Giáo trình mô đun Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng
1. Khái niệm, vai trò của bán hàng trong kinh doanh nhà hàng
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm của bán hàng trong kinh doanh nhà hàng
- Trình bày được vai trò của bán hàng trong kinh doanh nhà hàng
Bán hàng là một công việc tuyệt vời, được nhiều người lựa chọn nhưng
chỉ có một số ít người thành công. Trên thế giới có nhiều người bán hàng, tuy
nhiên, chỉ có một số được coi là thật sự chuyên nghiệp - họ được trả công xứng
đáng, đem lại cho khách hàng các giá trị to lớn và gặt hái được nhiều thành công
lâu dài.
Vậy bán hàng là gì?
1.1. Khái niệm
Có lẽ không lĩnh vực nào của hoạt động sản xuất kinh doanh lại tạo ra
Giới thiệu:
Khách sạn, nhà hàng của chúng ta có một hệ thống phục vụ hoàn hảo với chất
lượng sản phẩm tuyệt vời, thế nhưng doanh số của khách sạn, nhà hàng cứ mãi duy
trì ở mức độ khiêm tốn. Tại sao vậy? Chúng ta đã thử đặt câu hỏi về hệ thống bán
hàng của mình chưa?
Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành
công của nhà hàng, khách sạn chính là khả năng bán được hàng. Vì vậy mà việc
phát triển và hoàn thiện kỹ năng bán hàng nhất thiết phải được coi là trọng tâm hàng
đầu đối với bất kỳ một nhà hàng hay cơ sở sản xuất kinh doanh nào.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, vai trò của bán hàng trong kinh doanh nhà hàng;
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trong nhà hàng;
- Phân tích đượcquy trình bán hàng trong kinh doanh, phục vụ nhà hàng;
- Thực hiện bán hàng trực tiếp và gián tiếp đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn;
- Giao tiếp tốt để làm hài lòng mọi khách hàng;
- Trung thực, đề cao lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc, tích
cực cập nhật kiến thức thường xuyên và rèn luyện các kỹ năng bán hàng trong môi
trường nhà hàng.12
nhiều tranh luận giữa và trong nhóm những người liên quan trực tiếp và những
người không can dự gì đến hoạt động mà người ta gọi là bán hàng. Điều này
không làm cho chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta nghĩ đến sự việc biết bao nhiêu
người sống nhờ hoạt động bán hàng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngay cả những ai
không liên quan trực tiếp đến việc bán hàng vẫn dính líu đến nó với vai trò
người tiêu dùng. Có lẽ vì đặc tính quen thuộc này mà nhiều người đã có quan
điểm gay gắt và thường là sai lạc về việc bán hàng và về những người bán hàng.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số người đã bỏ ra một phần cuộc đời cho việc
bán hàng cũng có quan niệm sai lầm đó.
Trước hết có thể nói bán hàng là một nghề và là nghề quan trọng, có
tương lai và cũng cần phải học mà không chỉ học trong một tháng, một năm mà học
trong nhiều năm có khi học cả cuộc đời.
Khi vào một nhà hàng, một người khách hỏi một nhân viên phục vụ rằng:
“Cháu đã học bán hàng chưa?” thì người phục vụ trả lời: “Bán hàng mà cũng
phải học sao?”. Chính vì người phục vụ đó chưa học bán hàng nên người đó chỉ
đứng để trông hàng chứ không phải bán hàng, còn nếu như đã học bán hàng thì
phong cách và thái độ của người phục vụ đó sẽ khác.
Trong cuộc sống có những người không học gì cả mà nói rất khéo, hát rất
hay và bán hàng rất chạy mà ta thường gọi là có duyên bán hàng. Đó là những
người được trời phú cho khả năng đặc biệt, nhưng trường hợp này là rất hiếm.
Người bán hàng giỏi cần nhiều khả năng như tài ăn nói, biết tâm lý, kiên trì, hoạt
bát, năng động, hiểu mình, biết người, Với những khả năng ấy, ít ai có diễm
phúc được trời ban cho hết.
Đối với những nhà kinh doanh thành đạt, họ thường cho rằng: “Những
người bán hàng là những người giúp việc đắc lực nhất cho việc kinh doanh”.
Họ thường nói với những người bán hàng rằng: “Vận mệnh của doanh nghiệp
nằm trong tay những người bán hàng”. Vì sao? Vì nhờ những người bán hàng
với tài khéo léo, biết nghề, hiểu việc, hiểu đặc tính của sản phẩm, nếu bán được
sản phẩm thì chính những người bán hàng đã nuôi sống biết bao nhiêu người
trong doanh nghiệp, từ ông chủ đến các nhà quản lý, các kỹ sư, các công nhân
và nhân viên khác.
Một số quan niệm khác lại cho rằng người bán hàng chỉ là những người
phục vụ khách. Họ chỉ là cái máy nói giá hàng, người đi lấy hàng cho khách
xem và nếu khách mua hàng thì họ đóng gói hàng cho khách. Quan niệm như
vậy là hoàn toàn không đúng vì làm người phục vụ khách thì chỉ cần nhanh tay,
sáng mắt, nói năng nhẹ nhàng, lễ phép và biết chiều khách là được, nhưng muốn
bán hàng thì ngoài những phẩm chất trên đòi hỏi người bán hàng phải có kỹ
năng nghề nghiệp, một nghệ thuật bán hàng điêu luyện và chuyên nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Kỹ năng bán hàng trong nhà hàng
Khi khách hàng hỏi, nên trả lời rành mạch. Đánh giá bài tập thực hành số 2 như sau: Sử dụng thang điểm để đánh số vào bảng “ĐÁNH GIÁ” sau: BẢNG ĐÁNH GIÁ STT HS Giao tiếp với KH Lắng nghe KH Giọng nói, cử chỉ, thái độ Thực hiện đầy đủ các bước B1 B2 B3 B4 B5 B6 1 2 3 4 5 * Thang điểm đánh giá 1 Chưa đạt 2 Đạt mức trung bình 3 Đạt yêu cầu BÀI 5: Dựa vào những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 1. Anh/ chị có nhận xét như thế nào về bài viết số 1 dưới đây? Gợi ý trả lời: - Đàm phán với khách hàng như thế nào? - Khi nào cần phải đàm phán với khách hàng? - Có những nguyên tắc gì khi đàm phán giá với khách hàng? (Nhiệm vụ E, F) 113 2. Anh/ chị áp dụng bài viết đó vào công việc thực tế bán hàng trong nhà hàng như thế nào? (Nhiệm vụ E, F) Gợi ý trả lời: - Trong nhà hàng, việc áp dụng nghệ thuật đàm phán giá như thế nào? Trong trường hợp nào nên đàm phán với khách hàng - Anh/ chị nên sử dụng những câu nói như thế nào để đàm phán về giá với khách hàng - Lấy ví dụ cụ thể (Đàm phán về giá bán tiệc, hội nghị hội thảo) 3. Anh/ chị học hỏi được gì qua bài viết số 2: “Làm thế nào để bán được hàng trong 60 giây?” (Nhiệm vụ C, B, D, E, F, G, H, I) Gợi ý trả lời: - Trong 1 phút, người nhân viên bán hàng phải làm được những gì? - Người nhân viên phải đưa ra những câu hỏi như thế nào nhanh nhất? 4. Anh/ chị nên đặt những câu hỏi như thế nào với khách hàng? Lấy ví dụ thực tế. (Khách hàng trực tiếp đến nhà hàng và mua sản phẩm, khách hàng gọi điện thoại đến nhà hàng và mua sản phẩm qua điện thoại) (Nhiệm vụ C, B, D, E, F, G, H, I) Gợi ý trả lời: - Những câu hỏi dạng nào phù hợp trong thực tế nhà hàng? - Khi gặp khách hàng đến nhà hàng, anh/ chị nên hỏi như thế nào để khách sử dụng nhiều sản phẩm? - Khách gọi điện thoại đến nhà hàng muốn đặt tiệc, anh/ chị nên hỏi những thông tin gì? 5. Theo anh/ chị, khi đàm phán giá với khách hàng (dù là bán hàng trực tiếp hay gian tiếp), anh/ chị cần có thái dộ như thế nào? (Nhiệm vụ K) Gợi ý trả lời: - Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của người nhân viên phải như thế nào khi đàm phán với khách hàng? Tham khảo: Bài viết 1: Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng Có rất nhiều nguyên tắc trong việc bán hàng, nhưng có một nguyên tắc hầu như không bao giờ sai, đó là: nếu bạn hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm hay dịch vụ, thì khách hàng của bạn cũng sẽ làm y như thế- tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả. Trừ khi bạn có thể làm cho sản phẩm 114 của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới có thể bán chạy. Giá cả luôn là vấn đề quan tâm lớn nhất của khách hàng và đôi khi khách hàng có những phản ứng về giá mà không phải người bán hàng, hay thậm chí nhà sản xuất nào cũng có thể giải thích thoả đáng. Chìa khoá để tránh phản ứng là tạo điều kiện cho khách hàng biết họ sẽ nhận được gì từ khoản tiền mà họ bỏ ra. Bart McConley, giám đốc phụ trách bán hàng của tập đoàn Warnock Automotive, Mỹ, cho rằng: “Nếu ai đó không biết về phản ứng giá và đàm phán, đó là người đang điều hành một cửa hàng bán xe hơi thành công. Cách xử lý về phản ứng giá của anh ta là gì? Tất cả là vấn đề nhận thức”- anh nói. “Nhiều người bán xe hơi đã hạ giá ngay tại điểm bán xe, thậm chí trước khi khách hàng bước vào xe. Lúc đó, khách hàng sẽ bỏ qua điều gì để nghĩ về những giá trị mà họ nhận được?” Quan điểm của McConley rất đúng. Dưới đây là 4 điều chúng tôi học được từ sự phản ứng của khách hàng về giá bán của sản phẩm: 1. Bán bằng giá trị thật của sản phẩm Đừng bao giờ để mình rơi vào tình thế phải xin lỗi vì giá sản phẩm của bạn có điều gì đó chưa hợp lý. Hãy xác định đúng giá trị của sản phẩm và trung thành với nó. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu có thông tin hỗ trợ cần thiết đối với giá của bạn. Bạn phải luôn có ít nhất 3 lý do chính làm cho sản phẩm của bạn trở thành duy nhất để phân biệt bạn với đối thủ và làm cho sản phẩm của bạn thêm giá trị. Mục đích của bạn là giúp khách hàng hiểu được giá trị thật của những gì mà bạn bán cho họ. 2. Cẩn thận với việc giảm giá Bạn chớ nên tiếc những khách hàng không thấy được giá trị của bạn, thậm chí hãy tránh xa họ nếu có thể. Nếu bạn chỉ có một khách hàng tiềm năng, bạn sẽ muốn làm mọi việc để bán được hàng cho họ, dù có phải giảm giá bao nhiêu chăng nữa. Nhưng khi bạn đã có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn sẽ thấy rằng nếu không bán được cho người này thì bán cho người khác. Còn nếu bạn liên tục hạ giá, khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng nhận ra là bạn đang đánh giá thấp không chỉ sản phẩm của bạn mà còn cả chính công ty bạn nữa. 3. Biết khi nào cần thương lượng Ví dụ bạn đang chuẩn bị giới thiệu một sản phẩm mới, thì yếu tố giá thấp có thể giúp sản phẩm xâm nhập thị trường với cơ may thành công cao hơn, đồng thời giúp cho thành công của bạn bền vững hơn. Khi đó, nếu một khách hàng ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, thì bạn cần đàm phán về giá sao cho công ty không bị thiệt thòi, mà vẫn phải giữ được khách hàng. Tuy nhiên, sự linh động về giá nên dựa vào mối quan hệ dài hạn và có lợi cho cả hai bên. 4. Tự tin 115 Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi phải trả cho bạn nhiều hơn so với các hãng khác để mua sản phẩm của bạn, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ khoản chênh lệch này?”. Điều then chốt ở đây là bạn cần chỉ ra được giá trị vượt trội của sản phẩm, những ưu điểm mà đối thủ không có. Hãy thuyết phục sao cho khách hàng tin tưởng bạn, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch hay cộng tác với bạn. Sự quả quyết của bạn chính là công cụ quan trọng nhất mà bạn có để giải toả những thắc mắc hay phản ứng về giá, cũng như tại thời điểm cần đàm phán về giá. Nếu bạn có đủ tính quyết đoán để vượt qua nỗi lo sợ làm mất khách hàng, bạn có thể giúp công ty đương đầu với bất cứ phản ứng về giá nào. Bạn hãy tin chúng tôi, tính tự tin luôn dẫn tới thành công, đặc biệt ở những nơi giá cả được quan tâm. Bài viết 2: Làm thế nào để bán được hàng trong 60 giây? Thông thường, trong hoạt động bán hàng, bạn sẽ có khoảng 1 phút để khơi gợi sự quan tâm của các khách hàng. Quá thời gian đó, khách hàng sẽ không còn chú ý nhiều đến sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Vậy làm thế nào để bạn thành công trong 60 giây đầu tiên này? Từ trước đến nay, trong kinh doanh, sự cân bằng giữa công việc bán hàng và nghệ thuật giao tiếp luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không ít khách hàng sẽ từ bỏ công ty bạn chỉ bởi những lời lẽ giao tiếp không mấy thích hợp. Và bạn khó có thể gây sự chú ý của khách hàng trong 60 giây đầu tiêu nếu không có cách thức giao tiếp và trò chuyện hợp lý. Tuy không hề đơn giản để làm được việc này, song, bạn đừng quá lo lắng. Trong mọi khó khăn vẫn luôn tồn tại một số cách thức khác nhau để vượt qua và thành công . Giao tiếp với khách hàng là một nhân tố rất có giá trị đối với chúng ta trong bán hàng và marketing. Hãy đối mặt với nó: Người tiêu dùng giờ đây có sự hiểu biết nhiều hơn so với trước đây. Tất cả những gì chúng ta kinh doanh, những phương thức marketing chúng ta thực hiện cần chú trọng hơn đến khách hàng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về khách hàng, thu hút được sự chú ý của họ ngay trong phút nói chuyện đầu tiên – và cách tốt nhất để thực hiện được điều này là đưa ra những câu hỏi thông minh. Bạn nên hỏi càng nhiều càng tốt trong khi giảm thiểu nói chuyện “suông” với khách hàng. Dưới đây là những câu hỏi hiệu quả nhất mà bạn nên sử dụng và khi nào nên sử dụng chúng. Câu hỏi gợi mở vấn đề (Open-ended “prompting” questions) Khi giao tiếp với một khách hàng, bạn phải cố gắng để hiểu được những gì đang diễn ra trong thế giới và tâm trí của họ. Sau đó, khách hàng sẽ hiểu được và chấp nhận những ý kiến của bạn. Cách tốt nhất để làm việc này là đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt trong khoảng thời gian nói chuyện với khách hàng. Hãy giữ nó dưới 60 giây. Bạn đừng bao giờ nói chuyện quá 60 giây mà không đưa ra một đề nghị nào để cả hai bên cùng đồng ý tiếp tục bàn thảo. Đầu tiên, sự 116 đồng ý này sẽ xuất hiện khi bạn đưa ra những câu hỏi gợi mở vấn đề. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Không thể đơn giản trả lời “Có” hay “Không”. - Không dẫn dắt, kiểm soát hay cố gắng lôi kéo những người khác. - Mở ra các chủ đề hội thoại mới. - Bắt đầu với những từ “khi nào”, “điều gì”, “như thế nào”, “ở đâu”. - Cần phải suy nghĩ trước khi trả lời. - Động viên khách hàng hé mở những cảm giác của họ. - Xây dựng mối quan hệ. Câu hỏi đóng (Closed-ended question) Đối lập với dạng câu hỏi gợi mở là dạng câu hỏi đóng. Các câu hỏi đóng, không giống như những câu hỏi mở, sẽ đặt một điểm kết cho một cuộc hội thoại và không đưa bạn đến gần hơn với cuộc gặp gỡ lần thứ hai. Vì vậy, bạn nên tránh những câu hỏi kiểu này, qua đó bạn sẽ thành công với công việc bán hàng trong 60 giây. Một ví dụ của câu hỏi đóng có thể là: “Bạn rất quan tâm đến việc thu hút những khách hàng mới, không biết có đúng như vậy không?”. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng những câu hỏi đóng đó là trong trường hợp bạn cần khẳng định hay xác nhận những gì bạn nghĩ có thực sự diễn ra trong tâm trí khách hàng hay không. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Hữu ích để đưa ra những phản hồi trong cuộc hội thoại. - Có thể được sử dụng để thu thập những thông tin cụ thể hay những lời xác nhận. Câu hỏi làm rõ ý (Clarifying question) Trong khi giao tiếp với khách hàng, nếu cần đảm bảo rằng bạn đã hiểu chính xác những gì khách hàng nói, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi làm rõ ý. Những câu hỏi này sẽ giúp ích bạn rất nhiều để có được sự chú ý của khách hàng trong 60 giây đầu tiên. Một câu hỏi làm rõ tốt có thể bắt đầu với: “Như vậy, theo tôi hiểu thì quý vị đang nói rằng .”. Chú ý: Bạn nên bắt đầu câu hỏi làm rõ của mình với lời văn như vậy và sau đó diễn giải một cách sáng tạo những gì bạn nghĩ. Thật tồi tệ nếu bạn bắt chước nguyên văn những gì bạn nghe được từ phía khách hàng bởi kiểu nói này có thể được xem như một sự hạ cố, mỉa mai và thiếu tôn trọng. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Đảm bảo sự nhất trí với khách hàng và chứng tỏ cho khách hàng thấy bạn hiểu chính xác những gì họ đã nói. - Thể hiện dưới ngôn ngữ của bạn những gì bạn đã được nghe. - Làm sáng tỏ sự khác biệt trong những từ ngữ đã được sử dụng. - Làm rõ nghĩa của những từ ngữ đã được sử dụng. 117 Câu hỏi phát triển (Developmental question) Một khi bạn làm rõ những gì khách hàng nói, bạn có thể sử dụng sau đó một số câu hỏi phát triển để chuyển cuộc hội thoại giữa bạn với khách hàng từ chỗ giao tiếp lôi kéo ban đầu đến sự hiểu biết thân thiện, nắm rõ được những gì khách hàng mong muốn. Tương tự, những câu hỏi kiểu này cũng sẽ giúp bạn thành công trong công việc bán hàng ngay tại 60 giây giao tiếp đầu tiên. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Động viên khách hàng cho biết rõ thêm về những gì họ đã nói. - Bắt đầu khiến cho khách hàng thể hiện cảm giác và tình cảm của mình về chủ đề hiện tại. - Có được những hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang được trao đổi với khách hàng. Câu hỏi định hướng (Directional question) Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những câu hỏi định hướng để bán được hàng trong 60 giây đầu tiên. Những câu hỏi kiểu này sẽ hướng cuộc hội thoại tới một mức độ nhất định, qua đó giúp cho những vấn đề vướng mắc khác được hé mở. Những câu hỏi định hướng được xem như một tấm bản đồ cho cuộc hội thoại của bạn và nhờ vậy bạn có thể hiểu được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhìn chung, đó là những câu hỏi: - Chuyển cuộc hội thoại từ một chủ đề logic sang một chủ đề khác. - Mời khách hàng tham gia vào việc trao đổi thông tin qua lại. - Có thể được sử dụng để thay thế câu hỏi đóng trong trường hợp bạn buộc phải hỏi. Bạn đừng rơi vào cái bẫy của việc sử dụng những câu hỏi định hướng để kiểm soát hay lôi kéo khách hàng theo bất cứ cách nào. Điều này sẽ huỷ hoại các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng mà bạn đã dầy công gây dựng, đồng thời giảm thiểu tối đa cơ hội để bạn có được lần gặp gỡ tiếp theo. Câu hỏi mang tính bày tỏ quan điểm (Opinion question) Một dạng câu hỏi khác mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo thời gian nói chuyện trong giới hạn 60 giây là câu hỏi mang tính bày tỏ quan điểm. Dạng câu hỏi này sẽ vô cùng hữu ích trong việc hé mở đâu là những chủ đề mà khách hàng ưa thích, và đem lại cho bạn nhiều hiểu biết sâu sắc về những nhu cầu riêng lẻ của một ai đó. Những câu hỏi quan điểm cũng còn là một cách thức để bạn đảm bảo rằng một ai đó sẽ thực sự gắn bó với cuộc hội thoại của bạn. Như một quy tắc chung, những câu hỏi quan điểm là câu hỏi: - Đưa ra một câu hỏi thẳng thắn theo cách thức không đối chất. - Để một ai đó nói chuyện thẳng thắn và cởi mở. - Đưa ra cơ hội để chia sẻ tình cảm. - Biểu hiện sự quý mến và tôn trọng một ai đó. - Giúp đỡ mở rộng và kéo dài cuộc hội thoại. 118 Câu hỏi mang tính kiểm chứng xã hội (social proof question) Cuối cùng, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi mang tính kiểm chứng xã hội nhằm đảm bảo thành công trong 60 giây. Đây là một cách gián tiếp để một người nhận ra rằng trường hợp của họ cũng tương tự như trường hợp cùa một người nào khác mà bạn đã từng làm việc và giao tiếp. Khi bạn đề cập và tham khảo tới một bên thứ ba, thái độ khách hàng sẽ tích cực và thân thiện hơn với những câu hỏi của bạn. Mặt khác, khi bạn đưa ra những câu hỏi kiểm chứng xã hội, rất có thể chúng sẽ không mấy liên quan đến chủ đề đang được thảo luận. Vì thế, những câu hỏi này đòi hỏi một sự khéo léo từ phía bạn. Nhìn chung, đó là những câu hỏi: - Giới thiệu một bên thứ ba có liên quan đến chủ đề thảo luận. - Có thể nâng cao sự tin cậy của một ai đó rằng bạn có thể hiểu được nhu cầu và mục đích của họ. - Củng cố và giải toả sự băn khoăn, thắc mắc của một ai đó. - Có thể được sử dụng để thể hiện những mối quan tâm hay các vấn đề vướng mắc trước khi chúng xuất hiện. Tóm lại, việc sử dụng thông minh những dạng câu hỏi trên sẽ có tác dụng rất lớn để các khách hàng biểu lộ cảm giác và tình cảm thực sự của họ về bất cứ chủ đề nào đang được thảo luận. Hãy xây dựng các mối quan hệ kinh doanh gần gũi với khách hàng, và họ sẽ không nhiều khả năng rời bỏ công ty bạn ngay cả khi bạn có những “lời ăn tiếng nói” thiếu thích hợp. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghề bán hàng – PGS, TS. Trịnh Xuân Dũng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 2. Kỹ năng bán hàng – William T.Brooks, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 3. Phục vụ ăn uống - Tổng cục du lịch, Nhà xuất bản thống kê. 4. Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng - Đỗ Thiện Dụng, Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội. 5. Giáo trình kỹ năng giao tiếp – Th.S Đinh Văn Đáng, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 6. Giáo trình Marketing du lịch – Th.S Nguyễn Trùng Khánh, Nhà xúât bản Lao động xã hội. 7. Tài liệu giảng dạy kỹ năng bán hàng - Tập đoàn Tâm Việt.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ky_nang_ban_hang_trong_nha_hang.pdf