Giáo trình Sửa chữa mainboard

I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY KHÒ VÀ CÔNG DỤNG

1. Giới thiệu

Máy khò là vật dụng không thể thiếu đối với thợ sửa phần cứng. Máy khò

dùng để tháo các loại IC, Mosfet, hoặc thậm chí có thể dùng để làm lại chân chip

Nam. Dưới đây xin giới thiệu về máy khò và công dụng.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại máy khò chất lượng khác nhau

như: Quick, Atten, ProTool Với giá từ 600 – 1 triệu 5. Với các chức năng hiển

thị nhiệt độ, nhiệt, gió. Máy khò Atten là một trong những dòng máy thông dụng,

giá thành hợp lý, khả năng làm việc bền bỉ, đáp ứng tương đối tốt cho các yêu cầu

sửa chữa. Các thông số kỹ thuật và cách sử dụng của máy khò khác tương đối

tương tự máy khò Atten, do vậy tôi xin giới thiệu về máy khò Atten.

1.1. Hình dạng bên ngoài của máy khò.

* Tay khò và đầu khò nhiệt.

* Đồng hồ hiển thị nhiệt độ.

* Nút chỉnh gió.

* Các nút chỉnh nhiệt độ.

Hình dạng và các chức năng máy khò Atten 858D

1.2. Công dụng của máy khò nhiệt.3

* Tháo linh kiện khỏi mainboard hay hàn vào mạch.

* Sấy, tạo chân IC, làm vệ sinh mainboard.

2. Cấu tạo của máy khò nhiệt.

Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận:

- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách

và gắn linh kiện trên mạch điện tử an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì

chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.

- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh

kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.

Lưu ý:

– Việc kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an

toàn, đảm bảo không bị hỏng linh kiện và hỏng board mạch.

– Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt,

khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời

gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất

xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như

vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió; nhiệt; và nhựa thông

lỏng (mỡ hàn).

– Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC (chú ý đến diện tích bề mặt),

thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng

khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn

nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện,

chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện

– Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện

lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh đầu quá to hoặc

quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy

nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng

nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng

lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh

kiện lận cận nhiều hơn.

– Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải che chắn các linh

kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là

nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 1

Trang 1

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 2

Trang 2

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 3

Trang 3

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 4

Trang 4

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 5

Trang 5

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 6

Trang 6

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 7

Trang 7

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 8

Trang 8

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 9

Trang 9

Giáo trình Sửa chữa mainboard trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang xuanhieu 9140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa mainboard", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa mainboard

Giáo trình Sửa chữa mainboard
on của BIOS cũ cho dễ nhớ 
). Lúc này, chương trình sẽ lưu file vào đĩa mềm, bạn hãy kiên nhẫn chờ cho quá 
trình hoàn tất rồi mới thực hiện tiếp. 
 d). Sau khi hoàn tất việc lưu BIOS cũ, chương trình yêu cầu bạn xác nhận xem 
bạn có thật sự muốn đổi mới BIOS hiện tại hay không. Sau khi xác nhận “Y” công 
việc nâng cấp BIOS chính thức bắt đầu. Đây có thể là khoảng thời gian kinh khủng 
 103 
nhất. Lúc này bạn phải ngồi cầu nguyện cho đừng bị cúp điện vì nếu như vậy thì 
BIOS của bạn sẽ bị hỏng hoàn toàn. Nếu có điều kiện thì bạn nên trang bị UPS 
nhằm hạn chế rủi ro trong thời khắc này. 
Trong quá trình nâng cấp BIOS, chúng ta có thể nhìn thấy 1 dãy đường tiến độ 
nhấp nháy không ngừng và kéo dài ra phía sau. Đấy là thanh hiển thị quá trình và 
tốc độ việc nâng cấp. 
 e). Khoảng 30 giây thì quá trình nâng cấp BIOS sẽ hoàn thành, rất nhanh phải 
không các bạn. Tiếp theo chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn F1 để khởi động lại 
máy tính hay F10 để quay trở về DOS. Đến đây bạn nên chọn F1 để khởi động lại 
máy tính. 
 f). Đến đây, nếu máy tính khởi động bình thường thì bạn được quyền thở phào 
nhẹ nhõm, công việc đã hoàn tất. Bạn lưu ý ngày và version của BIOS khi khởi 
động, nếu đã có thay đổi là xong. Bạn vào giao diện setup CMOS để cài đặt lại 
các thông số là được. 
 - Bước thứ sáu: thiết lập lại trạng thái Read Only cho BIOS. 
 Đây là quá trình nên làm để “ông cố” CIH không còn đường phá hoại BIOS 
được. Các bạn đừng quên bước này để khỏi phải hối hận về sau. 
 Trên đây là các bước cơ bản để nâng cấp BIOS cho mainboard. Tuy nhiên đây 
cũng là một thao tác nâng cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu không cẩn thận sẽ gây nên 
hậu quả khó lường. Do đó bạn nên thêm vào một số tham số liên quan cần thiết 
để khi cập nhật BIOS thất bại, chỉ cần không hỏng cụm dẫn đường Boot Block 
trong BIOS là có thể áp dụng phương pháp sửa chữa để cứu vãn tình thế. 
 Các tham số của file AWDFLASH.EXE 
 /? Hiển thị giúp đỡ ( Help ) 
 /PY Tự động hoàn thành nhiệm vụ cập nhật BIOS 
 /sy Tự động lưu trữ dữ liệu BIOS cũ vào file 
 /sb Khi cập nhật BIOS buộc phải nhảy qua module Boot Block 
 /cp Sau khi cập nhật BIOS thì vừa cắm vừa sử dụng ngay PnP (ESCD) 
 /cd Sau khi cập nhật BIOS thì làm sạch dữ liệu DMI 
 /cc Sau khi cập nhật BIOS thì cập nhật dữ liệu CMOS 
 /R Sau khi kết thúc cập nhật BIOS, tự động khởi động lại. 
 /Pn Không chạy chương trình nâng cấp. 
 /sn Không lưu trữ dữ liệu BIOS 
 /sd Lưu trữ dữ liệu DMI vào file 
 /cks Khi cập nhật BIOS, hiển thị quá trình đối chiếu dữ liệu trong file lưu trữ 
 104 
 /tiny Chỉ chiếm dụng ít ROM 
 /E Sau khi cập nhật BIOS, tự động quay trở lại DOS 
 /F Khi cập nhật, sử dụng lại file dữ liệu BIOS cũ 
5. Giải quyết hỏng hóc CPU 
5.1. Nguyên nhân 
 Lắp CPU chưa đúng. 
 Tản nhiệt không gắn sát hoặc quạt mát không quay. 
 Kiểm tra các thiết bị khác vẫn hoạt động tốt mà máy tính không hoạt động 
5.2. Cách khắc phục 
 Thường xuyên vệ sinh máy tính. 
 Cẩn thận trong quá trình lắp CPU. 
 Kiểm tra tản nhiệt và quạt làm mát. 
 Thay CPU mới. 
6. Giới thiệu các loai chipset 
 Các lọai Chipset Pentium IV đều sử dụng Mainboard có Socket 478 và có Bus 
từ 400~800 Mhz.Tùy theo mỗi loại mà có hỗ trợ(Support) công nghệ siêu phân 
luồng(Hyper-Threading-Technology) 
 Họ chipset Đặc tính chung Tên Chipset Đặc tính riêng 
 Hầu hết các loại -Cache:256K 
 chipset Intel 845 đều 
 -Support:SDRAM 
 có tốc độ Bus từ 
 133 Mhz,DDRAM 
 400~533 Mhz và hỗ 
 Intel 845, 200~266 Mhz. 
 trợ cho việc điều Intel 845GL 
 khiển cũng như kết -Support HDD 
 Intel 845 nối các thiết bị phần Ultra ATA 100~133. 
 cứng như:kết nối -Support AGP 4X 
 mạng LAN, điều 
 khiển sound card, card -Cache:256K 
 AGP 
 Intel -Support:DDRAM 
 845E,Intel 266 Mhz. 
 845GV,Intel 
 845G -Hỗ trợ công nghệ 
 siêu phân 
 luồng.(Hyper- 
 105 
 Threading-
 Technology) 
 -Support HDD 
 Ultra ATA 100~133. 
 -Support AGP 4X 
 -Cache:256K 
 -Support:DDRAM 
 333 Mhz. 
 -Hỗ trợ công nghệ 
 Intel siêu phân 
 845GE,Intel luồng.(Hyper- 
 845PE Threading-
 Technology) 
 -Support HDD 
 Ultra ATA 100~133. 
 -Support AGP 4X 
 Hầu hết các loại -Cache:512K 
 chipset Intel 845 đều 
 -Support:DDRAM 
 có tốc độ Bus từ 
 266~400 Mhz. 
 533~800 Mhz và hỗ 
 trợ cho việc điều -Hỗ trợ công nghệ 
 khiển cũng như kết siêu phân 
 nối các thiết bị phần luồng.(Hyper- 
Intel 848 cứng như:kết nối Intel 848 Threading-
 mạng LAN, điều Technology) 
 khiển sound card, card -Support HDD 
 AGP Ultra ATA 100~133 
 & SATA(Serial ATA) 
 150 Mhz 
 -Support AGP 8X 
Intel 850 Hầu hết các loại -Cache:512K 
 chipset Intel 850 đều 
 -Support:RDRAM 
 có tốc độ Bus 400 
 800 Mhz. 
 Mhz và hỗ trợ cho Intel 850 
 việc điều khiển cũng -Support HDD 
 như kết nối các thiết bị Ultra ATA 100~133 
 phần cứng như:kết nối -Support AGP 4X 
 106 
 mạng LAN, điều -Bus 533 Mhz. 
 khiển sound card, card 
 AGP -Cache:512K 
 -Support:RDRAM 
 800 Mhz. 
 Intel 850E -Support HDD 
 Ultra ATA 100~133 
 -Support AGP 4X 
 -Support Hyper-
 Threading-
 Technology. 
 Hầu hết các loại -Cache:256K 
 chipset Intel 852 đều 
 -Support:DDRAM 
 có tốc độ Bus từ 
 266~333 Mhz. 
 400~533 Mhz và hỗ Intel 
 trợ cho việc điều 852PM -Support HDD 
 khiển cũng như kết Ultra ATA 100~133. 
 nối các thiết bị phần -Support AGP 4X 
 cứng như:kết nối 
 mạng LAN, điều -Cache:256K 
 khiển sound card, card 
 -Support:DDRAM 
 Intel 852 AGP 
 Intel 200~266 Mhz. 
 852GM -Support HDD 
 Ultra ATA 100~133. 
 -Support AGP 4X 
 -Cache:256K 
 -Support:DDRAM 
 Intel 266~333 Mhz. 
 852GME -Support HDD 
 Ultra ATA 100~133. 
 -Support AGP 4X 
6.1. Vị trí của chipset 
 Trên Mainboard có 2 IC quan trọng đó là Chipset cầu bắc và chipset cầu nam. 
 - Chipset cầu bắc: Chip cầu bắc trên một bo mạch chủ là nhân tố rất quan trọng 
quyết định số lượng, tốc độ và loại CPU cũng như dung lượng, tốc độ và loại 
RAM có thể được sử dụng. Các nhân tố khác như điện áp và số các kết nối dùng 
được cũng có vai trò nhất định. Gần như tất cả các chipset ở cấp độ người dùng 
 107 
chỉ hỗ trợ một dòng vi xử lý với lượng RAM tối đa phụ thuộc bộ xử lý và thiết kế 
của bo mạch chủ. Các máy Pentium thường có giới hạn bộ nhớ là 128 MB, trong 
khi các máy dùng Pentium 4 có giới hạn là 4 GB. Kể từ Pentium Pro đã hỗ trợ địa 
chỉ bộ nhớ lớn hơn 32 bit, thường là 36 bit, do đó có thể định vị 64 GB bộ nhớ. 
Tuy nhiên các bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một lượng RAM ít hơn vì các nhân tố khác 
(như giới hạn của hệ điều hành và giá thành của RAM). 
 Mỗi chip cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại chip cầu nam. Do vậy nó 
đặt ra những hạn chế kỹ thuật đối với chip cầu nam và ảnh hưởng đến một số đặc 
tính của hệ thống. 
 Chip cầu bắc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định một máy tính có thể 
được kích xung đến mức nào. 
 - Chipset cầu nam hay còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm 
nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset. Khác với chip 
cầu bắc, chip cầu nam không được kết nối trực tiếp với CPU. Đúng hơn là chip 
cầu bắc kết nối chip cầu nam với CPU. 
 Bởi vì chip cầu nam được đặt xa CPU hơn, nó được giao trách nhiệm liên lạc 
với các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên một máy vi tính điển hình. Một chíp cầu 
nam điển hình thường làm việc với một vài chíp cầu bắc khác, mỗi cặp chíp cầu 
bắc và nam phải có thiết kế phù hợp thì mới có thể làm việc với nhau; chưa có 
chuẩn công nghiệp rộng rãi cho các thiết kế thành phần lôgic cơ bản của chipset 
để chúng có thể hoạt động được với nhau. Theo truyền thống, giao tiếp chung 
giữa chip cầu bắc và chip cầu nam đơn giản là bus PCI, vì thế mà nó tạo nên một 
hiệu ứng cổ chai (bottleneck), phần lớn các chipset hiện thời sử dụng các giao tiếp 
chung (thường là thiết kế độc quyền) có hiệu năng cao hơn. 
 Mô hình chipset cầu bắc và cầu nam 
6.2. Cách đọc các thông số trên chipset 
 108 
 Để chọn được bo mạch chủ (BMC) xử lý nhanh, hoạt động ổn định thì yếu 
tố quan tâm hàng đầu của bạn phải là chipset - đây là trung tâm đầu não quản lý 
mọi hoạt động của BMC, từ việc giao tiếp CPU, bộ nhớ, đồ họa đến các thiết bị 
ngoại vi (chuột, bàn phím, âm thanh, mạng, modem, printer...). Theo kinh nghiệm 
thực tiễn, các BMC dùng cùng chipset có tốc độ và sự ổn định không khác biệt 
nhiều. Vì vậy bạn cần chọn chipset đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu, ổn định. 
 Qua hình minh họa bạn sẽ hình dung ra hoạt động của chipset. Nói một 
cách dễ hiểu, nó giống như ngã tư và bùng binh trong hệ thống giao thông, nếu 
quản lý không tốt thì rất dễ kẹt xe, tranh chấp tuyến đường, khi đó hệ thống sẽ 
chạy chậm hoặc thậm chí treo luôn mà bạn không biết tại sao. Thông thường, 
chipset gồm 2 thành phần: chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) và chipset cầu 
nam (South Bridge Chipset). Nhiệm vụ của hai chipset này được quy định rõ ràng 
và hiếm khi thay đổi. Năm 1997, giao tiếp AGP được giới thiệu và chipset cầu 
bắc có thêm nhiệm vụ kết nối với card đồ họa. Chipset cầu bắc sẽ quản lý việc 
giao tiếp dữ liệu với CPU, RAM và card đồ họa, vì vậy nó rất quan trọng, khả 
năng xử lý của BMC phụ thuộc chipset này rất nhiều. Chipset cầu nam quản lý 
các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc 
để xử lý và trả kết quả về. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ như chipset Intel 
875P lại đưa giao tiếp mạng gigabit lên chip cầu bắc để tránh nghẽn đường truyền 
từ chip cầu nam lên cầu bắc. Tại sao Intel lại làm như vậy? Giao tiếp giữa chipset 
cầu bắc và cầu nam qua kỹ thuật Hub Link của Intel đạt băng thông 266MB/giây. 
Trong trường hợp xấu nhất thì những thành phần sau có thể giao tiếp cùng lúc: 
IDE RAID 0: 100 MB/giây; LAN 1 Gb/giây=125MB/giây; USB 2.0: 60 MB/giây; 
card PCI: 21 MB/giây; Serial ATA: 150 MB/giây. Như vậy, theo lý thuyết thì 
băng thông lớn nhất sẽ là 456MB/giây (card âm thanh và các thành phần khác 
chưa được tính vào). Hub Link với băng thông 266MB/giây cũng có trường hợp 
bị quá tải. Do đó, Intel đã tổ chức lại và đưa giao tiếp mạng từ chipset cầu nam 
sang chipset cầu bắc, bởi vì thành phần này có thể góp phần làm nghẽn băng thông 
giao tiếp giữa 2 chipset (VIA và SiS có công nghệ riêng làm cho băng thông giao 
tiếp giữa chipset cầu nam và bắc đạt 1GB/giây nên hai hãng này đã không đưa 
mạng gigabit cho chipset cầu bắc quản lý). 
Một trường hợp khác là chipset nForce3 150. Trong khi các hãng thường dùng 2 
chipset thì nVidia lại tích hợp cả cầu bắc và cầu nam thành nForce3 150, khi đó 
sẽ không còn quãng đường di chuyển từ cầu nam lên cầu bắc và ngược lại, do đó 
sẽ giảm thời gian xử lý. 
 Trên thị trường có rất nhiều chipset được sử dụng cho BMC, mỗi loại đáp 
ứng một yêu cầu riêng, chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E, 845G, 
845PE, 848P, 865P, 865PE, 865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA P4X333, 
P4X400, PT800, PT880... Chipset dùng CPU AMD có VIA KT333, KT400, 
KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755; nVidia nForce2, NVidia nForce3 150... và 
còn nhiều loại khác. Do số lượng chipset nhiều và một số có tính năng gần giống 
nhau, nên để dễ dàng, bạn nên chọn CPU trước. 
 109 
 Thông thường việc chọn chipset chủ yếu dựa vào tỉ lệ hiệu năng/giá tốt 
nhất, đồng thời chipset cũng phải đủ sức đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong 
tương lai như cho phép nâng cấp CPU, bộ nhớ, ổ cứng và mở rộng các giao tiếp 
ngoại vi. Không giống CPU, giá BMC dùng các chipset mới không biến động 
nhiều sau một thời gian, vì vậy nếu được thì bạn nên trang bị chipset mạnh cho 
BMC để dễ nâng cấp và thuận tiện trong việc giao tiếp với các thiết bị mới 
 Để đọc thông số của chipset ta tìm vị trí của chipset trên MainBoard và đọc 
các thông số có ghi ở trên bề mặt chipset. Hoặc là chúng ta tra trong sách hướng 
dẫn về MainBoard 
 Ví dụ: 
 945Gz 
FSB 800/533MHz 
Bộ nhớ cực đại 2GB 
Bus RAM 533/400MHz DDR2 
VGA tích hợp GMA 950 
VGA mở rộng không có 
 945G 
FSB 1066/800/533MHz 
Bộ nhớ cực đại 4GB 
Bus RAM 667/533/400MHz DDR2 
VGA tích hợp GMA 950 
VGA mở rộng PCI Express 16x 
Từ đó ta thấy: 
 Các mainboard sử dụng chipset Intel 945Gz chỉ có bus hệ thống tối đa 
800MHz, nếu các bạn thấy các bo mạch sử dụng chipset này mà nhà sản xuất công 
bố nó có thể chạy được các CPU bus 1066MHz thì sẽ có hai khả năng: 
  Nhà sản xuất sử dụng một công nghệ để ép FSB của CPU từ 1066MHz 
xuống 800MHz, tức khi đó CPU chỉ chạy bus thực là 800MHz. Trường hợp này 
là phổ biến. 
  Nhà sản xuất ép xung chipset lên 1066MHz(*), tuy nhiên việc làm này 
không đảm bảo một hiệu năng và sự an toàn lâu dài với một hệ thống hoạt động 
liên tục 8h/ngày. Truờng hợp này có ít nhà sản xuất áp dụng. 
Vậy về FSB ta thấy nếu sử dụng mainboard chipset 945Gz thì chỉ nên sử dụng 
các CPU bus 800MHz. 
 Kiến trúc chipset 945Gz cho phép chạy tối đa 2GB RAM, 945G cho phép 
tới 4GB. Tuy nhiên các nhà sản xuất có sử dụng hết khả năng 4GB hay không thì 
không rõ tùy trường hợp cụ thể. 
 Cũng trên bảng trên ta thấy các mainboard sử dụng chipset 945Gz hoạt 
động với RAM bus tối đa 533MHz, với 945G là 667MHz. Trường hợp cắm RAM 
 110 
bus 667 vào mainboard chipset 945Gz mà hệ thống hoạt động thì nó chỉ chạy bus 
RAM 533Mhz. 
 Trên bảng trên đề cập tới DDR2 400MHz, loại này không thấy trên các báo 
giá ở Việt Nam. 
 Cả hai chipset trên đều tích hợp VGA Intel GMA 950, tức là các mainboard 
sử dụng chúng đều có cạc màn hình onboard GMA 950. 
Cũng có thể các bạn sẽ đặt câu hỏi vậy GMA950 chia sẻ bao nhiêu MB từ bộ nhớ 
hệ thống? đây cũng là một điều nhiều người thường thắc mắc. Người viết xin đề 
cập tới trong một bài khác. 
 Kiến trúc chipset 945Gz không có khe PCI Express 16x cho cạc màn hình 
mở rộng, còn 945G thì có. 
 Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã bằng công nghệ riêng của họ chế tạo thêm 
được một khe tương thích chuẩn giao tiếp PCI Express 16x cho các bo mạch sử 
dụng chipset 945Gz (**)nên ta thấy trên thị trường nhiều bo mạch dùng chipset 
này vẫn thấy có khe PCI Express 16x, nhưng có một lưu ý vô cùng quan trọng là 
nó chỉ chạy tốc độ thực 4x trên khe này. 
 Có nghĩa là nếu bạn có một VGA cạc PCI Express 16x đem cắm vào khe này 
thì hoặc nó không chạy nếu bản thân VGA đó không hỗ trợ lùi 4x (thường gặp là 
các cạc với GPU ATI X300 và X550), nếu nó chạy thì băng thông chỉ đạt 4x. 
 Với bo mạch dùng chipset 945G, sẽ luôn có khe PCI Express 16x thật sự. 
Kết luận: 
 Nếu bạn sử dụng máy với CPU bus 800/533MHz và không có yêu cầu nâng 
cấp lớn về bộ nhớ và cạc đồ họa mở rộng sau này thì nên sử dụng các bo mạch 
Intel 945Gz để tiết kiệm chi phí(***). Nếu không bạn nên sử dụng loại có chipset 
945G. 
 Cùng trong họ Intel 945 còn có các chipset 945PL, 945P, 945GC, 945GT với 
các công năng và mục tiêu khác nhau, các bạn có thể tham khảo tai website 
intel.com 
7. Giải quyết hỏng hóc chipset 
7.1. Nguyên nhân 
 Do nhiệt 
 Do bụi 
 Do điện 
7.2. Cách khắc phục 
 Luôn làm mát các thiết bị trong quá trình máy tính hoạt động. 
 Luôn vệ sinh máy tính định kỳ. 
 111 
Luôn giữ điện áp ở mức ổn định. 
 112 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_mainboard.pdf