. 
Giá trị tổng phương sai trích của các biến độc lập là 68,803 % (> 50%) chỉ ra mô hình nghiên 
cứu phù hợp với kiểm định EFA.
Bảng 3. Kết quả ma trận xoay
Nhân tố
1 2 3 4 5
KT1 ,789
KT2 ,816
KT4 ,785
XHH1 ,762
XHH2 ,743
XHH3 ,716
XHH4 ,527
XHH5 ,743
XHH6 ,752
XHH7 ,842
XHH8 ,778
SK1 ,767
SK2 ,798
SK3 ,682
CV1 ,702
CV2 ,865
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai 
nhân tố với hệ số tải gần nhau. 
Tuy nhiên, theo kết quả ma trận xoay, nhân tố XHH được tách thành 2 nhóm nhân tố mới. 
Nhóm mới thứ nhất gồm: XHH1, XHH2, XHH3, XHH4. Nhóm mới thứ hai gồm: XHH5, XHH6, 
XHH7, XHH8. Kết hợp với cơ sở lý thuyết, nội dung câu hỏi của các biến quan sát thuộc nhân 
tố XHH, nhóm nghiên cứu thống nhất đặt tên cho nhóm mới thứ nhất là: Thói quen tài chính từ 
bố mẹ (TQ), nhóm mới thứ hai là: Giáo dục tài chính từ bố mẹ (GD). 
Sau phân tích rút trích nhân tố EFA, từ 21 biến đã giảm xuống còn 16 biến, sau đó đã tách 
thành 5 nhân tố như sau:
Nhân tố Các biến quan sát
Kiến thức tài chính (KT) KT1, KT2, KT4
Thói quen tài chính từ bố mẹ (TQ) XHH1, XHH2, XHH3, XHH4
Giáo dục tài chính từ bố mẹ (GD) XHH5, XHH6, XHH7, XHH8
Sức khỏe tài chính (SK) SK1, SK2, SK3
Đại dịch COVID-19 (CV) CV1, CV2
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
503
Như vậy, biến XHH đã bị tách thành 2 biến mới là biến TQ và GD. Điều này dẫn tới việc giả 
thuyết 4 sẽ được tách thành 2 giả thuyết mới là giả thuyết 4.1 và 4.2, như sau:
- H4.1: “Thói quen tài chính từ bố mẹ có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý tài chính”.
- H4.2: “Giáo dục tài chính từ bố mẹ có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý tài chính”.
5.4. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính các nhân tố 
tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân
Model R
Hệ số R 
bình phương
Hệ số R bình 
phương hiệu chỉnh
Sai số 
tiêu chuẩn
Durbin - Watson
1 0,670a 0,449 0,443 0,568639 1,930
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Hệ số R2 (R-Square) là 0,449 - biến kiểm soát và biến độc lập giải thích được 44,9% sự biến 
thiên của biến phụ thuộc.
Bảng 5. Kết quả phân tích hệ số hồi quy
Model
B
Hệ số hồi quy 
chưa chuẩn hóa
Hệ số 
hồi quy 
chuẩn hóa
t
Sig.
Độ chấp 
nhận
Thống kê 
đa cộng tuyến
Sai số 
chuẩn
Beta
Hệ số 
phóng đại 
phương sai
1 (Constant) ,995 ,136 7,292 ,000
KT ,016 ,034 ,019 ,468 ,640 ,699 1,432
SK ,105 ,035 ,124 3,052 ,002 ,715 1,399
CV ,337 ,032 ,397 10,403 ,000 ,802 1,247
TQ ,208 ,036 ,244 5,727 ,000 ,646 1,549
GD ,109 ,030 ,140 3,650 ,000 ,790 1,266
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Biến Kiến thức tài chính (KT) có giá trị Sig < 0,05 nên biến này không có ý nghĩa thống kê, 
không thể giải thích cho biến phụ thuộc H_V trong mô hình nghiên cứu này. 
Biến Đại dịch COVID-19 (CV) có hệ số β cao nhất. Có thể nhận xét rằng, nhân tố này có 
mức độ ảnh hưởng tới biến phụ thuộc Hành vi quản lý tài chính cá nhân (H_V) cao hơn các 
nhân tố khác.
Theo Bảng 4, hệ số VIF của tất cả 5 nhân tố đều < 2, suy ra không có hiện tượng đa cộng 
tuyến giữa các biến độc lập. 
Mô hình hồi quy mẫu được viết lại như sau:
 H_V = 1 + 0,337*CV + 0,109*GD + 0,208*TQ + 0,105*SK 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
504
5.5. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học tới hành vi quản lý 
tài chính cá nhân
5.5.1.	Theo	giới	tính
Để kiểm định sự khác biệt theo giới tính trong hành vi quản lý tài chính cá nhân, nhóm nghiên 
cứu sử dụng phân tích bằng kiểm định T với hai biến độc lập. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu 
được như sau.
Bảng 6. Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định Levene Kiểm định T
F Mức ý nghĩa T Df Mức ý nghĩa
Sự khác nhau 
trung bình
Giả định phương sai 
bằng nhau
0,259 0,611 -0,638 475 0,524 -0,050343
Giả định phương sai 
không bằng nhau
-0,619 211,902 0,536 -0,050343
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Nhìn vào Bảng 6, kiểm định Levene cho P-value lớn hơn 0,05, chứng tỏ phương sai giữa hai 
nhóm đối tượng giới tính nam và nữ đồng nhất với nhau. Kết quả mức ý nghĩa tương ứng với giả 
định phương sai bằng nhau là 0,524 > 0,05. Vì vậy, không có sự khác biệt về hành vi quản lý tài 
chính cá nhân giữa nam và nữ.
5.5.2.	Theo	nghề	nghiệp
Để kiểm định sự khác biệt về tình trạng nghề nghiệp tới hành vi, nhóm sử dụng phân tích 
bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:
Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai
Thống kê 
Levene df1 df2
Mức ý 
nghĩa
H_V Trung bình 2,204 2 474 0,112
Kiểm định Levene cho P-value lớn hơn 0,05, chứng tỏ phương sai các nhóm giá trị là đồng 
nhất nên sử dụng kết quả bảng ANOVA (Bảng 7).
Bảng 7. Kết quả phân tích sự khác biệt theo tình trạng nghề nghiệp
Tổng 
bình phương df
Bình phương 
trung bình
F Mức ý nghĩa
Giữa các nhóm
3,751 2 1,876 3,263 0,039
 Trong cùng nhóm
272,429 474 0,575
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
505
Mức ý nghĩa = 0,039 < 0,05, suy ra có sự khác biệt thống kê về điểm trung bình, những người 
có tình trạng nghề nghiệp khác nhau có hành vi quản lý tài chính khác nhau.
Bảng 8. Thống kê mô tả
N Trung bình Phương sai Sai số chuẩn
Đang đi học 391 3,56554 ,772149 ,039049
Đã đi làm 71 3,58979 ,727699 ,086362
Thất nghiệp 15 4,07500 ,450198 ,116241
Tổng 477 3,58517 ,761716 ,034877
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Cột giá trị Mean tăng dần cho thấy người đã đi làm sẽ quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ hơn 
người đang đi học, người đã thất nghiệp có hành vi quản lý tài chính chặt chẽ hơn những người 
đang đi làm.
5.6. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Từ các phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được tổng hợp kết quả kiểm định các giả 
thuyết sau đây.
Bảng 9. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Kết quả
H1 Kiến thức tài chính có tác động cùng chiều đến hành vi 
quản lý tài chính cá nhân
Bác bỏ
H2 Thái độ tài chính có tác động cùng chiều đến hành vi 
quản lý tài chính cá nhân 
Không có ý nghĩa thống kê 
tại Việt Nam
H3 Sức khỏe tài chính có tác động cùng chiều đến hành vi 
quản lý tài chính cá nhân 
Chấp nhận
H4.1 Thói quen tài chính từ bố mẹ có tác động cùng chiều đến 
hành vi quản lý tài chính cá nhân 
Chấp nhận
H4.2 Giáo dục tài chính từ bố mẹ có tác động cùng chiều đến 
hành vi quản lý tài chính cá nhân 
Chấp nhận
H5 Đại dịch COVID-19 có tác động cùng chiều đến hành vi 
quản lý tài chính cá nhân 
Chấp nhận
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Với trường hợp thực nghiệm về hành vi quản lý tài chính của người Việt Nam, các phát hiện 
chính là: (i) đại dịch COVID-19 là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi quản lý tài chính 
cá nhân, tiếp theo là thói quen tài chính từ bố mẹ, sự giáo dục tài chính từ bố mẹ và sức khỏe tài 
chính; (ii) kiến thức tài chính được cho là không có tác động đến hành vi quản lý tài chính; (iii) 
có sự khác biệt về hành vi quản lý tài chính giữa những nhóm người có tình trạng nghề nghiệp 
khác nhau; (iv) không có sự khác biệt về hành vi quản lý tài chính giữa nam và nữ. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
506
Do đó, để nâng cao hành vi quản lý tài chính cá nhân của người Việt Nam, các nhà hoạch 
định chính sách và các cơ quan chức năng cần: (i) đưa giáo dục tài chính trở thành một chương 
trình chính thức trong các trường học để học sinh sớm tiếp cận với lĩnh vực này; (ii) Chính phủ 
cần có các chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư hợp lý trong bối cảnh dịch 
bệnh COVID-19; (iii) Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại điều phối, 
quản lý dòng vốn đầu tư hợp lý trong đại dịch COVID-19; (iv) các gia đình nên chú trọng giáo 
dục tài chính cho con cái.
PHỤ LỤC
Bảng thống kê mô tả các nhân tố
Nhân tố
Mã 
quan 
sát
Nội dung
Độ lệch 
chuẩn
Trung 
bình
Trung bình 
nhân tố
Kiến thức 
tài chính 
(KT)
KT1
Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của bạn 
như nào: [1. Có kiến thức về tài chính tốt]
0,99 3,00
3.2
KT2
Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của bạn 
như nào: [2. Biết cách đầu tư tiền của mình]
1,08 2,80
KT3
Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của 
bạn như nào: [3. Nắm rõ về số dư trong tài 
khoản của mình]
1,08 3,97
KT4
Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của bạn 
như nào: [4. Biết về các loại lãi suất mà 
ngân hàng đưa ra]
1,14 3,02
Thái độ 
tài chính
TD1
Suy nghĩ đầu tiên khi có một số tiền lớn: 
[1. Chi cho mục đích cá nhân]
1,14 3,11
3.27
TD2
Quan điểm của bạn về vay mượn tiền: 
[2. Tôi chỉ vay mượn trong những trường 
hợp thiết yếu]
1,1 3,95
TD3
Quan điểm của bạn về vay mượn tiền: 
[3. Tôi sẽ cho vay nếu trả đúng hạn và với 
mức lãi tốt]
1,18 3,61
TD4
Quan điểm về tiết kiệm: [4. Chỉ tiết kiệm 
khi có nhu cầu thiết yếu]
1,17 2,39
Xã hội hóa 
tài chính
XHH1
Những thói quen sau là bạn học từ bố 
mẹ, người thân: [1. Tôi theo dõi chi phí 
hàng tháng]
1,20 3,27
3,14
XHH2
Những thói quen sau là bạn học từ bố 
mẹ, người thân: [2. Tôi chỉ chi tiêu theo 
ngân sách]
1,13 3,16
XHH3
Những thói quen sau là bạn học từ bố mẹ, 
người thân: [3. Tôi tiết kiệm tiền định kỳ]
1,19 3,20
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
507
Nhân tố
Mã 
quan 
sát
Nội dung
Độ lệch 
chuẩn
Trung 
bình
Trung bình 
nhân tố
XHH4
Những thói quen sau là bạn học từ bố mẹ, 
người thân: [4. Tôi thường đầu tư cho các 
mục tiêu tài chính dài hạn]
1,18 2,99
XHH5
Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính 
bằng cách: [6. Thảo luận các vấn đề tài 
chính với tôi]
1,07 3,04
XHH6
Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính 
bằng cách: [7. Nói với tôi về tầm quan 
trọng của việc tiết kiệm]
1,20 3,44
XHH7
Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính 
bằng cách: [8. Dạy tôi trở thành người mua 
sắm thông minh]
1,23 3,27
XHH8
Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính 
bằng cách: [9. Hướng dẫn tôi sử dụng thẻ 
ATM hợp lý]
1,16 2,73
Sức khỏe 
tài chính 
(SK)
SK1
Nhận định sau có đúng với bạn không: 
[1. Tôi hài lòng về tài chính của mình]
1,09 2,86
3,14SK2
Nhận định sau có đúng với bạn không: 
[2. Tôi có thể đáp ứng các khoản chi tiêu 
bất ngờ]
1,06 3,16
SK3
Nhận định sau có đúng với bạn không: 
[3. Tôi thường còn tiền vào cuối mỗi tháng]
1,18 3,41
Đại dịch 
COVID-19
(CV)
CV1
So với trước khi diễn ra đại dịch COVID19 
tôi nhận thấy: [1. Nhiều cơ hội đầu tư hấp 
dẫn hơn]
1,00 3,29
3,61
CV2
So với trước khi diễn ra đại dịch COVID19 
tôi nhận thấy: [2. Lập các khoản dự phòng 
là cần thiết]
1,04 3,93
Hành vi 
quản lý 
tài chính 
cá nhân 
(H_V)
H_V1
Hành vi quản lý tiền mặt: [1. Tôi mất nhiều 
thời gian cân nhắc khi mua đồ]
1,11 3,61
3,59
H_V2
Hành vi quản lý tiền mặt: [2. Tôi thanh toán 
hóa đơn đúng hạn]
1,04 3,90
H_V3
Hành vi quản lý tiền mặt: [3. Tôi giữ hóa 
đơn chi phí hàng tháng]
1,25 2,98
H_V4
Hành vi quản lý tiền mặt: [4. Tôi chi tiêu 
trong ngân sách]
1,08 3,50
H_V5
Đối với việc quản lý tín dụng: [5. Tôi thanh 
toán các khoản vay đúng hạn]
1,17 3,75
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
508
Nhân tố
Mã 
quan 
sát
Nội dung
Độ lệch 
chuẩn
Trung 
bình
Trung bình 
nhân tố
H_V6
Dự phòng các chi tiêu đột xuất: [6. Tôi dự 
phòng được một khoản nhỏ]
1,06 3,50
H_V7
Đối với các khoản chi tiêu đột xuất: [7. Tôi 
đắn đo rất nhiều trước khi chi số tiền đó]
1,09 3,55
H_V8
Đối với các khoản chi tiêu đột xuất: [8. 
Nếu đắt đỏ, hoặc không quan trọng thì sẽ 
cho qua]
1,17 3,90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allen, M. W. (2008), Consumer finance and parent-child communication. In J. J. Xiao (Ed.), 
Handbook of consumer finance research (pp. 351 - 361). New York, NY: Springer.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 
1, NXB Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, 
NXB Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Jorgensen, B. L., & Savla, J. (2010), Financial literacy of young adults: The importance of 
parental socialization. Family Relations, 59(4), 465 - 478. 
5. Measuring financial well-being - Bài khảo sát từ CFPD.
6. Mien, N. T. N., & Thao, T. P. (2015), Factors Affecting Personal Financial Management 
Behaviors: Evidence from Vietnam. Proceedings of the Second Asia-Pacific Conference on 
Global Business, Economics, Finance and Social Sciences ISBN: 978-1-63415-833-6, 10 - 12.
7. Olivia Mellan và Sherry Christie (2014), Money Harmony: A Road Map for Individuals and Couples.
8. Perry, V.G., Morris, M.D., (2005), Who is control? The role of self-perception, knowledge, 
and income in explaining consumer financial behavior, Journal of Consumer Affairs, 39(2): 
299 - 312.
9. Shim, S., Xiao, J. J., Barber, B., & Lyons, A. (2009), Pathways to life success: A conceptual 
model of financial well-being for young adults. Journal of Applied Developmental Psychology, 
30, 708 - 723.
10. Webley, P., & Nyhus, E. K. (2012), Economic socialization, saving and assets in European 
young adults. 
11. Woodyard, A. & Robb, C. (2012), Financial Knowledge and the Gender Gap’, Journal of 
financial Al therapy, Vol.3, Issue 1, 2012.
12. Xiao, J. J, Dew, J., (2011), The financial management behavior scale: development and 
validation, Journal of Financial Counseling and Planning, 22(1): 49 - 53.

File đính kèm:

  • pdfhanh_vi_quan_ly_tai_chinh_ca_nhan_trong_boi_canh_dai_dich_co.pdf