Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Phần 2)
Mô hình quan niệm dữ liệu là một sự trình bày về dữ liệu được tổ chức. Mục đích của mô
hình quan niệm dữ liệu là chỉ ra những qui tắc về ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa các dữ
liệu có thể được.
Chúng ta có thể làm công việc mô hình hoá dữ liệu song song với các công việc phân tích
và cấu trúc hoá yêu cầu trong suốt quá trình phân tích hệ thống. Chúng ta thu thập các mô
tả về nghiệp vụ cần thiết cho mô hình hoá dữ liệu từ các phương pháp thu thập thông tin
như: phỏng vấn, bảng câu hỏi, quan sát, Trong một môi trường phát triển hệ thống lớn,
một nhóm có thể tập trung trong việc mô hình hoá dữ liệu trong khi nhóm khác tập trung
làm những công việc khác như: mô hình hoá xử lý, luận lý, Thông thường, chúng ta sẽ
phải mô hình lại một mô hình quan niệm dữ liệu cho hệ thống hiện hành đang hoạt động
và xây dựng một mô hình quan niệm phù hợp với phạm vi, yêu cầu cho hệ thống. Phần
lớn trường hợp việc mô hình hoá mô hình dữ liệu quan niệm cho hệ thống hiện hành là
nhằm để xây dựng mô hình quan niệm dữ liệu cho hệ thống mới bằng việc xem xét lại
phạm vi, yêu cầu của hệ thống mới. Tuy nhiên, trong trường hợp một hệ thống là xây
dựng mới hoàn toàn thì việc mô hình hoá dữ liệu sẽ phải bắt đầu mới hoàn toàn. Một số
phương pháp khả sát hệ thống phải bao gồm luôn các câu hỏi để thu thập dữ liệu, sau đây
là một bảng câu hỏi hướng dẫn:
1. Các chủ đề/đối tượng của nghiệp vụ là gì? Các loại người, vị trí, sự vật, nguyên
liệu, nào được sử dụng hoặc tương tác với nghiệp vụ sẽ được lưu trữ? Có bao
nhiêu thể hiện cho mỗi đối tượng tồn tại? - Dữ liệu thực thể và mô tả
2. Đặc điểm phân biệt duy nhất cho một đối tượng từ những đối tượng khác? Đặc
trưng này có thay đổi không hay cố định? - Khoá, định danh dữ liệu
3. Các đặc trưng khác của đối tựơng là gì? để các đối tượng được tham chiếu, chọn,
sắp xếp, phân loại, - Thuộc tính và khác khoá ứng viên, hoặc định danh khác
4. Dữ liệu được sử dụng như thế nào? Ai được phép sử dụng dữ liệu này? Ai chịu
trách nhiệm thiết lập giá trị hợp pháp cho dữ liệu này? - Các vấn đề về an toàn dữ
liệu, quyền truy cập dữ liệu, và đối tượng chịu trách nhiệm thiết lập về dữ liệu.
5. Khoảng thời gian nào chúng ta sử dụng dữ liệu này? Dữ liệu này cần lưu vết quá
trình của nó hay không? Nếu một đặc trưng của đối tượng thay đổi chúng ta có
cần phải biết các giá trị cũ của nó hay không? - Bản số và chiều thời gian của dữ
liệu.
6. Có phải tất cả thể hiện của mỗi đối tượng là tương tự nhau không? Đó là, có
những loại đối tượng đặc biệt nào mà đơn vị cần nô tả và giải quyết khác nhau
không? - Tổng quát hoá, chuyên biệt hoá
7. Các biến cố nào xảy ra ngụ ý các mối kết hợp giữa các đối tượng? – Các liên kết
dữ liệu, bản số của liên kết
8. Xác lập về các luật toàn vẹn dữ liệu, ràng buộc về bản số tối thiểu, tối đa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Phần 2)
á trị hệ thống mới để triển khai. - Các vấn đề của hệ thống mới có thể được giải quyết trước khi triển khai đến các vị trí khác. Phương pháp này vẫn có một số những hạn chế sau: - Mặc dù phương pháp này đơn giản hơn đối với người dùng, nhưng nó vẫn đặt một gánh nặng lớn cho nhân viên quản trị để hỗ trợ cả hai phiên bản của hệ thống. Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 255 - Trong quá trình triển khai tại một vị trí, nếu những vị trí khác yêu cầu chia sẽ dữ liệu từ vị trí này thì một chương trình mới cần thiết được viết để đồng bộ dữ liệu giữa cho hệ thống mới (đối với vị trí đang triển khai) và hệ thống cũ (đối với những vị trí chưa triển khai). I.4 Cài đặt theo giai đoạn Phương pháp này cũng được gọi là phương pháp gia tăng. Trong đó, việc cài đặt hệ thống mới được thực hiện từng thành phần của hệ thống, các thành phần khác của hệ thống cũ được sử dụng trong vai trò hợp tác cho đến khi hệ thống mới được hoàn toàn cài đặt. Cài đặt theo giai đoạn, cũng giống như cài đặt theo vị trí, là một nỗ lực để hạn chế những rũi ro của tổ chức về chi phí và sự suy sụp quản lý. Bằng việc chuyển đổi từng bước, những rũi ro này sẽ được dàn trãi theo thời gian và vị trí. Cũng vậy, một cài đặt theo giai đoạn cho phép đạt được một vài lợi nhuận từ hệ thống mới trước khi nó được hoàn toàn cài đặt. II. Kế hoạch cài đặt Mỗi phương pháp tiếp cận cài đặt bao gồm việc chuyển đổi không chỉ phần mềm mà còn cả dữ liệu và phần cứng, tài liệu, phương pháp làm việc, các mô tả công việc, văn phòng, biểu mẫu, hoặc những khía cạnh khác của hệ thống. Giai đoạn cài đặt là giai đoạn mà chúng ta phải chứng minh được việc triển khai áp dụng hệ thống mới là thực sự mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của đơn vị. Đa số các đơn vị xem nhẹ giai đoạn này thường làm cho hệ thống triển khai không đem lại hiệu quả trong sử dụng hoặc trong trường hợp xấu có thể làm cho dự án thất bại và phải huỷ bỏ. Thời gian của giai đoạn này nhanh hay chậm tùy thuộc vào yếu tố nhân sự và số lượng các đơn vị triển khai. Có những dự án đơn giản chỉ cài đặt cho một phòng ban thì có thể chỉ kéo dài trong một tháng nhưng cũng có những dự án có thể kéo dài đến năm mười năm (ví dụ các dự án tự động hoá hệ thống của chính phủ như là chính phủ điện tử có thể phải triển khai đến tất cả các tỉnh thành phố quận huyện phường xã, và do đó phải có một thời gian dài để triển khai dần). Do đó, cài đặt hệ thống phải có một kế hoạch được thiết lập sớm bao gồm các công việc và thời gian cụ thể cho từng công việc. Riêng phương pháp được chọn là phải xác định và trên thực tế ít có hệ thống chỉ chọn một trong bốn phương pháp trên mà là sự phối hợp của các phương pháp. Ví dụ: theo vị trí – theo giai đoạn, song song – theo giai đoạn, Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: - Cài đặt phần mềm, phần cứng hệ thống: o Lắp đặt phần cứng máy móc thiết bị mới, hoặc thay thế nâng cấp máy móc thiết bị. o Cài đặt phần mềm bao gồm hệ điều hành, hệ quản trị CSDL, font chữ, - Chuyển đổi dữ liệu hệ thống: tìm hiểu và trích lọc tất cả dữ liệu trong hệ thống cũ cần thiết cho hệ thống mới. tuỳ theo hệ thống mà việc chuyển đổi cò thể từ rất đơn giản đến rất phức tạp và tốn nhiều chi phí. Thông thường công việc này bao gồm hai giai đoạn như sau: o Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống phần mềm cũ: trong trường hợp là một hệ thống nâng cấp, tất cả dữ liệu đã được lưu trữ trong môi trường hệ thống cũ cần thiết cho hệ thống mới sẽ được trích lọc, đánh giá và định dạng lại để nhất quán với các kiểu dữ liệu nâng cấp được hỗ trợ bởi công nghệ mới. Quá trình chuyển đổi này có thể thực hiện thủ công (nghĩa là từng loại dữ Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 256 liệu được xem xét riêng và thực hiện việc chuyển đổi bằng cách nhập lại hoặc sử dụng các đoạn mã được viết riêng cho từng trường hợp) hoặc tự động (nghĩa là sử dụng công cụ phần mềm chuyển đổi lần lượt các loại dữ liệu hoặc xây dựng một chức năng chuyển đổi trong hệ thống mới và khi thi hành chức năng này thì hệ thống mới tự động làm công việc chuyển đổi). Kết quả chuyển đổi dữ liệu phải được ghi nhận thông qua một nhật ký: Loại dữ liệu nguồn Loại dữ liệu đích Thời gian Kết quả Lý do lỗi o Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống lưu trữ thủ công: xác định mốc thời điểm hoặc khoảng thời gian các số liệu trong hệ thống sổ sách, giấy tờ cần được tính toán thẩm định để đưa vào hệ thống mới để tiếp tục khai thác hoặc tạo dữ liệu cơ sở cho hoạt động của hệ thống mới. Ví dụ: theo kế hoạch thì hệ thống mới cửa hàng NGK sẽ thực sự đi vào hoạt động đầu tháng 7. Do đó, số liệu tồn kho của các loại NGK phải được tính toán cho đến cuối tháng 6, và số liệu này phải được nhập vào hệ thống mới để làm cơ sở tính tồn kho cho các thời điểm trong tháng 7 và các thời điểm tương lai khác. - Chuẩn bị số liệu ban đầu cho hệ thống: các tham số (ngày tháng hoạt động, thư mục hiện hành,), danh mục (NGK, khách hàng, nhân viên, ), tạo cơ sở số liệu ban đầu cho hệ thống. - Tập huấn, hướng dẫn sử dụng hệ thống: mở các buổi hướng dẫn, tập huấn để sử dụng hệ thống. Tùy theo trình độ của người dùng hoặc độ lớn của hệ thống mà chương trình đào tạo sử dụng có thể chỉ trong một ngày hoặc có thể kéo dài (có thể một vài tháng). Đây là công việc quan trọng không thể xem thường. Một hệ thống có chương trình huấn luyện phong phú, hợp lý cho người sử dụng có thể phủ lấp những điểm khó, hạn chế của hệ thống gây ra cho người sử dụng. - Chuyển giao vận hành, bảo quản hệ thống Thể hiện việc xác định các thành phần xử lý thời gian thực Là một đồ thị biểu diễn các điểm (node) được kết nối với nhau thông qua liên kết truyền thông, trao đổi. Mổi node có thể chứa các thể hiện của component được cài đặt và thực thi tại node đó III. Xây dựng tài liệu hệ thống Tài liệu của mô tả hệ thống được chia thành 2 loại, tài liệu hệ thống (system documentation) và tài liệu người dùng (user documentation). III.1 Tài liệu hệ thống Là các tài liệu lưu trữ thông tin chi tiết về các đặc tả hệ thống, các công việc bên trong hệ thống và các tính năng của hệ thống. Mục đích của tài liệu này là cung cấp thông tin cho các đối tượng phát triển và bảo trì hệ thống Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 257 - Tài liệu bên trong (internal documentation): là một phần của mã nguồn chương trình hoặc các phát sinh của nó tại thời điểm thực hiện. - Tài liệu bên ngoài (external documentation): bao gồm các kết quả của của tất cả mô hình hoá (ví dụ: tài liệu đặc tả yêu cầu, tài liệu phân tích hệ thống, tài liệu thiết kế kiến trúc, tài liệu thiết kế prototype, tài liệu thiết kế chi tiết,). Tài liệu hệ thống trong một đơn vị thường được chuẩn hoá cấu trúc và nhất quán với các CASE tool được đơn vị dùng trong quá trình phát triển, do đó nó thường được phát sinh và quản lý bởi các CASE tool này. III.2 Tài liệu người sử dụng Bao gồm các tài liệu viết hoặc các dạng thông tin trực quan khác về hệ thống ứng dụng, cách hoạt động của hệ thống, và cách sử dụng hệ thống. Tài liệu dành cho người sử dụng là tài liệu bao gồm thông tin được viết và trực quan về một hệ thống ứng dụng, cách hệ thống hoạt động, và cách sử dụng hệ thống. Một trích đoạn của tài liệu người dùng dạng on-line dưới đây. Hình 81. Một ví dụ về tham khảo trực tuyến của SQL Server Tài liệu người dùng có thể bao gồm một số loại dưới đây: - Chỉ dẫn tham khảo (reference guide): nội dung chứa đầy đủ các chức năng và các lệnh hệ thống được liệt kê theo thứ tự alphabe. Hầu hết tất cả các loại tài liệu dạng on-line đều có các chức năng tìm kiếm. Tài liệu này rất hữu ích trong việc tham Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 258 khảo một thông tin chi tiết về hệ thống trong một định dạng ngắn gọn, súc tích nhưng nó không bao quát theo chiều rộng như là làm thế nào để thực hiện các bước giúp hoàn tất một tác vụ cụ thể. - Hướng dẫn sử dụng (user’s guide): được biên soạn với mục đích cung cấp cho người sử dụng thông tin cách sử dụng hệ thống máy tính để phục vụ cho công việc tác vụ của họ. Không giống như tài liệu tham khảo chỉ dẫn dùng mô tả chi tiết theo chiều sâu, tài liệu này bao quát chiều rộng và trình bày kết hợp các bước thực hiện theo thứ tự để trợ giúp thực hiện một tác vụ phức tạp. Một phác hoạ cấu trúc chung của user’s guide được trình bày trong bảng dưới, trong đó, chỉ số n có nghĩa là cấu trúc theo sau có thể lặp lại nhiều lần, mỗi lần một nội dung khác nhau. Ví dụ trong đoãn 4 các công việc lặp lại có thể là: nhập hoá đơn, in một hoá đơn, lập báo cáo tồn kho, khoá sổ hàng tháng, - Mô tả phát hành (release descrption): - Hướng dẫn quản trị hệ thống (system administrator’s guide): được thiết kế để trợ giúp cho người bảo trì hệ thống để quản trị hệ thống. Nội dung của tài liệu này đi sâu vào phần hướng dẫn các kỹ thuật hệ điều hành, quản trị tập tin, hệ quản trị CSDL, các thông số hệ thống, quản trị người dùng hệ thống, an toàn hệ thống, lưu trữ và phục hồi dữ liệu hệ thống, Phác thảo cấu trúc chung của một tài liệu hướng dẫn sử dụng Lời nói đầu 1. Giới thiệu a. Cấu hình hệ thống b. Các dòng chức năng 2. Giao diện sử dụng a. Các màn hình b. Các loại lệnh 3. Getting started a. Login b. Logout c. Lưu trữ d. Phục hồi lỗi e. n[thủ tục, chức năng cơ bản] 4. n[công việc, tác vụ] 5. Phụ lục A – Các thông điệp lỗi ([Phụ thục]) 6. Thuật ngữ - chú thích a. Các từ khoá b. Các từ tắt 7. Mục lục Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 259 Hình 82. Trích một phần của tài liệu dạng User’s guide trong Powerdesigner IV. Đào tạo và hỗ trợ người dùng Đào tạo và hỗ trợ người dùng là hai khía cạnh quan trọng của quyết định đến việc sử dụng hệ thống. Nó liên quan đến tất cả tài nguyên và thực hành để giúp con người một cách thích hợp sử dụng hệ thống để hoàn thành công việc. Mặc dù hai công việc này được xem là tách biệt nhau nhưng trong thức tế sự phân biệt này không rõ ràng và đôi khi nó là một. IV.1 Đào tạo người dùng hệ thống IV.1.1. Nội dung đào tạo Tùy theo từng đối tượng tiếp cận sử dụng hệ thống trên những mục đích khác nhau mà nội dung đào tạo sẽ khác nhau. Sau đây là các nội dung: - Sử dụng hệ thống: các nội dung về cách thức người dùng sử dụng hệ thống để thực hiện công việc (ví dụ: lập một hoá đơn, in một hoá đơn, tính công nợ một khách hàng, login vào hệ thống, thay đổi mật khẩu,) - Các khái niệm tổng quan về máy tính: các kiến thức căn bản về tin học, hệ điều hành, tính năng phần cứng, (ví dụ: khái niệm về tập tin, thư mục, sao chép tập tin, ) - Các khái niệm về HTTT: Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 260 V. Bảo trì hệ thống Bảo trì hệ thống là một công việc quan trọng bao gồm việc phục hồi một hệ thống trở về trạng thái bình thường bằng việc sửa những lỗi phát sinh và giải quyết linh hoạt những nhu cầu phát sinh bổ sung từ phía người dùng. Một vài công việc bảo trì đòi hỏi phải tiến hành ngay sau khi hoàn thành một cài đặt nào đó. Tuy nhiên, một vài công việc bảo trì lại đòi hỏi phải sau một vài năm. Hơn nữa việc bảo trì được thực hiện trên hệ thống đang tồn tại cho nên dẫn đến nhiều rũi ro đòi hỏi phải có sự thận trọng. Thêm vào đó chi phí và công việc bảo hành nên giữ gia tăng theo từng năm. Trước khi bắt đầu công việc bảo trì phải khảo sát kỹ lưỡng, sau đây là những câu hỏi gợi ý: - Các yêu cầu thay đổi, bổ sung của người dùng có hợp lý không? - Các người dùng khác có bị ảnh hưởng không? - Cấu hình hệ thống có thực sự bị thay đổi không? Trong sơ đồ trên cho thấy kết quả của công việc bảo trì sẽ được lưu trữ trong một vị trí tạm thời thay vì vị trí chính thức. Rồi sau khi nó được xác nhận một cách chắc chắn rằng nó đã chạy ổn định thì kết quả này sẽ được chính thức chuyển qua vị trí chính thức để tiếp tục khai thác. File Chương trình thay đổi File tạm File Chương trình thay đổi File chính thức Thành công Hệ thống mới Bug bị loại bỏ Đặc tả đã được thay đổi Hệ thống hiện hành Bug Các thay đổi về đặc tả Công việc bảo trì Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 261 V.1 Chi phí bảo trì V.2 Các công việc bảo trì Bảo trì hệ thống là một công việc được mô tả tập trung trên các mối quan hệ giữa phí người dùng và phía người phát triển hệ thống. Sau đây là một số công việc: V.2.1. Các trao đổi giữa người dùng và người phát triển (1) Nhóm phát triển chuyển giao hệ thống cho người sử dụng (bao gồm cả các tài liệu tra cứu hệ thống) (2) Người dùng sử dụng hệ thống và thông báo tới người phát triển khi có lỗi phát sinh, và yêu cầu điều chỉnh, bổ sung các đặc tả (3) Nhóm phát triển điều tra các đòi hỏi này, và chỉ đạo công việc điều chỉnh lỗi rồi thông báo tới cho người dùng (4) Người phát triển gởi tới người dùng các dữ liệu hoặc chương trình đã điều chỉnh (5) Ngừơi phát triển cũng gởi tới người dùng theo định kỳ phiên bản chương trình mới V.3 Tổ chức bảo trì V.4 Các lọai bảo trì Sử dụng Hệ thống Thay đổi Lỗi phát sinh Hệ thống đã bổ sung, điều chỉnh Cập nhật phiên bản Hệ thống (đã điều chỉnh) Người dùng Người phát triển (1) (2) (3) (4) (5) Phần 4 – Cài đặt Chương 12 – Cài đặt hệ thống 262 (1) Tài liệu tham khảo [JJJS, 1999] Jeffrey A, Joey F. George, Joseph S. Valacich. “Modern Systems Analysis & Design” - 1999 [KEND,2002] Kenneth Kendall, Julie E. Kendall. “Systems Analysis And Design”. - 2002 [NVB, 2003] GSTS Nguyễn Văn Ba. “Phân tích thiết kế Hệ thống thông tin” - 2003 [LDT, 1997] ThS Lê Đình Thắng. “Giáo trình phân tích thiết kế Hệ thống thông tin” - ĐH KHTN. 1997 [ALI, 1999] Object-oriented Systems Development using the unified modeling language - Ali Bahrami. 1999 [CHR,1991] Chris Smart, Robin Sims, Revell Norman. “Phân tích, thiết kế và cài đặt HTTT quản lý” - Bản dịch. 1991 [JMAR,1993] James Martin. “Principles of Object – Oriented Analyisis and Design” - 1993 [HVT, 2000] TS Hàn Viết Thuận. “Phân tích, thiết kế và cài đặt HTTT quản lý” - 2000 [RUP, 2000] Philippe Kruchten. “The Rational Unified Process an Introduction” – 2000 [TDT,2001] Tran Dan Thu. “Formalisation et mise en oeuvre de la notion de composant de procédés logiciels” – 2001 [BPI, 2002] “Business Peocess Improvement, manage process change using the ProvisionTM Model Suite – Proforma Co., 2002 – 2003 [UML,2003] “An Adopted Formal Specification of the Object Management Group, Inc. OMG Unified Modeling Language Specification”. March 2003, version 1.5 [PROF, 2002] “Enterprise Application Modeling, vision & strategy for the ongoing development of the Provision modeling suite” – Proforma Co., 2002 -2003 [OCL, 2003] “Respone to the OCL UML 2.0 – OCL RfP (ad/2000-09-03)”. Revise submission, version 1.6 January 6, 2003 [ERRJ,1995] Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John Vlissides. “Design Patterns: Elements of Reusable Object – Oriented Software”, 1995
File đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_phan_2.pdf