Giáo trình Module 1 Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Định nghĩa:
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin để nhận biết và tác động lẫn nhau trong
quan hệ giữa người với người để đạt được mục đích nhất định. Vì vậy giao tiếp là:
+ Một quá trình hai chiều, tức là người phát tin không bao giờ chỉ muốn một
mình mà không chú ý tới tiếp nhận thông tin phản hồi của người nhận tin.
+ Một quá trình hoạt động tâm lý hết sức phức tạp, trải qua 3 trạng thái: (1):
Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; (2): hiểu biết lẫn nhau, rung cảm; (3): tác động và
ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu không thực hiện tốt hoặc không thực hiện đủ cả 3 quá trình
đó thì sẽ làm cho quá trình giao tiếp kém hiệu quả, trục trặc.
Người gửi muốn truyền ý nghĩa /ý tưởng của mình cho người khác thì phải Mã
hoá ý nghĩ đó thành lời nói, chữ viết hay các hình thức biểu hiện phi ngôn ngữ khác
(ký hiệu, ám hiệu ) gọi là thông điệp.
Thông điệp được gửi đến Người nhận bằng nhiều kênh khác nhau như lời nói,
thông báo, thư, điện thoại Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN
Module 1: Kỹ năng giao tiếp
4
Người nhận nhận được thông điệp, muốn hiểu được thông điệp thì phải Giải
mã thông điệp đó. Giải mã là việc chuyển lời nói, chữ viết, hình ảnh của thông điệp
sang dạng hiểu được. Giải mã là một quá trình phức tạp và thường là nguyên nhân
chính gây hiểu sai, hiểu lầm trong giao tiếp (nói một đằng hiểu một nẻo, cùng một từ
nhưng hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, các khác biệt về xã hội, giai cấp, trình độ văn
hoá.)
Cuối cùng của giao tiếp là sự phản hồi/hồi đáp, người nhận phát tín hiệu cho
người gửi biết rằng thông điệp của họ đã đến được đích, hoàn thành xong quá trình
giao tiếp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Module 1 Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
khách hàng nói có để trở thành một phần tham gia vào cuộc diễn thuyết của bạn, và tiến tới việc tham gia cuộc diễn thuyết lần sau. 30 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp 8. Câu hỏi có liên quan trực tiếp đến tình hình kinh doanh của khách hàng không? Câu hỏi càng trực tiếp bạn càng có được những câu trả lời trực tiếp. 9. Câu hỏi có liên quan trực tiếp đến mục tiêu của khách hàng không? Bạn có đang điều tra những lĩnh vực mà khách hàng có liên quan đến không? Những lĩnh vực khiến khách hàng cam kết những câu trả lời thực sự. 10. Câu hỏi có lấy được thông tin từ khách hàng để giúp bạn bán hàng dễ dàng hơn không? Cách bạn nói về sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ rất có tác dụng đến sự mong đợi của khách hàng. 11. Câu hỏi có tạo ra một không khí tích cực để bán hàng không? Câu hỏi có mang tính khiêu khích và kích động không? Đừng làm cho khách hàng điên lên khi bạn đặt câu hỏi – hãy làm cho họ suy nghĩ. 12. Bạn có đang hỏi lại câu hỏi mà khách hàng đã hỏi bạn không? Khách hàng: Tôi có thể nhận được hàng trong 2 tuần không? Người bán hàng: Chị cần hàng vào thời gian đó phải không? 13. Câu hỏi cuối cùng – Bạn có đang đặt một câu hỏi tiếp cận không? Một câu hỏi đã có sẵn câu trả lời xác nhận vụ bán hàng. 3-Kỹ năng trả lời Trình độ cao hay thấp của người đàm phán được quyết định bởi mức độ trả lời vấn đề của người ấy. Vì vậy để nắm được kĩ xảo của việc trả lời vấn đề trong kinh doanh nên chú ý những thủ thuật sau đây: - Không nên trả lời hết mọi vấn đề được hỏi: người trả lời nên khéo léo rút gọn phạm vi câu được hỏi, hoặc có thể triển khai ý mới, hay đào sâu thêm câu được hỏi tùy thuộc vào sự am hiểu, chủ động và tình thế giao tiếp cũng như mức độ cảm nhận về lợi hại khi trả lời câu hỏi. Ví dụ đối phương tỏ ra quan tâm tới giá cả một loại sản phẩm nào đó, nếu trả lời thẳng và triệt để vào câu hỏi, nói hết giá cả của loại sản phẩm đó ra, thì trong quá trình đàm phán tiếp theo, người trả lời có thể rơi vào thế bị động, hoặc tự thu hẹp khả năng ứng phó, biến hóa trong đàm phán. - Không trả lời sát vào câu hỏi của đối phương: Trả lời câu hỏi gì cũng vậy, cần để cho mình một khoảng cách để có thể tíên thoái hay nhân diện rõ ý đồ của đối phương khi hỏi. Khi trả lời không nên bộc lộ thực lực của bạn ra quá sớm và ồ ạt. 31 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp Thông thường có thể áp dụng cách giải thích một vấn đề gì tương tự, sau đó mới trở lại chủ đề chính. Hoặc có thể dùng những câu hỏi ngược lại, hay dùng cách nói nghi vấn ( thế chăng, không phải sao, chẳng lẽ, phải không nhỉ...) để di chuyển trọng điểm, hay giảm mức độ quan trọng của vấn đề được nêu ra.Ví dụ: đúng vậy tôi đang đoán ông sẽ hỏi như vậy, tôi sẽ có sự trả lời để ông hài lòng, nhưng tôi không cho rằng ông cũng có thể đánh giá như thế, trước khi trả lời xin cho tôi nêu ra đây một sự việc ( một vân đề ), hay cho tôi được hỏi lại... Nếu đối phương chưa hài lòng bạn có thể nói: có thể ông nghĩ như vậy là đúng, thế nhưng lí do của ông là gì ? Vậy thì ông mong đợi tôi giải thích điều gì đây ạ... - Giảm bớt cơ hội đề đối phương hỏi đến cùng: nếu người nêu câu hỏi phát hiện ra chỗ sơ hở của câu trả lời thường họ sẽ truy hỏi đến cùng. Nên nhớ khi trả lời không được để cho đối phương phát hiện ra chỗ sơ hở đó bằng cách dùng cách trả lời khái quát trên nguyên tắc hoặc khẳng định tính chất khách quan, hạn chế mức độ cụ thể trong việc trả lời. Ví dụ: tôi nghĩ vấn đề này không thể giải thích, làm sáng tỏ ngay được. Hoặc lúc này thảo luận kĩ vấn đề này e quá sớm... - Dành đủ thời gian cân nhắc kĩ vấn đề: trong một số trường hợp, nói chung người tham gia đàm phán trả lời có tốt hay không thương là tỉ lệ thuận với thời gian để cân nhắc vấn đề. Chính vì vậy người nêu câu hỏi thường dồn ép cho bạn phải trả lời ngay trong khi chưa đủ thời gian suy ngẫm các khía cạnh của vấn đề cần trả lời. Bởi vậy bạn cần chủ động, điềm tĩnh trong đối thoại ngay từ phút đầu tiên, đôi khi phải biết lờ đi một cách cố tình hay hữu ý những câu hỏi dồn ép của đối tác. Hoặc nói thảng rằng vấn đề này cần phải chuẩn bị nghiên cứu kĩ, nếu đó hoàn toàn là những câu hỏi nghiêm túc, cần thiết và không thể lảng tránh, đồng thời đề cao câu hỏi của đối phưong. - Xác định đúng những điều không đáng phải trả lời: người tham gia đàm phán có nghĩa vụ phải làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan cho đối tác. Nhưng không có nghĩa là phải trả lời tất cả những câu hỏi, và trong đó có những câu hỏi có thể chỉ làm gây nhiễu bạn, đưa bạn vào thế bị động và chịu thua thiệt trong đàm phán. Do vậy bạn cần xác định nhanh và đúng những loại câu hỏi như vậy bằng cách từ chối, hoặc hỏi lại ý nhị với mục đích ngăn chặn đối phưong đưa tiếp những câu hỏi tương tự. Cần tránh tỏ thái độ khó chịu hay cố tình lờ đi câu hỏi của đối phương bởi vì như thế đồng nghĩa với ý: tôi không nói chuyện với ông. 32 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp - Đừng trả lời quá dễ dàng: người đàm phán khi trả lời nên đi thẳng vào câu hỏi, có mục đích rõ ràng và cần tìm hiểu hàm ý chân thực của vấn đề. Việc nói bóng gió, đa nghĩa, lấp lửng nước đôi lại là thủ thuật nhằm thăm dò khuynh hướng phản ứng của đối phương, tìm hiểu dụng ý trong câu hỏi của họ và tạo khoảng cách an toàn giao tiếp khi hai bên chưa thật hiểu và tương đồng nhau. Trong nhiều trường hợp sự trả lời dễ dãi có thể bị đánh giá ngầm là nông nổi và hời hợt, và do đó dễ rơi vào thế lép hoặc đối phương cũng chỉ có thể ứng xử lại một cách tương tự. - Tìm cớ kéo dài thời gian trả lời: Trong đàm phán khi nghe câu hỏi đừng vội trả lời ngay mà có thể đề nghị nhắc lại.Thời gian ấy chính là lúc ta nghĩ cách trả lời. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bạn khi đứng trước những câu hỏi chưa thể có nội dung trả lời đầy đủ đã sẵn sàng hiện lên trong đầu bạn, nhưng không thể không cất tiếng đáp lại đề nghị của đối phương. Nếu không khéo có thể bạn sẽ bị coi là con người quá tiểu xảo hoặc thiếu trung thực - điều tối kị trong giao tiếp. Bởi vậy bạn phải biết huy động tư duy trong khi tìm cách kéo dài thời gian của câu trả lời một cách hợp lý. Trước những vấn đề lớn và rất nghiêm túc bạn có thể nói thẳng rằng: với những câu hỏi mà quí ông vừa nêu ra chúng tôi chưa thu thập đủ tài liệu, tôi nghĩ rằng các ông muốn được trả lời tường tận và đày đủ, việc đó cần có thời gian, phải không ạ. - Không nên để rơi vào tình thế là đối địch trực tiếp với đối tác trong các tình huống đối thoại. Luôn tỏ ra như cùng đứng về quan điểm hay lập luận của họ, hoặc ít ra biết nhặt ra trong các câu hỏi, câu nói của họ những ý tứ, những luận điểm khả dĩ mình có thể nhắc lại vừa là đề cao họ, như thế sẽ ràng buộc họ chặt hơn vào những điều bạn sẽ trình bày sau đó theo hướng có lợi cho bạn. Phủ định ngay và quá trực tiếp đối phương trong từng tình hướng giao tiếp cụ thể khiến cho cuộc đàm phán căng thẳng, có xu hướng đi xa hơn những vấn đề mà hai bên cần tiếp cận. - Chuyển câu trả lời sang hướng khác hoặc trả lời mập mờ.Trong đàm phán đôi bên đều chờ cơ hội hở để tìm hiểu bối cảnh, thực lực của nhau. Vì vậy, câu trả lời đầu tiên không nên đề cập trực tiếp đến vấn đề được hỏi mà nên chuyển câu trả lời theo hướng tiếp cận để quan sát phản ứng tâm lý đối tác. 33 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp 4-Kỹ năng nghe. Trong đàm phán, giao tiếp khách hàng, nghe cũng là một nghệ thuật. Khi đối tác nói ta không nên nhìn ra chỗ khác, hay tỏ thái độ bồn chồn, mà phải nhìn thẳng vào mắt họ. Vẻ chăm chú sẽ gây cho người nói tâm lý mình tôn trọng họ đồng thời qua đấy mình cũng thu nhập được thông tin cần thiết để phán đoán những hiêủ biết của đối tác về mình. Có thông qua thái độ người nghe mà làm cho không khí đàm phán thân mật, khách và chủ cảm thấy mối quan hệ gần gũi nhau hơn. Trong khi nghe cần chú ý đến những ý tứ ẩn giấu bên trong lời nói để đoán biết nhu cầu tâm lý của đối tác. Khi khách mời ta thì nói càng ngắn gọn càng tốt và luôn luôn quan sát thái độ đối tác. 34 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp PHỤ LỤC THAM KHẢO: Bộ tiêu chuẩn của VNPT đối với các cán bộ làm công tác giao tiếp trực tiếp và chăm sóc khách hàng. (Trích từ Bài giảng Nghệ thuật Giao tiếp kinh doanh và Chăm sóc khách hàng – Trường Trung học BCVT & CNTT II) TT Nội dung Yêu cầu Tiêu chuẩn 1 - Mặc đồng phục, đeo thẻ nhân - Giao dịch viên mặc đồng phục viên đúng theo qui định. Trang theo qui định phục, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng, - Đeo thẻ nhân viên ngay ngắn đi giầy dép có quai hậu. trên ngực - Trọng số điểm 7/100 - Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ - Giao dịch viên đi giầy dép có quai hậu Tiêu chuẩn 2 - Đồ đạc, tài liệu từng giao dịch - Đồ đạc, tài liệu gọn gàng viên gọn gàng, ngăn nắp - Không cản trở đến công việc - Trọng số điểm 5/100 - Không làm mất thời gian tìm kiếm - Không gây phản cảm đến khách hàng Tiêu chuẩn 3 - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ điểm - Giao dịch viên cần có ý thức giao dịch, hoặc quầy giao dịch giữ vệ sinh trong điểm giao dịch sạch sẽ - Không để mất vệ sinh chung - Trọng số điểm 5/100 - Thấy chỗ bẩn phải lau dọn ngay - Đổ rác, phế liệu đúng nơi qui định Tiêu chuẩn 4 - Làm đúng nhiệm vụ được giao, không làm việc riêng hoặc hút thuốc Trong khi giao dịch, không để người ngoài không có nhiệm vụ vào nơi giao dịch - Trọng số điểm 10/100 Tiêu chuẩn 5 - Đảm bảo thời gian làm việc - Đến sớm trước khi bắt đầu ca - Trọng số điểm 6/100 làm việc, để làm việc đúng giờ. - Hết thời gian làm việc mới được làm các thủ tục bàn giao ca - Không bỏ vị trí làm việc khi 35 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền Tiêu chuẩn 6 - Chào và hướng mắt về phía - Giao dịch viên cần chủ động khách hàng khi bắt đầu phục vụ hướng mắt về phía khách hàng khách hàng hoặc chào khách hàng - Trọng số điểm 6/100 - Thể hiện sự quan tâm tới khách hàng - Tránh tình trạng để khách hàng gọi mới quay lên hoặc không chào khách hàng Tiêu chuẩn 7 - Sẵn sàng phục vụ, không để - Giao dịch viên trong tư thế sẵn khách hàng đợi lâu nếu không có sàng phục vụ khách hàng nhanh lý do chính đáng. Phục vụ khách chóng hàng theo thứ tự. Phục vụ khách - Không nói chuyện riêng khi hàng nhanh chóng, khẩn trương, phục vụ khách hàng không trì hoãn, hoặc gây khó khăn cho khách hàng - Khi đang làm bất cứ công việc sự vụ nào, khi có khách hàng - Trọng số điểm 8/100 phải dừng lại để phục vụ khách hàng. - Phục vụ khách hàng khẩn trương, đúng thứ tự - Thao tác nhanh, chính xác. Không vừa làm, vừa nghĩ Tiêu chuẩn 8 - Thái độ niềm nở, cử chỉ thân - Giao dịch viên cần niềm nở, thiện, lịch sự, đúng mực với quan tâm với khuôn mặt vui vẻ khách hàng - Thái độ cử chỉ, nói năng thân - Trọng số điểm 8/100 thiện. Lễ độ với người lớn tuổi. Thân ái với người kém tuổi. - Không nói cục cằn, trống không, cáu gắt, tranh cãi với khách hàng - Cư xử nhẹ nhàng, tình cảm - Không lạnh nhạt, lãnh đạm, khó gần. Nhưng cũng không quá thân thiện Tiêu chuẩn 9 - Nói rõ ràng, mạch lạc, âm - Giao dịch viên nói rõ, vừa đủ lượng vừa đủ nghe nghe, không nói quá to hoặc quá - Trọng số điểm 5/100 nhỏ - Không được cáu gắt với khách hàng 36 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp Tiêu chuẩn 10 - Quan tâm đến khó khăn, lúng - Khi khách hàng gặp khó khăn, túng của khách hàng để hỗ trợ giao dịch viên nhiệt tình giúp đỡ. kịp thời Không phó mặc, coi như khách - Trọng số điểm 5/100 hàng đã biết, hoặc cáu gắt, cau có, khó chịu khi khách hàng hỏi lại Tiêu chuẩn 11 - Cảm ơn khách hàng sau phiên - Sau khi phục vụ, giao dịch viên giao dịch, bày tỏ mong muốn chủ động cảm ơn khách được phục vụ lần sau - Bày tỏ sự mong muốn phục vụ - Trọng số điểm 5/100 lần sau Tiêu chuẩn 12 - Nắm vững chuyên môn và - Giao dịch viên nắm vững nghiệm vụ, thực hiện tốt các yêu chuyên môn, nghiệp vụ trong cầu về dịch vụ của khách hàng. phạm vi công việc Trả lời hoặc giải thích rõ ràng, - Thành thạo các nghiệp vụ dễ hiểu các câu hỏi của khách hàng - Trọng số điểm 10/100 Tiêu chuẩn 13 - Tư vấn được các dịch vụ phù - Khi khách hàng có nhu cầu, hợp, mang lại lợi ích cho khách nếu có nhiều chủng loại dịch vụ hàng khác nhau, giao dịch viên cần tư - Trọng số điểm 7/100 vấn hướng dẫn để khách hàng sử dụng dịch vụ hiệu quả nhất Tiêu chuẩn 14 - Chủ động giới thiệu các dịch - Khi có dịch vụ mới, chính sách vụ mới, chính sách mới cho mới, giao dịch viên cần chủ động khách hàng giới thiệu cho khách hàng - Trọng số điểm 7/100 Tiêu chuẩn 15 - Tính đúng tiền sử dụng dịchv ụ - Giao dịch viên tính đúng tiền và thanh toán tiền thừa đầy đủ cho khách hàng cho khách hàng - Trả lại tiền thừa đầy đủ - Trọng số điểm 6/100 - Không có tiền lẻ, xin lỗi khách hàng. Nếu hách hàng đồng ý trả bằng tem, phong bì Tiêu chuẩn 16 - Bố trí sắp xếp bên trong điểm - Bàn ghế, dụng cụ làm việc hợp giao dịch thuận tiện, hợp lý cho lý, thuận tiện cho giao dịch viên, việc phục vụ của giao dịch viên khách hàng đãm bảo thẩm mỹ, và sử dụng của khách hàng ấn tượng. - Trọng số điểm 30/100 - Cân, máy đếm tiền, máy tính cước đặt ở vị trí cả khách hàng và giao dịch viên đều nhìn thấy được - Thùng rác đặt ở vị trí phù hợp 37 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp Tiêu chuẩn 17 - Biển hiệu chính trong giao dịch - Đúng qui định, dễ nhận biết, đúng theo mẫu qui định sạch sẽ - Trọng số điểm 15/100 Tiêu chuẩn 18 - Các bảng quảng cáo, thông - Các bảng thông báo giá cước báo, hướng dẫn, giá cước đầy mới (hiện hành) đủ, dễ đọc và đặt ở nơi dễ quan - Đặt ở vị trí thuận tiện, dễ nhìn sát cho khách hàng cho khách hàng - Trọng số điểm 20/100 - Bảng cũ, bẩn rách phải được thay ngay Tiêu chuẩn 19 - Có bảng thông báo thời gian mở cửa và đóng cửa rõ ràng và dễ nhìn - Trọng số điểm 15/100 Tiêu chuẩn 20 - Các vật dụng cần thiết cho khách hàng sử dụng như bút, hồ dán có đầy đủ và tiện dụng cho khách hàng - Trọng số điểm 20/100 38 Tài liệu tập huấn Kinh doanh MegaVNN Module 1: Kỹ năng giao tiếp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giao tiếp. Tác giả . Nhà Xuất bản Hà Nội 2. Tài liệu Kỹ năng giao tiếp. Tác giả: Nguyễn Hoàng Phương và các cộng sự 3. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Kỹ năng Chăm sóc Khách hàng. Tác giả Đoàn Huy Toàn - Trường Trung học BCVT&CNTT I 4. Bài giảng Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng. Tác giả: Đinh Thị Lan Hương – Khoa Quản trị Kinh doanh BCVT - Trường Trung học BCVT & CNTT II. 5. Bài giảng Nghệ thuật Giao tiếp Kinh doanh & Chăm sóc khách hàng - Trường Trung học BCVT & CNTT III. 6. www.vnpt.com.vn 39
File đính kèm:
- giao_trinh_module_1_ky_nang_giao_tiep_voi_khach_hang.pdf