Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo

Giới thiệu:

Bài này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, khái quát về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo. Từ đó, người học xác định được đối tượng nghèo đói theo tiêu chuẩn.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Nêu được chuẩn nghèo, phương pháp xác định và ý nghĩa chuẩn nghèo;

+ Trình bày được tổng quan công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam và thế giới;

+Trình bày được các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo.

- Kỹ năng:

+ Vận dụng được phương pháp xác định chuẩn nghèo, quy đổi giá trị của rổ hàng hóa trong xác định chuẩn nghèo;

+ Áp dụng được chuẩn nghèo để điều tra, xác định hộ nghèo.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện được tính tích cực học tập;

+Nỗ lực tham gia tiến trình xóa đói giảm nghèo.

Nội dung chính:

1. Quan niệm và nhận dạng về nghèo đói

1.1. Quan niệm về nghèo đói

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả nghèo là “sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian”.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghèo được xác định là “nghèo theo thu nhập. Người nghèo là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia”.

Các quốc gia tham gia hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, đã thống nhất cao và cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận."

Khái niệm này đó đề cập đến sự phụ thuộc của nhu cầu con người ở mỗi giai đoạn phát triển và sự khác biệt giữa các phong tục tập quán được thừa nhận ở các vùng khác nhau. Điều này muốn nhấn mạnh rằng nhu cầu cơ bản của con người ở mỗi một nền văn hoá, một giai đoạn phát triển kinh tế là khác nhau

Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn không chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà còn là những vấn đề khác như giáo dục, sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này “Nghèo là khái niệm vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”.

Quan niệm của Việt Nam về nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên m8ọi phương diện.

Còn khái niệm đói được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.

Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu thập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chỉ là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi. Điều này phục thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.

Người ta phân ra hai loại nghèo, nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

Roberd Mc Namara đã định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối. là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.".

Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la mỹ/ngày theo sức mua tương ứng mức mua tương đương để thoả mãn nhu cầu sống tối thiểu là chuẩn nghèo tuyệt đối.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, nghèo tương đối là “việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó”. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn”.

 

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 123 trang xuanhieu 2460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người nghèo
2009. Sơ lượng giường bệnh trong các bệnh viện công năm 2009 là 163.900. Tương tự, số lượng bác sĩ và y tế ở các bệnh viện, trung tâm y tế công đã tăng thêm tương ứng là 46% và 41% từ năm 2000 đến 2008. Tuy nhiên, y tá vẫn thiếu trầm trọng, đặc biệt là y tá có trình độ cao. Trong các cơ sở y tế, có 13.500 cơ sở y tế công và 35.000 cơ sở tư nhân, chủ yếu là các phòng khám tư. Năm 2008, ngoài 974 bệnh viện công với 151.800 giường bệnh, Việt Nam còn có them 85 bệnh viện tư với 5.800 giường bệnh. Như vậy, trung bình Việt Nam có khoảng 18 giường bệnh trên 10.000 dân. Thêm vào đó, số lượng các cơ sở và cán bộ y tế công ở các vùng miền khác nhau rất nhiều. Những vùng đông dân cư như đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long có nhiêu cơ sở và cán bộ y tế hơn. Tuy nhiên, do các vùng này có số lượng dân cư đông nên tỷ lệ cơ sở y tế và cán bộ y tế trên 100.000 dân vẫn thấp.
Dịch vụ y tế ở Việt Nam ngày càng được thương mại hóa: Nhiều bệnh viện công ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thương mại hóa, như các “dịch vụ theo yêu cầu” hay các dịch vụ bổ sung như phòng riêng, điều hòa, và trong một số trường hợp là các trang thiết bị hiện đại hơn với mức giá cao hơn. Kết quả là chất lượng dịch vụ ở cùng một bệnh viện và các bệnh viện khác nhau cùng khám chữa một loại bệnh lại có bệnh viện lạm dụng điều trị nội trú cho những bệnh nhân vốn chỉ cần điều trị ngoại trú, làm trầm trọng hơn tình hình quá tải, mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ hay hiệu quả điều trị.
3.1.2. Dịch vụ giáo dục
Dịch vụ giáo dục đang được cả cơ sở công lập và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư đã tăng đều theo thời gian, trừ các trường trunh học chuyên nghiệp. Các trường cao đẳng và đại học tăng lên đặc biệt nhanh chóng, từ 277 năm học 2005 - 2006 lên 403 năm học 2009 - 2010. Số lượng giáo viên cũng tăng tương tự theo thời gian ở tất cả các cấp giáo dục.
Cũng giống như ngành y tế, ngành giáo dục cũng do khu vực nhà nước chiếm vai trì chủ đạo. Tuy nhiên, số lượng các trường tư đã tăng đều. Số học sinh đăng ký vào các trường tư tăng lên từ 2,6 triệu năm 2000 lên 3,4 triệu năm 2008, tương đương với 12% đến 15% tổng số học sinh đăng ký học trong giai đoạn này.
Các trường công chiếm đa số ở cấp tiểu học và trung học, còn các trường tư tập trung nhiều hơn vào cấp mầm non, cao đẳng, đại học và dạy nghề. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 43% các trường mẫu giáo/nhà trẻ, 19% các trường trung học phổ thông, 20% các trường đại học, cao đẳng và 34% các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là trường tư. Đến năm 2008, 49% học sinh mầm non, 21% học sinh trung học phổ thông, 37% học viên học nghề, 18% học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp và gần 12% sinh viện đại học/cao đẳng đang theo học tại các trường tư.
Ranh giới giữa công và tư trong giáo dục đang ngày càng trở nên mờ nhạt vì hầu hết các trường đều dựa vào các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Hiện nay, 169 các trường học được hưởng ngân sách nhà nước bao gồm trường công, bán công và các trường độc lập về tài chính. Các trường bán công vốn do nhà nước cấp ngân sách và quản lý (cho đến gần đây bị coi là không hợp pháp) thu phí cao hơn đáng kể so với trường công và thường nhắm tới các học sinh có thành tích học tập kém. Cùng lúc đó, một vài trường công lập lại có các lớp bán công, trong đó, học sinh phải trả phí cao hơn - và đôi khi, ngay cả học sinh bán công vẫn theo học các lớp công lập. Các trường tư còn bao gồm các trường “dân lập” - độc lập nhưng nhận hỗ trợ dưới hình thức cơ sở hạ tầng hay trợ cấp, và các trường tư hoạt động vì lợi nhuận - hoàn toàn không nhận hỗ trợ vật chất nào của nhà nước. Trong một chừng mực nào đó, trường công cung cấp dịch vụ giáo dục mà không thu thêm nhiều phụ phí là một biện pháp để chống thương mại hóa, ví dụ bằng cách miễn phí giáo dục tiểu học cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của các lớp học thêm để đảm bảo kết quả học tập đã phủ nhận phần lớn tác dụng bảo vệ này.
Các DVXH ở nước ta cũng dần được xã hội hóa có nghĩa là đã có sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các DVXH, của các hộ gia đình trong chi trả cho y tế và giáo dục, cũng như là sự thương mại hóa các dịch vụ y tế và giáo dục công. Việc này đảm bảo tốt hơn, kịp thời hơn trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Tinh thần của chính sách xã hội hóa là nhằm huy động sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Như đã nêu tại Đại hội Đảng lần thứ 8: “Vấn đề chính sách xã hội đều phải được giải quyết với tinh thần huy động xã hội. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân, tổ chức nước ngoài cùng làm việc để giải quyết các vấn đề xã hội”.
3.1.3. Các dịch vụ về nhà ở, điện, nước
Các dịch vũ xã hội nhằm hướng tới mục tiêu là để cho người nghèo cả nông thôn cho tới người nghèo đô thị được sống trong những căn nhà an toàn, kiên cố, không tạm bợ và không bị ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và không đe dọa tới sức khỏe của họ.
Dễ hiểu rằng để sống trong những ngôi nhà kiên cố và có chất lượng tốt hơn thì phải có chi phí cao hơn. Mà bản thân người nghèo rất khó có thể đáp ứng để có thể sở hữu hay thuê được những căn nhà như vậy. Chính vì vậy mà các chương trình: nhà ở cho người có thu nhập thấp, trợ cấp tiền xây nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các chương trình xây nhà cho người có công đãđược triển khai trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, người nghèo được tiếp cận với những căn nhà an toàn, tốt hơn đối với họ.
Từ nhiều năm nay các chương trình điện lưới quốc gia đã tỏa về khắp mọi miền của đất nước, chính từ những chương trình này mà người nghèo đã được thu hưởng trực tiếp rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có 100% người nghèo được sử dụng điện lưới, vẫn còn những hộ nghèo ở nhiều vùng xa xôi, hẻo lánh, giao thông, đường sá đi lại khó khăn thì điện lưới chưa tới.
Vấn đề về nước sạch cho người nghèo cũng rất bức xúc, thực tế cho thấy rằng tỷ lệ người nghèo được sử dụng nước sạch là rất thấp. Đối với người nghèo khu vực nông thôn, miền núi hải đảo nguồn nước chủ yêu của người nghèo vẫn là nước giếng khơi, nước mưa, thậm chí một số nơi phải sử dụng nước ao hồ, sông suối. Còn đối với người nghèo ở khu vực đô thị thì tỷ lệ là rất thấp so với những hộ khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo dùng nước máy ăn là máy riêng mới là 32,9%, nước máy công cộng là 3,3%. (Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2011, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010).
3.2. Kế hoạch tiếp cận DVXH
3.2.1. Lựa chọn các dịch vụ
Nhìn chung nước ta đã thực hiện tương đối tốt các DVXH cho người nghèo. Đây là một nhận định trong một báo cáo của Would Bank. Và nhận định này được chuyên gia kinh tế trưởng của WB Martin Rama phân tích trong buổi lễ công bố báo cáo tại Hà Nội. “Chi tiêu cho người nghèo chiếm tỉ lệ cao trong mức chi tiêu công của Việt Nam. Việt Nam được dẫn trong báo cáo như là nước có tỉ lệ chênh lệch ít trong chi tiêu cho giáo dục giữa 1/5 nhóm người nghèo nhất và 1/5 nhóm giàu nhất. Tuy nhiên, chênh lệch trong chi tiêu cho y tế vẫn còn khá cao. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang đi đúng hướng và đang nỗ lực hướng các dịch vụ tới người nghèo” - ông Martin Rama nói. Theo báo cáo, tình trạng chất lượng thấp của các dịch vụ công trên thế giới đã đến mức phải báo động. Một tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nước đã được xử lý (nước sạch).
Các chuyên gia của WB (Ngân hang thế giới) cho rằng để cải thiện dịch vụ cho người nghèo, các khách hàng phải được tăng cường tiếng nói, lựa chọn (thông qua các hộp thư và báo chí), tăng quyền giám sát và trừng phạt những loại dịch vụ phân phối kém hiệu quả tới người nghèo. Ông Martin cũng cho rằng việc Việt Nam đẩy mạnh quá trình phân cấp và tăng cường thực hiện dân chủ cấp cơ sở sẽ là hai nền tảng quan trọng để cải thiện tốt hơn các dịch vụ cho người nghèo.
Hiện nay, với mục tiêu XĐGN bền vững Việt Nam đã và đang xây dựng và thực hiện rất nhiều các chương trình, chính sách, các DVXH liên quan đến giảm nghèo. Để đạt được những mục tiêu quan trọng này thì cần có sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể cũng như sự chủ động vươn lên của chính bản thân những người nghèo. Và ở đây, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của những NVXH, họ sẽ là cầu nối giúp cho những đối tượng là người nghèo biết đến và tiếp cận với các nguồn lưc, các hệ thống DVXH hiện có để từ đó chính họ sẽ sử dụng các nguồn lực đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Một trong những hoạt động quan trọng của NVXH mà chúng tôi đề cập ở đây chính là giúp cho những đối tượng là người nghèo lựa chọn được các DVXH phù hợp.
Đối với người nghèo họ cần phải được đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trước mắt trước khi nghĩ đến được đáp ứng các nhu cầu cao hơn. Vì vậy, NVXH cần trực tiếp hỗ trợ cho họ biết cách lựa chọn các DVXH phù hợp với hoàn cảnh, kinh tế và khả năng đáp ứng, thực hiện từ họ và gia đình của họ.
Việc hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ như: vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm tạo và tăng thu nhập cho họ là một hoạt động cần thiết nhưng cần có sự tham gia và giám sát chặt chẽ cả NVXH, người nghèo và chính quyền địa phương cũng như đối tượng cho vay, chúng ta cần đảm bảo cho người nghèo được tham gia phát triển kinh tế của gia đình một cách cọ hiểu quả và mang tính bền vững hơn; bên cạnh đó hỗ trợ họ tiếp cận đực với các dịch vụ như y tế để chăm sóc tốt sức khỏe cho họ, người nghèo nhiều lúc không được phép mắc bệnh bởi với khả năng của họ rất khó để chi trả cho các khoản phải đóng góp khi đi bệnh viện, nhưng NVXH làm việc trong lĩnh vực y tế cũng cần hỗ trợ cho họ các thông tin về các dịch vụ àm người nghèo được hỗ trợ như: được khám bằng thẻ bảo hiểm y tế, hay các dịch vụ mà người nghèo trực tiếp được hưởng; việc cung cấp các thông tin, dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho người nghèo là sự đầu tư có hiệu quả dần dần cho họ, người nghèo có thể nghèo do thiếu kiến thức nên không có thông tin dẫn tới các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị hạn chế rất nhiều, cho nên hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch giáo dục nhằm đem lai hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho người nghèo.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tiếp cận các dịch vụ
Các DVXH có chất lượng với giá cả phải chăng và một hệ thống an sinh xã hội toàn diện là cơ sở cho một xã hội ổn định và thịnh vượng, và là điều kiện tiên quyết để cải thiện phát triển con người và chất lượng cuộc sống. Tiếp cận DVXH và an sinh xã hội là thiết yếu để bảo vệ xã hội và người dân nghèo tránh khỏi các cú sốc, ví dụ về môi trường, xã hội, kinh tế hay sức khỏe, cũng như nâng cao khả năng phục hồi. Trên thế giới, ngày càng nhiều người thừa nhận rằng việc nhìn nhận an sinh xã hội và tiếp cận DVXH là quyền phổ quát của mọi công dân thay vì là “những mạng lưới bảo vệ” dành cho những người dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất là dấu hiệu nhận biết của các xã hội và nền kinh tế thành công.
Người dân được tham gia vào lập kế hoạch và cung cấp các DVXH; y tế, giáo dục, vay vốn,. .là một trong những nguyên tắc của chính sách xã hội hóa. Để nâng cao trách nhiệm giải trình đối với người sử dụng dịch vụ, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải có những quy trình thu hút sự tham gia của khách hàng và phải tìm kiếm thông tin phản hồi của họ cũng như đảm bảo khách hàng có những thông tin cần thiết để đưa ra những lựa chọn có cơ sở về sử dụng dịch vụ. NVXH cũng cần nhận thức được là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hỗ trợ cho người dân nghèo để họ có thể tiếp cận và thụ hưởng trực tiếp một cách có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải có những quy trình thu hút sự tham gia của khách hàng và phải tìm kiếm thông tin phản hồi của họ. Đây là một vấn đề rất quan trọng khi tham gia các DVXH. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, nơi “thông tin không được chia sẻ đầy đủ”, vì người sử dụng dịch vụ thường không được thông báo đầy đủ về phương pháp điều trị bệnh, các lựa chọn về cách điều trị, hoặc thuốc men và các ảnh hưởng của chúng. Luật khám chữa bệnh quy định rõ ràng về quyền của bệnh nhân, bao gồm quyền được thông tin về tình trạng sức khỏe của họ, các lựa chọn về cách điều trị và chi phí điều trị. Luật này cũng dành cho bệnh nhân quyền được tôn trọng, được đảm bảo bí mật, không bị phân biệt đối xử và được từ chối điều trị. Tuy nhiên trong thực tế, mức độ nhận thức của người nghèo về các quyền lợi về y tế còn rất thấp, ví dụ như họ không được biết nhiều về chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện. NVXH cần phối hợp với các đối tác liên quan để tổ chức các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức cho người nghèo về các quyền lợi và trách nhiệm cũng như cách thức để tham va hưởng thụ từ các DVXH đó.
Người nghèo nói riêng họ có quyền được thông tin về các dịch vụ mà họ nhận được, về chất lượng dịch vụ, và các lựa chọn có sẵn khi họ quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó. Ví dụ như: Nghị định về dân chủ ở cơ sở của nước ta đã tạo khuôn khổ cho sự tham gia của công dân trong các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Được thiết kế để tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở cấp thôn xã, khuôn khổ này nên được mở rộng để thúc đẩy sự tham gia và trao đổi thông tin nhiều hơn giữa công dân với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Quyền được thông tin, quyền được tư vấn, quyền được quyết định và quyền kiểm tra (giám sát) đều có thể được áp dụng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Như vậy, Người dân có quyền được thông tin về các dịch vụ mà họ nhận được, về chất lượng dịch vụ, và các lựa chọn có sẵn khi họ quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó; quyền được tư vấn khi các kế hoạch đang được chuẩn bị để thay đổi các dịch vụ này và cách cung cấp dịch vụ,.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chuyên đề xoá đói giảm nghèo - Nguyễn Thị Vân, Ths. Bùi Thị Chớm - Đại học Lao động - Xã hội - 2005
[2]. Tài liệu tập huấn xoá đói giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - NXB Lao động xã hội - 2005.
[3]. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐG - Công văn số 2685/VPCP – QHQT - ngày 21/5/2002
[4]. Một số vấn đề giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số - Bùi Minh Hạo - NXB Khoa học Xã hội - 2003.
[5]. Phát triển cộng đồng - Nguyễn Kim Liên - NXB Lao động Xã hội - 2008.
[6]. Báo cáo giảm nghèo trong phát triển bền vững - Cục BTXH, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - 2010.
[7]. Chương trình giảm nghèo khổ - Nguyễn Hữu Dũng - Tạp chí lao động - xã hội - 8/1992. 
[8]. Tài liệu tập huấn xoá đói giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - NXB Lao động xã hội - 2005.
[9]. Ảnh hưởng của các chuyển giao xã hội tại Việt Nam trong thị trường chính sách và giảm nghèo tại Việt Nam - Lê Đặng Trung - 2007.
 [10]. Đánh giá nghèo với sự tham gia của người dân 2008”,“Báo cáo tổng hợp VASS 2009 - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
[11]. Nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số, Báo cáo đầu vào cho đánh gía nghèo ở Việt Nam 2008, 2009, 2010 - Nguyễn Thị Minh Hoà, Nguyễn Thị Thu Phương và Phạm Thái Hưng.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_ngheo.docx