Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính

Mục tiêu:

Trình bày được tầm quan trọng và các nguyên tắc trong thiết kế trình diễn trên

máy tính

Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học của người làm kỹ thuật.

Nội dung chính:

1. Tầm quan trọng của trình diễn

Kỹ năng thuyết trình rất hữu ích về nhiều khía cạnh trong công việc và cuộc

sống. Trình bày một bài thuyết trình có hiệu quả rất quan trọng không những trong học

tập, đào tạo mà còn quan trọng trong công việc, trong kinh doanh và trong truyền

thông. Phát triển lòng tự tin và năng lực trình bày tốt, và có khả năng đứng trước thính

giả và nói tốt cũng là những năng lực hết sức hữu ích cho việc tự phát triển. Kỹ năng

thuyết trình không phải dành riêng cho những người đặc biệt nào đó mà ai cũng có thể

trình bày tốt hay đạt được trình độ chuyên môn đặc biệt là thuyết trình với sự hỗ trợ

của các phần mềm tạo bài trình diễn như MS PowerPoint, Lecture Maker,.

Tuy nhiên, để có một bài thuyết trình thành công cần sử dụng rộng rãi các kỹ

thuật thiết yếu và phong cách phù hợp. Đặc biệt là việc sử dụng công cụ trình chiếu để

tăng tính hiệu quả cho nội dung thuyết trình. Điều này đòi hỏi tính sáng tạo của người

thuyết trình trong thiết kế và soạn thảo để có được kết quả đáng mong muốn.

Thuyết trình suông chủ yếu dùng lời và ngôn ngữ cử chỉ để truyền đạt nội dung,

vì vậy khó khắc họa thông điệp trong khi đó phương tiện nghe nhìn thường tăng khả

năng lưu lại lời nói đến 70%. Nếu không sử dụng phần mềm hỗ trợ tạo bài thuyết

trình, người thuyết trình phải sử dụng nhiều phương tiện như posters, máy cassette,

khi cần minh họa bằng hình ảnh hoặc âm thanh. Đặc biệt là với hình ảnh động hoặc

phim ảnh thì phải dùng đến video. Như vậy rất phiền phức và phải chuẩn bị rất mất

thời gian. Trong khi đó với phần mềm Powerpoint hay Lecture Maker, Violet, .,

người thuyết trình có thể tăng cường khả năng minh họa cho bài thuyết trình rất phong

phú bằng số liệu, biểu bảng, sơ đồ, hình ảnh, video, âm thanh. Thông tin chỉ xuất hiện

khi cần thiết, do vậy người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính được trình bày. Nếu

người nghe chưa nắm bắt được nội dung có thể rút ra thông tin từ nội dung trên màn

hình. Đối với người thuyết trình, nếu có quên phần nào nội dung thì có thể nhìn màn

hình để tiếp tục một cách suôn sẻ. Ngoài ra, có thể dùng hình ảnh tự chụp hay trình

chiếu video clip rất sống động để hỗ trợ cho nội dung. Khác với hình vẽ có sẵn khi

giới thiệu bản tổng kết, sơ đồ với sự hỗ trợ của các phần mềm này người nghe có thể

thấy tiến trình hay quá trình phát triển. Người thuyết trình dùng ngôn ngữ để phân tích

nói đến đâu chỉ đến đó. Như vậy kết quả sẽ thuyết phục hơn nói suông rất nhiều. Thậm

chí có thể sử dùng các nguồn tài liệu từ các phương tiện khác nhờ các đường liên kết

(links) trên cơ sở trực tuyến. Như vậy, khi sử dụng phần mềm hỗ trợ tạo bài trình

diễn, người thuyết trình có được sự thuận lợi rất đáng kể chỉ cần một thiết bị thay vì

phải dùng rất nhiều các phương tiện khác. Hiển nhiên là việc sử dụng công cụ này là

hết sức cần thiết.Trang 7

Thực vậy, để phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và phát

triển kỹ năng thuyết trình tốt với sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế trình diễn mà không

dẫn đến lạm dụng, giáo viên phải hướng dẫn sinh viên cách sử dụng phần mềm này

sao cho đạt được hiệu quả tối đa và thông qua các hoạt động dạy học phù hợp. Vì vậy,

để giúp sinh viên phát triển kỹ năng này với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là một

vần đề bức thiết. Trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho sinh

viên thông qua các hoạt động dạy học hợp lý đa dạng sao cho phát huy tính tích cực

của sinh viên và sinh viên thể hiện tính sáng tạo của mình trong quá trình chuẩn bị nội

dung thuyết trình, vận dụng tri thức, thiết kế và soạn thảo trên phần mềm hỗ trợ tạo bài

thiết kế trình diễn phục vụ đắc lực cho nội dung thuyết trình. Chuẩn bị và kiến thức là

điều kiện tiên quyết để có được bài thuyết trình thành công, nhưng sự tự tin và khả

năng kiểm soát cũng không kém quan trọng. Khi ý thức được những yếu tố này, sinh

viên có thể tiếp tục phát triển không những trong học tập hiện nay mà còn trong công

việc sau này.

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 1

Trang 1

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 2

Trang 2

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 3

Trang 3

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 4

Trang 4

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 5

Trang 5

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 6

Trang 6

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 7

Trang 7

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 8

Trang 8

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 9

Trang 9

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 132 trang xuanhieu 6380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính
ng và sử dụng được các chức năng cơ bản để tạo bài trình diễn 
trên Lecture Maker 
 Hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học. 
 Nội dung chính: 
 1. Giới thiệu Lecture Maker và cách cài đặt 
 1.1. Giới thiệu. 
 Lecture Maker là phần mềm của hãng Daulsoft – Hàn Quốc và được Cục Công 
nghệ thông tin ( Bộ GD&ĐT Việt Nam ) khuyến khích sử dụng để tạo các bài giảng 
điện tử. 
 Lecture Maker (LM) là phần mềm khá dễ dùng, giao diện thân thiện và có cấu 
trúc gần giống chương trình Power Point ( phiên bản 2007 ). Bên cạnh đó, LM có một 
số điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file ( Power Point, Flash, PDF, website, 
video, hình ảnh), có thể thu âm trực tiếp và video ( nếu có webcam ), xuất ra nhiều 
định dạng ( exe, web, gói SCORM, ), có tính năng tương tác cao, LM có tích hợp 
bộ công cụ vẽ hình, biểu đồ và soạn thảo toán học. Nhược điểm: bộ câu hỏi chưa 
phong phú ( có hai loại: câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi ngắn ). 
 Yêu cầu khi cài đặt hệ thống máy tính : CPU tối thiểu là Pentium 500 MHz; 
RAM tối thiểu 512 Mb ( tốt nhất là I Gb); HDD tối thiểu 50 Mb; hệ điều hành : 
Windows 2000/XP; trên máy có cài đặt sẵn các phần mềm : Windows Media Encoder 
phiên bản 9 hoặc cao hơn, Windows Media Player phiên bản 9 hoặc cao hơn, 
Microsoft PowerPoint, card âm thanh và video. 
 1.2. Hướng dẫn cài đặt và cập nhật Lecture Maker. 
 * Yêu cầu hệ thống 
 - CPU tối thiểu Pentium 500MHz 
 - RAM tối thiểu 512Mb (tốt nhất 1Gb) 
 - HDD tối thiểu 50Mb 
 - Card âm thanh và video 
 - HĐH Windows 2000/XP trở lên; trên máy có cài sẵn các phần mềm: Windows 
Media Encoder phiên bản 9 trở lên, Windows Media Player phiên bản 9 trở lên, 
Microsoft PowerPoint. 
 * Cài đặt 
 - Địa chỉ có thể tải về bản cài đặt tại: 
 Trang 116 
- Chạy file Setup trong thư mục cài đặt LECTURE MAKER/ Chọn Next> 
- Chọn Change nếu muốn thay đổi đường dẫn cài mặc định/ Chọn Next> 
- Chọn Install để bắt đầu cài đặt. 
- Chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất, chọn Finish. 
Sau khi cài đặt hoàn tất, khởi động Lecture Maker từ màn hình nền Destop. 
 Trang 117 
 - Nhập mã sản phẩm Product Key, Submit 
 Chú ý: 
 - Nếu không có mã của sản phẩm (Product Key), chọn “Use as a Trial Version” 
để dùng thử. 
 - Nếu máy tính kết nối Internet, chương trình sẽ tự động đăng nhập vào trang chủ 
 và update phiên bản mới nhất. 
 2. Giao diện và các Menu của Lecture Maker 
 2.1. Giao diện 
 Vùng 1: Chứa các Menu và các nút lệnh của chương trình. 
 Vùng 2: Chứa danh sách các Slide trong bài giảng. 
 Trang 118 
 Vùng 3: Vùng thao tác của Slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản, 
hình ảnh, phim...) 
 Vùng 4: Danh sách các đối tượng có trong Slide đang được chọn. 
 2.2. Các Menu 
 a. Menu LectureMaker (Góc trên cùng ở phía trái cửa sổ) 
 Kích đơn chuột trái vào sẽ xuất hiên các lệnh: 
 b. Menu Home chứa các nút lệnh: 
 o Slide: Tạo Silde mới (New slide), Sao chép Slide (Copy Slide), Nhân 
 đôi Slide (Duplicate Slide), Xóa Slide (Delete Slide). 
 o Font: Định dạng Font. 
 o Paragraph: Canh chỉnh đoạn văn bản. 
 o Draw: Vẽ. 
 o Edit: Canh chỉnh đối tượng (Order), Chọn đối tượng (Select)... 
 c. Menu Insert chứa các nút lệnh: 
 o Object: Dùng để chèn các đối tượng vào bài giảng: đoạn phim, âm 
 thanh, file Flash, file PowerPoint, 
 Trang 119 
 o Recording: Dùng để ghi lại bài giảng, âm thanh,  
 o Editor: Chèn công thức toán học, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ 
 o Text: Thao tác với văn bản, bảng, chèn ký tự đặc biệt 
 o Quiz: Chèn các câu trắc nghiệm ngắn hay nhiều lựa chọn 
 d. Menu Control chứa các nút lệnh: 
 o Object Control: xác lập điều khiển cho đối tượng đã được định danh 
 trước đó. 
 o SlideControl: cho phép di chuyển đến một slide bất kỳ trong bài giảng 
 o Change Format: chuyển sang dạng wmv hoặc wma 
 o Slide Transition Effect: tạo hiệu ứng xuất hiện cho slide, bao gồm 
 (hướng, tốc độ, khoảng trống) 
 e. Menu Design chứa các nút lệnh: 
 o Design: Các mẫu hình có sẵn trong chương trình 
 o Layout: Các mẫu bố trí sẵn các khung giữ chỗ cho file hình ảnh, văn 
 bản, Flash, 
 o Template: Các mẫu bố trí sẵn chứa cả hình nền và các khung giữ chỗ. 
 Chúng ta có thể xem Template = Design + Layout. 
 Lưu ý: Trong mục Template, thường sẽ có các bộ Template gồm 1 Template cho 
Frame tiêu đề và 3 Template cho các Frame còn lại trong bài giảng. 
 f. Menu View chứa các nút lệnh: 
  Run Slide (Các chế độ trình chiếu bài giảng): 
 o Run All Sile: Trình chiếu tất cả Slide (Bắt đầu từ Slide 1 hoặc nhấn 
 phím F5) 
 o Run Curent Slide: Trình chiếu từ Slide hiện hành. 
 Trang 120 
 o Run Full Screen: Trình chiếu đầy màn hình. 
 o Run Web: Trình chiếu dạng Web. 
  View Slide: Xem Slide theo độ phóng to, thu nhỏ... 
  Silde Master: Thiết lập và chỉnh sửa Slide Master (Thao tác chỉnh sửa sẽ 
 ảnh hưởng đến tất cả Slide Body). 
  View HTML tag: xem các tag trong mã HTML. 
  Show/Hide: Ẩn - hiện thước và đường lưới, thanh trạng thái. 
  Window: Sắp xếp cửa sổ các File đang cùng mở. 
 g. Menu Format chứa các nút lệnh: 
  Image: chỉnh tranh, phim trong bài giảng: độ sáng, tương phản, màu trong 
 suốt, thay đổi màu sắc, xoay hình, lật hình, thay đổi kích thước hình ảnh, 
 cắt hình, huỷ bỏ mọi thiết lập 
  Order: Canh chỉnh cho đối tượng trong Slide 
  Animation: Tạo hiệu ứng cho đối tượng trong slide 
 3. Tạo bài trình diễn 
 3.1. Tạo bài trình diễn mới 
 Để tạo mới một bài giảng, kích chọn nút Lecture Maker button , cửa sổ 
chọn mở ra như hình dưới: 
 Kích chọn New, một bài giảng mới sẽ được tạo ra. 
 3.2. Đặt hình nền cho bài giảng mới 
 Như bạn thấy, sau khi kích chọn nút New, một bài giảng trắng sẽ được tạo ra như 
hình bên dưới: 
 Trang 121 
 Tiến hành đưa hình nền vào cho trang nội dung được đẹp mắt, sinh động. Để làm 
việc này, có 2 cách: 
 Cách 1: Chọn một hình nền có sẵn trong menu Design: 
 Từ menu Design, bạn kích chọn vào một ảnh mình thích trong phần Design, khi 
đó trang nội dung sẽ có hình nền như đã chọn. 
 Cách 2: Chọn một hình nền từ bên ngoài. 
 Ta có thể lấy một hình mình thích có sẵn trên máy tính vào làm hình nền cho 
trang nội dung. Để làm việc này, nháy chuột phải vào trang nội dung muốn đặt ảnh 
nền, chọn Slide Property, cửa sổ thuộc tính của Slide như bên dưới: 
 Trang 122 
 Trên cửa sổ trang thuộc tính này, tích chọn ô Background Image, chọn nút Open 
bên cạnh ô đó và tìm đến nơi đặt ảnh mong muốn làm ảnh nền. 
 3.3. Thêm một Slide mới 
 Thêm một trang mới bằng cách kích chọn nút Insert Slide ở thanh công cụ 
bên dưới khung hình Slide, hoặc nháy chuột phải vào khung hình Slide, chọn New 
Slide như hình dưới: 
 3.4. Lưu bài trình diễn mới tạo 
 Trang 123 
 Để lưu bài trình diễn đã tạo, kích chọn nút Save ở trên cùng của cửa sổ 
Lecture Maker (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S). Cửa sổ Save As sẽ yêu cầu đặt tên và 
nơi cất bài trình diễn. 
 Lưu ý, khi kích chọn nút Save, phần mềm sẽ lưu bài trình diễn dưới dạng 
Ten_file.lme. Ở dạng *.lme này, nội dung file sẽ được lưu nguyên gốc như khi làm và 
có thể mở lại file này để tiếp tục soạn thảo trên nó. 
 3.5. Mở bài trình diễn đã tạo 
 Các bài giảng sau khi được lưu lại dưới dạng Ten_file.lme thì đều có thể mở lại 
và soạn thảo tiếp được. Để mở lại một bài giảng đã tạo, có 2 cách: 
 Cách 1: Mở từ phần mềm: 
 Trên phần mềm Lecture Maker đang mở, bạn kích chọn nút Lecture Maker 
button , chọn Open và tìm đến nơi cất file đã tạo để mở ra như hình dưới: 
 Trang 124 
 Cách 2: Mở trực tiếp từ file đã tạo: 
 Kích đúp lên tên file, file đã tạo sẽ được mở ra trên chương trình Lecture Maker. 
 3.6. Tạo Slide Master 
 Bước 1: Kích đơn chuột trái vào nút lệnh View ---> View Slide Master: 
 Lúc này màn hình xuất bên trái 2 Slide: 
 Title Master: Slide tiêu đề (tương ứng với Template có số 0 sau cùng trong 
Design/ Template) 
 Body Master: Slide thân của Slide Master. Đây là Slide chứa tất cả các kịch 
bản của thiết kế bài dạy, chỉnh sửa nó sẽ ảnh hưởng đến các slide khác nhưng nó 
không hiển thị khi Close Slide Master. 
 Bước 2: Tạo thiết kế cho Title Master: theo các bước sau: 
 Chọn Menu Design ----> Template ---> Chọn Template có số 0 sau cùng của tên 
Template 
 Ví dụ: chọn template có tên là: NoteBlue0 
 Bước 3: Tạo thiết kế cho Body Master: Chọn Slide Body Master và làm theo 
các bước sau: 
 Trang 125 
 Chọn Menu Design ----> Template ---> Chọn Template có số sau cùng là 1 hoặc 
2, hoặc 3 của tên Template tương ứng với Temlate Title Master. 
 Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên 
khung hình Slide Master hoặc vào menu View, chọn nút Close Slide Master. 
 4. Chèn Textbox, hình ảnh, Video 
 4.1. Chèn Textbox 
 Nội dung được đưa vào bài giảng bằng cách nhập vào trong các textbox. Để thêm 
một hộp textbox, ta chọn menu Insert, chọn Textbox như dưới hình: 
 Trên slide đang mở, kéo thả chuột tại vị trí muốn đặt textbox rồi nhập văn bản 
vào đó. 
 Để định dạng cho văn bản, chọn menu Home, dùng các ô tương ứng để định 
dạng cho văn bản. 
 4.2. Chèn ảnh 
 - Chọn menu Insert\Image. Xuất hiện cửa sổ 
 Trang 126 
 - Chọn đường dẫn đến Folder chứa File ảnh ở ô Look in(Ví dụ trên D:\Anh3). 
 - Chọn File ảnh cần chèn/ Open. 
 Nếu muốn thu nhỏ ảnh thì kích chuột phải vào ảnh Chọn Object Property 
kích chọn nút 1/2 ở vùng Change size Ok đưa trỏ chuột vào nút có dấu ô vuông 
để có mũi tên 2 chiều nhấn giữ chuột trái và rê lên theo đường chéo ảnh rê ảnh 
vào trong Slide tại vị trí cần đặt. 
 4.3. Chèn Video 
 - Chọn menu Insert\Video. 
 - Chọn đường dẫn đến Folder chứa File video ở ô Look in (Ví dụ trên D:\Anh3). 
 - Chọn File video cần chèn/ Open. 
 Nếu không tìm thấy File Video cần chèn, mặc dù đã tìm đúng đường dẫn thì 
trong ô File of Type chọn All File (*.*) 
 5. Chèn câu hỏi trắc nghiệm 
 5.1. Chèn câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn 
 - Chọn Menu Insert chọn Short Answer Quiz 
 Trên Slide đang soạn xuất hiện như sau: 
 Trang 127 
 Trên nút lệnh Submit muốn thay chữ Submit thành chữ Trả lời thì kích chuột 
phải vào nó chọn Object Property, hộp thoại hiện lên gõ chữ Trả lời thay cho chữ 
Submit trong ô Button name. 
 Khi chạy chương trình, nháy chuột vào ô có đường viền để gõ câu trả lời. Sau khi 
gõ xong nhấn vào nút Submit (Trả lời) để kiểm tra kết quả: 
 - Nếu trả lời đúng thì thông báo Correct; 
 - Nếu trả lời sai thì thông báo Incorrect: 
 5.2. Chèn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn 
 - Chọn Menu Insert chọn Multiple Choice Quiz 
 Trên Slide đang soạn xuất hiện như sau: 
 Trang 128 
 Chú ý: Đáp án đúng sẽ được sắp ngẫu nhiên khi chạy chương trình 
 Khi thực hiện chương trình đánh dấu vào cầu trả lời đúng nhất. Sau đó 
 nhấn vào nút Submit (Trả lời), nếu trả lời đúng thì thông báo Correct; nếu trả lời 
 sai thì thông báo Incorrect. 
 6. Cách tạo nút lệnh trong Lecture Maker 
 Sử dụng chuột trái chọn nút lệnh Insert Button 
 Chọn 1 trong 2 loại nút: 
 o General Button: dùng tạo một nút nhấn có chức năng bất kỳ. 
 o Navigation Button: dùng tạo các nút nhấn có chức năng di chuyển giữa các 
slide, chạy, ngừng hoặc thoát khỏi bài giảng. 
 a. Tạo các nút nhấn có chức năng di chuyển giữa các slide, chạy, ngừng hoặc 
thoát khỏi bài giảng. 
 - Chọn menu Insert/ Button/ Navigation Button 
 Xuất hiện hộp thoại: 
 - Navigation Button: dùng để lựa chọn các nút nào sẽ xuất hiện. 
 Trang 129 
 Nút Home: có chức năng quay về slide đầu tiên. 
 Nút Previous: quay về slide trước đó. 
 Nút Repeat: trình bày lặp lại slide này. 
 Nút End: đi tới slide cuối cùng. 
 Nút Next: đi tới silde kế tiếp. 
 Nút Exit: thoát khỏi bài giảng. 
 Nếu chúng ta muốn có tất cả các nút trên, thì chọn nút Select All. 
 - Button Shape: cho phép lựa chọn các hình dáng và màu sắc từ 20 mẫu có 
sẵn của chương trình. 
 - Apply to all slides: áp dụng các nút ở phần trên vào tất cả các slide của bài 
trình diễn. 
 - Apply to new slide: chỉ áp dụng lựa chọn bên trên cho slide đang hiện hữu 
và các slide sẽ tạo ra sau slide này. 
 b. Tạo nút lệnh có chức năng bất kì: 
 - Chọn menu Insert \Button\General Button 
 - Chọn Menu Home để thay đổi màu và cỡ chữ cho nút lệnh với tên mặc định là 
Button. 
 - Kích chuột phải vào nút lệnh và chọn Object property 
 - Hộp thoại Object property 
 Trang 130 
 * Các hành động khi nút lệnh bị kích: 
 - Show hidden object: Hiện một đối tượng bị ẩn 
 - Call Group: gọi một nhóm các đối tượng 
 - Go to the previous slide: di chuyển đến slide liền trước slide hiện tại. 
 - Go to the next slide: di chuyển đến slide liền sau slide hiện tại. 
 - Go to the first slide: di chuyển đến slide đầu tiên trong bài giảng. 
 - Go to the last slide: di chuyển đến slide cuối cùng. 
 - Go to the specified slide: di chuyển đến 1 slide bất kỳ. 
 - Go to the current slide: lặp lại slide hiện tại. 
 - Go to the last viewed slide: quay lại slide vừa xem trước đó. 
 - Another file (.exe,.html,): chạy một chương trình khác (có định dạng .exe), 
một trang web hay một file có định dạng bất kỳ. 
 - URL Link(_new): mở một trang web trong một cửa sổ mới. 
 - Exit the program: thoát khỏi bài giảng. 
 - Download file in web browser: tải file từ trình duyệt web 
 - Download file directly: tải file trực tiếp 
 Trang 131 
 - URL Link(_self): mở một trang web trong cùng cửa sổ 
 - Close Web Browser Window: đóng cửa sổ trình duyệt web 
 - Check the correct answer: kiểm tra câu trả lời đúng 
 - Pause/Play the program: Tạm ngừng/Hoạt động chương trình. 
 7. Nhập File PowerPoint, File có đuôi PDF, Website vào bài trình diễn 
 - Chọn Menu Insert\Import Document, rồi chọn 1 trong 3: 
 + PowerPoint. 
 + PDF. 
 + Website. 
 - Đưa trỏ chuột vào Slide (lúc này trỏ chuột có dấu +), rê chuột vẽ 1 hình chữ 
nhật. Lúc này xuất hiện hộp thoại tương tự chèn ảnh, Video: Tìm đường dẫn đến tập 
tin hoặc Website cần nhập vào rồi kích đúp chuột (hoặc kích chuột chọn kích nút 
Open). 
 Trong hộp thoại Import, nếu muốn cho File PowerPoint hoặc PDF chạy được 
trong LectureMaker tại Ô Type chọn As PowerPoint (nếu nhập PowerPoint), hoặc As 
PDF Document (nếu nhập PDF) kích chuột vào nút Import All Slide. 
 8. BÀI TẬP THỰC HÀNH 
 Bài thực hành 1 
 - Làm quen với môi trường làm việc Lecture Maker 
 - Tạo một bài giảng mới 
 - Đặt hình nền cho bài giảng 
 - Lưu bài giảng mới 
 - Mở lại bài giảng đã có 
 Bài thực hành 2 
 Xây dựng một bài trình diễn đầy đủ nội dung với các chức năng của phần mềm 
Lecture Maker. Trong bài trình diễn có: 
 - Sử dụng một mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ các 
trang nội dung. 
 - Một phần nội dung bài trình diễn được lấy lại từ nội dung bài trình diễn đã được 
biên soạn trước đó trên Power Point mà không cần soạn thảo lại. 
 - Sử dụng công cụ Text box, hình học để đưa nội dung vào bài trình diễn 
 - Có các câu hỏi trắc nghiệm dạng ngắn và câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 
liên quan đến chủ đề trình diễn. 
 - Tạo các nút lệnh có chức năng di chuyển giữa các slide, chạy, ngừng hoặc thoát 
khỏi bài trình diễn. 
 Trang 132 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_trinh_dien_tren_may_tinh.pdf