Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp

Bài 1

KỸ THUẬT THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT

1. Tìm hiểu về thiết kế vườn cây ăn quả

1.1. Các mẫu thiết kế vườn

1.1.1. Mẫu thiết kế vườn trên đất dốc

 – Nên thiết lập vườn tại vùng có đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ, đất đồi Feralit đỏ hoặc Feralit vàng đỏ, đất thung lũng ở các vùng núi. Các loại đất trên thường có kết cấu đất xốp và nhẹ với tầng bề mặt dầy trên 80 cm; thoát nước; mực nước ngầm dưới 1m; độ pH từ 5,5 – 6,5; độ dốc không quá 20 – 250.

 – Lập vườn trên đất dốc cần chống xói mòn bằng cách tạo các luống bậc thang rộng 3-5 m theo đường đồng mức. Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc-Nam. Bố trí vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nướ tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước trong mùa mưa lũ.

 Ngoài các chú ý trên còn nên chọn vị trí thuận lợi giao thông để dễ vận chuyển quả đến nơi tiêu thụ. Tránh các vùng hay xảy ra rét đậm, rét hại và sương giá.

Toàn bộ vườn trồng kín cỏ trừ tán cây xung quanh gốc. Cỏ Axonopus được trồng trong các rãnh thoát nước.

 – Keo tai tượng là loại cây thích hợp và đã được trồng làm hàng rào chắn gió. Chúng được trồng 2-3 hàng tạo thành vành đai bao quanh phía đỉnh đồi (Bắc), phía Nam và đường bao phía Đông của vườn.

 – Thiết kế hệ thống tưới:

Nước được bơm từ trạm bơm nằm cuối vườn về phía Nam theo đường ống phi 4” đặt ngầm dưới đất lên bể chứa trên đỉnh đồi (Hình 3). Nước tưới sau đó theo 5 đường ống dẫn chính (phi 2”) chia nước xuống các lô. Tại mỗi lô chính sẽ có 10 van khóa (phi 0,5”) để lấy nước trực tiếp tưới cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt.

1.1.2. Lập vườn trên đất thấp trũng

 Cần lên líp tôn cao đất để trồng cây. Đặc biệt chú trọng các biện pháp chống úng ngập cho cây.

a) Chuẩn bị vườn trồng:Toàn bộ cây hoang chặt bỏ và đào gốc rồi vùi xuống rạch nằm trong vườn.

b) Thoát nước bề mặt: Vườn bao gồm 5 hàng trồng cây chính, mỗi hàng rộng 5-5,6m . Rãnh thoát nước chính A chạy dọc hướng Bắc và rộng 180x sâu 30-60cm. Toàn bộ nước bề mặt sẽ được dồn về một hố ga chính trước khi thoát ra rạch quanh vườn.

Giữa các hàng trồng cây là rãnh B rộng 150x sâu 30cm cùng đổ dồn vào rãnh A, bao quanh vườn là rãnh C rộng 30cm x sâu 30cm. Rãnh D bao quanh nhà vườn rộng 20cm x sâu 20cm. Cả hai rãnh C và D cùng chảy thẳng ra rạch.

c)Thoát nước ngầm:

 Các hệ thống rãnh thoát nước ngầm rộng 30cm và ở độ sâu 90-100cm nối liền với nhau. Cành cây nhãn chặt bỏ được đặt nằm dưới đáy rồi phủ bằng thân lạc hoặc sỏi đá và cuối cùng lấp đất lên. Nước ngầm trong hệ thống thoát ngầm được đổ dồn vào một hố ga sâu 140cm (Hình 6) trước khi được bơm đổ ra ngoài rạch.

1.2. Trồng cây trong vườn

1.2.1. Đào hố, bón phân lót và lấp hố

 Hố trồng CAQ có múi cần đào to, kích thước hố nên là 0,8 x 0,8 x 0,8m hoăc 1 x 1 x 1m tùy thuộc vào tính chất đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới rắn chắc (đất sét, đá ong ) hoặc mạch nước ngầm cao nên đào hố rộng hơn thay vì đào sâu, ở vùng đất xấu nghèo dinh dưỡng cần đào hố to và sâu hơn.

 Khi đào đất trồng cây cần lưu ý đổ riêng lớp đất màu phía trên về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.

 Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với phân chuồng, phân hóa học và vôi bột. Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy xuống trước, sau đó cho hỗn hợp phân xuống sau. Trộn đều phân với đất, vun thành vồng đất cao 15- 20 cm so với mặt đất vườn (Hình 8) để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, tránh,được nấm bệnh Phytophthora gây thối gốc.

 

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 31 trang xuanhieu 6240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp

Giáo trình Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp
ôi ong, được phát triển trong một số hộ có vốn, có kiến thức, và định hướng tạo thêm việc làm. Những hộ nuôi ong ở tỉnh Thái Nguyên, thường dựa vào các đồn điền trồng Keo (Keo lai, Keo lá tràm,...) nơi không chỉ cung cấp hoa mà còn có một nguồn nhựa (lá, cành non) khá phong phú cho ong làm mật. Mùa thả ong thường từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm ở nhiều huyện thị trong tỉnh. Sau thời gian này, chủ nuôi ong phải cho ong ăn dặm để giữ đàn hoặc chuyển vùng nuôi ong (theo mùa hoa của các cây trồng khác).
Biểu 2:     Sản lượng mật trong các rừng Keo tại Thái Nguyên
TT
Mô hình
Keo lai
Keo lá tràm
Ghi chú
1
Keo (cây/ ha)
1.650 cây
1.650 cây
2
Tổ ong (1 tổ/3 ha rừng)
- Năng suất mật
50 lít/tổ
6-7 tháng
- Giá (đồng VN)
150.000,0
150.000,0
- Thu nhập (100 tổ)
70 triệu
70-80 triệu
- Thu nhập (200 tổ)
150 triệu
150 triêu
(Ghi chú:   Giai đoạn đánh giá:    2010 – 2013)
*Mô hình kết hợp dài hạn
 Các mô hình kết hợp dài hạn, thường là sự kết hợp những cây lâu năm với các mô hình sinh kế kết hợp trong nhiều năm, trong đó:
-)  Trồng rừng, và chăn nuôi đại gia súc (hay trang trại)
 Các mô hình trang trại, thường là kết quả của sự kết hợp giữa các cấu thành chăn nuôi và trồng rừng, hoặc ao nuôi cá tôm.
 Những chủ đất, có diện tích >3-5 ha/ 1 hộ, hay >5-10 ha/1 hộ, thường xây dựng các mô hình tổng hợp của cấu thành VAC (vườn, ao, chuồng), hay R.VAC (rừng, vườn, ao, chuồng) trong các mô hình sử dụng đất.
Ngoài ra, các hộ có vốn và diện tích đất trang trại, vẫn có thể kết hợp nuôi bò (thường 7-15 con), thuê nhân công chăn dắt, sử dụng thêm đất chăn thả dưới tán rừng, bờ ruộng (đất công), nhằm có thêm thu nhập và phân bón cho trang trại và các chủ đất khác trong vùng khi có nhu cầu sản xuất loài cây cho thu nhập cao hơn (các chủ vườn Cao su).
-)   Các mô hình khác
Các mô hình nông-lâm kết hợp, giữa trồng rừng hay đai rừng kết hợp nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai lang cung ứng cho các nguồn nguyên liệu, đang được phát triển thành mô hình nông-lâm kết hợp dài hạn, ở quy mô hộ hay nhsom hộ gia đình.
* Nhận xét chung
-  Các mô hình nông lâm kết hợp ở Thái Nguyên, góp phần sử dụng đất đai thêm hiệu quả và sử dụng được lao động nông nhàn trong các hộ và nhóm hộ (có đất, hoặc có lao động).
-   Nông lâm kết hợp, tạo ra một sức đề kháng cao khi có những tác động của biến đổi khí hậu, hoặc những thăng trầm của giá thị trường.
	-   Phát triển nông lâm kết hợp, cần được các cấp ngành trong tỉnh, có thêm những chính sách thích hợp, như trợ cấp giống cây, giống con, đào tạo và tập huấn về phương pháp, về kỹ thuật và thông tin thị trường.
-   Cần xem xét một số chính sách để tái cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, hoặc trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có việc củng cố hệ thồng khuyến nông cơ sở (giữa các trạm khuyến nông cấp huyện và các Hợp tác xã, hay mạng lưới khuyến nông các thôn), nhằm thúc đẩy chưong trình trồng cây phân tán hỗ trợ cho các mô hình nông-lâm kết hợp (từ các nguồn của tỉnh hay trong các dự án phát triển), mở rộng cơ chế vay vốn ưu đãi cho các vùng có tiềm năng chuyển dịch cơ cấu sản xuất dựa vào hộ, nhóm hộ hay Hợp tác xã nông nghiệp.
2.2. Vẽ sơ đồ (bản đồ) mô hình nông lâm kết hợp
	* Ý nghĩa: Bản đồ mô hình nông lâm kết hợp được sử dụng để miêu tả tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng - tài sản vật chất của Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp.
	 * Mục đích: Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp nhìn nhận đầy đủ hơn về tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng của viện.
	 - Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu để đánh giá sự thay đổi sau một thời gian 
	- Tìm cơ hội phát triển
	- Tổ chức họp nhóm nhỏ hoặc phỏng vấn cá nhân tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp. Có thể tổ chức các nhóm khác nhau cùng vẽ bản đồ. 
	- Xác định hướng của địa hình trại chăn nuôi. 
	- Xác định biên giới của trại chăn nuôi với các khu vực lân cận khác
	 - Xác định những nội dung và cách thể hiện trên bản đồ. Có thể sử dụng vật liệu ở địa phương như sỏi, hạt lúa, hoa, cây cỏ hoặc bút, giấy mầu để thể hiện các nguồn lực.
	+ Tài nguyên thiên nhiên: nguồn nước, động thực vật 
	+ Sử dụng đất 
	+ Cơ sở hạ tầng: đường, khu công nghệ cao,... 
	- Phân công người vẽ 
	 - Bắt đầu vẽ ranh giới của viện sau đó vẽ những mốc chính như đường, khu ươm giống cây trồng,.... và sau đó đến các nội dung khác. 
	- Sau khi vẽ xong có thể mời thêm nhiều cán bộ trong viện đến để bổ xung hay điều chỉnh. Nếu có nhiều nhóm cùng vẽ bản đồ thì cần thảo luận để phân tích những điểm chung và khác biệt trong nhận dạng tài sản. 
	 - Thảo luận sau khi vẽ bản đồ để tìm cơ hội phát triển 
	+ Những tài sản này đã mang lại lợi ích gì cho viện nghiên cứu? 
	+ Làm thế nào để sử dụng những nguồn lực này tốt hơn? 
	+ Cơ hội phát triển gì?
2.3. Thị trường sản phẩm của hệ thống nông lâm kết hợp
* Khái niệm thị trường dưới góc độ của một nền kinh tế
Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế. Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hoá là ở đó hình thành nên thị trường. Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một “cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá. Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển đã không còn phù hợp nữa. Các quan hệ mua bán không còn đơn giản là “tiền trao, cháo múc” mà đa dạng, phong phú, phức tạp. 
Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Theo quan điểm này thị trường được nhận biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ không phải nhận ra bằng trực quan và nó đã được mở rộng về không gian, thời gian và dung lượng hàng hoá.
Theo nhà Kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. 
Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.
Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán.
* Khái niệm thị trường dưới góc độ doanh nghiệp.
Xét trong phạm vi của doanh nghiệp cụ thể thì việc phân tích thị trường như trên là cần thiết song vẫn chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của mình. Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ phân tích của nhà kinh tế, doanh nghiệp khó có khả năng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan. Đặc biệt, khó hoặc thậm chí không thể đưa ra được các công cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả. 
Ở góc độ doanh nghiệp, thị trường được mô tả: ”Là một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhauvà những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.”
Như vậy theo quan niệm này, thị trường của doanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn.
Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.
Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán hàng hoá, thanh toán, cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán và giữa những người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phân loại và phân đoạn thị trường: 
Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại và phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức này thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết.
Phân loại thị trường: Có thể phân loại thị trường theo các tiêu thức sau:
+ Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra
- Thị trường đầu vào: Là thị trường liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào bao gồm: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng hoá dịch vụ. Thông qua việc mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được tính chất đặc trưng của thị trường như cung (tức là quy mô, khả năng đáp ứng), cạnh tranh (mức độ khốc liệt), giá cả (cao, thấp, và biến động giá) để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. 
- Thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ): Là thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc biệt là tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, công cụ điều khiển tiêu thụ.
+ Theo đối tượng sản phẩm mua bán trên thị trường :
- Thị trường hàng hoá: gồm hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
- Thị trường sức lao động 
- Thị trường vốn (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường thuê mua tài chính) 
- Thị trường tiền tệ
- Thị trường dịch vụ
- Thị trường chất xám
+ Theo mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến thị trường :
- Thị trường chung 
- Thị trường sản phẩm
- Thị trường thích hợp
- Thị trường trọng điểm
+ Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường trong đó có nhiều người bán và nhiều người mua trên thị trường, ở đó thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau, và không người bán nào có khả năng đặt giá trên thị trường.
- Thị trường độc quyền: Là thị trường trong đó chỉ có một người bán có quyền đặt giá 
- Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là thị trường trong đó có một số người bán, người sản xuất có khả năng kiểm soát một cách độc lập tương đối với hàng hoá và giá cả, trên thị trường này cạnh tranh và độc quyền xen kẽ với nhau.
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường có:
- Thị trường thế giới là thị trường nằm ngoài biên giới quốc gia bao gồm những nước nằm ngoài lãnh thổ. Ví dụ thị trường Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông.
- Thị trường khu vực đối với nước ta như các nước công nghiệp mới (NICs) bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo và các nước Đông Nam Á khác như: Indonêxia, Thái Lan.
- Thị trường trong nước: Thị trường toàn quốc là thị trường ngành hàng bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố nước ta.Thị trường địa phương là thị trường trong phạm vi của một địa phương nào đó.
+ Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp:
- Thị trường chính.
- Thị trường bổ xung.
Phân đoạn thị trường:
Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và các doanh nghiệp sắp bước vào kinh doanh thì phân đoạn thị trường là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, thị trường rất đa dạng, nó tập hợp nhu cầu của những người có tuổi tác, giới tính, tôn giáo, thu nhập, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự không đồng nhất đó ảnh hưởng rất lớn đến việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Mặt khác, doanh nghiệp cũng không thể có những chính sách riêng biệt cho từng người. Vì vậy, cần phải phân đoạn thị trường để doanh nghiệp nhận biết được đặc tính của từng đoạn và tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mình để có các lựa chọn chính sách, biện pháp khác nhau để tiếp cận và khai thác thị trường nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh.
Thực chất của phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống nông lâm nghiệp
	Sử dụng biểu đồ venn
* Ý nghĩa: Có rất nhiều nhà hoạt động và các tổ chức quan trọng trong mỗi cộng đồng, trong số họ là các cơ quan nhà nước, các hội phụ nữ, nông hội, nhà trường, nhà sư, nhà thờ và hợp tác xã,v.v. 
Biểu đồ Venn giúp nhận biết các tổ chức và cá nhân chủ yếu trong một cộng đồng cùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ đối với việc xây dựng quyết định và các hoạt động phát triển. 
* Mục đích: Sơ đồ Venn hay phân tích yếu tố tổ chức giúp nhóm PRA nhận biết được các hoạt động của các nhóm người và tổ chức khác nhau trong cộng đồng/địa phương một cách nhanh chóng; đánh giá mối quan hệ giữa những tổ chức này thông qua biểu đồ. 
* Các bước :
 Tham khảo thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các cuộc phỏng vấn nhóm hoặc những người cung cấp thông tin chủ yếu.
Xác định các tổ chức và cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm đối với các quyết định trong một cộng đồng hay tổ chức.
Vẽ (cắt) các vòng tròn tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức.
Kích cỡ của vòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc phạm vi của mỗi tổ chức hoặc cá nhân.
Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng tròn như sau:
 - Vòng tròn riêng rẽ = không có mối quan hệ
- Vòng tròn tiếp xúc nhau = thông tin được trao đổi
- Vòng tròn chồng lắp nhau = có hợp tác, quan hệ chặt chẽ hơn. 
Bài 3
PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT VÀ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
* Ý nghĩa: SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Theats) là một công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng "bên trong" (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng "bên ngoài" (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển. 
* Các bước : 
Giới thiệu và giải thích rõ mục đích của việc phân tích SWOT; 
Vẽ ma trận SWOT (dùng giấy khổ lớn A0 hoặc vẽ trên bảng) và giải thích rõ với các thành viên tham gia về ý nghĩa của từng từ S (mặt mạnh), W (mặt yếu), O (cơ hội) và T (rủi ro); 
Nêu một vài ví dụ về mặt mạnh, mặt yếu là gì và chắc chắn rằng các thành viên tham gia đã hiểu rõ; 
Đặt câu hỏi để các thành viên tham gia nêu ra những mặt mạnh là gì, liệt kê các ý kiến này vào ma trận; lần lượt như vậy cho mặt yếu, cơ hội và rủi ro. 
 Hình sau đây minh họa cho ma trận SWOT để thu thập thông tin. 
Mặt mạnh
Mặt yếu
Cơ hội
Rủi ro

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ren_nghe_4_tim_hieu_he_thong_san_xuat_trong_trot.doc