Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)

Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình trao đôi thông tin giữa các chủ thể tham gia thông

qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích nhất định.

Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin vì hoạt động giao tiếp luôn diễn ra

hai chiều: truyền thông tin – nhận thông tin – phản hồi. Vai trò của ngƣời nhận và

ngƣời gửi luôn hoán đổi cho nhau.

Để giao tiếp đƣợc với nhau, các chủ thể giao tiếp phải sử dụng các phƣơng tiện

ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ gồm lời nói, chữ viết; phi ngôn ngữ gồm có cử

chỉ, hành động, thái độ, nét mặt, ánh mắt, nụ cƣời Trong giao tiếp, việc sử dụng

các yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thậm chí các yếu tố phi

ngôn ngữ còn có khả năng còn có khả năng truyền tải những thông tin mà ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết không thể biểu đạt hết. Kết hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ sẽ

làm tăng hiệu quả cao trong giao tiếp.

Mỗi cuộc giao tiếp đều có những mục đích nhất định. Mục đích ở đây có thể là

trao đổi công việc, chia sẻ tình cảm hay giải trí

Sơ đồ trên cho thấy, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều. Cả

ngƣời truyền thông điệp và ngƣời nhận thông điệp đểu là chủ thể tích cực, luôn đổi

vai cho nhau.

- Ngƣời gửi là ngƣời khởi động hoạt động giao tiếp và sau đó là ngƣời nhận thông

tin phản hồi.

- Nội dung thông điệp có thể là những thông báo của một việc nào đó, những

quan điểm, sở thích, nhu cầu, tâm trạng, tình cảm hoặc những nhận xét, đánh giá

- Mã hóa là quá trình biểu đạt ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu hiệu, kí

hiệu, các phƣơng tiện phi ngôn ngữ khác. Kết quả của quá trình này là thông điệp

đƣợc tạo thành (ý nghĩ đƣợc mã hóa).

- Kênh truyền tải thông tin: việc lựa chọn kênh truyền tải thông tin hết sức quan

trọng, nó quyết định tới việc thông tin có đƣợc truyền tải chính xác hay không. Kênh

thông tin bao gồm: Kênh thông tin qua chữ viết; Kênh thông tin qua lời nói; Kênh

thông tin qua hình ảnh. Tùy hoàn cảnh và đối tƣợng giao tiếp mà lựa chọn kênh

truyền tải thông tin phù hợp.

- Ngƣời nhận là ngƣời tiếp nhận thông điệp đồng thời ngƣời nhận cũng là ngƣời

giải mã thông điệp của ngƣời gửi và có thể phản hồi lại bằng nhiều cách khác nhau.

Cả bên truyền và nhận thông điệp cần có những hiểu biết nhất định với nhau để quá

trình truyền tin đạt hiệu quả, chuẩn xác.

- Sự phản hồi là một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông, ngƣời nhận

phát tín hiệu trả lời ngƣời đã gửi đi bản thông điệp, báo cho ngƣời phát biết thông

điệp đã đƣợc tiếp nhận và đƣợc hiểu nhƣ thế nào. Trên cơ sở đó, ngƣời phát có thể

điều chỉnh và truyền tiếp những thông điệp cần thiết khác.

- Quá trình truyền tải thông tin có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố đƣợc gọi là

“nhiễu”. Đó là những tác động từ môi trƣờng hoặc chính bản thân ngƣời phát, nhận

thông tin. Hay do quá trình mã hóa thông tin bị lỗi Các yếu tố này có thể tạo thuận

lợi hoặc gây cản trở đến quá trình giao tiếp

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang duykhanh 11462
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)

Giáo trình môn học Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)
 công việc. 
2. Vận dụng kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc 
2.1 Giao tiếp với cấp trên 
Khi bạn đi làm ngoài mối quan hệ với các đồng nghiệp thì bạn luôn phải chú ý đến 
mối quan hệ cũng nhƣ các nói chuyện với cấp trên, cách ứng xử sao cho phù hợp vừa 
 34 
ghi điểm lại không bị cho là xu nịnh. Chính vì vậy, đừng quên trang bị cho mình 
những kỹ năng ứng xử phù hợp với cấp trên trong bài viết dƣới đây. 
Bạn là ngƣời thật sự có năng lực, thông minh và chăm chỉ. Nhƣng sao bạn cứ ngồi 
mãi một chỗ, trong khi mấy đồng nghiệp đều đã thăng tiến cả. Nguyên nhân: Có thể 
do bạn thiếu năng lực giao tiếp, cụ thể là giao tiếp với cấp trên. Trên thực tế, nói 
chuyện hay thuyết trình trƣớc các lãnh đạo có thể khiến những ngƣời vô cùng tài 
năng, thông minh và sáng tạo cũng có thể trở nên lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nhƣng 
điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn biết đến lời khuyên về cách giao tiếp và làm việc 
cùng cấp trên qua bài viết dƣới đây: 
(1). ây dựng một mối quan hệ bình đẳng 
Nói bình đẳng ở đây không phải là nói bạn không tôn trọng sếp của mình . Có thể sếp 
của bạn là một ngƣời có tầm nhìn, có nhiều ý tƣởng trong các chiến lƣợc kinh doanh. 
Nhƣng ngƣời triển khai và thực hiện công việc lại chính là bạn. Chính vì thế, bạn 
phải tạo cho mình một thói quen trong suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn và sếp. Nó 
không phải là “ông chủ” và “ngƣời làm thuê” mà là cùng hợp tác để phát triển. Bạn 
cũng có thể làm đƣợc những việc nhƣ sếp của bạn đang làm nếu nhƣ bạn mong muốn 
sự phát triển ở bản thân mình. Hãy cố gắng là một cánh tay đắc lực của sếp đồng thời 
là ngƣời bạn của sếp bạn sẽ có cơ hội đƣợc học tập phát triển bản thân hơn nữa. 
(2). Không phán xét 
Có thể sếp của bạn là một ngƣời rất tuyệt vời và bạn luôn lấy đó làm hình ảnh để 
mình hƣớng tới. Nhƣng hãy nhớ rằng, dù có giỏi giang thế nào thì sếp của bạn cũng 
là một ngƣời bình thƣờng nhƣ bạn ở những khía cạnh nào đó. Bạn luôn mong muốn 
có nhiều ngƣời hiểu mình, và cảm thông cho những yếu điểm của bạn thì sếp bạn 
cũng vậy. Dù rằng việc nhìn nhận công bằng là một điều không dễ và để đƣa ra đánh 
giá khách quan về vấn đề bạn đang gặp phải cũng là điều không dễ, nhƣng hãy cố 
gắng để chắc rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày 
tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của công việc, lợi ích cho sự 
phát triển chung chứ không phải của riêng sếp hay riêng bạn. 
 35 
(3). Hiểu rõ ranh giới 
Sếp bạn đạt đƣợc vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do 
này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của phạm vi 
bạn đang làm việc, hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không 
có quyền chỉ trích định hƣớng chiến lƣợc hay kế hoạch dài hạn của tập thể. Đây là 
những vấn đề do cấp trên của bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật 
thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp. 
(4). Chia sẻ để góp ý 
Không hề dễ dàng khi muốn góp ý cho ngƣời khác, nhất là khi đó là sếp của bạn. Nếu 
họ không hiểu đƣợc động cơ và suy nghĩ của bạn khi nói chuyện thì có thể sẽ bị hiểu 
lầm. Chính vì vậy trƣớc khi muốn góp ý một điều gì đó, hãy coi nhƣ một sự chia sẻ 
chân tình của bạn về việc bạn đang quan tâm. Bạn nên chia sẻ những điều từ bản thân 
mình trƣớc rồi mới nói đến ý kiến của bạn trong sự góp ý. 
(5). Nêu ví dụ cụ thể 
Để đƣa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng minh 
cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tƣởng tuyệt vời”, hãy liệt 
kê một vài dẫn chứng đặc biệt nhƣ ý tƣởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho văn 
phòng Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn. 
(6). Lắng nghe sếp 
Thực tế, ngƣời ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tƣợng chịu nghe mình. Khi giao 
tiếp với cấp trên, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh 
thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. 
Những ngƣời cấp trên ít nhiều đều có mong muốn đƣợc nói chuyện, truyền kinh 
nghiệm, chỉ dẫn đối với cấp dƣới, vậy bạn hãy là một ngƣời nghe trung thực, lắng 
nghe những chia sẻ của cấp trên. Với những nhân viên chịu khó lắng nghe những lời 
của mình hơn những ngƣời khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh 
giá cao hơn. 
2.2 Giao tiếp với đồng nghiệp 
 36 
Sự phân chia bè phái, sự cạnh tranh - mâu thuẫn, lẫnáp lực công việc dƣờng nhƣ ngăn 
cản mọi ngƣời đến gần nhau hơn. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 9 bí quyết “vàng” để 
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp nơi công sở. 
(1). Tôn trọng lẫn nhau 
 Tôn trọng là tiêu chí cơ bản và hiệu quả nhất để xây dựng nên một mối quan hệ tốt 
đẹp. Chỉ khi bạn tôn trọng đối phƣơng thì bạn mới nhận lại đƣợc sự tôn trọng từ 
ngƣời khác. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ tốt đẹp không chỉ thể hiện bằng những nụ 
cƣời xã giao mà nó phải đƣợc xây dựng từ sự chân thành, quan tâm chia sẻ và tôn 
trọng. 
(2). Giao tiếp hiệu quả 
Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp nơi công sở nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả cao 
nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử là điều mà không ít ngƣời hƣớng đến. Ứng 
xử văn minh nơi công sở không phải là điều có thể tạo dựng trong “một sớm một 
chiều” mà cần tích lũy, trải nghiệm qua quá trình làm việc, giao tiếp với mọi ngƣời 
xung quanh. Hãy mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, lắng nghe và chia sẻ để kéo mọi 
ngƣời đến gần nhau hơn. 
Trong khi truyền đạt ý kiến và mối quan tâm của bạn, bạn cũng nên lắng nghe quan 
điểm, suy nghĩ của ngƣời khác. Nghệ thuật giao tiếp không chỉ nằm ở việc nói 
chuyện mà còn ở khả năng lắng nghe và thấu hiểu đồng nghiệp. 
(3). Hạn chế cái tôi và lắng nghe chân thành 
Lắng nghe và thấu hiểu đƣợc những gì ngƣời khác giao tiếp với chúng ta là một phần 
quan trọng nhất của sự tƣơng tác, trao đổi qua lại. Khi lắng nghe với thái độ tôn 
trọng, tích cực, bạn sẽ hiểu đƣợc những gì ngƣời khác đang nghĩ, cảm giác, mong 
 37 
muốn hay thậm chí là tính cách của họ. Đây chính là yếu tố kỳ diệu giúp con ngƣời 
tạo dựng đƣợc mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. 
 Để tạo dựngnên mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, hãy sẵn sàng mở lòng, giúp đỡ 
họ khi cần thiết. Một khi các đồng nghiệp nhận ra lòng tốt của bạn, mọi ngƣời sẽ cởi 
mở và thân thiện với bạn hơn. Và nếu sau này bạn gặp khó khăn, không ít ngƣời sẽ 
sẵn lòng giúp đỡ bạn. Lúc này bạn sẽ thấy, những gì mình nhận đƣợc còn nhiều hơn 
cả những gì bạn cho đi. Tất nhiên, điều quan trọng là mọi việc bạn làm đều phải đƣợc 
xuất phát từ sự chân thật và có thành ý. 
(5). Không nên nói xấu đồng nghiệp 
Trong môi trƣờng công sở, tin đồn chính là nguy cơ lớn nhất khiến bạn đánh mất 
lòng tin và tình cảm của đồng nghiệp. Cho dù bạn không hài lòng điều gì về đồng 
nghiệp của mình, hãy tìm cách góp ý với họ trên tinh thần tôn trọng và tích cực chứ 
 38 
đừng phàn nàn hay nói xấu với ngƣời khác về điều đó. Bạn không muốn bản thân bị 
mọi ngƣời đánh giá là “bà tám” chốn công sở, đúng không nào? 
(6). Tin tƣởng 
Niềm tin là cơ sở duy trì và phát triển bất kỳ mối quan hệ nào. Niềm tin đóng vai trò 
quan trọng không chỉ các mối quan hệ trong cuộc sống thƣờng nhật mà còn cả trong 
công việc. Vì vậy, xây dựng niềm tin nơi công sở với đồng nghiệp là vô cùng cần 
thiết. 
Muốn có đƣợc sự tin tƣởng lẫn nhau thì không chỉ thể hiện bằng lời nói sáo rỗng mà 
hãy bắt tay vào hành động. Hãy nỗ lực làm tốt công việc của mình, sẵn sàng chấp 
nhận và chịu trách nhiệm trƣớc những việc mình đã làm. Bắt đầu từ những việc nhỏ 
nhất, bạn sẽ thấy tạo đƣợc niềm tin đem lại lợi ích vƣợt trội và bền vững hơn so với 
các cách tiếp cận thông thƣờng. 
(7). Đừng tiết kiệm lời khen 
Ai cũng muốn đƣợc khen ngợi khi làm tốt công việc mà họ đã làm. Vì vậy, hãy luôn 
luôn dành lời khen ngợi,khích lệ, động viên chân thành, chia sẻ niềm vui trƣớc những 
kết quả và thành tích của đồng nghiệp hay cấp dƣới đạt đƣợc. Điều này sẽ tạo ra sự 
tôn trọng cũng nhƣ nuôi dƣỡng mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp. 
(8). Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt 
 39 
 Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta trong các mối quan hệ là sự khác 
biệt. Khi bạn bƣớc chân vào một môi trƣờng công sở, đặc biệt là những công ty đa 
quốc gia, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ rất nhiều ngƣời với những phong cách làm việc và 
cách giao tiếp khác nhau. Hãy thích nghi với điều này và coi đó là điểm khởi đầu 
tuyệt vời cho một mối quan hệ “khỏe mạnh” . 
(9). Hãy “tặng” mọi ngƣời thời gian của bạn 
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chiếc điện thoại di động đã phần nào 
ngăn cản mọi ngƣời giao tiếp và xây dựng tình cảm với nhau một cách thật sự. Khi 
mà thời gian là vàng và áp lực luôn đè nặng để không bị tụt lùi lại phía sau, dƣờng 
nhƣ chúng ta không có đủ thời gian cho những ngƣời thân yêu, bạn bè và đồng 
nghiệp. Vì vậy, hãy dành thời gian nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, cùng nhau 
đi ăn trƣa hoặc giải lao sau giờ làm. Bạn sẽ gần gũi hơn với đồng nghiệp của mình. 
 40 
Bạn làm bất cứ ngành nghề gì trong xã hội thì giao tiếp nó đóng một vai trò có thể nói 
là quyết định tính thành công hay thất bại trong mọi mối quan hệ. 
2.3 Giao tiếp với đối tác 
Trong thực tế, cơ hội lúc nào cũng sẵn sàng với bạn. Nhƣng bạn có chủ động đón 
nhận cơ hội đó hay không mới là điều quan trọng. Bạn cho rằng mình hoàn toàn có 
khả năng giao tiếp? Nhƣng giao tiếp nhƣ thế nào để nắm đƣợc cơ hội đó thì lại là cả 
một nghệ thuật! 
Bạn đang tìm kiếm một công việc hay một nghề nào đó, nếu muốn thành công, bạn 
hãy cố gắng tham dự càng nhiều cuộc gặp mặt càng tốt, đặc biệt là các cuộc gặp đông 
ngƣời tham gia. Bởi nơi đó sẽ là nơi tốt nhất bạn có thể làm quen đƣợc với nhiều 
ngƣờ và đấy sẽ là "đất" để bạn có thể bộc lộ ƣu thế của mình và cơ hội sẽ mở rộng 
cửa đón bạn. 
Tuy nhiên, làm đƣợc điều này hay không lại phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của bạn. 
Cách đơn giản nhất là chủ động nói chuyện với ngƣời khác. Thực sự điều này không 
hề khó nhƣ bạn nghĩ. Điều cốt yếu là bạn phải tự tin và thực hiện theo các bƣớc sau: 
Phá vỡ sự im lặng 
Đừng sợ phải nói chuyện "sáo". Hãy nói và hỏi về những vấn đề nhƣ thời tiết, phim 
ảnh, vật nuôi, trẻ em, thể thao, hay những sở thích chung Đó là cách tốt nhất để 
mọi ngƣời có một bắt đầu thoải mái, dễ dàng. Tất cả đều là những chủ đề mà ai cũng 
có thể nói đƣợc, và từ đó sẽ dễ dàng dẫn đến chủ đề khác mà bạn đang muốn đề cập. 
"Giải quyết" cơn bối rối 
Trung thực luôn là sách lƣợc hữu hiệu nhất trong trƣờng hợp này. Nếu nhƣ trong khi 
nói chuyện, bạn cảm thấy không tự tin và thoải mái cho lắm, bạn có thể nói thật, 
nhƣng phải khéo léo và tế nhị, kiểu nhƣ: "Đây là lần đâu tiên tôi tham dự những buổi 
gặp nhƣ thế này. Và quả thực tôi cảm thấy hơi bối rối, không biết nói gì cả". Hoặc 
nếu nhƣ bạn lỡ bỏ qua một phần nào đó của câu chuyện, bạn có thể nói: "Lúc nãy tôi 
không chú ý lắm nên giờ không hiểu lắm. Có thể gợi ý cho tôi một chút đƣợc 
không?". 
 41 
Thông thƣờng những cuộc nhƣ thế này sẽ tạo nên sự gần gũi, và đó cũng là cách để 
bạn cảm thấy tự tin hơn. Điều này rất hữu dụng bởi khi bạn đã tự tin và có đủ chuyên 
môn thì khi đi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ không bị căng thẳng quá và hoàn toàn có 
thể thành công. 
Tích cực hỏi, không phải tích cực nói 
Thông thƣờng, một cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất là khi bạn ít nói về mình nhất và 
hỏi về ngƣời đối diện nhiều nhất. Bằng cách này, ngƣời đối diện với bạn có cơ hội 
nói về bản thân họ, về những gì họ quan tâm và đó là cách tốt nhất để bạn có thể bắt 
đầu và tiếp tục câu chuyện thành công. 
Khi ai đó đang tự "thể hiện" mình bạn có thể hỏi về nghề nghiệp, công ty hay công 
việc của họ. Điều này thƣờng mang đến cơ hội cho bạn thể hiện lại mình. 
Tuy nhiên, để thực sự có đựợc những thông tin nhƣ ý muốn, và cuộc gặp gỡ này đƣợc 
kéo dài, bạn nên hỏi những câu hỏi mở nhƣ: "Tại sao?", "Cái gì?", "Quan điểm của 
anh chị về vấn đề này nhƣ thế nào"Hoặc đơn giản chỉ là một câu phụ hoạ: "Thật 
tuyệt. Hãy kế tiếp chuyện này đi". 
Thân thiện 
Nếu bạn hỏi mà sau đó lại không chú ý lắng nghe hoặc lơ đãng, bạn sẽ mất đi cơ hội 
tạo lập mối quan hệ riêng tƣ cũng nhƣ trong công việc. Hãy đƣa ra những cử chỉ đáp 
lại và bàn luận về những câu hỏi tiếp theo để cho thấy bạn rất quan tâm đến câu 
chuyện hoặc vấn đề mà ngƣời ta nói. Sau khi nói xong vấn đề bạn mới đi đến kết 
luận. Đừng ngắt quãng và hãy bắt đầu chủ đề mới ngay lập tức. Nếu bạn tỏ ra gần gũi 
và chú ý nghe họ nói, họ sẽ rất quý, tôn trọng và tất nhiên sẽ "để ý" đế bạn. 
Hiểu biết 
Để đảm bảo không bị lạc hậu, hãy cập nhật liên tục các sự kiện, các vấn đề trên thế 
giới, các công nghệ mới và khái niệm mới. Đọc, đọc, đọc... và trau dồi thêm kiến 
thức. Tầm hiểu biết của bạn sẽ làm cho đề tài cuộc nói chuyện thêm phong phú và 
nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn. 
Kéo dài câu chuyện 
Nếu nhƣ bạn nhanh chóng đƣa ra kết luận về cá nhân, nghề nghiệp cũng nhƣ công ty 
của ngƣời đối diện, bạn có thể mất đi cơ hội để có những ngƣời bạn thực sự, cơ hội 
 42 
học hỏi về công việc, và cơ hội nghề nghiệp và đơn giản là mất đi một khoảng thời 
gian thƣ giãn. 
Vì vậy, hãy tôn trọng và lắng nghe ý kiến của ngƣời khác sau đó bàn luận và đƣa ra 
những ý kiến của bạn để tranh luận. Hãy nhớ, luôn luôn tìm kiếm, học hỏi càng nhiều 
càng tốt từ mọi ngƣời. 
Chủ động kéo cơ hội về mình 
Sau khi bạn đã tìm thấy ở họ sự tƣơng đồng thực sự và bạn nghĩ mối quan hệ này cần 
đƣợc bồi đắp thêm, bạn nên chỉ ra rằng bạn rất muốn nói chuyện và gặp lại họ một 
lần nữa để thảo luận về công việc và muốn giúp họ bất kể việc gì. Bạn hãy xin một 
tấm card của họ đồng thời đƣa card của mình cho họ. 
Vài ngày sau bạn có thể gửi thƣ hoặc tốt hơn hết là gọi điện và mời họ đi ăn, bữa 
sáng chẳng hạn, nhằm tạo cơ hội gắn bó với nhau hơn. Nếu nhƣ bạn không hỏi hay 
không chủ động trƣớc, chắc chắn sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. 
Kết thúc hoàn hảo 
Kết thúc cuộc hội thoại phải làm sao cho thật khéo. Thậm chí khéo léo hơn khi mới 
gặp. Vì nó thật sự quan trọng. Đó là cách để bạn gây cảm tình với đối tác, để lần sau 
họ còn muốn liên lạc với bạn. 
Trong khi nói chuyện, bạn hãy linh hoạt câu chuyện của mình vì có rất nhiều chủ đề 
mà bạn có thể nói. Nhƣng phải để ý xem đối tƣợng của bạn có muốn nghe nó nữa hay 
không, đừng có thao thao bất tuyệt. Một trong những lỗi nặng nhất cần tránh là nói 
quá nhiều mà không cần biết đến những ngƣời xung quanh. 
Có rất nhiều cơ hội và cách thức để bạn có thể thiết lập đƣợc mối quan hệ với ngƣời 
khác. Tuy nhiên bảo đảm rằng nếu nhƣ bạn làm theo những cách trên từng bƣớc một, 
bạn sẽ tìm đƣợc công việc nhƣ mong muốn mà lại ít tốn công sức. 
 43 
Tài liệu tham khảo: 
[1]. Giáo trình Kỹ năng Giao tiếp – ThS. Nguyễn Ngọc Lâm – Trƣờng đại học mở 
thành phố Hồ Chí Minh - 2007 
[2]. Giáo trình Kỹ năng Giao tiếp – ThS. Chu Văn Đức – Sở Giáo dục và đào tạo Hà 
Nội – 2005 
 44 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 
 I 
 : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050 
 : http:// gtvttw1.edu.vn : info@gtvttw1.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_ky_nang_ky_nang_giao_tiep.pdf