Giáo trình Môi trường du lịch

1.1. MÔI TRƢỜNG

1.1.1. Khái niệm

Môi trường, với tiếng Anh là Environment và tiếng Pháp là Environement

đều có nghĩa là “cái bao quanh”, là “hoàn cảnh”. Như vậy, theo nghĩa rộng thì: Môi

trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể và hiện

tượng và cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm

môi trường tự nhiên, dù bị con người tác động ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn

phát triển theo các quy luật đặc thù riêng, và môi trường nhân tạo được tạo bởi lao

động và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc

khác hẳn các vật thể tương tự trong thiên nhiên.

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,

sinh học và xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng

cá thể và của cộng đồng. Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, môi trường

sống của con người còn được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

và môi trường nhân tạo.

Như vậy, môi trường sống của con người có thể được hiểu theo nghĩa rộng

bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố về chất lượng của môi trường.

Trường hợp hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường (không kể đến tài nguyên) chỉ bao

gồm các nhân tố về chất lượng môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con

người như không khí, nước, âm thanh, ánh sáng, cảnh quan, thẩm mỹ, quan hệ

chính trị - xã hội,

Đối với một vật thể, một sự kiện, một hoạt động phát triển thì khái niệm môi

trường cần được hiểu bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh

hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vật thể, sự kiện hoặc hoạt động đó.

Xã hội loài người bằng hoạt động sản xuất đã và đang làm thay đổi môi

trường xung quanh, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên tất cả các thành tố môi

trường. Các tác động này vào thời đại cách mạng khoa học – kỹ thuật đã gia tăng

mạnh mẽ và kết quả của nó có thể đạt đến tầm cỡ quy mô như các quá trình tự

nhiên của hành tinh.Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu

Theo Điều 3, Chương 1 của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước

cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 quy

định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động

đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.

Phạm vi của môi trường có thể lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và

vấn đề đề cập. Có những vấn đề môi trường toàn cầu như vấn đề lỗ thủng tầng

ôzon mà nguyên nhân là các chất khí thải công nghiệp và sinh hoạt do con người

tạo ra, và hậu quả là làm ảnh hưởng đến hoạt động sống trên hành tinh; hoặc hiện

tượng El Nino là hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Có

những vấn đề môi trường trong phạm vi của nhiều nước như vấn đề chất lượng

nước và sử dụng nguồn nước sông Mêkông liên quan đến sáu nước: Việt Nam,

Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hay nhỏ hơn là vấn đề môi

trường trong một nước hoặc một khu vực như môi trường khu du lịch Hạ Long –

Cát Bà, môi trường nước sông Thị Vải, là những vấn đề môi trường hạn chế về

phạm vi và nguyên nhân tác động.

Trong phạm vi một quốc gia hay rộng hơn trên toàn thế giới luôn song song

tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường.

- Hệ thống kinh tế được cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông,

phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên dòng nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa,

chất phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ.

- Hệ thống môi trường được cấu thành bởi môi trường tự nhiên và môi

trường văn hóa – xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại

khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít nhiều chịu sự tác động của con

người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật,

Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hình thái

tổ chức, các thể chế kinh tế - xã hội.

Nơi giao nhau giữa hai hệ tạo thành môi trường nhân tạo. Như vậy, môi

trường nhân tạo được xem như kết quả tích lũy một hoạt động tích cực hoặc hoạt

động tiêu cực của con người trong quá trình phát triển.

Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận

chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường tự nhiên,

hoặc qua chế biến rồi trở lại hệ kinh tế. Hoạt động mà chất phế thải từ đó không thể

sử dụng lại được vào hệ kinh tế được xem là hoạt động tổn hại đến môi trường.

Các hoạt động phát triển luôn có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Bản thân

thiên nhiên cũng có hai mặt: thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với

con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với cuộc sống và

phát triển xã hội của con người. Như vậy, bất kỳ sự phát triển nào của xã hội loài

người cũng gắn liền với môi trường hiểu theo nghĩa rộng.

Giáo trình Môi trường du lịch trang 1

Trang 1

Giáo trình Môi trường du lịch trang 2

Trang 2

Giáo trình Môi trường du lịch trang 3

Trang 3

Giáo trình Môi trường du lịch trang 4

Trang 4

Giáo trình Môi trường du lịch trang 5

Trang 5

Giáo trình Môi trường du lịch trang 6

Trang 6

Giáo trình Môi trường du lịch trang 7

Trang 7

Giáo trình Môi trường du lịch trang 8

Trang 8

Giáo trình Môi trường du lịch trang 9

Trang 9

Giáo trình Môi trường du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang xuanhieu 6880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Môi trường du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Môi trường du lịch

Giáo trình Môi trường du lịch
ịch: 
trước khi tham quan một địa điểm nào đó, ngoài những thông tin chung cần cung 
cấp, hướng dẫn cho khách những yêu cầu riêng về môi trường tùy thuộc vào loại 
hình du lịch. 
 - Có những sáng kiến để vừa đạt được mục đích bảo vệ môi trường vừa mang 
lại những cảm xúc phấn chấn cho khách du lịch. Đây là những nghệ thuật hướng 
dẫn mà mỗi hướng dẫn viên có thể thể hiện khác nhau. Ví dụ khi phát chai nước 
cho khách du lịch có thể kèm theo thông báo đề nghị quý vị mang vỏ chai không 
nộp lại sẽ được gắn một sao xanh, đến khi chương trình kết thúc tùy số lượng sao 
được gắn, quý khách sẽ được thưởng những món quà nhỏ. 
 - Tham gia giám sát việc bảo vệ môi trường: với vai trò trung gian, đại diện cho 
hãng lữ hành, hướng dẫn viên có thể yêu cầu các cơ sở cung cấp dịch vụ đảm bảo 
các quy định về môi trường hoặc góp ý cho cộng đồng dân cư địa phương trong 
vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ này tương đối nặng nề, để hoàn thành nhiệm 
vụ phải là người hướng dẫn viên có bản lĩnh và trách nhiệm về môi trường. Tư vấn, 
ngăn ngừa việc mua bán, trao đổi, giết thịt các loài động vật quý hiếm, các loài 
thực vật cần được bảo vệ giữa khách du lịch và người dân địa phương. Đôi khi vì 
một nguồn lợi kinh tế nhỏ bé, người dân địa phương có thể đánh bắt, mua bán, trao 
đổi những loài động thực vật quý hiếm, khách du lịch thiếu hiểu biết về pháp luật 
sẵn sàng tham gia các hoạt động này. Lúc này hướng dẫn viên phải thể hiện được 
vai trò tư vấn và ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp xảy ra. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Trình bày các hoạt động quản lý nhà nước trong môi trường du lịch? 
Câu 2: Phân tích các công cụ quản lý nhà nước về môi trường? Công cụ nào hiện 
nay đang có hiệu quả nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường. 
Câu 3: Nêu vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong khách sạn? 
Câu 4: Trình bày các nguyên tắc quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách 
sạn? Cho ví dụ. 
Câu 5: Bạn hãy đưa ra các giải pháp quản lý năng lượng, nước và chất thải trong 
một khách sạn mà bạn biết? 
Câu 6: Trình bày những lưu ý về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du 
lịch và khi hướng dẫn du lịch cho khách? 
PHỤ LỤC 1 
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 74 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
--------------------------------------- 
 (Địa điểm), ngày ..tháng .. năm 20.. 
Kính gửi :(1)....................................................................................................................... 
Chúng tôi là:(2).................................................................................................................. 
Địa chỉ:.............................................................................................................................. 
Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau 
đây: 
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Cam kết của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 
1.1. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của 
Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật và các quy định riêng (nếu có) tại địa 
phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi 
phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 
1.2. Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu dưới đây và 
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan. 
1.3. Chúng tôi xin đảm bảo độ chính xác của các thông tin và nội dung điền trong bản 
cam kết bảo vệ môi trường này. 
II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 
2.1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: 
................................................................................................. 
............................................................................................................................................
.............................. 
2.2. Địa điểm dự kiến triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch 
vụ:....................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 
(m2): ................................................................ 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 75 
2.5. Nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia, hóa chất, dung môi, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, 
thuốc diệt cỏ và các nguyên vật liệu khác sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất; 
nhu cầu sử dụng từng loại: 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
2.6. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: dầu, than, củi, gas (tấn/năm); điện (kW/ tháng): 
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
Phần C. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi 
công xây dựng 
Yếu tố gây tác động Tình trạng Biện pháp giảm thiểu Camkết 
Có Không Có Không 
Khí thải từ các phương 
tiện vận chuyển, máy 
móc thi công 
 Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã 
qua kiểm định 
Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm 
Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị 
Biện pháp khác 
Bụi 
 Xây dựng tường ngăn, phun nước để giảm 
bụi tại công trường thi công 
Biện pháp khác 
Tiếng ồn 
 Định kỳ bảo dưỡng thiết bị 
Xây tường chống ồn xung quanh khu vực 
gây ồn 
Biện pháp khác 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 76 
Nước thải sinh hoạt Có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ trước 
khi thải ra môi trường 
Có biện pháp thu gom và thuê đơn vị có 
chức năng xử lý theo quy định 
Biện pháp khác 
Nước mưa chảy tràn Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, 
lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi 
thoát ra môi trường 
Thu gom và tái sử dụng 
Chất thải rắn xây dựng 
 Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng 
Đổ thải đúng tại các địa điểm quy định của 
địa phương 
Chất thải rắn sinh hoạt 
 Thu gom, hợp đồng với cơ quan có chức 
năng để xử lý 
Đốt 
Biện pháp khác 
Các yếu tố gây mất an 
toàn lao động 
Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động 
cần thiết cho người lao động 
Biện pháp khác 
Các yếu tố gây ảnh 
hưởng, gián đoạn tới 
hoạt động sản xuất và xã 
hội 
 Lên kế hoạch cho từng hoạt động, báo cáo 
với cộng đồng địa phương để được hỗ trợ 
về thông tin công cộng trong trường hợp 
gây ra ảnh hưởng 
Biện pháp khác 
Phần D. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn 
hoạt động 
Yếu tố gây tác động Tình trạng Biện pháp giảm thiểu Camkết 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 77 
Có Không Có Không 
Khí thải Lắp đặt ống khói với chiều cao cho phép 
Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở 
cuối đường ống 
Tiết kiệm nhiên liệu sử dụng 
Biện pháp khác 
Bụi Xây dựng tường ngăn, phun nước để giảm 
bụi 
Lắp đặt hệ thống hút bụi 
Biện pháp khác 
Mùi Lắp đặt quạt thông gió 
Biện pháp khác 
Tiếng ồn Định kỳ bảo dưỡng thiết bị 
Xây tường ngăn cách âm để giảm tiếng ồn 
Biện pháp khác 
Nhiệt độ cao xung 
quanh khu vực sản 
xuất 
 Lắp đặt quạt thông gió 
Biện pháp khác 
Nước thải sinh hoạt Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải vào 
hệ thống thoát nước chung 
Xử lý đáp ứng QCVN trước khi thải ra môi 
trường 
Biện pháp khác 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 78 
Nước thải từ hệ thống 
làm mát 
 Thu gom và tái sử dụng 
Biện pháp khác 
Nước thải từ quá trình 
sản xuất 
Thu gom nước thải (bể, ao, hồ, kênh) 
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất 
Xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy 
chuẩn quy định trước khi thải ra nguồn nước 
Biện pháp khác 
Chất thải rắn Thu gom chất thải rắn (khu chứa rác) 
Chất thải rắn vô cơ Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng 
Hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom 
Đốt 
Biện pháp khác 
Chất thải rắn hữu cơ Làm phân compost, biogas, tái sử dụng 
Hợp đồng với cơ quan có chức năng để thu 
gom 
Biện pháp khác 
Các yếu tố gây mất an 
toàn lao động 
 Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần 
thiết cho người lao động 
Biện pháp khác 
Các yếu tố gây ảnh 
hưởng, gián đoạn tới 
hoạt động sản xuất và 
xã hội 
 Lên kế hoạch cho từng hoạt động sản xuất, 
báo cáo với cộng đồng địa phương để được 
hỗ trợ về thông tin công cộng trong trường 
hợp gây ra ảnh hưởng 
Biện pháp khác 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 79 
Các yếu tố gây phiền 
toái và nguy cơ đối với 
sức khỏe cộng đồng 
 Bố trí khu vực sản xuất cách khu vực đông 
dân cư xa nhất có thể 
Biện pháp khác 
Các yếu tố gây nguy 
cơ cháy, nổ 
 Trang bị, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa 
cháy 
 CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ 
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) 
PHỤ LỤC 2 
Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cƣ 
( theo mức âm tƣơng đƣơng) 
 Đơn vị : dB(A) 
TT Khu vực ( * ) Thời gian 
Từ 6h đến 
18h 
Từ 18h đến 
22h 
Từ 22h đến 
6h 
1 Khu vực cần đặc biệt yên 
tĩnh: 
Bệnh viện, thư viện, nhà 
50 45 40 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 80 
điều dưỡng, nhà trẻ, 
trường học, nhà thờ, chùa 
chiền. 
2 Khu dân cư, khách sạn, 
nhà nghỉ, cơ quan hành 
chính. 
60 55 50 
3 Khu dân cư xen kẽ trong 
khu vực thương mại, dịch 
vụ, sản xuất. 
75 70 
- 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh 
- 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ) 
- 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường 
- 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được 
- 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi 
- 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu 
- 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm 
- 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí 
PHỤ LỤC 3 
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC 
ĐỘNG MÔI TRƢỜNG 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, 
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường) 
 (1)  
------- 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
-------------- 
Số: ... 
V/v thẩm định và phê 
duyệt báo cáo ĐTM của 
Dự án “ (2) ” 
(Địa danh), ngày tháng  năm  
Kính gửi:  (3)  
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 81 
Chúng tôi là:  (1) , Chủ Dự án:  (2) : 
Dự án (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu 
tương đương của dự án) sẽ do  (4)  phê duyệt. 
- Địa điểm thực hiện Dự án: ; 
- Địa chỉ liên hệ: ; 
- Điện thoại: ; Fax: ; E-mail:  
Xin gửi đến quý  (3)  những hồ sơ sau: 
- 01 (một) bản báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc 
tài liệu tương đương của Dự án; 
- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng 
Việt. 
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các 
văn bản nêu trên và cam kết rằng: Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hóa 
chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các 
công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy 
định được trích lục và sử dụng là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp 
dụng. 
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật 
của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
Đề nghị  (3)  thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá 
môi trường cho Dự án. 
Nơi nhận: 
- Như trên; 
- 
- Lưu  
 (5)  
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng 
dấu) 
Ghi chú: 
(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án; (2) Tên đầy đủ của dự án; (3) Cơ quan tổ 
chức việc thẩm định hoặc Ban Quản lý được ủy quyền (đối với dự án đầu tư vào 
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất); (4) Cơ quan phê 
duyệt dự án; (5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án; 
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu 
Trang 82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường 
trong chương trình đào tạo du lịch. 
2. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Giáo trình tổng quan du lịch. 
3. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB lao 
động. 
4. Luật bảo vệ môi trường (2009), NXB chính trị quốc gia. 
5. Phạm Thị Minh, Phát triển loại hình du lịch homestay xã Việt Hải - Cát Bà, 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn hóa du lịch, trường Đại học dân lập Hải 
Phòng, năm 2010. 
6. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam (Số 12/2010) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_moi_truong_du_lich.pdf