Giáo trình mô đun Thực hành kế toán doanh nghiệp trên Excel
BÀI 1: LẬP HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA KẾ TOÁN
Mã Bài: Bài 1
Giới thiệu:
Bài 1: Lập hệ thống cơ sở dữ liệu của kế toán hướng dẫn cách sử dụng phần mềm
Excel để lập một cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp theo hướng dẫn tại thông tư
200/2014/TT-BTC
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Trình bày được khái niệm về cơ sở dữ liệu
Trình bày được cách quản lý của hệ thống, của một đơn vị kế toán
- Về kỹ năng:
Xây dựng được một cơ sở dữ liệu của kế toán trong excel
Thiết lập được hệ thống thông tin của một đơn vị kế toán
Xây dựng được hệ thống tài khoản, các danh mục của một đơn vị kế toán
Lập được hệ thống cơ sở nhập dữ liệu của một đơn vị kế toán
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan
+ Có khả năng vận dụng kiến thức của bài vào các bài tiếp theo
+ Có khả năng liên hệ các nội dung của bài vào thực tế hiện nay
+ Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tích cực tự rèn luyện tác phong
làm việc công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành
Nội dung chính:
1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Tất cả các dữ liệu (DL) được lưu trữ và được sử dụng bởi doanh nghiệp tạo thành
CSDL của doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên
các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp (như băng từ, đĩa từ .) để có thể thỏa mãn yêu
cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình
ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Trong định nghĩa này ta thấy, trước hết, CSDL phải là một tập hợp các thông tin
mang tính hệ thống chứ không phải là các thông tin rời rạc, không có mối quan hệ
với nhau. Các thông tin này phải có cấu trúc và tập hợp các thông tin này phải có
khả năng đáp ứng các nhu cầu khai thác của nhiều người sử dụng một cách đồng2
thời. Đó cũng chính là các đặc trưng của CSDL.
1.2. Quản lý dữ liệu
1.2.1. Sheet
Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn
được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành
các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa
được 16,384 cột và 1,048,576 dòng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thực hành kế toán doanh nghiệp trên Excel
từng loại hàng tồn kho hao hụt ngoài định mức trong kỳ; - Các khoản chi phí vượt mức bình thường khác được tính trực tiếp vào giá vốn; - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 4. Doanh thu hoạt động tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền gửi, tiền cho vay - Lãi bán các khoản đầu tư; - Cổ tức, lợi nhuận được chia; - Lãi chênh lệch tỷ giá; - Lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán; - Doanh thu hoạt động tài chính khác. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 106 Cộng ... ... 5. Chi phí tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền vay; - Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm; - Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư tài chính; - Lỗ chênh lệch tỷ giá; - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư; - Chi phí tài chính khác; - Các khoản ghi giảm chi phí tài chính. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 6. Thu nhập khác Năm nay Năm trước - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lãi do đánh giá lại tài sản; - Tiền phạt thu được; - Thuế được giảm; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 7. Chi phí khác Năm nay Năm trước - Giá trị còn lại TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lỗ do đánh giá lại tài sản; - Các khoản bị phạt; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 8. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Năm nay Năm trước a) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tổng chi phí QLDN; - Các khoản chi phí QLDN khác. b) Các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tỏng chi phí bán hàng; - Các khoản chi phí bán hàng khác. c) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa; - Hoàn nhập dự phòng tái cơ cấu, dự phòng khác; - Các khoản ghi giảm khác. 9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố - Chi phí nguyên liệu, vật liệu; ... ... 107 - Chi phí nhân công; - Chi phí khấu hao tài sản cố định; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí khác bằng tiền. ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... Ghi chú: Chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” là các chi phí phát sinh trong kỳ được phản ánh trong Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau: + Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; + Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công; + Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau (không bao gồm giá mua hàng hóa): + Tài khoản 156 – Hàng hóa; + Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có quyền lựa chọn căn cứ khác nhưng phải đảm bảo thuyết minh đầy đủ chi phí theo yếu tố. 10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại; - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả; () () 108 - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. VIII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai Năm nay Năm trước - Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính; - Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu; - Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu; - Các giao dịch phi tiền tệ khác 2. Các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng: Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện. 3. Số tiền đi vay thực thu trong kỳ: - Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi; - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; - Tiền thu từ đi vay dưới hình thức khác. 4. Số tiền đã thực trả gốc vay trong kỳ: - Tiền trả nợ gốc vay theo khế ước thông thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu chuyển đổi; - Tiền trả nợ gốc cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền chi trả cho giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; - Tiền trả nợ vay dưới hình thức khác IX. Những thông tin khác 1. Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: 2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: 3. Thông tin về các bên liên quan (ngoài các thông tin đã được thuyết minh ở các phần trên). 4. Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”(1):. 5. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong Báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): ..................... 6. Thông tin về hoạt động liên tục: ...... 7. Những thông tin khác. ............................................................................................................. Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 109 - Số chứng chỉ hành nghề; - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Ghi chú: Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề. – Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. – Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính. – Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này. – Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây: + Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; + Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu); + Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. – Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. – Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. – Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau: + Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo; + Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi 110 tiết có liên quan; + Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; + Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan. 111 BÀI TẬP THỰC HÀNH BÀI 4 Lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp sau, giả định doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục. I/ Giới thiệu về Công ty: - Tên Công ty: Công ty CP Hoàng Minh: - Địa chỉ: 260 Đà Nẵng Ngô Quyền, Hải Phòng. - Mã số thuế: 0200673637 - Số tài khoản: 2010200045675 Ngân hàng Nông nghiệp Hải Phòng. - Các chế độ kế toán áp dụng: + Chế độ kế toán áp dụng: TT 200/2014/TT-BTC. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. + Ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. + Sản phẩm của công ty: Đồ nội thất. II/ Tại Công ty Cổ phần Hoàng Minh có tài liệu tháng 12 năm 2015 như sau Dư đầu kỳ các tài khoản: 111 334.800.000 112 1.786.567.000 131 223.500.000 (Công ty TNHH Mỹ Hưng, 30 Tôn Đức Thắng Hải Phòng 120.500.000đ; Công ty CP Hoàng Hà Khu Công nghiệp Đình Vũ hải Phòng 103.000.000 133 14.500.000 152 223.000.000 (2.000kg tôn trắng giá 67.000đ/kg; 5.000kg thép hình giá 17.800đ/kg) 155 210.000.000 (Tủ tôn đựng tài liệu nhỏ 800c đơn giá 155.000đ/c, tủ tôn đựng tài liệu lớn 100c giá 860.000đ/c) 156 260.000.000 (Đồng hồ treo tường 1.000c giá 260.000đ/c) 211 2.546.700,000 214 (763.000.000) 311 235.000.000 334 29.000.000 112 331 464.367.000 (Trong đó: Công ty TNHH Bình Minh, 278 Trần Quang Khải, Hồng Bàng, Hải Phòng 300.000.000đ; Công ty CP Biển Đông, 224 Đường Hà Nội, Hồng Bàng, Hải Phòng 164.367.000đ 411 3.800.000.000 421 307.700.000 I/ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau: 43. Phiếu nhập kho số 01 kèm theo hóa đơn GTGT số 036829 ngày 01 tháng 12 năm 2012, Mua vật liệu từ Công ty Bình Minh 1.000kg tôn trắng giá mua chưa thuế GTGT 72.000đ/kg và 2.000kg thép hình giá mua chưa thuế 19.000đ/kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán. Khi mua được bên bán chiết khấu thương mại 1% trên giá chưa thuế GTGT trừ vào nợ phải trả vì mua với số lượng lớn. 44. Phiếu xuất kho số 01 kèm theo hoá đơn GTGT số 045632 ngày 03 tháng 12 bán trực tiếp cho Công ty Hoàng Hà mã số thuế 0200783647 số hàng 300c đồng hồ treo tường giá bán chưa thuế GTGT 290.000đ/c, thuế GTGT 10% thu bằng chuyển khoản (giấy báo có 12). 45. Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Chuyển khoản thanh toán cho Công ty Bình minh tiền hàng kỳ trước 300.000.000đ (Giấy báo nợ 10) 46. Ngày 11 tháng 12, Phiếu xuất kho số 02, Xuất kho vật liệu cho sản xuất 2.500kg tôn trắng và 5.500kg thép hình để sản xuất tủ đựng tài liệu loại lớn. 47. Ngày 15 tháng 12 mua CCDC chuyển ngay vào sử dụng tại bộ phận sản xuất giá mua chưa thuế GTGT 22.000.000đ. Biết CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần. chưa thanh toán tiền cho người bán. Hóa đơn GTGT số 092839 ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Công ty TNHH Mai Linh địa chỉ 28 Lạch Tray Hải Phòng 48. Ngày 18 tháng 12 Tính lương phải trả cho các bộ phận như sau: Công nhân sản xuất trực tiếp 22.500.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng 7.800.000đ, bộ phận bán hàng 12.200.000đ, Bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.500.000đ. Đồng thời trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. 49. Ngày 20 tháng 12, Phiếu chi 01 chi tiền mặt thanh toán tiền điện 9.350.000đ bao gồm 10% thuế GTGT phân bổ cho các bộ phận như sau: Bộ phận sản xuất 5.000.000đ, bộ phận bán hàng 1.500.000đ bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.000.000đ theo hóa đơn số 983927 ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Công ty Điện Lực Hải Phòng. 50. Ngày 28 tháng 12, Bảng tính khấu hao trong kỳ: khấu hao tài sản thuộc bộ phận sản xuất 34.000.000đ, khấu hao thuộc bộ phận bán hàng 4.000.000đ, khấu hao tài sản tại bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.000.000đ. 113 51. Ngày 30 tháng 12 năm 2012, Trong kỳ Bộ phận sản xuất hoàn thành 400c tủ đựng tài liệu loại lớn nhập kho. (Phiếu nhập kho số 02) 52. Ngày 30 tháng 12, Phiếu xuất kho số 03 kèm theo hoá đơn GTGT số 045633, xuất kho thành phẩm bán cho Công ty Thiên Hải mã số thuế 0201008937 số hàng 400c tủ tài liệu nhỏ giá chưa thuế GTGT 276.000đ/c và 350c tủ tài liệu lớn giá chưa thuế GTGT 1.050.000đ/c, thuế GTGT 10% thu bằng chuyển khoản (Giấy báo có 13). 53. Ngày 31 tháng 12, nhận được giấy báo có 14 về lãi tiền gửi trong tháng 665.000đ 54. Ngày 31 tháng 12, nhận giấy báo có 15 từ ngân hàng do Công ty Mỹ Hưng chuyển khoản thanh toán tiền hàng 125.000.000đ. 55. Ngày 31 tháng 12, hoá đơn GTGT số 045634 thanh lý một TSCĐ cho Công ty Hùng Cường địa chỉ 45 Trần Quang Khải Hồng Bàng Hải Phòng mã số thuế 0200782637 thu bằng tiền mặt (Phiếu thu số 01) 55.000.000đ đã gồm 10% thuế GTGT biết TS có nguyên giá ghi sổ 224.000.000đ đã khấu hao 70%. 56. Ngày 31 tháng 12, Chuyển khoản (giấy báo nợ 11) thanh toán nợ vay ngắn hạn 200.000.000đ đồng thời chi tiền mặt (phiếu chi 02) thanh toán lãi tiền vay trong tháng 12.000.000đ. Biết rằng: - Kỳ này doanh nghiệp chỉ sản xuất tủ tài liệu lớn. - Cuối kỳ doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2014). Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Thông tư số 200/2014/TT-BTC. 2. Bộ Tài Chính (2016). Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư số 133/2016/TT-BTC. 3. Các tài liệu sách, báo về kế toán, kiểm toán, tài chính. 4. PGS. TS. Bùi Văn Dương và cộng sự (2009). Hướng dẫn thực hành lập sổ sách kế toán báo cáo tài chính và báo cáo thuế GTGT trên Excel, NXB Tài Chính, Hà Nội. 5. Website, Giải pháp Excel. 6. Website; Webketoan.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_thuc_hanh_ke_toan_doanh_nghiep_tren_excel.pdf