Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Phần 1)
I. Hệ thống
Hệ thống (system) là một khái niệm được xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên như hệ mặt
trời, hệ ngân hà, trong sinh học cơ thể con người cũng là một hệ thống, hệ tuần hoàn
máu, trong vật lý như hệ thống máy móc, trong hoạt động trao đổi như hệ thống thông
tin.
Một cách tổng quát hệ thống là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua
một phạm vi (boundary) xác định, hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt đến những mục
đích xác định. Một hệ thống gồm có 9 đặc điểm:
Thành phần (components): một hệ thống được hình thành từ một tập hợp các
thành phần. Một thành phần là một phần đơn giản nhất hoặc là một sự kết hợp của những
phần khác nhau còn được gọi là hệ thống con (subsystem). Việc xem một hệ thống như
một tập hợp các thành phần giúp chúng ta có thể sửa đổi hoặc nâng cấp hệ thống bằng
cách thay đổi các thành phần riêng lẽ mà không cần phải thay đổi hoặc làm ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống.
Liên kết giữa các thành phần (inter-related components): một chức năng hay
hoạt động của một thành phần liên kết một cách nào đó với các chức năng hay hoạt động
của những thành phần khác. Nói cách khác, đây chính là sự phụ thuộc của một hệ thống
con vào một hệ thống con khác. Ví dụ, trong hệ thống cửa hàng nước giải khát, phòng
bán hàng không thể giao hàng nếu không biết được số tồn kho được báo cáo từ kho (xem
một bộ phận như là một thành phần)
Ranh giới (boundary): hệ thống luôn có một ranh giới xác định phạm vi hệ
thống. bên trong ranh giới chứa đựng tất cả các thành phần, ranh giới giới hạn phạm vi
của hệ thống, tách biệt hệ thống này với những hệ thống khác. Các thành phần bên trong
phạm vi có thể bị thay đổi trong khi đó các sự vật bên ngoài hệ thống đó không thể bị
thay đổi.
Mục đích (purpose): tất cả các thành phần trong hệ thống hoạt động với nhau để
đạt được những mục đích toàn cục của hệ thống. mục đích này chính là lý do để tồn tại hệ
thống.
Môi trường (environment): hệ thống luôn tồn tại bên trong môi trường của nó, là
mọi thứ bên ngoài ranh giới tác động lên hệ thống, trao đổi với hệ thống, tạo đầu vào cho
hệ thống cũng như tiếp nhận đầu ra của hệ thống. Ví dụ, khách hàng
Giao diện (interfaces): là nơi mà hệ thống trao đối với môi trường.
Đầu vào (input): tất cả các sự vật cung cấp cho hệ thống từ môi trường. ví dụ;
nước giải khát mua về từ nhà cung cấp, tiền mặt thu về từ khách hàng, tài sản trang thiết
bị mua từ nhà cung cấp,
Đầu ra (output): tất cả các sự vật mà hệ thống gởi tới môi trường, đây chính là
kết quả vận hành của hệ thống. Một đầu ra của hệ thống luôn xác định các đối tượng môi
trường mà hệ thống gởi tới. Ví dụ, nước giải khát bán cho khách hàng, tiền mặt thanh
toán cho nhà cung cấp, bảng giá gới tới khách hàng, Phần 1 - Tổng quan Chương 1 -Tổng quan về Hệ thống thông tin
8
Hình 1. Minh hoạ về hệ thống và các thành phần của hệ thống
Ràng buộc (constraints): các quy định giới hạn ảnh hưởng tới xử lý và mục đích
của hệ thống. Những ràng buộc này có thể xuất phát từ bên trong (ví dụ: số lượng nhân
viên bị hạn chế) hoặc bên ngoài hệ thống (ví dụ: đúng ngày, điều lệ, ).
Ví dụ, hoạt động của một cửa hàng kinh doanh mua bán nước giải khát. Cửa hàng bán sỉ
và lẽ các loại nước ngọt, nước suối, rượu, bia, Đối tượng mà cửa hàng giao tiếp là khách
hàng mua các loại nước giải khát, nhà cung cấp cung (các công ty sản xuất nước giải
khát) cấp các loại nước giải khát cho cửa hàng và ngân hàng giao tiếp với cửa hàng thông
qua việc gửi, rút và thành toán tiền mặt cho nhà cung cấp.
Cửa hàng có 3 bộ phận được xắp xếp để thực hiện các công việc khác nhau: kho dùng để
cất giữ hàng, nhập kho từ nước giải khát được giao từ các nhà cung cấp, xuất kho lên
quầy bán hàng cho nhân viên bán hàng để bán cho khách hàng và quản lý thông tin về tồn
kho hàng ngày của tất cả các loại nước giải khát. Phòng bán hàng thực hiện các công việc
bán và nhận đặt nước giải khát của khách hàng cũng như lập hóa đơn và xử lý thanh toán.
Văn phòng dùng để quản lý và theo dõi thông tin về nhập xuất, kế toán, đơn hàng và đặt
mua nước giải khát.
Xem xét cửa hàng dưới quan điểm là một hệ thống, chúng ta phân chia mỗi bộ phận là
một thành phần của hệ thống, các đặc điểm của hệ thống này được minh hoạ ở mô hình
dưới đây
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Phần 1)
(đầu cuối, ô xử lý, kho dữ liệu) mà dòng dữ liệu kết thúc ( ́10): Diễn giải chi tiết của dòng dữ liệu (11): Cấu trúc của dữ liệu chứa trong dòng dữ liệu ( ̀12): Khối lượng của dữ liệu cấu trúc chứa trong dòng dữ liệu hiện tại (13) : Khối lượng của dữ liệu cấu trúc chứa trong dòng dữ liệu trong tương lai Ví dụ: Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin kinh doanh MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ LÝ Hiện tại [] Tương lai[] Trang: 3 Ứng dụng: Công nợ phải trả Mô tả dòng dữ liệu THONG_TIN_THANH_TOAN Tờ : 1 Ngày lập: 01/01/1997 Người lập: Nguyễn Thanh Phong Nguồn đi : Ô xử lý 1.3 : Lập séc thanh toán Nguồn đến: Kho dữ liệu : Nhà cung cấp Diễn giải : thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp Cấu trúc: HOA_DON SO_HĐ TONG_TRI_GIA NGAY_THANH_TOAN NHA_CUNG_CAP TEN_NCC DIA_CHI_NCC (SO_TAI_KHOAN_NCC TEN_NGAN_HANG_NCC) Khối lượng: - Hiện tại: 5 lần /tuần - Tương lai: tăng 20% mỗi năm VII.4 Mô tả kho dữ liệu Hệ thống thông tin: _________(1)________ MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ LÝ Hiện tại [] Tương lai [] Trang: _(2)__ Ứng dụng: _________(3)________ Mô tả kho dữ liệu ____(7)___ Tờ :__(4)_ Ngày lập:____(5)____ Người lập: ___(6)____ Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 140 Dòng dữ liệu vào : _____________(8)______________________________________ _____________________________________________________ Dòng dữ liệu ra : _____________(9)______________________________________ _____________________________________________________ Diễn giải : _____________(10)_____________________________________ Cấu trúc dữ liệu : _________(11)_____________________________________ ________________________________________________________________ ________________________________________________________________ Khối lượng: - Hiện tại: ____________(12)____________ - Tương lai: ___________(13)____________ Thông tin thường truy xuất: ___________(14)____________ Ghi chú: (1)-(6): như phần mô tả dữ liệu cơ sở (7): Tên tắt của kho dữ liệu (8): các dòng dữ liệu đến kho dữ liệu (cập nhật thông tin) (9): các dòng dữ liệu đi từ kho dữ liệu (tham khảo thông tin) ( ́10): Diễn giải chi tiết của kho dữ liệu (11): Cấu trúc của dữ liệu chứa trong kho dữ liệu ( ̀12): Khối lượng của dữ liệu cấu trúc chứa trong kho dữ liệu hiện tại (13) : Khối lượng của dữ liệu cấu trúc chứa trong kho dữ liệu trong tương lai (14): Các dữ liệu cơ sở thường được dùng để truy cập các thể hiện của kho dữ liệu Ví dụ: Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin kinh doanh MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ LÝ Hiện tại [] Tương lai[] Trang: 4 Ứng dụng: Công nợ phải trả Mô tả kho dữ liệu CONG_NO_NCC Tờ : 1 Ngày lập: 01/01/1997 Người lập: Vũ Nhân Độ Dòng dữ liệu vào : Thông tin công nợ (từ ô xử lý 1.2 Kiểm tra dư Nợ ) Dòng dữ liệu ra : Cập nhật công nợ (từ ô xử lý 1́.3 Lập séc thanh toán) Diễn giải : thông tin công nợ phải trả cho nhà cung cấp Cấu trúc: NHA_CUNG_CAP { HOA_DON SO_HD TONG_TRI_GIA TRI_GIA_CHUA_THANH_TOAN } Khối lượng: - Hiện tại: 500 trường hợp/năm - Tương lai: tăng 15% / năm Thông tin thường truy xuất: MA_NCC, HO_TEN_NCC Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 141 VII.5 Mô tả ô xử lý Hệ thống thông tin: _________(1)________ MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ LÝ Hiện tại [] Tương lai [] Trang: _(2)__ Ứng dụng: _________(3)________ Mô tả ô xử lý ____(7)___ Tờ :__(4)_ Ngày lập:____(5)____ Người lập: ___(6)____ Ô xử lý số : ___________________(8)______________________________________ Dòng dữ liệu vào : _____________(9)______________________________________ _____________________________________________________ Dòng dữ liệu ra : _____________(10)______________________________________ _____________________________________________________ Diễn giải : _____________(11)_____________________________________ Tóm tắt nội dung : _________(12)_____________________________________ ________________________________________________________________ ________________________________________________________________ Ghi chú: (1)-(6): như phần mô tả dữ liệu cơ sở (7): Tên tắt của ô xử lý (8): số thứ tự của ô xử lý (có thể đánh số theo sự phân cấp của mô hình dòng dữ liệu) (9): các dòng dữ liệu đến ô xử lý (chuyển dữ liệu đến) (10): các dòng dữ liệu đi từ ô xử lý (đem dữ liệu đi) ( ́11): Diễn giải chi tiết của ô xử lý (12): Chi tiết các nội dung xử lý chính của ô xử lý Ví dụ: Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin kinh doanh MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ LÝ Hiện tại [] Tương lai[] Trang:6 Ứng dụng: Công nợ phải trả Mô tả ô xử lý XAC_NHAN_HOA_DON Tờ : 1 Ngày lập: 01/01/1997 Người lập: Phan Trần Hiếu Ô xử lý số : 1.1 Dòng dữ liệu vào : Thông tin hóa đơn (từ đầu cuối: Nhà cung cấp) Thông tin ĐĐH (từ kho dữ liệu: Đơn đặt hàng) Dòng dữ liệu ra : Hóa đơn đã xác nhận (đến ô xử lý 1.2 : Kiểm tra dư Nợ) Diễn giải : xác nhận hóa đơn của nhà cung cấp gởi đến có hợp lệ hay không. Tóm tắt nội dung : (1) Tìm xem có một đơn đặt hàng đã gới đến nhà cung cấp liên quan hay không? (2) Đối chiếu nội dung đơn đặt hàng với hóa đơn nhận được (3) Nếu có (1) và (2) thì xác nhận hóa đơn hợp lệ, nếu không thì xác nhận hóa Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 142 đơn không hợp lệ VIII. Đặc tả xử lý Đặc tả xử lý là một công việc rất quan trọng trong quá trình phân tích thiết kế. Đặc tả xử lý tốt sẽ giúp cho các lập trình viên hiểu nội dung các xử lý và phương pháp thực hiện để triển khai thành các đơn thể chương trình. Kết quả đặc tả xử lý có thể thêm vào mẫu sưu liệu trong phần 5.2.6: Phiếu mô tả ô xử lý, phía sau phần Tóm tắt nội dung. Trong giáo trình này, chúng ta sẽ làm quen với một số công cụ đặc tả xử lý thông dụng như sau: Mã giả Lưu đồ thuật giải Bảng quyết định và cây quyết định VIII.1 Mã giả Mã giả là một trong các công cụ thường được sử dụng nhiều nhất. Trong giáo trình này, chúng tôi trình bày một công cụ mã giả đặc tả xử lý gồm các khái niệm cơ bản như sau: Tập hợp: tương đương với một dữ liệu cấu trúc. Tên của một khái niệm tập hợp được biểu diễn bằng chữ in hoa. Ví dụ: NHA_CUNG_CAP, KHACH_HANG, HOA_DON,... Phần tử: là phần tử của một tập hợp nào đó. Tên của phần tử được biểu diễn bằng chữ thường. Ví dụ: - ncc1 là phần tử của NHA_CUNG_CAP ncc1 NHA_CUNG_CAP - khA là phần tử của KHACH_HANG khA KHACH_HANG Biến: nhằm chứa một kết quả tính toán trung gian hay dùng để lưu trữ một giá trị tạm thời Ví dụ: - Chưá tên nhà cung cấp ncc1 vào biến ten_ncc ten_ncc := ncc1.TEN_NCC Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với một số thao tác trên các tập hợp bao gồm cấu trúc chọn, cấu trúc lặp, cấu trúc điều kiện và cấu trúc trường hợp Cấu trúc chọn Cấu trúc chọn cho phép chọn lọc một phần tử thỏa mãn một số tiêu chuẩn nào đó và xác định một chuổi xử lý lên phần tử đó Ví dụ chúng ta cần tìm đơn đặt hàng có số đơn đặt hàng là 102 và sẽ giảm giá 10% cho đơn đặt hàng này. CHỌN ddh DON_DAT_HANG sao cho ddh.SO_DDH = 102 ddh.GIAM_GIA = 0.10 Cấu trúc lặp Cấu trúc lặp sẽ thực hiện một chuổi xử lý khi điều kiện tiêu chuẩn còn được thỏa mản. Cấu trúc này tương đương cấu trúc WHILE DO thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình. Ví dụ như chúng ta sẽ tìm 10 mặt hàng bán chạy nhất (top ten) bằng cách sử dụng cấu trúc lặp như sau: Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 143 a := 0 LẶP KHI a < 10 Tìm_mặt_hàng_bán_chạy_nhất ; a:= a + 1 ; CUỐI_LẶP Cấu trúc duyệt Cấu trúc duyệt sẽ duyệt tất cả các phần tử của tập hợp theo một tiêu chuẩn nào đó và thực hiện một chuổi xử lý với từng phần tử được duyệt nếu thỏa tiêu chuẩn duyệt Ví dụ chúng ta cần tìm những đơn đặt hàng có giá tri lớn hơn 1.000.000 và sẽ giảm giá 20% cho những đơn đặt hàng này. ddh DON_DAT_HANG sao cho ddh.TONG_TRI_GIA >= 1000000 thì ddh.GIAM_GIA = 0.20 CUỐI_ Cấu trúc điều kiện Cấu trúc điều kiện sẽ kiểm tra điều kiện và thực hiện chuổi các xử lý tương ứng trong trường hợp điều kiện thỏa hay không thỏa. Cấu trúc này là cấu trúc IF...ENDIF thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình Ví dụ chọn đơn đặt hàng số 205, nếu trị giá lớn hơn 1.000.000 thì giảm giá 10%, nếu không thì giảm giá 10% CHỌN ddh DON_DAT_HANG sao cho ddh.SO_DDH = 205 NẾU ddh.TONG_TRI_GIA >=1000000 thì ddh.GIAM_GIA = 0.10 NẾU_KHÔNG ddh.GIAM_GIA = 0.20 CUỐI_NẾU Cấu trúc trường hợp Cấu trúc trường hợp sẽ kiểm tra điều kiện và thực hiện chuổi các xử lý tương ứng theo các trường hợp tương ứng. Cấu trúc này là cấu trúc SWITCH hay CASE thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình Ví dụ xem tất cả đơn đặt hàng, nếu trị giá lớn hơn 5.000.000 thì giảm giá 5%, nếu trị giá lớn hơn 1.000.000 thì giảm giá 10%, nếu khác thì giảm giá 20% TRƯỜNG_HỢP TRƯỜNG_HỢP ddh.TONG_TRI_GIA >=5000000 thì ddh.GIAM_GIA = 0.05 TRƯỜNG_HỢP ddh.TONG_TRI_GIA >=1000000 thì ddh.GIAM_GIA = 0.10 NẾU_KHÁC ddh.GIAM_GIA = 0.20 CUỐI_TRƯỜNG_HỢP Ví dụ Trong ví dụ tiếp theo minh họa cách dùng mã giả để đặc tả xử lý Xác nhận hóa đơn như sau: /* Tìm xem có đơn đặt hàng tương ứng với hóa đơn hay không */ Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 144 Co_don_dat_hang := FALSE CHỌN ddh DON_DAT_HANG sao cho ddh.SO_DDH = hd.SO_DDH Co_don_dat_hang := TRUE; /* Kiểm tra xem Số lượng va đơn giá trong hóa đơn có đúng theo đơn đặt hàng. Nếu đúng thì thanh toán */ NẾU Co_don_dat_hang thì NẾU ddh.SO_LUONG = hd.SO_LUONG và ddh.DON_GIA = hd.DON_GIA thì Thanh_toán_hóa_đơn NẾU_KHÔNG Từ_chối_do_sai_Đơn_giá_hay_Số_lượng CUỐI_NẾU NẾU_KHÔNG Từ_chối_do_không_có_đơn_đặt_hàng CUỐI_NẾU VIII.2 Lưu đồ thuật giải Còn được gọi là biểu đồ cấu trúc (Structured charts). Thành phần chủ yếu của các lưu đồ này là dùng ký hiệu để biểu diễn trực quan các cấu trúc điều khiển cơ bản như: tuần tự, lặp, điều kiện, Bao gồm một số loại biểu đồ sau: VIII.2.1. NS charts (Nassi Shneiderman chart) Cấu trúc tuần tự Xử lý 1 Cấu trúc lặp (DO WHILE) WHILE điều kiện Xử lý 1 Cấu trúc lặp (REPEAT UNTIL) UNTIL điều kiện Xử lý 2 Xử lý 1 Xử lý 2 Điều kiện Sai Đúng Xử lý 2 Xử lý 3 Điều kiện 1 Xử lý 1 Điều kiện 2 Điều kiện 3 Cấu trúc chọn lựa Cấu trúc CASE Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 145 VIII.2.2. PAD (Problem Analysis Diagram) VIII.3 Bảng quyết định – Cây quyết định Mã giả cũng có thể được dùng để nội dụng luận lý của các xử lý HTTT, nhưng đôi khi nội dung luận lý này có thể trở nên phức tạp. Nếu một vài điều kiện khác nhau được đưa vào trong nội dung này, và việc kết hợp của những điều kiện này xác những định hành động nào sẽ được thực hiện thì mã giả không phù hợp lắm để hiện thị nội dung luận lý cho các tình huống chọn lựa phức tạp. Nghiên cứu cho thấy rằng người ta dễ bị nhầm lẫn trong các tình huống cấu trúc rẽ nhánh (dùng lệnh IF) lồng nhau quá ba cấp. Do đó, khi gặp những tình huống chọn lựa phức tạp thì việc chọn lựa trình bày bằng sơ đồ sẽ rõ ràng hơn dùng cấu trúc mã giả. Sau đây là hai loại sơ đồ có thể trình bày nội dung chọn lựa phức tạp là bảng quyết định và cây quyết định. Xử lý 1 Xử lý 2 Xử lý 1 Xử lý 2 Điều kiện Đúng Sai DO WHILE điều kiện Xử lý 1 REPEAT UNTIL điều kiện Xử lý 1 Cấu trúc tuần tự Cấu trúc chọn lựa Cấu trúc lặp Cấu trúc lặp Xử lý 1 Xử lý 2 Điều kiện P1 Xử lý 3 Xử lý 4 P2 P3 P4 Cấu trúc C SE Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 146 VIII.3.1. Bảng quyết định Một bảng quyết định được phân chia làm 04 phần như sau: Phần điều kiện tại góc trên bên trái Phần giá trị điều kiện tại góc trên bên phải Phần hành động tại góc dưới bên trái Phần giá trị hành động tại góc dưới bên phải Ví dụ về bảng quyết định cho xử lý Xác nhận hóa đơn trước đây được trình bày trong bảng sau. Điều kiện Giá trị điều kiện Có đơn đặt hàng tương ứng với hóa đơn ? Đ Đ S S Hóa đơn có đúng số lượng và đơn giá không? Đ S Đ S Hành động Giá trị hành động Từ chối hóa đơn do không có đơn đặt hàng X X Từ chối hóa đơn do không đúng số lượng và đơn giá X Thanh toán hóa đơn X Hình 45. Bảng quyết định cho xử lý Xác nhận hóa đơn Một ví dụ khác mô tả một hoạt động tính lương phức tạp hơn dưới đây: Xử lý tính lương sẽ lấy thông tin tổng thời gian làm việc của nhân viên trong tháng và hồ sơ lương của nhân viên rồi tính toán và xuất ra bảng lương cho nhân viên. Cách thức tính toán dựa trên hai điều kiện: Loại nhân viên cho biết: “S” nhân viên hưởng lương tháng, “H” nhân viên hưởng lương theo giờ làm việc; Số giờ làm việc có ba giá trị: nhỏ hơn 40, bằng 40, và lớn hơn 40 giờ/ tháng. Các hành động tính lương bao gồm: trả lương tháng, tính lương giờ, tính lương ngoài giờ, và phát sinh báo cáo ngày nghĩ. Điều kiện Giá trị điều kiện 1 2 3 4 5 6 Loại nhân viên S H S H S H Số giờ làm việc 40 >40 Hành động Giá trị hành động Trả lương tháng X X X Tính lương giờ X X X Tính lương ngoài giờ X Xử lý tính lương Thông tin thời gian làm việc bảng lương Bảng chấm công Hồ sơ nhân viên Hồ sơ lương của nhân viên Phần 2 – Phân tích hệ thống Chương 6 – Mô hình hoá dữ liệu 147 Phát sinh báo cáo ngày nghĩ X Hình 46. Bảng quyết định cho xử lý tính lương Việc xác lập giá trị điều kiện bằng cách lấy tổ hợp các giá trị của các điều kiện (Loại nhân viên có hai giá trị và Số giờ làm việc có ba giá trị. Vậy tổ hợp các giá trị này sẽ tạo thành sáu cột giá trị điều kiện). Trong một số các tình huống điều kiện dẫn đến hành động giống nhau chúng ta có thể gộp lại với nhau để đơn giản trong việc trình bày. Điều kiện Giá trị điều kiện 1 2 3 4 Loại nhân viên S H H H Số giờ làm việc - 40 Hành động Trả lương tháng X Tính lương giờ X X X Tính lương ngoài giờ X Phát sinh báo cáo ngày nghĩ X VIII.3.2. Cây quyết định Một cây quyết định gồm các thành phần như sau: Phần bắt đầu của cây phiá bên trái là nút không điều kiện Các nút cuối phía bên phải là các nút hành động Các nhánh bắt đầu từ nút đầu và các nút liên quan biểu diễn các tình huống rẽ nhánh Tiếp theo sẽ giới thiệu cây quyết định cho xử lý Xác nhận hóa đơn. Tóm lại, trong giai đoạn phân tích hệ thống phân tích viên phải tiếp cận hệ thống ở mức độ chi tiết nhằm hiểu hệ thống đang hoạt động, các yếu kém và ưu điểm hệ thống, và nếu cần thiết mô hình hoá lại hiện trạng hệ thống. Phân tích viên phải phân tích và xác lập các yêu cầu cần phải có cho một hệ thống mới phải thay đổi cải tiến để hệ thống mới đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh được đề ra. Không đúng số lượng và Đúng số lượng và đơn Có đơn đặt hàng tương Không có đơn đặt hàng tương Từ chối hóa đơn do không có đơn đặt Từ chối hóa đơn do không đúng số lượng Thanh toán hóa đơn
File đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_phan_1.pdf