Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1. Trình tự lập và thực hiện dự án đầu tư Xây dựng công trình

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có)

- Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh

tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện

các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

- Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có)

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)

- Khảo sát xây dựng

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy

phép xây dựng)

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây

dựng công trình

- Giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành

- Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành

- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng

- Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử

dụng gồm các công việc:

- Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

1.2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng công trình

1.2.1. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Dự án đầu tư xây dựng công trình lập theo 2 bước (dự án quan trọng quốc

gia, dự án nhóm A)

Bước 1: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Bước 2: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Dự án đầu tư xây dựng công trình lập theo 2 bước

+ Hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Hoặc lập Báo cáo kinh tế Kỹ thuật (Công trình xây dựng sử dụng cho mục

đích tôn giáo; Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức

đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Lưu ý: Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.

1.2.2.1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng

* Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do

Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

* Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về

xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định.

* Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm

định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết

kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật Xây

dựng;

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm

định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả

thi đầu tư xây dựng.

* Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư

xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở

của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công

cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng

đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức

thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu

khả thi đầu tư xây dựng;

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang xuanhieu 7960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
 công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư. 
 Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng 
thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu 
tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. 
 4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau 
khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn 
đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính. 
 5. Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán bị xử lý theo quy định tại Nghị 
định về xử phạt quy định hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất 
động sản; khai khác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ 
thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở. 
 6. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: 
 a) Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do 
Thủ tướng quyết định đầu tư: 
 - Giao cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự 
án thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước; 
 - Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn 
ngân sách nhà nước. 
 b) Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm 
quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 
5.6. Quản lý kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 
5.6.1. Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 
 Kiểm soát chi phí là hoạt động quản lý thường xuyên liên tục trong suốt quá 
trình đầu tư xây dựng từ khi lập dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc, đưa dự án 
vào khai thác sử dụng nhưng không phá vỡ hạn mức chi phí đã được xác định để 
đảm bảo cho dự án có hiệu quả, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 79 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
 Nội dung kiểm soát chi phí ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tính chất giai 
đoạn và nội dung hình thành chi phí. 
 Kiểm soát chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 
 Những vấn đề kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng công trình được 
giải quyết ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có ảnh hưởng mang tính quyết định đến giá 
thành công trình. Vì thế việc kiểm soát chi phí ở giai đoạn này có vai trò đặc biệt 
quan trọng; đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ này phải có năng lực và kinh nghiệm. 
Mọi tham vấn không chuẩn xác đều có thể dẫn đến: hoặc là gây lãng phí không cần 
thiết cho chủ đầu tư hoặc là thiếu vốn làm phá vỡ kế hoạch chi phí của dự án. 
 Ngoài những nội dung tư vấn quản lý khác, nội dung chủ yếu thực hiện kiểm 
soát chi phí ở giai đoạn này bao gồm: 
 - Giúp chủ đầu tư hoặc làm thay chủ đầu tư công việc lập dự án đầu tư xây 
dựng công trình; 
 - Lựa chọn phương án hợp lý về kinh tế; 
 - Thẩm tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án; 
 - Xác định sơ lược tổng mức đầu tư của dự án trên cơ sở phương án tối ưu 
đã được lựa chọn; 
 - Lựa chọn và lập phương án tài chính, nguồn vốn, lãi suất, phương thức 
vay, thanh toán và phương thức thanh toán 
 - Đánh giá rủi ro của dự án và đề xuất phương án lựa chọn lại phương án để 
giảm thiểu rủi ro cho dự án. 
 Kiểm soát chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư 
 Phải hiểu giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn thi công xây dựng. Đây là 
giai đoạn thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của dự án. Việc kiểm soát chi phí 
trong giai đoạn này là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình khống chế chi 
phí của dự án. 
 Để thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí ở giai đoạn này, trước hết phải nhận 
biết được các yếu tố có ảnh hưởng tăng hoặc giảm đến chi phí như thế nào. Có thể 
liệt kê ra một số yếu tố chủ yếu như sau: 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 80 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
 - Những thay đổi thiết kế: bao gồm thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư, 
thay đổi do bổ sung điều chỉnh cho hợp lý của nhà thiết kế có sự chấp thuận của 
chủ đầu tư; 
 - Chất lượng của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu; 
 - Những vấn đề liên quan đến điều chỉnh giá xây dựng: giá vật liệu, nhân 
công, máy thi công; cơ chế chính sách; 
 - Mức độ kiểm soát hợp đồng đối với nhà thầu xây dựng: kiểm soát khối 
lượng, đơn giá, các điều kiện thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng; 
 - Tiến độ thanh toán: kiểm soát việc thanh toán kịp thời, đúng giá trị khối 
lượng công việc đã hoàn thành; 
 - Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện 
 - Và những nội dung khác có liên quan. 
5.6.2. Phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 
5.6.2.1. Phương pháp khống chế giá thành dự án 
 Khống chế giá thành là để quản lý những thay đổi trong chi phí thực hiện dự 
án với mục đích làm giảm các yếu tố tiêu cực và tăng các yếu tố tích cực trong sự 
thay đổi đó. 
 Những chỉ tiêu cơ sở sử dụng trong khống chế giá thành dự án là: 
 - Chi phí còn lại: ước tính các chi phí cần thiết để hoàn thành nốt công việc 
hoặc cả dự án. Xác định chi phí còn lại là cách đánh giá tốt nhất chi phí còn phải 
bù thêm vào, tại thời điểm đánh giá, để hoàn thành công việc. 
 - Giá thành tính toán: Cách đánh giá tốt nhất tổng giá thành tương lai của 
công việc hoặc dự án khi kết thúc. Giá thành tính toán được tính như tổng của các 
chi phí thực tế đã chi cho đến thời điểm tính toán và chi phí còn lại. 
5.6.2.1. Phương pháp giá trị thu được 
 Phương pháp giá trị thu được xác định mối quan hệ giữa chi phí thực 
tế ACWP và khối lượng công việc cần phải được hoàn thành tính đến thời điểm 
báo cáo. Đồng thời, phương pháp giá trị thu đượcó tính đến thông tin về chi phí 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 81 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
theo sơ đồ công việc theo kế hoạch và theo thực tế. Vì vậy, phương pháp giá trị thu 
được vẽ nên một bức tranh tổng quát về hiện trạng các công việc ở thời điểm báo 
cáo. Các khuynh hướng phát hiện ra từ bức tranh toàn cảnh đó được sử dụng để dự 
báo giá thành tương lai của các công việc cho đến khi hoàn thành và xác định các 
yếu tố ảnh hưởng đến sơ đồ thực hiện công việc. 
 Phương pháp giá trị thu được sử dụng 3 chỉ tiêu để xác định các sai lệch 
trong biểu đồ công việc, đó là: (1) chi phí kế hoạch - BCWS (Budgeted Cost for 
Work Scheduled), (2) chi phí thực tế - ACWP (Actual Cost of Work 
Performed) và (3) giá trị thu được – BCWP (Budgeted Cost of Work Performed). 
 Phương pháp phân tích giá trị thu được yêu cầu phân tích chi tiết hơn trong 
quản lý giá thành dự án cũng như cố gắng nhiều hơn từ nhà quản lý dự án trong 
vấn đề thu thập phân tích và xử lý thông tin. 
 Ưu điểm cơ bản của phương pháp giá trị thu được là nó cho phép phát hiện 
sớm (phát hiện từ những giai đoạn đầu của quá trình thực hiện dự án) những sai 
lệch giữa các chỉ tiêu thực tế và kế hoạch. Trên cơ sở đó dự báo kết quả hoàn thành 
dự án về thời gian, về chi phí và giúp nhà quán lý dự án ra các quyết định điều 
chỉnh kịp thời, cần thiết có thê dừng dự án sớm để khỏi tốn những chi phí vô ích. 
5.6.3. Tổ chức quản lý việc kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 
5.6.3.1. Hình thức tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 
 Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi 
phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai 
thác, sử dụng. Như vậy, quản lý chi phí thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và để 
hoàn thành trách nhiệm này, chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện việc kiểm soát chi 
phí. 
 Tuỳ theo quy mô và tính chất công trình, chủ đầu tư quyết định việc tổ chức 
kiểm soát chi phí theo một trong các hình thức sau: 
 - Chỉ định cá nhân là người kiểm soát chi phí 
 Cá nhân này có thể là người thuộc tổ chức của chủ đầu tư hoặc thuê từ các tổ 
chức tư vấn quản lý chi phí. Cá nhân kiểm soát chi phí phải có chứng chỉ Kỹ sư 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 82 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
định giá xây dựng và phải đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý chi phí 
đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. 
 - Chỉ định tổ chức tư vấn quản lý chi phí thưc hiện nhiệm vụ kiểm soát 
chi phí 
 Tổ chức tư vấn quản lý chi phí này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy 
định của pháp luật. Tổ chức này phải đáp ứng các điều kiện sau: 
 - Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạng 1: có ít 
nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1; 
 - Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hạng 2: có ít 
nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. 
5.6.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc kiểm soát chi phí đầu tư 
xây dựng công trình 
 1. Trách nhiệm của chủ đầu tư đối với việc kiểm soát chi phí 
 Để bảo đảm cho việc kiểm soát chi phí đạt được mục đích cũng như tạo 
hành lang cho việc xác định trách nhiệm thì quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư cần 
được xác định cụ thể. 
 a) Chủ đầu tư xây dựng công trinh khi kiểm soát chi phí xảy dựng công trình 
có các quyền sau đây: 
 - Được tự thực hiện kiểm soát chi phí xây dựng công trình khi có đủ điều 
kiện năng lực kiểm soát chi phí; 
 - Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng; 
 - Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho 
việc kiểm soát chi phí xây dựng công trình; 
 - Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi tổ chức hoặc cá nhân kiểm 
soát chi phí vi phạm hợp đồng; 
 - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 
 b) Chủ đầu tư xây dựng công trình khi kiểm soát chi phí xây dựng công trình 
có các nghĩa vụ sau đây: 
 - Xác định nhiệm vụ kiểm soát chi phí xây dựng công trình; 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 83 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
 - Thuê tư vấn kiểm soát chi phí trong trường hợp không có đủ điều kiện 
nãng lực kiếm soát chi phí xây dựng công trình để tự thực hiện; 
 - Xác định nội dung, nhiệm vụ kiểm soát chi phí xây dựng công trình; 
 - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc kiểm soát chi phí xây dựng 
công trình cho tư vấn kiểm soát chi phí xây dựng công trình; 
 - Tổ chức nghiệm thu, phê duyệt chi phí xây dựng công trình theo thẩm 
quyển hoặc trình cấp có thấm quyền thấm định, phê duyệt; 
 - Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; 
 - Lưu trữ hồ sơ chi phí xây dựng công trình; 
 - Bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng 
lực kiểm soát chi phí xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; 
nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại 
do lỗi của mình gây ra; 
 - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
 2. Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tư vấn kiểm soát chỉ phí 
 a) Quyền của cá nhân kiểm soát chi phí: 
 - Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; 
 - Được tổ chức, cá nhân có hợp đồng kiểm soát chi phí cung cấp đầy đủ, kịp 
thời các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm soát chi phí; 
 - Từ chối thực hiện kiểm soát chi phí đối với tài sản mà doanh nghiệp giao 
nếu xét thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý để thực hiện; 
 - Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. 
 b) Trách nhiệm của cá nhãn kiểm soát chi phí: 
 - Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động kiểm soát chi phí theo quy định hiện 
hành trong quá trình kiểm soát chi phí; 
 - Thực hiện đúng các điểu khoản của hợp đồng kiểm soát chi phí; 
 - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can 
thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm soát chi phí; 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 84 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp kiếm soát 
chi phí vể kết quả kiểm soát chi phí và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết 
quả kiểm soát chi phí; 
 - Từ chối thực hiện dịch vụ kiểm soát chi phí cho các đơn vị được kiểm soát 
chi phí mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu 
và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chổng, con, anh, chị, em ruột 
là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm soát 
chi phí; 
 - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kiểm soát chi phí do mình thực hiện; 
 - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
 c) Những hành vi bị cấm đối với cá nhân kiểm soát chi phí 
 - Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tố chức, cá nhân 
có nhu cầu kiếm soát chi phí ngoài mức giá dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. 
 - Cho thuê, cho mượn thẻ thẩm định viên về giá. 
 - Tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm soát chi phí mà mình biết được trong 
khi hành nghề, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiếm soát chi phí 
đổng ý hoặc pháp luật cho phép. 
 - Hành nghề kiểm soát chi phí trong cùng một thời gian cho từ hai doanh 
nghiệp kiếm soát chi phí trớ lên. 
 3. Quyền của tổ chức tư vấn kiểm soát giá 
 - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng kiểm soát chi phí, cơ 
quan, tổ chức nắm giữ tài liệu có liên quan đến tài sản kiểm soát chi phí cung cấp 
hồ sơ của tài sản cần kiểm soát chi phí, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản 
kiểm soát chi phí (trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật). 
 - Từ chối thực hiện dịch vụ kiếm soát chi phí đối với tài sản của tổ chức, cá 
nhân có nhu cầu kiểm soát chi phí khi thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý. 
 - Thu tiền dịch vụ kiểm soát chi phí theo quy định hiện hành. 
 - Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm soát chi phí. 
 - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 85 
Bài giảng môn Quản trị Tài chính Dự án đầu tư 
 Trách nhiệm của tổ chức tư vấn kiểm soát giá 
 - Tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chi phí Việt Nam. Trường hợp Việt 
Nam chưa quy định tiêu chuẩn kiểm soát chi phí có thể vận dụng các tiêu chuấn 
kiểm soát chi phí quốc tế hoặc khu vực nếu được Bộ Tài chính thừa nhận. 
 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về kết quả kiếm soát 
chi phí của mình. Trường hợp kết quả kiểm soát chi phí không đúng, gây thiệt hại 
cho Nhà nước, tố chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của 
pháp luật. 
 - Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động kiểm soát chi 
phí hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Chi phí mua bảo hiếm hoặc 
trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo 
quy định của Bộ Tài chính. 
 - Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá 
thuộc quyền quản lý của mình; đăng ký số lượng, tên các thẩm định viên vể giá 
cho Bộ Tài chính, trong trường hợp có sự thay đổi về thẩm định viên phái báo cáo 
kịp thời về sự thay đổi đó. Có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ Tài chính 
những thẩm định viên vé giá vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát chi phí. 
 - Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm soát chi phí theo yêu cầu bằng vãn bản của 
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 
 - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kiểm soát chi phí do doanh nghiệp thực hiện. 
 - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
Bộ môn Quản lý Dự án – Trường CĐXD TPHCM 86 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_du_an_dau_tu_xay_dung_cong_trinh.pdf