Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán

Giới thiệu:

Nguyên lý kế toán là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và khái

niệm cơ bản về kế toán làm cơ sở học tập và nghiên cứu các mô đun trong

chuyên nghành kế toán. Kế toán là gì? Người làm kế toán phải làm các công

việc gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học sau đây.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán;

- Trình bày được đối tượng của hạch toán kế toán;

- Phân loại được đối tượng kế toán của đơn vị;

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập;

Nội dung chính:

1. Khái niệm về kế toán

Có nhiều cách tiếp cận về kế toán, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác

nhau về kế toán. Tuy nhiên, những định nghĩa này đều thống nhất với nhau ở

chỗ: kế toán là một hệ thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn

chúng ta thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin cần thiết cho

việc ra những quyết định tài chính hợp lý. Sau đây là một số định nghĩa đã được

đưa ra:

Định nghĩa 1: Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bản chất của kế toán

được nhận định “Kế toán xã hội chủ nghĩa là công việc tính toán, ghi chép, phản

ánh bằng con số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn

và mọi hoạt động kinh tế, qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhà

nước; tình hình bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.”

Định nghĩa 2: Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước đã ghi rõ: “Kế toán là

công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời

gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận4

động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử

dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp.”

Định nghĩa 3: Theo TS. Trần Anh Hoa, trong luận án tiến sĩ của mình đã

đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc thu

thập, đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính hữu

ích của một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đề ra các quyết

định hợp lý.”

thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của

tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính)

trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các

quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong

doanh nghiệp.”

Định nghĩa 5: Theo thì “Kế toán

được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin

hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.”

Định nghĩa 6: Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu

thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình

thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 98 trang xuanhieu 13440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán

Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán
vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Cuối tháng 
khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên 
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của 
từng tài khoản trên sổ cái, tiếp đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát 
sinh. 
 82 
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng 
từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán 
tổng hợp, đƣợc chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để ghi vào 
các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý. Cuối tháng cộng các sổ 
hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng nội dung sau đó lập các bảng tổng hợp chi tiết 
và kiểm tra đối chiếu giữa các bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản trên sổ 
cái. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát 
sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh với tổng 
số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các đối chiếu đúng và hợp logíc, số 
liệu trên bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, các bảng tổng hợp chi tiết và các tài 
liệu liên quan dùng làm căn cứ để lập các báo cáo kế toán. 
 Có thể mô tả trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ qua sơ đồ 
sau đây: 
 83 
 3.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 
Hình thức kế toán nhật ký chứng từ khác với các hình thức kế toán khác, 
hình thức kế toán nhật ký chứng từ tuân thủ theo một số nguyên tắc chủ yếu sau 
đây: 
- Mở sổ kế toán theo vế Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích 
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên Có của mỗi tài khoản đối ứng với Nợ các tài 
khoản liên quan. 
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình 
tự thời gian với việc phân loại các nghiệp vụ kinh tế đó theo nội dung kinh tế 
(trên tài khoản kế toán). 
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết của 
đại bộ phận các tài khoản trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình 
ghi chép. 
- Kết hợp việc ghi chép kế toán hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ 
tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập báo cáo. 
- Dùng các mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng tiêu chuẩn của tài khoản và các 
chỉ tiêu hạch toán chi tiết các chỉ tiêu báo biểu quy định. 
3.4.1. Các loại sổ kế toán 
Những sổ sách kế toán chủ yếu đƣợc sử dụng trong hình thức kế toán nhật 
ký chứng từ bao gồm: 
- Nhật ký chứng từ. 
Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp kết hợp hệ thống các nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và phân loại theo nội dung kinh tế. Nhật 
ký chứng từ đƣợc mở theo vế Có của tài khoản, đối ứng với Nợ các tài khoản 
liên quan. Nhật ký chứng từ mở cho tất cả các tài khoản, có thể mở một nhật ký 
chứng từ cho một tài khoản, hoặc mở một nhật ký chứng từ để dùng chung cho 
một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau, hay có quan hệ mật thiết với 
nhau. Khi mở nhật ký chứng từ dùng chung cho nhiều tài khoản, thì trên nhật ký 
chứng từ đó, số liệu phát sinh của mỗi tài khoản đƣợc phản ánh riêng biệt ở một 
số dòng hoặc một số cột cho mỗi tài khoản. 
 84 
Nhật ký chứng từ chỉ tập hợp số phát sinh bên Có của tài khoản, phân tích 
theo các tài khoản đối ứng Nợ. Riêng đối với các nhật ký chứng từ ghi Có các 
tài khoản thanh toán để phục vụ yêu cầu phân tích và kiểm tra, ngoài phần chính 
dùng để phả ánh số phát sinh bên Có, còn có thể bố trí thêm các cột để phản ánh 
số phát sinh Nợ. 
Nhật ký chứng từ mở theo từng tháng, hết mỗi tháng phải khoá sổ nhật ký 
chứng từ cũ và mở nhật ký chứng từ mới cho tháng tiếp theo. Mỗi lần khoá sổ 
cũ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dƣ cần thiết sang sổ mới. Nhật ký chứng 
từ phải mở theo các mẫu biểu quy định, có 10 mẫu biểu quy định, từ Nhật ký 
chứng từ số 1.. đến số 10. Cơ sở dữ liệu duy nhất để ghi vào sổ cái là nhật ký 
chứng từ, theo hình thức này mỗi tháng chỉ ghi vào sổ cái 1 lần vào ngày cuối 
tháng, ghi lần lƣợt từ nhật ký chứng từ số 1,2,... đến số 10. 
- Bảng kê: 
Bảng kê đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp, khi các chỉ tiêu hạch toán chi 
tiết của một số tài khoản không thể kết hợp trực tiếp trên nhật ký chứng từ đƣợc. 
Khi sử dụng bảng kê thì chứng gốc cùng loại trƣớc hết đƣợc ghi vào bảng kê 
cuối tháng cộng số liệu của các bảng kê đƣợc chuyển vào nhật ký chứng từ có 
liên quan. Bảng kê phần lớn mở theo vế Có của tài khoản. Riêng đối với các 
nghiệp vụ về vốn bằng tiền, bảng kê đƣợc mở theo vế Nợ. Đối với bảng kê dùng 
để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán, ngoài số phát sinh Có, còn phản ánh số 
phát sinh Nợ, số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản chi tiết theo từng 
khách nợ, chủ nợ, từng khoản thanh toán. 
- Sổ cái: 
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi trang sổ dùng cho một 
tài khoản, trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dƣ cuối 
tháng. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản đƣợc ghi vào sổ cái lấy từ nhật ký 
chứng từ ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ đƣợc phản ánh chi tiết theo từng 
tài khoản đối ứng Có lấy từ các nhật ký chứng từ có liên quan, sồ cái chỉ ghi một 
lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các 
nhật ký chứng từ. 
 85 
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết: 
Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ, việc hạch toán chi tiết của đại 
bộ phận các tài khoản đƣợc thực hiện kết hợp ngay trên các nhật ký chứng từ 
hoặc bảng kê của các tài khoản đó vì vậy không phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán 
chi tiết riêng. Đối với tài sản cố định, vật tƣ hàng hoá, thành phẩm và chi phí sản 
xuất cần phải nắm chắc tình hình biến động thƣờng xuyên và chi tiết theo từng 
loại, từng thứ, từng đối tƣợng, hạch toán cả về số lƣợng lẫn giá trị nên không thể 
phản ánh kết hợp đấy đủ trong Nhật ký chứng từ và bảng kê đƣợc mà bắt buộc 
phải mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết riêng. Trong trƣờng hợp này kế toán căn cứ 
vào yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể để mở sổ, thẻ cho phù hợp. Khi mở sổ 
hoặc thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng 
tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ các và với các 
nhật ký chứng từ, bảng kê có liên quan. 
Căn cứ để ghi vào sổ sách kế toán chủ yếu trong hình thức nhật ký chứng 
từ là các chứng từ gốc. Tuy nhiên, để đơn giản và hợp lý công việc ghi chép kế 
toán hàng ngày còn sử dụng hai loại chứng từ tổng hợp phổ biến là bảng phân bổ 
và tờ khai chi tiết. Bảng phân bổ đƣợc dùng cho các loại chi phí phát sinh nhiều 
lần và thƣờng xuyên nhƣ vật liệu, tiền lƣơng, hoặc đòi hỏi phải tính toán phân 
bổ nhƣ khấu hao tài sản cố định phân bổ vật rẻ tiền mau hỏng, phân bổ lao vụ 
 sản xuất phụ. Khi sử dụng bảng phân bổ thì chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc ghi 
vào bảng phân bổ, cuối tháng số liệu ở bảng phân bổ đƣợc ghi vào bảng kê và 
nhật ký chứng từ có liên quan. Tờ kê chi tiết cũng là loại chứng từ dùng để tổng 
hợp và phân loại chứng từ gốc. Khi sử dụng các tờ kê chi tiết thì số liệu từ 
chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc ghi vào tờ kê chi tiết cuối tháng số liệu của các tờ 
kê chi tiết đƣợc ghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. 
3.4.2. Trình tự ghi sổ 
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức nhật ký chứng từ nhƣ sau: 
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã đƣợc kiểm tra lấy số liệu ghi 
trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. 
Trƣờng hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu 
 86 
tổng của bảng kê vào nhật ký chứng từ. 
Đối với các loại chi phí sản xuất hoặc lƣu thông) phát sinh nhiều lần hoặc 
mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc tập hợp và phân 
loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của bảng phân bổ ghi vào bảng 
kê và nhật ký chứng từ có liên quan cuối tháng khoá sổ các nhật ký chứng từ, 
kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ khi thấy khớp đúng hơn 
logíc thi lấy số liệu của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. 
Đối với các tài khoản phải mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ 
gốc sau khi ghi vào nhật ký chứng từ, hoặc bảng kê đƣợc chuyển sang các bộ 
phận kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, cộng các 
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để 
đối chiếu với sổ cái. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ở sổ cái và một số chỉ 
tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết là cơ 
sở để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác. 
Có thể mô tả trình tự ghi sồ theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ theo 
sơ đồ sau đây: 
 87 
3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 
3.5.1 Đặc trƣng cơ bản và các loại sổ kế toán của hình thức kế toán trên 
máy vi tính 
Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế 
toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. 
Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế 
toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán 
không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, không phải ìn đƣợc đấy đủ sổ kế 
toán và báo cáo tài chính theo quy định. 
- Các loại sổ cửa Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán 
đƣợc thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán 
đó nhƣng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Đối với hình thức 
kế toán trên máy vi tính các loại sổ rất đa dạng, phong phú, đặc biệt các sổ kế 
toán chi tiết. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà kế toán sử dụng các loại sổ, in ấn lƣu 
trữ cho phù hợp. 
3.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính 
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế 
toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài 
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, 
biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. 
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập 
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) và các sổ thẻ kế toán 
chi tiết liên quan. 
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện 
các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số 
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính 
xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể 
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra 
giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, 
cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết dƣợt in ra giấy, đóng thành 
 88 
quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 
Có thể mô tả trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính theo 
sơ đồ sau đây: 
Câu hỏi và bài tập 
Câu 7.1: Trình bày các hình thức ghi sổ kế toán? 
Câu 7.2: Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu 2.000.000đ, kế toán ghi: 
Nợ TK 152: 200.000 
 Có TK 111: 200.000 
Hãy sửa lại định khoản kế toán trên. 
Câu 7.3: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 15.000.000đ, kế toán ghi: 
Nợ TK 112: 15.000.000 
 Có TK 111: 15.000.000 
 Hãy sửa lại định khoản kế toán trên. 
Yêu cầu đánh giá 
- Trình bày các phƣơng pháp sửa sổ kế toán? 
- Sửa lại một số định khoản kế toán đã ghi sai. 
 89 
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Câu 1: Một đơn vị có số liệu vào ngày 31/5/201X nhƣ sau: (ĐVT: đồng) 
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền 
Nguyên vật liệu 6.000.000 Tiền mặt 2.000.000 
Hàng hóa 30.000.000 Phải thu khác 2.000.000 
Vay ngân hàng 9.000.000 Phải trả cho ngƣời bán 4.500.000 
Công cụ, dụng cụ 1.000.000 Tiền gửi ngân hàng 14.000.000 
Tạm ứng 2.000.000 Thành phẩm 7.000.000 
Phải thu khách hàng 3.000.000 Quỹ khen thƣởng phúc 
lợi 
5.500.000 
Tài sản cố định hữu hình 45.000.000 Nguồn vốn xây dựng cơ 
bản 
6.000.000 
Lợi nhuận chƣa phân phối 10.000.000 Quỹ đầu tƣ phát triển 15.000.000 
Nguồn vốn kinh doanh 50.000.000 Hao mòn tài sản cố định 12.000.000 
Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn và xác định tổng số? 
Câu 2: Giả sử tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến ngày 30/11/201X 
nhƣ sau (ĐVT: Đồng) 
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền 
Nguyên vật liệu 50.000.000 Tiền mặt 20.000.000 
Vay ngân hàng 30.000.000 Phải trả cho ngƣời bán 35.000.000 
Công cụ, dụng cụ 50.000.000 Tiền gửi ngân hàng 30.000.000 
Quỹ đầu tƣ phát triển 20.000.000 Thành phẩm 10.000.000 
Tài sản cố định hữu hình 70.000.000 Thuế và các khoản 
phải nộp nhà nƣớc 
10.000.000 
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 10.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 135.000.000 
Trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 
1. Chi tiền mặt gửi vào ngân hàng 10.000.000 
2. Vay ngân hàng trả nợ cho ngƣời bán 20.000.000 
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngân hàng 25.000.000 
 90 
4. Đƣợc cấp trên cấp cho doanh nghiệp một số tài sản cố định hữu hình nguyên 
giá 100.000.000. 
Yêu cầu: 
a/ Hãy lập bảng cân đối kế toán ngày 30/11/201X 
b/ Hãy lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X. 
Câu 3: Tại một doanh nghiệp vào ngày 30/4/201X có bảng cân đối kế tóan sau: 
TÀI SẢN Số Tiền NGUỒN VỐN Số tiền 
Tiền mặt 20.000.000 Vay ngân hàng 200.000.000 
Tiền gửi ngân hàng 280.000.000 Phải trả cho ngƣời bán 150.000.000 
Phải thu khách 
hàng 
100.000.000 Phải trả và phải nộp 
khác 
50.000.000 
Nguyên liệu, vật 
liệu 
500.000.000 Vốn đầu tƣ của chủ sở 
hữu 
5.500.000.000 
TSCĐ hữu hình 5.100.000.000 Quỹ đầu tƣ phát triển 70.000.000 
 Quỹ khen thƣởng phúc 
lợi 
30.000.000 
TỔNG TÀI SẢN 6.000.000.000 TỔNG NGUỒN VỐN 6.000.000.000 
Trong tháng 5/201X phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 
1/ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 80.000.000 
2/ Nhập kho 100.000.000 nguyên vật liệu trả bằng tiền gởi ngân hàng 
3/ Vay ngân hàng trả nợ cho ngƣời bán 80.000.000 
4/ Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000 
5/ Chi tiền mặt để trả khỏan phải trả khác 40.000.000 
6/ Cấp trên cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình có giá trị 
500.000.000 
7/ Chuyển quỹ đầu tƣ phát triển kinh doanh để bổ sung vốn đầu tƣ của chủ sở 
hữu 50.000.000 
Yêu cầu: 
a/ Định khỏan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/201X 
b/ Phản ánh vào tất cả các tài khỏan có liên quan 
 91 
c/ Lập bảng cân đối tài khỏan 
d/ Lập bảng cân đối kế tóan tháng 5/201X 
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Câu 1.3: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 670.000.000. 
Câu 2.2: X = 7.000.000. 
Phần bài tập mở rộng, nâng cao 
Câu 1: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 100.000.000 
 92 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ThS. Bùi Nữ Thanh Hà, Giáo trình nguyên lý kế toán, Đại học Đà Nẵng, 
2005. 
 [2] ThS. Lê Vũ Phƣơng Thảo, Lý thuyết hạch toán kế toán, Đại học Đà Lạt, 
2007. 
[3] TS. Đoàn Quang Thiệu, Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, 2008. 
[4] Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về Chế độ 
kế toán doanh nghiệp. 
[5]  
[6]  
[7]  

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nguyen_ly_ke_toan.pdf