Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh
*Mục đích:
- Ghi nhận lại một số thể loại nhiếp ảnh qua các thời kỳ và các loại máy ảnh
qua các thời kỳ.
1.1.Nhu cầu ghi nhận và lưu trữ hình ảnh :
Từ thời tiền sử, con người đã có nhu cầu ghi nhận lại những hình ảnh mà họ
thấy được trước thiên nhiên trong sinh hoạt trong các nghi lễ quan trọng, bởi họ
hiểu giá trị của hình ảnh rất quan trọng cho nhu cầu thông tin lưu trữ qua nhiều thế
hệ thậm chí qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Qua đó, con người không những lưu giữ những hình ảnh hiện thực mà còn
thể hiện những hình ảnh từ trí tưởng tượng và cả những ước mơ.
1.2. Sự ra đời và phát triển của nhiếp ảnh :
Trước Công nguyên, người Trung Quốc và Hy Lạp đã khám phá ra những
nguyên tắc cơ bản về quang học và kỹ thuật ghi nhận hình ảnh.
Giữa thế kỷ XV, nhà danh họa Léonard de Vinci đã ứng dụng nguyên tắc “hộp
tối” để ghi nhận hình ảnh trong quá trình thực hiện những bức tranh của ông thay
cho công đoạn phác thảo.
1.3. Những bước phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh
Cùng với thời gian, nhiếp ảnh được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của đời
sống. Trong khi tính chân thật được tôn vinh trong báo chí, nhu cầu khám phá cái
đẹp vốn dĩ là một thiên tướng của con người. Khi những hiệu ứng về nguồn sáng,
ánh sáng được khai thác khi chụp ảnh, những tiến bộ về quang học được ứng dụng
để sản xuất những ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau thì các nhà mỹ học đã hiểu
ra rằng, nhiếp ảnh qua chiếc máy chụp là một phương
tiện tuyệt vời để thể hiện những rung cảm thông qua
nghệ thuật tạo hình, khai thác ánh sáng để hình thành
một môn nghệ thuật mới mẻ nhưng vô cùng hấp dẫn,
đó là nghệ thuật nhiếp ảnh.6
1.4. Nhiếp ảnh trong đời sống đương đại:
Ngày hôm nay,
nhiếp ảnh không thể thiếu
trong đời sống, sinh hoạt
của con người, trong chúng
ta không ít người đã từng
bồi hồi xúc động trước
những bức ảnh mà ta được
chụp từ “ngày xưa“ đầy ắp
kỷ niệm hoặc trước những
bức ảnh chụp những người
thân yêu từ xa gửi về hoặc
lâu ngày không gặp. Qua
những bức ảnh những quá
khứ, con người như sống
động trở lại, làm cho “thời
gian dừng lại” đó là những
giá trị vô song của nhiếp
ảnh.
Ngày nay, nếu
không có nhiếp ảnh cuộc
sống sẽ ”thiếu thốn” như
thế nào (Ví dụ một đám
cưới mà không được chụp
hình thì buồn biết bao!
Hoặc trên mặt báo bỗng
nhiên không còn hình ảnh,
trang báo sẽ tẻ nhạt đến
dường nào!) cũng như
những công nghệ hình ảnh
khác không thể tách rời
khỏi nhiếp ảnh.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khiến nhiếp ảnh càng ngày càng
trở nên phổ cập trong cuộc sống hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh
uống: - Khoảng lấy nét (hàng trên màu trắng: đơn vị foot, hàng dưới màu da cam: đơn vị mét). - Khoảng siêu lấy nét. - Vòng xoay khẩu độ. Thông số khoảng cách siêu lấy nét sẽ cho biết phần nào trong bức ảnh của sẽ nằm trong vùng nét ở các mức khẩu độ khác nhau. Trong bức ảnh trên, khẩu độ được chọn là f16, khoảng lấy nét là 5m (15 ft). Khi nhìn vào dòng số cho biết khoảng siêu lấy nét, sẽ thấy số 16 ở bên trái và ở bên phải. Vạch tương ứng với số 16 ở bên trái cho biết khoảng cách từ máy tới điểm gần nhất nằm trong vùng nét khi đặt khoảng lấy nét là 5 mét ở f16. Trong trường hợp này, con số trên là 2,75m. Vạch tương ứng với số 16 ở bên phải tương ứng với vô cực. Như vậy, ở f16 sẽ lấy được khoảng từ 2,75m tới vô cực trong vùng nét. 21 Có thể thấy, từ dòng số khoảng siêu lấy nét, vô cực tương ứng với con số 16 ở bên phải, do đó sẽ có DOF rộng nhất ở f16 nếu lấy nét ở 5 m. Lưu ý không lấy nét trên một vật thể, thay vào đó chỉ chọn vùng nét bằng cách xoay vòng lấy nét. Nếu lấy nét ở vô cực, vùng nét sẽ chỉ nằm từ khoảng cách 5m tới vô cực (ước tính), song nếu lấy nét ở 2m vô cực sẽ không nằm trong vùng nét. Dấu chấm màu đỏ trên ống kính là điểm lấy nét khi chụp phim hồng ngoại. Khi chụp bằng phim hồng ngoại, sẽ phải chọn điểm lấy nét khác thông thường vì dải sáng hồng ngoại khác với những gì mắt người nhìn thấy. 4.5. Xích độ: Xích độ là khoảng cách từ mặt phim đến vật thể được chụp (rõ nét). Một ống kính có xích độ tốt khi điều chỉnh xích độ ở vô cực, hình ảnh nhận được luôn luôn rõ nét. Thông thường ống kính có xích độ tối thiểu (chụp rõ nét ở khoảng cách gần nhất) khoảng 50cm đến 30cm; những ống kính Macro chuyên dụng dùng chụp cận cảnh sẽ có xích độ tối thiểu ngắn hơn. 4.6. Vùng ảnh rõ (Dept of Field): Vùng ảnh rõ của một bức ảnh là một phàn khoảng không gian trước và sau của chủ đề (điểm được lấy nét) có độ nét rõ trên bức ảnh đó, ngoài vùng ảnh rõ này không gian còn lại của ảnh sẽ mờ dần đi. Vùng ảnh rõ nông hay sâu (độ nét sâu nhiều hay ít) tùy thuộc vào những yếu tố sau: 4.6.1.Yếu tố khẩu độ: Khẩu độ đóng càng nhỏ(8-11-16-22-32) vùng ảnh rõ càng sâu, hậu cảnh rõ. Khẩu độ mở càng lớn (..2-28-35-4..) vùng ảnh rõ càng nông hậu cảnh mờ 22 4.6.2.Yếu tố tiêu cự: Tiêu cự càng ngắn (28mm-20mm-17mm) vùng ảnh càng sâu Tiêu cự càng dài (105mm-135mm-200mm-300mm) vùng ảnh càng nông 4.6.3.Yếu tố xích độ: Xích độ đó là khoảng cách từ mặt khung phim đến điểm lấy nét Xích độ càng dài vùng ảnh rõ càng sâu Xích độ càng ngắn vùng ảnh rõ càng nông Do đó, khi chụp càng xa vùng ảnh rõ càng sâu; khi chụp gần, cận cảnh vùng ảnh rõ càng nông 23 4.7. Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng có vai trò khá quan trộng khi chụp ảnh, khai thác hoặc làm chủ được nguồn sáng sẽ tạo những bức ảnh vừa ý. Trong phần này, chúng ta chỉ tìm hiểu về nguồn chiếu sáng tự nhiên (ánh sáng trời) tuy thế nó vẫn đúng khi ta chiếu sáng đối tượng chụp bằng một nguồn sáng duy nhất. Hướng xuôi sáng (thuận sáng) là khi nguồn sáng chiếu thẳng vào đối tượng, các chi tiết bề mặt của đối tượng và bối cảnh sẽ hiển thị khá đầy đủ nhưng không gian ảnh thiếu chiều sâu, đối tượng chụp bị dẹt, không nổi khối. Khi nguồn sáng chiếu xiên thuận, đối tượng sẽ nổi khối vì có bên sáng, bên tối. Trường hợp này, nếu tính toán theo phần sáng tối bị mất chi tiết và ngược lại, tốt hơn hết là ta lấy ở giữa hai vùng sáng tối. Ánh sáng xiên sẽ tốt nhất khi nguồn sáng xiên 45 độ, khi đó đối tượng đươc chiếu sáng 2/3 đối tượng. 24 Bài 5: CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP ẢNH * Mục đích: - Chụp ảnh theo những chế độ chụp ảnh thông dụng, chế độ chụp ảnh tự động. 5.1. Những chế độ chụp ảnh thông dụng: 5.1.1. Tự động tốc độ (hay còn gọi là chế độ tự động ưu tiên khẩu độ): Chủ động chọn khẩu độ trước, khi đó tốc độ màn trập sẽ tự động thích ứng theo. Ví dụ khi muốn vùng ảnh rõ sâu hay nông, ta phải chọn khẩu độ thích hợp. 5.1.2. Tự động khẩu độ: Chúng ta chủ động chọn tốc độ trước, khi đó khẩu độ ống kính sẽ tự động thích ứng theo. Ví dụ muốn bắt đứng hoặc làm mờ nhòe một chủ thể chuyển động, chúng ta phải chọn tốc độ thích hợp trước. 5.1.3. Tự động theo chương trình: Đây là chế độ tự động cả khẩu độ và tốc độ, với chế độ này tùy theo điều kiện ánh sáng, máy ành sẽ tự hoạt động theo từng cặp thông số khẩu độ và tốc độ được lập trình sẵn. Chế độ này rất tiện lợi khi chụp sinh hoạt, kỷ niệm, phong cảnh trong những điều kiện ánh sáng không quá yếu 5.1.4. Chế độ tự động Auto: Ký hiệu Auto+ ký hiệu chiếc máy (thường màu xanh). Chế độ này giống như chế độ tự động P nhưng hỗ trợ điều chỉnh khi thay đổi tiêu cự ống kính, tự động bổ sung đèn Flash khi cần thiết. Ví dụ khi chụp với ống kính Tê – lê tiêu cự dài, tốc độ màn trập sẽ tự động cao hơn nhằm giúp ảnh không bị nhòe do rung máy. 5.2. Các chế độ tự động chuyên dụng: Những chế độ tự động này được cài đặt sẵn trong bộ nhớ của máy để có thể thích ứng một cách tối ưu cho những trường hợp chụp đặc biệt, nó được hiển thị bằng những ký hiệu: - Chụp ảnh phong cảnh: Ký hiệu trái núi Thông thường khi chụp phong cành, ta cần độ nét càng sâu càng tốt. Với chế độ này, khẩu độ ống kính sẽ tự động điều chỉnh để luôn đóng nhỏ để đáp ứng được yêu cầu trên. - Chụp ảnh chân dung: Ký hiệu đầu người 25 Với chế độ này, ống kính luôn mở khẩu độ lớn khiến vùng ảnh rõ rất nông với công dụng xóa mờ hậu cảnh làm khuôn mặt người nổi bật hơn. - Chụp ảnh thể thao: Ký hiệu người đang chạy Chế độ này máy ảnh chỉ hoạt động với tốc độ màn trập nhanh trên 1/125s cho phép bắt đứng những đối tượng chuyển động nhanh. - Chế độ chụp cận cảnh: Ký hiệu Khi muốn chụp ảnh cận cảnh như bông hoa, côn trùng .. chế độ này hỗ trợ rất tốt để có thể chụp thật gần, lấy nét mau và chống rung máy - Chế độ chụp đêm: Ký hiệu mặt trăng BẢNG CÂN SÁNG MẪU ISO 100 Tình trạng ánh Khẩu độ Tốc độ Chế độ chuyên dụng này cho phép sáng chụp ành thành phố ban đêm với kết quả khá Nắng chói chang 22 1/125s tốt, khi đó máy ảnh sẽ hoạt động với tốc độ rất chậm, có thể chậm đến nhiều giây đồng hồ và Nắng gắt 16 125 hiệu chỉnh phần đo sáng có khấu trừ giữa vùng Nắng tốt 11 125 sáng và vùng tối. Nắng nhẹ 8 125 - Chụp người với cảnh đêm: Ký hiệu Râm mát 8 60 Nhiều mây-Bóng 5.6 60 râm Cho phép chụp người ban đêm đồng Âm u 5.6 30 thời lấy thêm được bối cảnh. AS lùa (Ngoài trời 4 30 - Các chế độ khác : Một số máy ảnh có tắt nắng thể cài đặt thêm những chế độ chuyên dụng Lưu ý: Khi tăng một nấc tốc độ đồng thời khác như chụp cảnh tuyết, chụp nến sinh nhật, mở lớn một nấc khẩu độ (chỉ số khẩu độ nhỏ hơn) thì giá trị ánh sáng không thay đổi chụp em bé, (tương tự cho trường hợp ngược lại) 5.2.1. Các chế độ chụp đèn flash – in (đèn flash dính theo máy): - Ký hiệu : Chế độ tự động bật Flash khi ánh sáng yếu - Ký hiệu : Chế độ thường trực có đèn flash dù ánh sáng thiếu hay đủ, chế độ này hiệu quả khi chụp kỷ niệm ngoài trời khi ngược ánh sáng giúp mặt người bớt bị tối. - Ký hiệu : Chế độ chụp ban đêm hoặc điều kiện ánh sáng yếu nhưng vẫn không dùng đèn flash. 26 - Ký hiệu : Chế độ chống hiện tượng mắt đỏ khi chụp người 5.2.2. Các chế độ tự cân chỉnh: Với chế độ này người chụp phải chủ động chọn các thông số về khẩu độ, tốc độ thích ứng với độ nhạy ISO của phim hoặc ISO đã được cài đặt trên máy KTS sao cho dung lượng ánh sáng là vừa đủ (đúng sáng). Để dễ dàng cân chỉnh chế độ này, chúng ta xem bảng hướng dẫn sau. Bảng hướng dẫn này dựa trên độ nhạy ISO là 100 Để hỗ trợ khi chụp ảnh bằng chế độ MANUEL các máy ảnh thường có bộ phận đo sáng được hiển thị trong khung ngắm hoặc trên màn hình. 27 Bài 6 : BỐ CỤC * Mục đích: - Thực hiện sắp xếp các loại bố cục của ảnh. Phân loại các đường mạnh và điểm mạnh. 6.1. Khái niệm 6.1.1.Bố cục cân đối: Chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo đường thẳng đứng, đường nằm ngang, đường chéo hoặc đường cong. Một bố cục cũng được xem là cân đối khi chủ thể được đặt vào giữa ảnh. Cân đối theo trục đứng Cân đối theo trục ngang Cân đối theo 2 trục chéo 28 Cân đối theo đường chéo Cân đối theo 2 trục đứng, ngang Cân đối theo đường cong 6.1.2. Bố cục chuẩn mực: Đây là hình thức bố cục được sử dụng phổ biến nhất, nó được xem là “tỷ lệ vàng” là chuẩn mực kinh điển, không riêng gì cho nhiếp ảnh mà cả những ngành mỹ thuật khác nữa. Bố cục chuẩn mực tạo nên một không gian sắp đặt hài hòa, có chính, có phụ. 29 6.2. Phân loại: 6.2.1. Đường mạnh – điểm mạnh: 6.2.1.1. Đường thẳng đứng – đường nằm ngang: Người ta chia mỗi chiều của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông – giới hạn không gian của ảnh) ra làm 3 phần bằng nhau, từ đó vẽ những đường song song với các cạnh. - Hai đường song song với cạnh nằm ngang gọi là hai đường mạnh nằm ngang. - Hai đường song song với chiều đứng gọi là hai đường mạnh thẳng đứng - Bốn giao điểm của các đường mạnh cho chúng ta 4 điểm được gọi là 4 điểm mạnh. - Dựa trên các đường mạnh chúng ta có thể chia không gian thành nhiều phần hoặc đặt những thành phần cần nhấn mạnh của bối cạnh hoặc gắn với đường mạnh, điểm mạnh. 1/3 1/3 1/3 1/3 1/3 1/3 1/3 1/3 1/3 Đường mạnh nằm ngang Các điểm mạnh Đường mạnh thẳng đứng 6.2.1.2. Đường chéo – đường cong: Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi: Xuất phát từ một góc của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông) đến điểm chia 1/3 của cạnh đối diện hoặc xuất phát từ điểm 1/3 của cạnh này đến điểm 1/3 của cạnh kia như vậy chúng ta có nhiều đường chéo hoặc đường cong mạnh. 30 6.2.2. Vùng mạnh – vùng tựa: 6.2.2.1. Vùng mạnh: Một vùng mạnh được hình thành bởi một đường mạnh và hai điểm mạnh nằm trên đường mạnh đó. Như vậy, 4 trục của các đường mạnh chúng ta có 4 vùng mạnh. Bà cụ và 2 quài chuối nằm trên 2 vùng mạnh và khuôn mặt bà cụ rơi vào điểm mạnh 6.2.2.2. Vùng tựa: Là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, trong những trường hợp nếu ứng dụng vùng tựa, bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá trống trải, dư thừa. 31 6.3. Bố cục hỗn hợp: Trong thực tế, nhiều trường hợp để tạo bố cục phong phú, uyển chuyển chúng ta có thể vận dụng cùng một lúc 2 hay nhiều phương thức bố cục. 32 6.4. Bố cục trong ảnh chân dung: Với ảnh chân dung, khuôn mặt người là chủ thể của bức ảnh. Do vậy, nếu chụp chân dung cả người hay 2/3 người, ta nên đặt khuôn mặt (đầu) vào điểm mạnh hay đường mạnh phía bên trên. Với chân dung nửa người, ta nên đặt 1 hay 2 con mắt của người mẫu nằm trên đường mạnh phía bên trên 6.5. Bố cục phá cách: Một khi một bức ảnh có bố cục không theo một phương thức nào cụ thể hoặc còn phá bỏ các qui phạm, tạo được “cú sốc”, ấn tượng đặt biệt trong tạo hình, chúng ta 33 có thể xem đó là một bố cục phá cách. Vì vậy, bố cục phá cách thường rất khó và ít khi xuất hiện. 34 Bài 7 : ĐƯỜNG NÉT VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NHIẾP ẢNH * Mục đích: - Thực hiện chụp ảnh theo những loại đường nét và tính biểu cảm của ảnh. Phân loại không gian ảnh theo tiêu cự, góc độ máy, sắc độ và màu sắc. 7.1.Đường nét 7.1.1.Đường thẳng đứng : Khi đứng trong một rừng thông hoặc đứng trước những hàng cây vươn thẳng ta luôn có cảm giác phấn chấn và mạnh mẻ. Tất cả hững cảm giác có được là do những đường thẳng đứng mạnh mẻ vươn cao trong không gian, tạo nên một bối cảnh gồm những đường thẳng đứng luôn cho ta cảm giác vững vàng, nghiêm trang, mạnh mẻ,.. 7.1.2. Đường nằm ngang: Đường nét là một phần quan trọng được khai thác trong một bối cảnh, ngoài yếu tố tạo hình đường nét còn giữ vai trò “phát ngôn” cho nội dung bức ảnh. Những hàng cột to lớn, những hàng cây vươn thẳng tạo cho ta cảm giác phấn chấn và mạnh mẽ. Tất cả những cảm giác đó là do những đường thẳng đứng mạnh mẽ vươn cao trong không gian tạo nên sự vững vàng nghiêm trang, mạnh mẽ. 35 7.1.3. Đường chéo: Đường chéo luôn cho một cảm giác mạnh mẻ, vươn lên. Một bối cảnh được khai thác bởi đường chéo sẽ thể hiện sự sinh động, sự cố gắng, vươn lên hay hàm chứa một nội dung mang tính thử thách nếu chụp từ góc độ từ dưới lên. 7.1.4. Đường cong, đường uốn lượn: Một bối cảnh trong một bối cảnh với những đường cong hay đường uốn lượn Những giải đồi cát mềm mại với những mảng đậm nhạt nhờ áng nắng đổ xiên trong sáng sớm hoặc buổi chiều tà, tạo nên những đường nét mềm mại rất ấn tượng có thể làm mê hoặc bất cứ nhà nhiếp ảnh nào đã từng nhìn thấy. Một bố cục ảnh trong một bối cảnh với những đường cong hay đường uốn lượn luôn cho người xem cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng éo lả và nhiều 36 cảm xúc. 7.1.5. Đường đồng qui: Khi muốn tạo nên một sự tập trung thị giác vào một điểm nào đó, nhà nhiếp ảnh có thể khai thác những đường đồng qui. Đường đồng qui cũng được dùng khi chúng ta muốn thể hiện sự đồng tâm hiệp lực. 7.1.6. Đường zic zắc: Để diễn tả một vấn đề trục trặc, khó khăn khi một bối cảnh gồm những đường zic zắc là rất thích hợp, tuy thế đường zic zắc cũng có thể diễn cảm sự nhí nhảnh, vui nhộn, 7.1.7. Đường viễn vọng: Một con đường sâu hun hút giữa hai hàng cây thẳng tắp, trên một hành lang dài giữa hàng cột đều đặn, trên một đường ray xe lửa xa dần đến hút mắt,Đó là tác dụng trong bối cảnh của đường viễn vọng, một loại đường nét cũng rất thường được khai thác. 37 7.1.8. Đường hỗn hợp: Để diễn đạt sự nhộn nhịp như cảnh sinh hoạt một buổi chợ hay phố phường đông đúc kẻ ngược, người xuôi. Hoặc giả để diễn đạt sự bế tắc, bề bộn, rắc rối, chúng ta nên khai thác bối cảnh, với nhiều loại đường nét cùng hiện diện trong một không gian, đó được gọi là đường hỗn hợp. 38 7.2. Không gian ảnh: 7.2.1.Theo tiêu cự: Luật viễn cận theo tiêu cự ống kính ảnh hưởng đặt biệt đến không gian ảnh. Với ống kính rộng, tiêu cự càng ngắn các khoảng cách được kéo dài ra càng nhiều hơn so với thực tế 7.2.2.Theo góc độ máy: Chọn lựa góc độ máy khi chụp ảnh cũng rất cần được lưu ý, với góc chụp từ trên cao chụp xuống các chi tiết và đường nét trên mặt phẳng ngang sẽ được bày trải đầy đủ hơn. Vì thế không gian ảnh được thể hiện rộng hơn góc máy ngang, góc máy ngang làm cho không gian mặt phẳng ngang thu hẹp lại.Với máy chụp ở góc độ thấp sẽ cho những không gian lạ mắt, tạo hiệu quả cao vút cho những đường nét thẳng đứng. 39 7.2.3.Theo sắc độ: Một bức ảnh có sắc độ nhạt sẽ làm không gian thoáng đạt, mở rộng hơn bức ảnh có sắc độ đậm. Nói tóm lại những mảng sắc độ tạo thành nhịp điệu hòa vào hậu cảnh, bức ảnh sẽ có không gian sâu hơn. 7.2.4. Theo màu sắc Không gian ảnh sẽ thoáng đạt, rông rãi với bối cảnh màu lạnh (các màu xanh) và sẽ cho cảm giác chật hẹp với bối cảnh màu nóng. 40
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_chup_anh.pdf