Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Giới thiệu:

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ

thế kỷ XIX đến nay, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự phát triển và

được chú trọng hơn bao giờ hết bởi trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh, các nhà quản lý luôn phải đưa ra rất nhiều quyết định khác nhau như quyết

định đầu tư, quyết định về mặt hàng, lựa chọn công nghệ máy móc thiết bị, cung

ứng nguyên vật liệu, về chi phí, giá bán và về tổ chức huy động và sử dụng vốn

v.v Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do họ quản lý nói riêng, của toàn ngành

và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh

doanh là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.

Vậy:

- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là gì?

- Chủ thể nào cần phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

- Đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh?

- Phương pháp và tổ chức công tác phân tích như thế nào?

Đó là những nội dung cơ bản được đề cập trong chương này.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong

hệ thống quản lý doanh nghiệp.

- Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh

- Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt

động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp

- Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp

Nội dung chính:

1. Khái niệm và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh

1.1. Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, đánh giá

toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các

giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Trang 2 Lê Thị Kim Phượng

Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn phải tuân

theo những quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,

quy luật cạnh tranh Đồng thời, chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên trong

(nhân tố chủ quan ) cũng như những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) doanh

nghiệp.

Để chiến thắng trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển buộc lòng doanh

nghiệp phải hoạt động đúng quy luật, phải quản lý tốt và phải đề ra được những

phương án kinh doanh đúng đắn, sáng suốt.Cho nên, nhà quản lý cần phải thường

xuyên nắm bắt đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định. Việc phân tích

những hoạt động kinh tế sẽ cung cấp thông tin về tình hình, về hoạt động của

doanh nghiệp một cách đầy đủ, trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ giúp tìm ra

phương án kinh doanh tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 51 trang xuanhieu 5180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
ạng: 
Đơn vị tính: 1.000 đồng 
• Xác định đối tượng phân tích: 
Tính mức tác động của các nhân tố đến đối tượng phân tích: 
• Anh hưởng của nhân tố khối lượng (ký hiệu q): 
Nhân tố khối lượng không ảnh hưởng đến biến động của chi phí C. 
Anh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (ký hiệu d): 
Anh hưởng của nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm (ký hiệu u): 
Anh hưởng của nhân tố đơn giá bán (ký hiệu p): 
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng cần phân tích: 
Sản phẩm 0× 0 0× 0 1× 0 1× 0 1× 1 1× 1 
A 440.000 660.000 436.000 654.000 523.200 763.000 
B 25.000 40.000 22.500 36.000 22.500 36.000 
C 105.000 189.000 110.000 198.000 105.600 220.000 
Tổng cộng 570.000 889.000 568.500 888.000 651.300 1.019.000 
 Trang 35 Lê Thị Kim Phượng 
 ∆C = 0 + -0,97 + 93,25 + -94,29 = -2,01 (đồng) 
Đánh giá: 
Trong kỳ thực hiện doanh nghiệp đã giảm được chi phí (đã hoàn thành kế 
hoạch chi phí) so với kế hoạch là 2,01 đồng, điều này cũng có nghĩa là cứ 1.000 
đồng doanh số bán ra doan nghiệp đã tiết kiệm được 2,01 đồng chi phí. Nếu đi vào 
phân tích chi tiết hơn ta thấy nguyên nhân doanh nghiệp đã giảm được chi phí C 
này là do nhân tố giá bán mang lại, giá bán tăng đã làm cho chi phí C giảm được 
94,29 đồng. Nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm đã làm tăng chi phí C 93,25 đồng, 
tuy nhiên mức tăng của nhân tố chi phí đơn vị lại thấp hơn (chậm hơn) so với nhân 
tố giá bán mang lại, điều này đã tạo nên hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp. 
Có thể do doanh nghiệp đã cải tiến chất lượng hay mẫu mã sản phẩm đã làm 
cho chi phí đơn vị tăng, mức tăng chi phí đơn vị này là còn cao, phương hướng 
quản lý kỳ tới là tiếp tục giảm chi phí đơn vị sản phẩm để có thể tăng được lợi 
nhuận của doanh nghiệp. 
Câu hỏi ôn tập 
Bài 1 
Bài 2: Có tài liệu tại 1 doanh nghiệp như sau 
Bài 3 
 Trang 36 Lê Thị Kim Phượng 
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 
Mã chương: 4 
Giới thiệu 
Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm và thu được tiền hàng hoặc được 
người mua chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được 
nhu cầu của thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu giá thành hạ sẽ 
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 
Mục tiêu: 
- Trình bày các hướng phân tích khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp 
- Trình bày ý nghĩa và phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm, kết quả 
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 
- Ứng dụng các phương pháp phân tích để làm các bài tập cụ thể. 
- Đưa ra được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản 
phẩm hàng hoá của doanh nghiệp 
- Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp 
Nội dung chính: 
1.Phân tích tình hình tiêu thụ 
1.1 Ý nghĩa 
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng 
hoá. Hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ quá trình kinh doanh của 
doanh nghiệp vì tiêu thụ thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng nhu cầu 
thị trường không 
 Tiêu thụ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 
 Tiêu thụ còn là quá trình để các nhà quản trị xem xét các chính sách về sản 
phẩm, giá cả cổ động, phân phối nhằm đưa ra các quyết định mang tính tác nghiệp 
và chiến lược. 
 Xét theo quá trình luân chuyển vốn, qua tiêu thụ doanh nghiệp không chỉ bù 
đắp những hao phí đã phát sinh trong quá trình kinh doanh mà còn tạo ra tích luỹ, 
góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh. 
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ 
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng chung quy 
lại có thể quy về 3 nhóm nhân tố: 
 Trang 37 Lê Thị Kim Phượng 
 Các nhân tố liên quan đến công tác tổ chức tiêu thụ của doanh nghiệp: chính 
sách quảng cáo, tiếp thị, bán hàng 
 Các nhân tố liên quan đến hành vi của người mua hàng: thị hiếu, thu nhập... 
 Các nhân liên quan đến chính sách của nhà nước chính sách về thuế, các 
chính sách ưu đãi, bảo trợ. 
1.3 Phương pháp phân tích 
1.3.1. Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 
 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ( Tt). 
%100*
*
*
1


ki
P
ki
Q
ki
P
i
Q
tT 
 Qki, Q1i : khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch, thực tế của sản phẩm i. 
 Pki: Đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i. 
 Tt tính cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ 
 Tt: 100 % : Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. 
 Phương pháp phân tích: Lập bảng tương tự như phân tích tình hình hoàn 
thành kế hoạch sản xuất sản phẩm. 
 Lưu ý : Trong thực tế thì so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch 
thì không chính xác do đơn giá thay đổi , do đó phải cố định giá. 
1.3.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu. 
 Nội dung phân tích trên mới chỉ đánh giá được tình hình hoàn thành kế 
hoạch tiêu thụ chung của toàn doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế các sản phẩm tiêu 
thụ thường không thể thay thế nhau do sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc sản phẩm 
có một vị trí nhất định trong tổng thể hay nói khác đi đó những sản phẩm mang 
tính chủ yếu của doanh nghiệp. Trong trường hợp này ta sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ % 
hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu: 
%100*
*
*
1


ki
P
ki
Q
ki
Pk
i
Q
t 
 kiQ1 : Khối lượng sản phảm chủ yếu tiêu thụ kỳ thực tế trong giới hạn kế 
hoạch 
 t= 100 % : Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu. 
 t <100 % : Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ 
yếu. 
 Trang 38 Lê Thị Kim Phượng 
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ ba sản phẩm A, B, C của một doanh 
nghiệp như sau 
Sản phẩm 
Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế 
hoạch (1.000 đ) Kế hoạch Thực tế 
A 1.200 1.350 10 
B 2.700 2.500 15 
C 4.300 4.500 30 
 Yêu cầu: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh 
nghiệp. 
Giải 
1,Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp : 
%47,102%100*
30*300.415*700.210*200.1
30*500.415*500.210*350.1
%100*
*
*
1 


 
ki
P
ki
Q
ki
P
i
Q
tT 
Vậy doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm 
2, Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của doanh 
nghiệp: 
%34,98
30*300.415*700.210*200.1
30*300.415*500.210*200.1%100*
*
*
1 


ki
P
ki
Q
ki
Pk
i
Q
t 
Vậy doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu.
2. Phân tích tình hình lợi nhuận 
2.1 Ý nghĩa 
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp . 
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng , phản ánh kết quả sử dụng vốn của doanh 
nghiệp. 
Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là một nguồn vốn cơ bản để tích luỹ cho tái 
sản xuất mở rộng và hình thành các quỹ. Việc gia tăng không ngừng lợi nhuận đối 
 Trang 39 Lê Thị Kim Phượng 
với doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường còn góp phần nâng cao giá trị, 
uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. 
 Đối với nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp càng hiệu quả với lợi nhuận 
càng tăng sẽ tăng phần đóng góp ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế. 
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 
Số lượng sản phẩm tiêu thụ. 
 Kết cấu sản phẩm tiêu thụ 
 Giá bán 
 Thuế 
 Giá vốn 
 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 
2.3 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ 
2.3.1. Các trường hợp tính lợi nhuận 
 LN = DTT- GVHB- CPBH- CPQLDN 
 DTT= DT – CKGT 
Hay : LN = DT- CKGT- GVHB-CPBH-CPQLDN (*) 
 Trong thực tế, CKGT, CPBH, CPQLDN không thể tính riêng cho từng loại 
sản phẩm 
 Cách tính trên tuỳ thuộc vào tổ chưc công tác kế toán trong doanh nghiệp 
mà CKGT, CHBH, CPQLDN có thể hạch toán cho từng nhóm sản phẩm hoặc 
hạch toán chung cho toàn bộ sản phẩm. Trong thực tế, thông thường CKGT, 
CPBH, CPQLDN được hạch toán chung cho từng sản phẩm. 
 - Nếu CKGT, CPBH, CPQLDN hạch toán cho từng nhóm sản phẩm: 
 LN = QP-QR-QZ-QCb-QCq 
 = Q(P-R-Z-Cb-Cq) (1) 
 Q: Khối lượng tiêu thụ 
 P, R, Z, Cb, Cq: Giá bán, chiết khấu giảm giá, giá vốn, chi phí bán hàng và 
chi phí quản lý doanh nghiệp. 
 - Nếu CKGT, CPBH, CPQLDN được hạch toán chung (không hạch toán chi 
tiết cho từng loại sản phẩm) thì : 
 LN = Q(P-Z) –TR-TCb-TCq (2) 
 TR: tổng giá trị chiết khấu, giảm trừ. 
 Trang 40 Lê Thị Kim Phượng 
 TCb: Tổng chi phí bán hàng. 
 TCq: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. 
 - Nếu như doanh nghiệp có tổ chức kế toán quản trị và chi phí được phân 
loại theo ứng xử (Bao gồm biến phí và định phí) 
 LN = Q (P-VC )-TFC 
 VC: Biến phí đơn vị sản phẩm 
 TFC: Tổng định phí. 
Kết luận : Tuỳ thuộc vào tổ chức kế toán của từng doanh nghiệp mà lựa chọn 
các trường hợp trên để xây dựng chỉ tiêu phù hợp. 
2.3.2. Phương pháp phân tích lợi nhuận 
 Trường hợp 1: 
LN = Qi(Pi-Ri-Zi-Cbi-Cqi) 
LNk = Qk(Pk-Rk-Zk-Cbk-Cqk) 
LN1 = Q1(P1-R1-Z1-Cb1-Cq1) 
 LN= LN1- LNk 
 Có 7 nhân tố ảnh hưỏng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp 
này: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm, giá bán, chiết khấu đơn vị. 
giá thành, chi phí bán hàng đơn vị , chi phí quản lý dơn vị. 
 - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: 
 + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( QLN): 
( QLN)=(Tt -1)LNk Với: %100**
*
1
k
P
k
Q
k
PQ
tT 

 + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ: 
 KLN= Q1(Pk-Rk-Zk-Cbk-Cqk)- LNk*Tt. 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán : 
 PLN =Q1(P1- PK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chiết khấu giảm giá: 
 RLN= -Q1(R1- RK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn: 
 ZLN= -Q1(Z1- ZK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: 
 Trang 41 Lê Thị Kim Phượng 
 CbLN= -Q1(Cb1- CbK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 
 CqLN= -Q1(Cq1- CqK) 
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 
 LN = QLN+ KLN+ PLN+ RLN + ZLN + CbLN + CqLN 
 Trường hợp 2: 
 LN = Qi(Pi-Zi) –TR-TCb-TCq 
+ Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( QLN): 
 QLN = (Tt -1) Qki (Pki-Zki) Với: %100**
*
1
k
P
k
Q
k
PQ
tT 

 + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ: 
 KLN= Q1i(Pki-Zki) -Qki(Pki-Zki)* Tt. 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán : 
 PLN =Q1(P1- PK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn: 
 ZLN= -Q1(Z1- ZK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chiết khấu giảm giá: 
 TRLN= - (TR1- TRK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: 
 CbLN= -(TCb1- TCbK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 
 CqLN= -(TCq1- TCqK) 
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 
 LN = QLN+ KLN+ PLN+ RLN + ZLN + CbLN + CqLN 
Trường hợp 3: 
 LN = Qi (Pi-VCi )-TFC 
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: 
+ Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( QLN): 
( QLN)=(Tt -1) Qk(Pk-VCk) Với: %100**
*
1
k
P
k
Q
k
PQ
tT 

Áp dụng 
pp số 
cân đối 
Áp 
dụng pp 
số 
chênh 
lệch 
 Trang 42 Lê Thị Kim Phượng 
 + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ: 
 KLN= Q1(Pk-VCk) -Qk(Pk-VCk)* Tt. 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán : 
 PLN =Q1(P1- PK) 
+ Ảnh hưởng của nhân tố biến phí : 
 VCLN =Q1(VC1- VCK) 
 + Ảnh hưởng của nhân tố tổng định phí: 
 TFCLN= -(TFC1- TFCK) 
 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 
 LN = QLN+ KLN+ PLN+ VCLN + TFCLN. 
Ví dụ : Trích báo cáo tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp X như sau: 
Mặt 
hàng 
Số lượng tiêu thụ 
Đơn giá bán 
(1000 đ) 
Giá thành đơn vị 
(1.000 đ) 
KH TT KH TT KH TT 
A 100.000 100.000 20 22 15 18 
B 120.000 140.000 30 28 25 24 
 -Các khoản giảm trừ về giảm giá hàng bán dự kiến không phát sinh khi lập 
kế hoạch nhưng thực tế phát sinh là 15.000.000 
 - Tổng chi phí bán hàng dự kiến là 300.000.000, thực tế phát sinh 
340.000.000. 
 - Tổng chi phí QLDN dự kiến 500.000.000; thực tế phát sinh: 450.000.00. 
Yêu cầu : Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (ĐVT: 1000 Đ) 
Sản phẩm QkZk QkPk Q1Zk Q1Z1 Q1Pk Q1P1 
A 1.500.000 2.000.000 1.650.000 1.980.000 2.200.000 2.420.000 
B 3.000.000 3.600.000 3.500.000 3.360.000 4.200.000 3.920.000 
T ổng 4.5000.000 5.600.000 5.150.000 5.340.000 6.400.000 6.340.000 
Chỉ tiêu phân tích: LN = Qi(Pi-Zi) –TR-TCb-TCq 
Lợi nhuận kỳ thực tế: =Q1i(P1i-Z1i) –TR1-TCb1-TCq1 
 Trang 43 Lê Thị Kim Phượng 
= 6.340.000 - 5.340.000 - 15.000 - 340.000 - 450.000 = 195.000 
Lợi nhuận kỳ kế hoạch: Qki(Pki-Zki) –TRk-TCbk-TCqk 
 = 5.600.000 - 4.500.000 - 300.000 - 500.000 =300.000 
 - Đối tượng phân tích : 
 LN = 195.000 – 300.000 = - 105.000 
 - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: 
 + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ : 
 LNQ = (5.600.000- 4.500.000) ( 1000.600.5
000.400.6 ) = 157.190 
 + Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ: 
 LNK = 6.400.000-5.150.000-(5.600.000-4.500.000) 000.600.5
000.400.6 = -7.190 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán : 
LNP = 6.340.000-6.400.000=-60.000 
 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn: 
LNZ = -(5.340.000-5.150.000)=-190.000 
 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ: 
LNTR = - (15.000-0)=-15.000 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: 
LNTCb =-(340.000-300.000)=-40.000 
 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 
LNTCq =- (450.000-500.000)=50.000 
 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 
 LN = QLN+ KLN+ PLN+ RLN + ZLN + CbLN + CqLN 
 = 157.190 + (-7.190) + (-60.000) + (-190.000) + (-15.000) + (-40.000) + 
50.000 
 = 105.000. 
Nhận xét: 
Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận : Lợi nhuận giảm 
105.000.000 đồng. Đó là do : 
Tuy Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên 14,29 % so với kế hoạch nhưng nó 
làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi 157.190.000 đồng: Doanh nghiệp làm 
 Trang 44 Lê Thị Kim Phượng 
tốt công tác bán hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ để tăng doanh thu nhưng 
do phải sử dụng nhiều chính sách khác nhau : hạ giá bán, chiết khấu . 
 Kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 7.190.000 đồng. 
Đây là nguyên nhân khách quan tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường. 
 Giá bán có xu hướng giảm làm cho lợi nhuận giảm 60.000.000 đồng : Có thể 
là do chính sách giảm giá để tăng khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. 
 Giá thành đơn vị tăng lên làm cho lợi nhuận giảm đáng kể 190.000.000 
đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa làm tốt khâu sản xuất nên cần kiểm tra từ khâu 
cung ứng, sản xuất, tổ chức sản xuất, lao động để hiểu rõ nguyên nhân, đưa ra biện 
pháp khắc phục. 
 Các khoản giảm trừ tăng cũng làm cho lợi nhuận giảm xuống 15.000.0000 
đồng. 
 Chi phí bán hàng tăng lên làm cho lợi nhuận giảm 40.000.000 đồng, doanh 
nghiệp tăng cường khâu tiêu thụ nên chi phí bán hàng tăng lên là điều dễ chấp 
nhận. 
 Chi phí quản lý giảm đã làm tăng lợi nhuận lên 50.000.000 đồng. Chứng tỏ 
khâu quản lý của doanh nghiệp thực hiện tốt. 
Câu hỏi ôn tập 
Bài 1 
Bài 2 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh.pdf