Giáo trình Nhập môn truyền thông giao tiếp
CHƯƠNG I: DẪN NHẬP TRUYỀN THÔNG
CÂU HỎI
1. Hãy vẽ và giải thích hệ thống phân cấp nhu cầu con người của Maslow.
2. Với mỗi tầng nhu cầu trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, hãy nêu ra
các ví dụ truyền thông mà con người có thể thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
3. Hãy nêu ra những giá trị mà việc truyền thông giao tiếp có thể góp phần định hình
và phát triển.
4. Hãy nêu và phân tích định nghĩa truyền thông giao tiếp (gọi tắt là truyền thông).
5. Giải thích khái niệm “khoảng cách truyền thông” (gap communication). Hãy nêu ra
một ví dụ kinh nghiệm truyền thông của chính bạn nhằm minh họa khái niệm này.
6. Vẽ và giải thích các mức trong phổ truyền thông giao tiếp. Hãy cho biết mức nào
được xảy ra nhiều nhất trong những truyền thông giao tiếp xảy ra thường ngày.
7. Khi phân tích nghĩa được trao đổi trong một tiến trình truyền thông, người ta nhận
thấy có hai mức, đó là những mức gì? Giải thích các mức này và nêu một ví dụ
truyền thông để minh họa.
8. Vẽ mô hình truyền thông tuyến tính. Giải thích các thành phần trong một tiến trình
truyền thông theo mô hình này. Hãy cho biết các nhược điểm của mô hình này.
9. Vẽ mô hình truyền thông tương tác. Giải thích các thành phần trong một tiến trình
truyền thông theo mô hình này. Hãy cho biết các nhược điểm của mô hình này.
10. Vẽ mô hình truyền thông giao tác. Giải thích các thành phần trong một tiến trình
truyền thông theo mô hình này.
11. Dựa trên sự tổng hợp ba mô hình truyền thông bao gồm mô hình tuyến tính, mô
hình tương tác và mô hình giao tác, hãy nêu ra tất cả những thành phần trong một
tiến trình truyền thông.
12. Hãy đưa ra một tình huống về truyền thông giao tiếp mà bạn đã từng trãi qua. Áp
dụng một trong ba mô hình truyền thông đã được học để lý giải tình huống này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn truyền thông giao tiếp
hận chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất. Complete có nghĩa là đầy đủ hay hoàn chỉnh, thông điệp cần cung cấp đầy đủ thông tin. Concise có nghĩa là ngắn gọn, súc tích, thông điệp cần ngắn gọn, tránh rườm rà, nhưng vẫn đầy đủ thông tin, và ngắn gọn không có nghĩa là tóm tắt. Correct có nghĩa là chính xác, thông tin đưa ra cần phải chính xác. Và Courteous có nghĩa là lịch sự, thông điệp cần truyền đi theo cách mà qua đó mức quan hệ biểu lộ sự tôn trọng của bạn đối với họ. Bạn hãy dựa vào nguyên tắc 5C này để đánh giá thông điệp mà người trưởng bộ phận ngân hàng đã chuyển đến cô thư ký mới. 4. Bài tập sau giúp bạn thực hành sự gắn bó với quan điểm song đôi. Trong tuần này bạn hãy thực hiện một cuộc đàm thoại với một người như sau: • Trước tiên bạn chọn một chủ đề nào đó (HIV, sống thử trong sinh viên, đánh giá việc thi cử ở đại học, sinh hoạt tại ký túc xá, ). Sau đó bạn ghi lại những lý giải, suy nghĩ, cảm xúc của bạn về vấn đề này. • Kế tiếp, bạn chọn một người nào đó và hỏi họ về vấn đề này. Bạn cố gắng không biểu lộ ra sớm những suy nghĩ và cảm xúc của mình để có thể lắng nghe bạn mình nói. • Bạn cố gắng tập trung chú ý vào những gì bạn mình nói. Bạn mình mô tả, lý giải vấn đề ra sao, biểu lộ cảm xúc như thế nào, đưa ra những quan điểm gì về vấn đề đó? • Bạn hãy đưa ra những câu hỏi. “Bạn nói như thế có nghĩa là gì?”, “Bạn có thể nói rõ hơn về ” “Bạn có thể giải thích rõ hơn về ” “Ý bạn nói như vậy có nghĩa là gì?” “Theo bạn nghĩ vấn đề này như thế nào?” “Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề này?” • Sau đó bạn cố gắng ghi lại những suy nghĩ, lý giải, quan niệm, cảm xúc, của bạn mình về vấn đề mà bạn đã chọn. Cuối cùng, hãy đối chiếu với những thông tin của bạn trước đó về vấn đề này. Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -17- CHƯƠNG V: TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÙNG LỜI CÂU HỎI 1. Hãy trình bày những điểm giống nhau giữa truyền thông dùng lời và truyền thông không dùng lời. 2. Hãy trình bày những điểm khác nhau giữa truyền thông dùng lời và truyền thông không dùng lời. 3. Hãy nêu ra những ví dụ về hành vi không lời trong tiến trình truyền thông giao tiếp giữa con người với nhau mà bạn quan sát được. 4. Hãy đưa ra những ví dụ cho thấy ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến những hành vi không lời trong truyền thông giao tiếp giữa con người với nhau. 5. Hãy nêu một số ví dụ về truyền thông không dùng lời nhằm cho thấy chúng được hướng dẫn bởi các quy tắc giống như truyền thông dùng lời vậy. 6. Hãy đưa ra một ví dụ tình huống truyền thông nhằm cho thấy truyền thông không dùng lời có nhiều kênh truyền tải thông điệp. 7. Trình bày các nguyên tắc truyền thông không dùng lời. 8. Hãy nêu ra các ví dụ nhằm minh hoạ truyền thông không dùng lời có thể hỗ trợ hoặc thay thế truyền thông dùng lời. 9. Hãy nêu ví dụ nhằm cho thấy các hành vi không lời trong một tiến trình truyền thông có thể điều chỉnh sự tương tác giữa các đối tượng tham gia truyền thông. 10. Hãy nêu ví dụ nhằm cho thấy mức quan hệ của một thông điệp được xác định hoặc thể hiện thông qua truyền thông không dùng lời. 11. Hãy sưu tầm một số ví dụ nhằm minh họa truyền thông không dùng lời có thể mang những ý nghĩa khác nhau từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. 12. Trình bày các dạng truyền thông không dùng lời. Nêu các ví dụ minh họa. 13. Hãy phân tích việc sử dụng thời gian như là một truyền thông không dùng lời. Đồng thời cho biết bạn sẽ có những nhận xét hoặc đánh giá như thế nào thông qua việc quan sát sử dụng thời gian của những người xung quanh bạn? Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -18- 14. Hãy cho biết quan niệm của bạn về thời gian? Bạn thể hiện quan niệm này thông qua những hành vi không lời liên quan đến việc sử dụng thời gian như thế nào? 15. Dựa trên sự quan sát của bạn về những hành vi không lời liên quan đến việc học tập của những bạn cùng lớp, bạn hãy cho biết chúng mang lại cho bạn những thông điệp gì về các bạn đó. 16. Hãy phân tích những lợi ích chúng ta có thể có được từ khả năng giám sát những truyền thông không dùng lời của chúng ta trong một tiến trình truyền thông giao tiếp. 17. Hãy lý giải tại sao chúng ta phải cẩn thận khi giải thích những truyền thông không dùng lời của người khác khi chúng ta tiến hành truyền thông giao tiếp với họ. BÀI TẬP 4. Hãy ghi lại ba dạng truyền thông không dùng lời mà bạn có thể dùng để hỗ trợ cho thông điệp bằng lời: “Không, tôi không đồng ý với việc đó!” 5. Một nhân viên bán hàng trong một cửa hàng từ từ tiến về phía bạn, đầu cúi xuống (nhìn xuống đất) và nói với một giọng buồn bã, bất cần: “Tôi có thể giúp gì cho ông (bà)?” • Giả sử bạn là khách hàng, thông điệp mà bạn thực sự nhận được là gì? • Phản hồi của bạn đối với nhân viên bán hàng tẻ nhạt kia có thể là gì? 6. Bạn nhận được một bức thư khuyến mãi của một khách sạn quảng cáo về thái độ chăm sóc khách hàng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên ở đây nhưng bản thân bức thư lại được đánh máy cẩu thả, có một số lỗi chính tả và không được ký tên. • Giả sử bạn là khách hàng, thông điệp mà bạn thực sự nhận được là gì? • Phản hồi của bạn đối với khách sạn đã gửi thư khuyến mãi có thể là gì? 7. Một nhân viên đến phòng của bạn và đưa ra một đề nghị thay đổi phương pháp làm việc. Bạn nói với cô ấy: “Tôi nghĩ rằng ý tưởng của cô rất hay. Nhất định tôi sẽ suy nghĩ nghiêm túc về việc áp dụng nó.” Điệu bộ của bạn thì: Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -19- - Bạn tránh nhìn thẳng vào mắt cô ấy khi cô ấy đang nói. - Rờ tay lên cổ áo khi cô ấy đang nói. - Bạn đứng quay lưng lại với cô ấy khi bạn đang nói. Thông điệp thực sự mà cô ấy nhận được từ truyền thông dùng lời kết hợp với những kênh truyền thông không dùng lời là gì? 8. Theo kinh nghiệm của bạn, những dạng truyền thông không dùng lời nào (điệu bộ, cử chỉ, sự di chuyển cơ thể, mắt, ) được xem là khó có thể chấp nhận ở Việt Nam, khó chấp nhận trong môi trường giao tiếp ở đại học (Việt Nam)? 9. Thông qua quan sát của chính bạn, hãy xác định hai biểu tượng liên quan đến công việc trong đó thể hiện thông điệp về quyền hạn và vị trí của một người đang làm việc trong cơ quan (cán bộ, công nhân viên, giáo viên, ). 10. Với mỗi dạng truyền thông không dùng lời sau đây, bằng cách đánh dấu vào cột thích hợp hãy cho biết bạn coi đó là biểu hiện của hành vi hung hăng, quyết đoán hay yếu đuối của một nhà quản lý. Loại hành vi Hung hăng Quyết đoán Yếu đuối Chỉ ngón tay về phía ai đó khi đang hướng dẫn. Ngồi gập người xuống bàn và nghịch giấy trong tay khi đang khiển trách một nhân viên. Cười và hướng người về phía ứng viên trong một buổi phỏng vấn truyển người. Đấm mạnh tay xuống bàn trong khi bạn giải thích về một chi tiết kỹ thuật. Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -20- CHƯƠNG VI: LẮNG NGHE CÂU HỎI 18. Hãy nêu ra sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe. 19. Hãy giải thích tại sao nói lắng nghe là một tiến trình sinh lý, đồng thời cũng là một tiến trình tâm lý và nhận thức. 20. Hãy nêu và phân tích định nghĩa lắng nghe. 21. Hãy cho biết những yếu tố nào được thể hiện trong ký tự lắng nghe của Trung Quốc. Hãy cho biết những phân tích của bạn đối với những yếu tố này, chúng nhằm nói lên ý nghĩa gì trong quá trình lắng nghe? 22. Hãy nêu ra những chướng ngại bên ngoài có thể làm cản trở việc lắng nghe hiệu quả? Bạn có thể làm gì để hạn chế phần nào những chướng ngại bên ngoài này nhằm giúp bạn lắng nghe tốt hơn. 23. Hãy nêu ra những chướng ngại chướng ngại bên trong có thể làm cản trở việc lắng nghe hiệu quả? Bạn có thể làm gì để khắc phục phần nào những chướng ngại bên trong này nhằm giúp bạn lắng nghe tốt hơn. 24. Trình bày các dạng không lắng nghe. Nêu ví dụ. 25. Hãy đưa ra một ví dụ về dạng không lắng nghe hướng vào chính bản thân mình hơn là hướng vào người đang nói. 26. Hãy cho biết con người có thể có những mục tiêu lắng nghe nào? Nêu ví dụ minh họa. 27. Hãy giải thích nguyên tắc lắng nghe gắn bó, quan tâm, trong hiện tại. 28. Trình bày các nguyên tắc nhằm hướng dẫn việc lắng nghe hiệu quả. 29. Hãy nêu những kỹ năng lắng nghe có thể áp dụng thích hợp với từng loại mục tiêu lắng nghe khác nhau. 30. Hãy nêu một số ví dụ cho thấy cách bạn đáp ứng với người nói nhằm thể hiện việc lắng nghe tích cực và chủ động. Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -21- 31. Hãy phân tích những định kiến cá nhân có thể ngăn cản việc lắng nghe hiệu quả. Nêu ví dụ cụ thể. 32. Hãy nêu ra một số kinh nghiệm không lắng nghe hiệu quả của bản thân bạn trong quá trình học tập tại Đại học Đà Lạt. Bạn hãy phân tích những chướng ngại nào đã làm cho bạn không lắng nghe hiệu quả? Bạn cho biết bạn sẽ cải tiến việc lắng nghe của bạn như thế nào trong tương lai? BÀI TẬP 1. Hãy nghĩ về một lần trong quá khứ khi bạn đang ngồi nghe giáo viên hoặc bạn mình trình bày một vấn đề nào đó, hoặc đang ngồi trong một cuộc họp và bạn nhận thấy rằng bạn đã không nghe rõ một cách chính xác. Bạn hãy cho biết điều gì đã ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe của bạn? 2. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với các bạn cùng lớp hay ở cùng chỗ trọ với bạn. Làm thế nào bạn thể hiện được sự chú ý, gắn bó thật sự của mình đến người nói? Hãy ghi lại những gì mà bạn cho là bằng chứng về sự chú ý hay gắn bó của bạn. 3. Sau buổi nói chuyện với cấp trên của mình, Toàn than thở “Tôi không thể chịu đựng nổi cách ông ta nói chuyện với tôi. Ông ta không thèm nhìn tôi khi tôi trả lời các câu hỏi. Ông ta ngồi như tượng trên ghế và hai mắt thì lim dim. Thỉnh thoảng ông ta còn nói chuyện điện thoại di động khá lâu. Tôi có cảm giác như là không có ông ta ở trong phòng.” Theo bạn để thể hiện sự chú ý của mình đến những gì Toàn đang nói thì cấp trên của Toàn nên làm gì? 4. Bạn hãy ghi lại ít nhất ba cách mà bạn có thể dùng để khuyến khích người đang nói với bạn tiếp tục nói. 5. Khi bạn là người nói, bạn dựa vào những bằng chứng nào để biết được rằng người nghe đã hiểu bạn? Bạn hãy viết ra những bằng chứng đó. 6. Chúng ta cùng xem xét đoạn hội thoại sau: A: Tôi chẳng hiểu gì cả. Đầu tiên, sếp của tôi yêu cầu tôi làm việc này, sau đó cô ấy bảo tôi dừng tất cả lại và chuyển sang làm một việc khác. B: Bạn nghĩ rằng cô ấy nhầm lẫn ? Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ Nhập môn truyền thông giao tiếp -22- A: Không hoàn toàn là nhầm lẫn – cô ấy đã nói cho tôi biết những gì cô ấy muốn một cách rất thẳng thắn – có lẽ chính là do không được rõ ràng. B: Bạn có cảm giác rằng cô ấy đã hướng dẫn một cách tùy tiện A: Chính xác! • Bạn nhận xét như thế nào về khả năng lắng nghe của B. • Bạn nhận xét về sự phản hồi của B trong khi lắng nghe A. 7. Bạn là một nhân viên bán hàng tại một cửa hàng bán điện thoại di động. Bạn đang tiếp một vị khách mà bề ngoài trông rất thời trang. Cô ấy nói rằng cô đang muốn mua một chiếc điện thoại đi động nhỏ, kiểu dáng đẹp và có nhiều chức năng. Bạn đã giới thiệu cho cô ta một số mẫu điện thoại di động nhưng dường như cô ta vẫn chưa hài lòng. Để phản hồi lại thông điệp ấy nhằm thể hiện sự lắng nghe của mình đối với khách hàng, bạn sẽ nói gì? 8. Hùng là một thợ tiện có tay nghề cao. Sáu tháng trước đây, do áp dụng công nghệ mới, công ty mà khi đó anh đang làm việc đã phải giảm một nửa số nhân viên. Hùng là một trong những người phải ra đi. May mắn hơn cho anh là anh đã dễ dàng tìm được công việc mới một cách nhanh chóng và đã ổn định tốt – anh cảm thấy thoải mái khi ở công ty mới. Sau bốn tháng làm việc anh và các đồng nghiệp khác nhận được thông báo từ cấp trên rằng để duy trì tính cạnh tranh, công ty sẽ đưa vào vận hành một số máy mới được điều khiển bằng máy vi tính. Cấp trên của anh cũng nói rõ rằng anh và các đồng nghiệp sẽ không bị mất việc làm. Bản thân ông ta coi đó là tốt nếu xét theo khía cạnh tăng thu thập và cải thiện điều kiện làm việc. Thái độ của Hùng đối với công việc bắt đầu trở nên kém đi. Sếp của anh thấy anh trở nên thô lỗ và rất khó quản lý. Hùng cố gắng thuyết phục phía Công đoàn phản đối việc áp dụng công nghệ mới. Khi việc này không thành công anh thậm chí còn trở nên khó tính hơn. Anh thích tranh cãi và rất khó chịu. • Nếu bạn là sếp của Hùng, bạn lắng nghe được những gì từ những hành vi không lời của Hùng (cách ứng xử của Hùng). • Nếu bạn là sếp của Hùng, bạn sẽ (hãy khoanh tròn vào lựa chọn của bạn): Bỏ qua cách ứng xử của anh ta. Nói với anh ta rằng anh ta nên tỉnh táo trở lại. Trao đổi với anh ta về việc chống đối với anh ta. Báo cáo về anh ta với cấp trên của bạn. Nguyễn Hữu Tân Khoa CTXH&PTCĐ
File đính kèm:
- giao_trinh_nhap_mon_truyen_thong_giao_tiep.pdf