Giáo trình Mỹ thuật - Ngành: Thiết kế và quản lý website
Giới thiệu:
Trong bài học đầu tiên sẽ giới thiệu về chất liệu và các trường phái trong
hội họa. Nó sẽ cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quan về mỹ thuật,
đồng thời các em sẽ biết mình cần trang bị những họa cụ nào phục vụ cho
môn học mỹ thuật
Mục tiêu:
− Hiểu biết được một số chất liệu và các trường phái trong hội họa.
− Trang bị được kiến thức về họa cụ phục vụ cho môn học mỹ thuật.
1.1. Giới thiệu môn học
1.1.1. Giới thiệu một số chất liệu trong hội họa
Sơn dầu: Là một loại họa phẩm thường có dạng
bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh, dầu cù túc hay dầu
óc chó. Sơn dầu có thể vẽ trên nền gỗ, kim loại, canvas
(vải),.
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội
hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của
nhiều nền mỹ thuật. Khi bắt đầu biết vẽ, con người đã
chú ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh
có màu sắc đẹp bền vững.
Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công
tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Nhưng
phải đến thời anh em họa sĩ Jan van Ecyk (khoảng 1390-
1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và
phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu
đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng
đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách
của thời gian. Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối
thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên
đến 80 - 100 năm.
Hình 1.1 Bức tranh Nàng
Monalisa
Sơn dầu trên gỗ
Leonardo da Vinci
Tranh lụa: Là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản. Nghệ thuật vẽ tranh lụa đã trải qua các giai đoạn thăng trầm, có
lúc thoái trào tưởng chừng như biến mất. Nhưng khoảng 10 năm trở lại dây, tranh lụa
bước vào giai đoạn hồi sinh và khẳng định sức sống mãnh liệt. Một trong những điểm
mạnh kiến tranh lụa được giới chuyên môn đề cao và thu hút người yêu mỹ thuật chính là
sự trong trẻo và êm diệu của màu sắc. Điểm khác biệt giữa tranh lụa và các chất liệu khác
là tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất
liệu vẽ lên trên nền đó.
Lụa là một chất liệu đặc
biệt được làm từ tự nhiên, là tơ
từ kén của con tằm. Và màu
dùng để vẽ lụa thường là màu
nước, phẩm hoặc mực nho. Khi
vẽ lụa, người ta thường vẽ từ
nhạt đến đậm, màu nhạt chồng
lên nhau nhiều lần sẽ thành
đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ
lụa, tạo nên vẻ đẹp của chất
lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng
các màu khác nhau cũng là một
cách pha màu. Thỉnh thoảng,
khi màu đã khô, họa sĩ phải rửa
nhẹ cho sạch những chất bẩn
nổi lên mặt lụa và để cho màu
ngấm vào từng thớ lụa. Điểm
khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ
tranh lụa cổ và tranh lụa hiện
đại Việt Nam là ở chỗ: tranh
lụa cổ thường được vẽ trực tiếp
trên lụa khô, trong khi quá
trình tranh lụa hiện đại giống
như sự nhuộm đi nhuộm lại
màu lên mặt lụa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mỹ thuật - Ngành: Thiết kế và quản lý website
o ra. Đó chính là màu xám. Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh. Có nhiều gốc xám: xám do đen pha trắng, xám do pha 2 màu tương phản với nhau, xám do pha 3 màu chính với nhau Hình 6.2 Màu trung tính (Nguồn: doart.com.vn) 36 Bài 6. Hòa sắc 6.4. Phối màu tương phản Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên thị cảm mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối. Ở vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn. Các cặp màu tương phản chính đó là: Đỏ – Lục, Vàng – Tím, Lam – Cam Hình 6.3 Màu tương phản đối xứng qua tâm vòng tròn (Nguồn: doart.com.vn) 6.5. Phối màu tương đồng Một nhóm màu, đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu (không cần phần biệt nóng - lạnh), khi chúng đứng gần nhau trông khá giống nhau. Nói cách khác, với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tông, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc. Hoà sắc của những màu sô sắc sẽ cho ta cảm giác thuần khiết, tinh tế. 37 Bài 6. Hòa sắc Hình 6. 4 Màu tương đồng (Nguồn: doart.com.vn) 6.6. Phối màu bổ túc xen kẽ Phối màu bổ túc xen kẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu muốn tác phẩm trở nên cuốn hút và ấn tượng với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kỹ thuật phối màu này sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu tạo nên 1 đường chéo cân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm 1 màu thứ tư với yêu cầu là màu này phải đối xứng với 1 trong 2 màu tạo nên đáy 2 của 2 đường chéo nhau. Hình 6.5 Màu bổ túc xen kẽ (Nguồn: hoasi-elumen.vn) 38 Bài 6. Hòa sắc Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy phân biệt màu nóng và màu lạnh. 2. Thế nào là màu chủ đạo. 3. Thực hành bài tập hòa sắc nóng 4. Thực hành bài tập hòa sắc lạnh 39 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do BÀI 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO Giới thiệu: Vẽ tranh đề tài tự do sẽ giúp người vẽ tự do sáng tạo, từ đó sẽ luôn có sự tươi mới ở trong mỗi bức tranh. Những ý tưởng đó có thể lấy từ các công việc hàng ngày những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Bên cạnh đó chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với kỹ thuật màu nước cơ bản. Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về hình khối và ánh sáng − Trình bày được kỹ thuật màu nước cơ bản. − Vẽ hoàn thiện được một bức tranh đơn giản 7.1. Kỹ thuật màu nước cơ bản Ướt trên ướt: Là kỹ thuật đặc trưng nhất của màu nước, kỹ thật này cho hiệu ứng màu tan nhòe trên mặt giấy tạo cảm giác bông xốp, mờ ảo. Kỹ thật này được thực hiện trên một nền giấy ướt hoặc ẩm tùy theo người vẽ muốn màu loang nhiều hay ít. Khi vẽ, sử dụng bút đầu vuông để quét nhanh nước sạch trên giấy. Chú ý chỉ quét một chiều, không quét đi quét lại tránh làm sờn giấy. Khi quét màu người vẽ có thể nghiêng bảng để điều khiển hướng chảy của giọt màu, chú ý là không nên vẽ thêm màu loãng quá vì như thế chẳng khác nào thêm nước cho tờ giấy. Người vẽ có thể bung màu đặc trên nền giấy ướt vừa đủ, như thế sẽ tạo được những tia màu rất đẹp và ngẫu hứng, chỗ nào không muốn loang nữa có thể lấy khăn giấy thấm bớt nước đi. Tôi xin nhắc lại rằng thành hay bại với một bức họa màu nước đấy chính là việc kiểm soát lượng nước. Ướt trên khô: Kỹ thuật này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn nơi màu của bạn đi, và trong khi các cạnh của màu vẫn có thể mờ khi chạm vào một khu vực khác, nó không phai mờ hoặc chảy màu nhiều như kỹ thuật ướt trên ướt. Để tạo một lớp chuyển màu êm ái, bạn có thể bắt đầu với một lượng nước vừa phải và phủ toàn bộ bề mặt bằng cách sử dụng cọ bằng, đợi đến khi giấy rút hết nước. Sau đó, chuyển sang cọ tròn (kích cỡ 6) pha màu với nhiều nước và đi lượng màu thừa trên cọ bằng khăn giấy. Khi màu được đưa lên giấy, bạn sẽ nhận thấy rằng trong khi các cạnh hơi mờ, bạn vẫn có thể kiểm soát được màu và dòng chảy. Nếu bạn muốn giảm lượng màu chảy, bạn có thể đợi một lát để giấy khô hơi khô hoặc dùng cọ khô hút ra. Khô trên khô: Đây là kỹ thuật vẽ với một cây bút gần khô trên nền giấy khô để tạo những nét xước thô ráp. 40 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Chồng màu: Kỹ thuật này là khá đơn giản. Các màu sắc đối lập được pha trộn với nhau. Sau khi tô các lớp đầu tiên, hãy để cho nó khô. Chỉ khi lớp đầu tiên khô hẳn, mới được đi lớp thứ hai. Chuyển màu: Kỹ thuật này có nhiều điểm tương đồng với kỹ thuật ướt trên ướt phía trên. Kỹ thuật tạo hiệu ứng chuyển màu cũng sử dụng cọ để quét một lớp nước mỏng lên bề mặt giấy rồi dùng cọ chấm màu rồi giảm sắc độ dần dần. Điểm khác biệt ở chỗ: trong khi ướt trên ướt tạo nên hiệu ứng màu loang bất kỳ. thậm chí khó kiểm soát thì kỹ thuật này tạo nên vệt chuyển màu êm ái và “có tổ chức” hơn. Chuyển sắc độ: Kỹ thuật này thường được dùng nhiều để vẽ lớp màu đầu tiên của tranh, hoặc để miêu tả lớp nước nhiều màu sắc. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, giấy vẽ được làm ướt trước và sau đó mới tô màu. Lưu ý: Với màu nước nên vẽ từ sáng tới tối. Có thể tạo ra các hiệu ứng thú vị với màu nước với cồn, muối, khăn giấy, sáp,Cồn có thể tạo hiệu ứng bông xốp như những đám mây; Muối có thể tạo hiệu ứng lấm tấm như tuyết hoặc bề mặt bị ôxi hóa; Khăn giấy dùng để hút bớt màu trên giấy, có thể tạo hiệu ứng vân đá với một khăn giấy vò nhàu; Sáp dùng để chặn màu. Ướt trên ướt Ướt trên khô Khô trên khô 41 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Chồng màu Chuyển màu Chuyển sắc độ Hình 7.1 Kỹ thuật màu nước cơ bản 7.2. Hình khối và ánh sáng Center light: Đốm sáng nhất, nơi nhận ánh sáng chiếu trực tiếp Highlight: Mảng sáng nhì, là mảng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ luồng ánh sáng Halftone: Nơi mà chất liệu của vật thể hiện rõ nhất với ánh sáng vừa đủ Terminator: Ranh giới giữa vùng sáng và tối Core of Shade (Hump of the shadow or Form Shadow Core ): Vùng tối ngay sau Terminator Occlusion shadow: Phần tối nhất, là vị trí chạm nhau giữa 2 vật. Đây thường là điểm tiếp xúc của vật với nền, hoặc vết nứt trên mặt đá. Reflected Light: Khoảng bị hắc sáng từ bề mặt khác (ví dụ như từ mặt nền hắc sáng lên) Cast Shadow: Bóng đổ của vật lên nền dưới một nguồn sáng chiếu xiên Form Shadow: Bóng tối trên vật 42 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Hình 7.2 Hình khối và ánh sáng (Nguồn: Yoa Studio) 43 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 7.3. Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện Hình 7.3 Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện Tác giả: Nguyễn Ngọc Quân Bước 1: Dựng hình nhẹ bằng chì ( chú ý chỉ dựng những hình lớn còn tiểu tiết sẽ vẽ bằng màu tránh làm nát bề mặt giấy), khái quát tổng thể bằng màu đơn tông, tùy thuộc vào hòa sắc tổng thể của bức tranh mà lựa chọn màu đơn tông cho hợp lí. Bước 2: Thường vẽ trên một bề mặt giấy ẩm ướt & lên lớp lang tổng thể màu bằng cọ dẹt ( chỉ quan tâm đến hòa sắc không cần vẽ trúng vào hình vì đây là lớp lót để tạo chân màu, không dùng những màu gốc phẩm cho lớp lót ) Bước 3: Lên màu của từng vùng chi tiết, áp dụng kỹ thuật ướt trên ướt để xử lý giáp ranh cho mềm mại, không nên vẽ quá sắc nét trong giai đoạn này. Tập trung đẩy sâu cụm chính theo qui luật gần tỏ xa mờ. Bước 4: Hoàn thiện phông nền, chú ý lên sắc độ nhẹ nhàng và kéo màu của vật thể phía trước vào những phần tiếp giáp với nền để tạo sự liên kết không gian. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu các kỹ thuật màu nước cơ bản 2. Thế nào là hình khối và ánh sáng 44 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 3. Thực hành vẽ kí họa với màu nước 45 Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 4. Thưc hành vẽ tranh đề tài tự do 46 Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh BÀI 8: VẼ TRANH PHONG CẢNH Giới thiệu: Tranh phong cảnh từ lâu đã là đề tài bất tận, nguồn cảm hứng của đông đảo mọi người khi vẽ tranh. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị và thân thuộc của thiên nhiên Việt Nam và thế giới luôn làm say đắm bạn khi nhìn thấy. Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về luật xa gần − Trình bày được nguyên tắc bố cục. − Vẽ hoàn thiện được một bức tranh phong cảnh đơn giản 8.1. Luật xa gần Bản chất đích thực của “luật xa gần” là tạo ảo giác không gian ba chiều trên mọi diện 2D bằng phương pháp cho mọi đường song song đều hội tụ tại một điểm. Luật xa gần với các đặc điểm: Gần to – xa nhỏ Gần rõ – xa mờ Gần nóng – xa lạnh 3 yếu tố tiền – trung – hậu 8.2. Nguyên tắc bố cục Có những quy định về sự sắp xếp hợp lý trong một bức tranh. Sự sắp đặt này tuy không bất biến nhưng lại tùy thuộc vào tâm trạng của họa sĩ. Đối với một số họa sĩ, đó là những luật lệ thiên kiến, vì những tác phẩm của họ được sáng tác theo cảm xúc riêng. Đối với những họa sĩ khác họ tuân thủ điều này một cách nghiêm ngặt. Một số nguyên tắt bố cục thường thấy: Chính phụ Thăng bằng Sắc độ Phối cảnh Hòa hợp Nhịp điệu - chuyển động 47 Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh Chất liệu Đường hướng Khoảng trắng Tương phản Hình 8.1 Qui tắc 1/3 8.3. Cần tránh trong bố cục tranh Bối cảnh tự nhiên rất rộng lớn nhưng người vẽ cần phải biết thiết lập bố cục cho hợp lí. Phương pháp căn bản nhất cho những người mới nhập môn là dạng bố cục chia ba. Người vẽ cần tránh các bốc cục sau: Đối xứng Chạm góc Tiếp xúc Đường dẫn ra ngoài tranh Chia đôi 48 Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày luật xa gần 2. Hay nêu nguyên tắc bố cục 3. Thực hành vẽ tranh phong cảnh 49 MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP VẼ CỦA HỌC SINH 50 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Họa sĩ Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười), “Màu sắc & Phương pháp sử dụng”, Nhà xuất bản lao động – xã hội, 2009 2. Nguyễn Hồng Hưng, “Nguyên lí Design thị giác”, NXB ĐHQG TP.HCM, 2012 3. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, “Cơ sở tạo hình”, NXB Mỹ Thuật, 2010 Tiếng Anh: 1. Arena Design Team , “Concepts of graphics”, Arena – Multimedia, 2003 52 MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bức tranh Nàng Monalisa ................................................................................... 1 Hình 1.2 Bức tranh Điều bí mật (Secret 1) – 2018 ............................................................ 2 Hình 1.3 Phố Sydney ........................................................................................................ 3 Hình 1.4 Trái dừa ............................................................................................................... 3 Hình 1.5 Bài luyện tập màu nước trên giấy ...................................................................... 3 Hình 1.6 Chùa Thầy ở Bắc Bộ, 1939, sơn mài trên gỗ, 100cm x 200cm, Phạm Hậu ......... 4 Hình 1.7 Bút chì. ............................................................................................................... 5 Hình 1.8 Cọ vẽ ................................................................................................................... 5 Hình 1.9 Que đo. ............................................................................................................... 5 Hình 1.10 Gôm. ................................................................................................................ 5 Hình 1.11 Bảng vẽ A3. ...................................................................................................... 6 Hình 1.12 Giất vẽ A3 Canson. ........................................................................................... 6 Hình 1.13 Màu nước. ......................................................................................................... 6 Hình 1.14 Pallet pha màu ................................................................................................... 6 Hình 1.15 Hũ rửa cọ vẽ ...................................................................................................... 6 Hình 1.16 Khăn lau ............................................................................................................ 6 Hình 1.17 Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của danh họa Monet. ................................... 7 Hình 1.18 A Sunday Afternoon on the Île de la Grande Jatte (Georges Seurat), 1884 ...... 8 Hình 1.19 Woman with a Hat, 1905 (Henri Matisse) ........................................................ 9 Hình 1.20 The Scream (Edvard Munch), 1893 ................................................................ 10 Hình 1.21 Weeping woman (Pablo Picasso) .................................................................... 11 Hình 1.22 The Persistence of Memory (Dali) .................................................................. 12 Hình 1.23 She Wolf (1943) - J ackson ............................................................................. 12 Hình 1.24 Pop Art mang hơi hướng hiện đại với mảng màu sắc sống động .................... 13 53 Hình 3.1 Hình vẽ minh họa đánh bóng trên giấy ............................................................. 24 Hình 3.2 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối vuông ........................................... 25 Hình 3.3 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối cầu ............................................... 26 Hình 4.1 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình ............................................................. 29 Hình 5.1 Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu. .......... 32 Hình 5.2 Bánh xe màu sắc. .............................................................................................. 33 Hình 6.1 Màu nóng và màu lạnh ...................................................................................... 36 Hình 6.2 Màu trung tính .................................................................................................. 36 Hình 6.3 Màu tương phản đối xứng qua tâm vòng tròn ................................................... 37 Hình 6. 4 Màu tương đồng ............................................................................................... 38 Hình 6.5 Màu bổ túc xen kẽ ............................................................................................. 38 Hình 7.1 Kỹ thuật màu nước cơ bản ................................................................................ 42 Hình 7.2 Hình khối và ánh sáng ...................................................................................... 43 Hình 7.3 Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện ...................................................... 44 Hình 8.1 Qui tắc 1/3 ........................................................................................................ 48 54
File đính kèm:
- giao_trinh_my_thuat_nganh_thiet_ke_va_quan_ly_website.pdf