Giáo trình Nhập môn thiết kế website

1. Giới thiệu về Linux

1.1. Linux là gì?

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều

hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển

mã nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một

sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong

vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu

này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public

License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng

tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống

Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân

Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux.

Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn

ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như

GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như

OpenOffice.org.

Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên,

hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard,

đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách

thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux

đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so

với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên

bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows)

cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một

đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn

mở hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm

tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều

hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ

tăng lên.

1.2. Linux có gì hấp dẫn?Có lẽ bạn đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen lập trình trên

hệ điều hành này. Windows có thể nói là một hệ điều hành khá "hoàn hảo", dễ sử dụng,

với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng. Vậy thì tại sao

chúng ta lại phải tìm đến một hệ điều hành mới như Linux? Điều đó liệu có thực sự

cần thiết không? Nhất là đối với sinh viên như chúng ta, những người mới chập chững

bước vào con đường làm tin học? Câu trả lời là CÓ.

1. Vấn đề bản quyền

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay

thì đây là một vấn đề nổi cộm. Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là

rất phổ biến (nước ta dẫn đầu thế giới về số lượng phần mềm dùng không có bản

quyền).Tuy nhiên, theo báo cáo của LHQ, trong những năm tới nếu Việt Nam không

có biện pháp giải quyết vấn đề này thì sẽ khó lòng gia nhập vào WTO, thậm chí sẽ có

thể bị trả đũa quyết liệt trong các quan hệ kinh tế thương mại với các nước. Nếu tình

trạng đánh cắp bản quyền phần mềm của Việt Nam là 100 triệu USD mỗi năm thì sẽ

có một lượng hàng hóa có giá trị tương đương không bán được ở Mỹ và các nước phát

triển khác (vụ kiện cá Tra - cá Basa là một ví dụ). Và như vậy người thiệt hại đầu tiên

sẽ chính là người lao động Việt Nam. Trước tình hình đó, việc tự xây dựng cho mình

những phần mềm thương hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách. Phần mềm

mã nguồn mở được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền ở nước

ta hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so với các phần mềm

truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo).

Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta có thể tận dụng được những

công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam, tiết

kiệm được rất nhiều công sức so với việc phát triển từ đầu. Linux là một hệ điều hành

mã nguồn mở như vậy!!!

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhập môn thiết kế website trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 8800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn thiết kế website", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn thiết kế website

Giáo trình Nhập môn thiết kế website
san/ppa 
 Mở Terminal bằng tổ hợp phím Ctrl + Alt + T, thêm gói ppa:eugenesan/ppa bằng 
 câu lệnh 
 $ sudo add-apt-repository ppa:eugenesan/ppa 
Ấn Y và enter để chấp nhận thêm gói vào hệ thống của bạn 
Bước 2: Cập nhật apt bằng câu lệnh: 
$ sudo apt-get update 
Bước 3: Cài đặt smartgit bằng câu lệnh: 
$ sudo apt-get install smartgit 
Ấn Y và enter để chấp nhận cài đặt smartgit vào hệ thống của bạn 
 Bước 4: Cài đặt smartgithg bằng câu lệnh: 
$ sudo apt-get install smartgithg 
Đến đây, đã hoàn thành quá trình cài đặt Smartgit trên Ubuntu 18.04. 
 Sau đây là những cấu hình đầu tiên để chạy Smartgit trên hệ thống 
2. Khởi động Smartgit 
Để khởi động Smartgit, ngay ở cửa sổ Terminal, gõ Smartgit, rồi ấn Enter để 
khởi động nó. 
Cửa sổ này sẽ hiện lên 
Smartgit hỏi bạn có chấp nhận điều khoản sử dụng của Smartgit không? Nên đọc 
kỹ trước khi sử dụng, rồi tích chọn và ấn Next để tiếp tục. 
Bước tiếp theo smartgit yêu cầu cung cấp tài khoản git để lưu config cho các lần 
sử dụng tiếp theo, hai thông số này bao gồm User Name và Email: 
Bước tiếp theo là cấu hình SSH Client, nên chọn mặc định trong bước này. 
Bước tiếp theo là bước chọn Style cho Main Window. Với những người dùng 
git chuyên nghiệp thì nên chọn Log History để xem nhánh cho dễ. Nếu chọn mà 
thấy không thích hợp thì cũng có thể thay đổi sau. 
 Màn hình Privacy cũng là màn hình cuối cùng của quá trình cài đặt. 
 Ở đây chọn Finish để hoàn tất. 
Màn hình Welcome to Smartgit sẽ hiện ra. Đến đây, đã hoàn thành quá trình Cài đặt 
Smartgit trên Ubuntu 18.04. 
 CHƯƠNG 05: SỬ DỰNG GITHUB TRÊN UBUNTU 
1. Quy tắc làm việc trên kho mã nguồn Github 
 GitHub là một phần mềm kiểm soát phiên bản "VCS" được sử dụng nhiều. Nó rất hữu 
ích khi dự án của bạn có nhiều hơn một người cùng làm việc. Ví dụ, một nhóm phát triển 
phần mềm muốn xây dựng một trang web và mọi người phải cập nhật code của họ đồng 
thời trong khi làm việc với dự án. Trong trường hợp này, Github giúp họ xây dựng một 
kho lưu trữ tập trung, nơi mọi người có thể tải lên, chỉnh sửa và quản lý các đoạn code 
của dự án đó. 
 GitHub có nhiều lợi thế khác nhau nhưng nhiều người thường nghi ngờ tại sao không 
sử dụng dropbox hoặc bất kỳ hệ thống dựa trên điện toán đám mây nào? Để trả lời câu 
hỏi này, bạn hãy hình dung: Nếu có nhiều hơn hai nhà phát triển phần mềm đang làm 
việc trên cùng một file và họ muốn cập nhật đồng thời. Thật không may, người lưu tệp 
đầu tiên sẽ được ưu tiên hơn những người còn lại. Trong khi đó ở Github, điều này không 
xảy ra như vậy. Github có cơ chế ghi lại các thay đổi và phản ánh chúng theo một cách 
có tổ chức để tránh mọi sự xung đột chồng chéo hoặc trùng lắp giữa bất kỳ tệp nào được 
tải lên. Do đó, sử dụng kho lưu trữ tập trung GitHub, sẽ tránh được tất cả sự nhầm lẫn và 
làm việc trên cùng một tập tin hoặc dự án sẽ trở nên rất dễ dàng. 
 Git là một công cụ kiểm soát phiên bản cho phép bạn thực hiện tất cả các loại hoạt 
động để lấy dữ liệu từ máy chủ trung tâm hoặc đẩy dữ liệu đến nó trong khi GitHub là 
một nền tảng lưu trữ cốt lõi để giúp lập trình viên cộng tác với nhau kiểm soát các phiên 
bản mã code. Hay nói cách khác, GitHub là một tập hợp nhiều kho lưu trữ được đặt trên 
một máy chủ từ xa, nó cho phép bạn lưu trữ kho của mình trên đó. 
Dưới đây là những ưu điểm mà GitHub làm cho git trở nên đơn giản hơn: 
- GitHub cung cấp một giao diện trực quan (nền web) đẹp mắt giúp ta theo dõi hoặc quản 
lý các dự án được kiểm soát phiên bản ở local trái ngược so với Git. 
- Khi bạn đăng ký GitHub, bạn sẽ được kết nối với các mạng xã hội bao gồm các tổ chức, 
cá nhân cũng đang làm việc cùng lĩnh vực với bạn giúp bạn có thể trao đổi với họ và theo 
dõi các thông tin mới nhất về các dự án code khác mà bạn quan tâm. 
2. Các câu lệnh cơ bản trong Github 
 Để có thể khởi tạo git trong project, git sẽ bắt đầu theo dõi quá trình thêm mới, sửa đổi 
 hoặc xoá các file, chỉ cần vào thư mục gốc của project và chạy câu lệnh như sau: 
 $ git init 
 Hoặc nếu chưa có project nào thì có thể tìm một remote repository và clone project để 
 sử dụng git trong việc phát triển tiếp mã nguồn đó. 
 $ git clone /path/to/repository 
 Ví dụ sau đây tạo một repository sau đó clone project của để sử dụng tại local như sau: 
 $ git clone https://github.com/trongtai37/javascript.git 
 Khi làm việc để phát triển các project thì việc tất yếu phải làm là chỉnh sửa, thêm mới, 
 xoá các file code và nếu project đã được tích hợp git, thì những thay đổi trong quá 
 trình trên đã được git theo dõi kỹ càng đến từng ký tự. Để biết code đã được thay đổi 
 những gì chỉ cần dùng câu lệnh sau: 
 $ git status 
Trong kết quả trả về của câu lệnh trên git cho biết được những file đã thêm(add), sửa 
(modified) và xoá (deleted). 
Và khi chắc chắn với những sự thay đổi với source code, mã nguồn thực thi đúng chức 
năng. Lưu lại trạng thái của source code để trong quá trình sử dụng code và bảo trì sau 
này tránh có xảy ra sai sót nhất định. Muốn làm được việc này thì chúng ta sử dụng 
câu lệnh: 
$ git commit –m “Commit message” 
Câu lệnh này ghi nhận rằng muốn lưu trạng thái của code hiện tại, và để dễ dàng ghi 
nhớ hơn đính kèm theo một message, dễ dàng cho việc tìm kiếm và nhanh chóng 
hơn. Nhưng trước hết cần cho git biết được rằng cụ thể trạng thái project của các file 
là như thế nào. Có thể thay đổi, xoá nhiều file và git có thể theo dõi việc đấy, khi muốn 
lưu lại trạng thái của source code thì phải add những thay đổi đó vào một gói hàng, từ 
đó khi commit thì mọi thứ sẽ được lưu lại bằng một trạng thái của source code, bằng 
câu lệnh sau: 
$ git add 
Nếu chỉ muốn add một file bất kỳ để sử dụng cho lần commit tiếp theo thì có thể add 
theo cú pháp như sau: 
$ git add 
Khi đã lưu được trạng thái của source code, để áp dụng và lưu trang thái này lên remote 
repository, chúng ta dùng câu lệnh sau: 
$ git push 
trong đó remote_repository là nơi bạn muốn đẩy code lên và đẩy vào branch nào 
của remote_repository đó. Khi câu lệnh hoàn thành nếu có quyền push lên branch đó 
thì source code trên remote_repository sẽ được cập nhật trạng thái mới nhất. 
Ví dụ: 
$ git push origin master 
Có thể đặt tên cho remote_repository của mình để dễ nhớ hơn và thuận tiên cho việc 
sử dụng trong các câu lệnh khác bằng cách: 
$ git remote add 
Ví dụ: 
$ git remote add origin 
 https://github.com/trongtai37/javascript.git 
Khi tạo một repository thì branch master sẽ tự động được tạo và là branch mặc định 
làm việc hiện tại. Đối với các project cá nhân thì làm việc trên branch này có thể đáp 
ứng đủ các yêu cầu. Tuy nhiên đối với các dự án công nghệ trong thực tế khi mà có 
nhiều tính năng và muốn phát triển nhiều tính năng cùng lúc thì rõ ràng một branch 
master là không đủ. Chúng ta có thể tạo nhiều branch khác và phát triển các tính năng 
riêng biệt trên từng branch đó cho đến khi hoàn thành cả hai thì có thể gộp chung và 
branch master. 
 CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG CÁC TRANG WEB ĐỂ HỌC LẬP TRÌNH 
1. Cách học lập trình web hiệu quả 
Học lập trình đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua, từ sở thích cá nhân trở 
thành sự nghiệp của nhiều người. Ngày nay chúng ta có thể học code online dễ dàng, 
hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là một số phương pháp nhằm giúp học lập trình tốt hơn, 
hiệu quả hơn. 
• Xác định được ngôn ngữ mình sẽ theo đuổi 
 Đây chính là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất cho người muốn học 
lập trình website. Có người chỉ học và theo đuổi duy nhất một ngôn ngữ lập trình, song 
có người lại có khả năng học và theo đuổi nhiều ngôn ngữ khác nhau, nắm bắt được chi 
tiết từng ngôn ngữ này. 
 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, còn theo các chuyên gia thì tốt nhất bạn nên theo 
đuổi duy nhất một ngôn ngữ mà thôi. Khi đó bạn sẽ dành toàn tâm, toàn ý, hết tất cả thời 
gian để nghiên cứu, học tập chuyên sâu về nó. Đến khi bạn nắm rõ và đã trở thành một 
chuyên gia thực thụ về ngôn ngữ này thì hãy tìm hiểu và học qua ngôn ngữ khác. Việc 
nắm được nền tảng cơ bản của sẽ giúp bạn mình thấy dễ dàng hơn khi chuyển qua một 
loại ngôn ngữ khác. 
• Dành thời gian và sự kiên nhẫn lúc khởi đầu 
 Ông bà ta có câu “vạn sự khởi đầu nan”, điều này luôn đúng với tất cả mọi lĩnh vực, 
không ngoại trừ việc học lập trình website. Khi mới bắt đầu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy 
vô cùng khó khăn, tuy nhiên nếu như dành thời gian, tập trung nghiên cứu về nó, chắc 
chắn việc trở thành một lập trình viên giỏi không còn là chuyện khó khăn. 
 Phải cố gắng học tập, ngoài việc học ở trường, ở trung tâm, có thể đọc thêm sách, tham 
khảo những kiến thức về lập trình PHP, hay những ngôn ngữ khác mà bạn đang học 
thông qua internet. Đã có không ít người thành công với ngành nghề này mà không cần 
 133 
phải đến trường lớp, chỉ cần học hỏi qua mạng, do vậy chỉ cần nỗ lực là có thể thành 
công. 
• Học lập trình web qua video 
 Một phương pháp học tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả tuyệt vời nhất là nếu 
chưa có kinh nghiệm gì về hay chưa từng học qua , chúng ta hoàn toàn có thể xem các 
video hướng dẫn ở trên mạng và làm theo. Điểm cộng lớn nhất của nó là dễ dàng tiếp 
cận được với lập trình, nhưng nên nhớ phải học và ghi nhớ từng bài, hiểu được những gì 
mình đang tìm hiểu. Lập trình website yêu cầu phải có sự sáng tạo. Ta không thể học vẹt 
cũng như rập khuôn, cứng nhắc với những gì chỉ dạy trong video, khi đó sẽ chẳng thu lại 
được bất kỳ hiệu quả. Ngoài ra, hãy cố gắng dành thời gian để học và tham khảo những 
bài giảng với nhiều hình thức khác, khi đó sẽ hiểu được chuyên sâu về nó hơn. 
• Từ nhiều nguồn tài liệu học khác nhau 
 Chúng ta cũng có thể tìm hiểu về những nguồn thông tin và kiến thức về lập trình qua 
sách, trang web, diễn đàn về lập trìnhTại đây, bạn hoàn toàn có thể thu thập được rất 
nhiều kiến thức lập trình dù là cơ bản hay nâng cao. Những người đi trước sẽ truyền dạy 
được cho bạn những kiến thức bổ ích. Điều quan trọng là cần xác định loại ngôn ngữ mà 
bạn học là gì để từ đó lựa chọn được diễn đàn phù hợp. Xem thêm: Rõ ràng, mỗi ngôn 
ngữ lập trình dù là PHP, hay JAVA đều sẽ có những đặc điểm riêng. Sau khi lựa chọn 
được loại ngôn ngữ nào mà mình theo đuổi thì bạn mới bắt tay vào tìm kiếm tài liệu cũng 
như học hỏi về nó. 
2. Sử dụng trang web dạy học lập trình 
 Có nhiều lý do để bạn đến với lập trình, có thể là vì đang muốn tìm kiếm cơ hội đổi 
nghề để trở thành lập trình viên hay muốn xây dựng website để khởi nghiệp kinh doanh 
online, hay muốn làm ứng dụng gì đó để tự động hóa công việc của mình hoặc muốn có 
thêm kỹ năng mới để sẵn sàng hội nhập thế giới số, cách mạng công nghiệp 4.0. Dù thế 
nào thì lập trình cũng đang là kỹ năng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người vì ở đâu 
có máy tính, có thiết bị số, có vi mạch điều khiển, là ở đó có lập trình. Cùng xem qua 
danh sách những trang web dạy lập trình hiệu quả. 
• Coursera 
 Coursera hiện có hơn 1 triệu học viên đăng ký từ hơn 200 quốc gia. Trên đây bạn có 
 thể tìm thấy rất nhiều nhiều khóa học hay trong nhiều lĩnh vực khác nhau của các Giáo 
 sư từ các Đại học hàng đầu của thế giới như Penn, Standford, Duke, Princeton.Riêng 
 trong lĩnh vực lập trình, bạn sẽ thấy có những khóa học nền tảng, cung cấp kiến thức 
 cơ bản về lập trình, cấu trúc dữ liệu, giải thuật đến những khóa học lập tình web, lập 
 trình ứng dụng trên những ngôn ngữ cụ thể như C#, Python, Java, lập trình Android, 
 lập trình iOS, Các khóa học thường được tổ chức theo tuần kèm theo các yêu cầu 
 bạn cần thực hiện trong tuần đó. Bạn sẽ được học miễn phí nhưng nếu muốn truy cập 
 đầy đủ bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, làm dự án và nhận chứng chỉ bạn phải tốn một 
 khoản phí khoảng 49USD/tháng. 
• Udemy 
 Được thành lập vào năm 2010, Udemy hiện có hơn 45000 khóa học trên nhiều lĩnh 
 vực khác nhau. Các khóa học thường là phải trả phí nhưng Udemy cũng cung cấp cho 
 người học một số khóa miễn phí hay thỉnh thoảng có chương trình ưu đãi miễn phí 
 trên một số khóa học để người dùng có cơ hội thử trải nghiệm. Bạn dễ dàng tìm thấy 
 các khóa học miễn phí này bằng cách gõ vào tiêu chí Free, Udemy sẽ hiện ra các khóa 
 học đang được miễn phí. Ngoài ra, Udemy cũng hay có chương trình chỉ 10USD cho 
 một khóa học, nếu quan tâm bạn có thể kiên nhẫn chờ các dịp khuyến mãi của Udemy 
 (khá thường xuyên) để chọn cho mình khóa học phù hợp. 
• Khan Academy 
 Khan Academy là trường học trực tuyến do Sal Khan sáng lập, được tài trợ bởi quỹ 
 Gates Foundation và Google. Khan Academy mang đến cơ hội học tập, nâng cao tri 
 thức cho hàng triệu người trên khắp thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ với các chương 
 trình học toán, lý, hóa, sinh học, nghệ thuật, tiếng Anh, SAT,và cả lập trình. Các 
 khóa học lập trình trên Khan Academy chủ yếu là về Javascript, làm web page và web 
 game đơn giản với Javascript và CSS. Ngoài ra, trên Khan Academy còn có những 
 khóa học cơ bản về khoa học máy tính, mã hóa, internet, Tuy không chuyên sâu về 
 ngôn ngữ lập trình như các trang web khác nhưng cách trình bày, cách tổ chức môn 
 học trên Khan Academy cũng đáng để bạn nên tham khảo. 
• Codecademy 
 Codecademy là trang web dạy lập trình theo phương pháp tương tác, nghĩa là bạn sẽ 
 hiểu thông qua từng bước thực hiện theo ví dụ hướng dẫn. Codeademy có giao diện 
 khá trực quan, đơn giản, rất dễ dùng. Bạn sẽ được đưa ra một nhiệm vụ (task) và bạn 
 sẽ thực hiện từng bước theo hướng dẫn, giải thích để hoàn thành nhiệm vụ đó. Hiện 
 nay Codecademy cung cấp khá nhiều khóa học về PHP, HTML, CSS, Javascript, 
 Python, Java, jQuery, Ruby On Rails... 
• W3Schools 135 
 W3Schools có các bài hướng dẫn lập trình, tài nguyên lập trình, ví dụ, các bài tập để 
 giúp bạn học code. Câu biểu ngữ của họ là ‘The World’s Largest Web Developer Site,’ 
 và thật vậy, nó sẽ không khiến bạn thất vọng. 
 Bắt đầu chọn ngôn ngữ lập trình theo ý thích. Sau đó chọn các chương trình và chọn 
 tùy chọn ngôn ngữ khác nhau. Bạn có thể bắt đầu ngay với các câu trắc nghiệm ngắn 
 để biết bạn đã biết bao nhiêu rồi và đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu. Bạn có thể nhay 
 ngay vào làm bài kiểm tra với các ví dụ ngắn và xem các bài thực hành. 
 W3Schools có nhiều ngôn ngữ khác nhau hỗ trợ bạn như: HTML, CSS, JavaScript, 
 SQL và PHP, Python and Java, C++ and C#, và nhiều hơn thế nữa.. 
• Free Code Camp 
 Free Code Camp là trang để xây dựng các mối quan hệ thực sự ngoài đời quanh việc 
 xây dựng cộng đồng học lập trình online. Nó giúp bạn có cơ hội học tốt hơn bằng cách 
 tham gia vào những thử thách, dự án thực sự. Mỗi thử thách sẽ bao gồm những khoa 
 học liên quan mà bạn có quyền truy cập cần hoàn tất để giúp bạn vượt qua nó. 
 Sau khi đã có đủ kỹ năng cần thiết, bạn sẽ có thể xin vào làm trong các dự án thực tế 
 bằng cách trao đổi dự án và lập trình không lợi nhuận 
 THÔNG TIN THAM KHẢO 
[1].  Trang chủ chính của cộng đồng Ubuntu quốc tế 
[2].  Trang chủ của cộng đồng Ubuntu Việt Nam 
[3].  Trang chủ chính của OpenOffice.org 
[4]  Diễn đàn của cộng đồng Ubuntu Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_thiet_ke_website.pdf