Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm
1. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động thương mại đặc thù, vừa là một
hoạt động kinh tế, vừa là hoạt động trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Trong
hoạt động xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
là cầu nối giữa nhà xuất bản với người đọc.
Đối tượng nghiên cứu của kinh doanh xuất bản phẩm là quá trình tổ
chức, lưu thông buôn bán các xuất bản phẩm trên thị trường nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng về xuất bản phẩm đồng thời cũng
thực hiện các mục tiêu về kinh tế và xã hội.
Kinh doanh xuất bản phẩm là một ngành khoa học kinh tế nên cơ sở lý
luận và phương pháp luận của nó cũng phải dựa trên những lý luận của các
học thuyết kinh tế, kinh tế thị trường.
Đối tượng nghiên cứu của kinh doanh xuất bản phẩm là các quan hệ kinh
tế. Cụ thể, nó nghiên cứu sự hình thành, cơ chế vận động, quy luật và xu
hướng phát triển của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm ở Việt Nam. Từ đó
xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức quản lý và kích thích sự phát triển
hoạt động xuất bản sách phục vụ cho sự nghiệp văn hóa tư tưởng và phát triển
đất nước.
Nghiên cứu kinh tế nói chung và kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng là
nghiên cứu các vấn đề lý luận các vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trở lại phục
vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Là một môn học thuộc lĩnh vực kinh tế, nên môn học Kinh doanh xuất
bản phẩm có quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như: Kinh tế chính
trị, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính tiền tệ, Kế toán, Marketing, Kinh tế
học
Là một môn kinh tế đặc thù, kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh
xuất bản phẩm không chỉ là tiền lãi thu được mà còn là ý nghĩa xã hội do hoạt
động này mang lại. Vì thế, đối tượng nghiên cứu của nó còn được xem xét
trên cơ sở ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm
iển. Đây là hình thức hai hay nhiều nhà cung cấp xuất bản phẩm liên doanh liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị trường và phân chia thị phần. Hình thức này ít phải đầu tư, ít mạo hiểm nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lâu dài, phải trung thực và tin cậy lẫn nhau. Mặt khác, lợi nhuận đạt được có sự chia sẻ. Biện pháp chủ yếu là phối hợp với nhau trong xuất bản (liên kết xuất bản), trong tiêu thụ (trao đổi, ký gửi hàng hoá ). 83 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm Nhưng có thể khẳng định, với bất kỳ hình thức cạnh tranh nào, các doanh nghiệp cũng nỗ lực phát huy khả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đem lại lợi ích ngày càng lớn hơn cho khách hàng. 3. Đặc trưng thị trường xuất bản phẩm 3.1. Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hóa đặc thù Xuất bản phẩm là hàng hóa đặc thù thoả mãn nhu cầu tinh thần trí tuệ của con người, được xác định là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời là công cụ quan trọng trong quá trình nâng cao trình độ tư duy, nhận thức và hoàn thiện nhân cách con người. Thị trường xuất bản phẩm diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá xuất bản phẩm nên nó cũng là thị trường đặc thù. Thị trường này chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường song không phải là tuyệt đối. Trên thị trường, hàng hoá được trao đổi trên cơ sở giá trị. Với các loại hàng hoá khác, giá trị lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá có thể lượng hoá một cách khá chính xác, do đó giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị. Với hàng hoá xuất bản phẩm giá trị kết tinh trong hàng hoá khó có thể lượng hoá chính xác vì đó là lao động tinh thần trí tuệ, cho nên giữa giá cả và giá trị ít có sự tương đương. Không phải khi nào thị trường có cầu là có cung. Bởi vì điều đó còn tuỳ thuộc vào việc nhu cầu có phù hợp với các quy định của pháp luật về nội dung của xuất bản phẩm hay không? Hoạt động kinh doanh trên thị trường không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà còn đảm bảo hiệu quả xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ tổ chức và cá nhân nào cũng luôn hướng tới mục tiêu kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng đôi khi mang tính quyết định đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh bởi hiệu quả kinh tế là thước đo trình độ kinh doanh của doanh nghiệp thậm chí nó còn định đoạt sự sống còn của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó. Các đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm luôn nỗ lực để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất vì lợi nhuận chính là cơ sở duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu một đơn vị kinh doanh liên tục làm ăn thua lỗ hoặc không có lãi thì đơn vị đó sớm muộn cũng bị thị trường đào thải hoặc phải chuyển sang kinh doanh ngành hàng khác có thể mang lại cho họ lợi nhuận. Cho nên, nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều nhà kinh doanh đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên hàng đầu nhất là 84 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm khi các đơn vị phải tự chủ về mọi mặt và nhiều doanh nghiệp không còn nhận được sự bao bọc của Nhà nước như trước đây nữa. Có thể khẳng định một điều các đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay hầu hết đều đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế dù lợi nhuận thu được là ít hay là nhiều. Hiệu quả đó thể hiện ở hai mặt sau: - Thứ nhất: Giúp cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh tăng trưởng, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình - Thứ hai: Góp phần vào sự tăng trưởng của ngành xuất bản, tăng trưởng kinh tế đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước (nộp thuế) Quan hệ mua bán hàng hoá trên thị trường xuất bản phẩm không thuần nhất chứa đựng yếu tố kinh tế mà mang yếu tố tinh thần, trí tuệ. Bởi vì ngay trong nhu cầu của con người về xuất bản phẩm đã bộc lộ tính văn hoá trí tuệ. Khi thị trường thực hiện chức năng trao đổi cho hàng hoá xuất bản phẩm thì thị trường cũng thực hiện luôn chức năng phổ biến tri thức. Hàng hoá xuất bản phẩm được đưa đến tay người sử dụng khắp mọi miền đất nước nhờ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt: khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, nghệ thuậtNhận thức của con người được nâng cao đồng nghĩa với con đường đi đến một xã hội văn minh, thịnh vượng càng gần. Do đó, Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường này. Trên cơ sở tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, xã hội, Nhà nước sẽ định hướng các nhà xuất bản chú trọng xuất bản các loại xuất bản phẩm gì? Nội dung như thế nào? Thời gian khi nào? Phân phối đến đâu? Nhà nước cho phép hoặc cấm loại xuất bản phẩm nào lưu hành trên thị trường. Khi Nhà nước định hướng cung hàng hoá thì cũng có sự ảnh hưởng đến cầu hàng hoá, định hướng cầu vào những hàng hoá được lưu hành và phổ biến trên thị trường. Đối với một số loại xuất bản phẩm nằm trong các chương trình được Nhà nước như quan tâm như: Giáo dục, chính trị, nông lâm nghiệp, xuất khẩu để phổ biến một cách rộng rãi đến các đối tượng khác nhau trong nước và nước ngoài, Nhà nước sẽ thực hiện trợ giá cho sách chính trị, sách giáo dục, trợ cước vận chuyển cho xuất bản phẩm lên miền núi, vùng sâu, vùng xa. 85 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm Ngoài ra cũng có sự ưu đãi về thuế: thuế giá trị gia tăng trong khoảng 5%- 10%, riêng xuất khẩu, thuế suất 0%. 3.2. Thị trường xuất bản phẩm chịu tác động mạnh mẽ của các nhân tố khách quan Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hoá đặc thù, chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường. Môi trường khác nhau sẽ hình thành, phát triển các thị trường khác nhau với hiệu quả kinh doanh khác nhau. Môi trường đó là: - Điều kiện chính trị – luật pháp Các thị trường hàng hóa khác ít chịu sự tác động của điều kiện chính trị. Đối với hàng hoá xuất bản phẩm, điều kiện chính trị là một trong những yếu tố quyết định việc hình thành phát triển một thị trường xuất bản phẩm nào đó. Điều kiện chính trị – luật pháp sẽ cho phép hoặc cấm loại xuất bản phẩm nào lưu hành trên thị trường. Cho phép tổ chức, cá nhân nào được phép tham gia thị trường, đặc biệt đối với các nhà xuất bản còn phải tuân thủ chặt chẽ tôn chỉ, mục đích do Nhà nước quy định. Khi tổ chức, cá nhân được điều kiện chính trị và luật pháp cho phép sẽ được cấp giấy phép kinh doanh, được công nhận là một tổ chức hợp pháp, được tổ chức kinh doanh theo luật. Các đơn vị được phép kinh doanh các XBP không vi phạm các quy định của Luật xuất bản (quy định tại điều 10). Các đơn vị không được phép xuất bản, kinh doanh sách giáo khoa một cách tuỳ ý mà do nhà xuất bản giáo dục độc quyền phân phối, chiết khấu theo vùng miền (thành phố, nông thôn, miền núi). Như vậy, điều kiện chính trị – luật pháp của một quốc gia, vùng, khu vực, hoặc thế giới có thể cho phép hàng hóa xuất bản phẩm này phát triển, mở rộng ra nhiều thị trường ngược lại cũng có thể làm suy thoái, làm mất hẳn hàng hoá đó trên thị trường (cấm không được bán). Do đó buộc các đơn vị kinh doanh phải đi vào hành lang pháp lý theo khuôn khổ pháp luật. - Điều kiện kinh tế Đây là điều kiện quan trọng tạo ra môi trường căn bản cho thị trường xuất bản phẩm. 86 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm Nếu kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm: đầu tư cho khâu bản thảo, biên tập, in ấn để có được những xuất bản phẩm nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn; quá trình lưu thông diễn ra liên tục thông suốt, giao dịch thương mại theo hướng hiện đại; mở rộng thị trường ra khu vực và quốc tế; dịch vụ ngày càng hoàn thiện. Mặt khác, điều kiện kinh tế có liên quan mật thiết đến thu nhập dân cư. Thu nhập là một trong các tác nhân chủ yếu hình thành cầu hàng hoá xuất bản phẩm. - Điều kiện văn hoá – xã hội. Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hoá đặc thù chứa đựng yếu tố văn hoá - tinh thần, trí tuệ. Do đó nhân tố văn hoá có liên quan mật thiết đến việc hình thành, phát triển thị trường xuất bản phẩm. Có một nhà nghiên cứu đã từng nói “Một xã hội có trình độ dân trí cao là xã hội có nhu cầu về sách cao. Một xã hội có nhu cầu về sách cao là xã hội có trình độ dân trí cao” Bởi lẽ khi con người đạt tới một trình độ nào đó mới có nhu cầu và khả năng sử dụng hàng hoá xuất bản phẩm. Khi trình độ văn hoá, dân trí càng cao nhận thức của con người càng cao thì nhu cầu tinh thần trí tuệ của con người càng cao trong đó có nhu cầu về hàng hoá xuất bản phẩm. Mặt khác, điều kiện văn hoá còn có tác động trực tiếp đến quá trình tái sản xuất ra các xuất bản phẩm làm cho quá trình này diễn ra thuận lợi hơn nhờ việc huy động được trí tuệ của toàn bộ xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản (xã hội hoá hoạt động xuất bản). 4. Phân loại thị trường xuất bản phẩm 4.1. Thị trường trong nước 4.1.1. Thị trường trung tâm và các thành phố lớn Đây là thị trường đã hình thành và có sự phát triển khá mạnh mẽ. Hàng hoá tập trung nhiều chủng loại khác nhau. Lực lượng cung hàng hoá đông đảo thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cầu hàng hoá vô cùng đa dạng, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh tương đối quyết liệt. Các mối quan hệ mua bán diễn ra dưới nhiều 87 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm hình thức khác nhau. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, khách hàng thường xuyên nhận được các ưu đãi về giá cả và sự chăm sóc khá chu đáo từ phía nhà cung cấp. Hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội lớn. Việc quản lý nhà nước về thị trường phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật phổ biến. 4.1.2. Thị trường nông thôn Thị trường xuất bản phẩm đã hình thành nhưng phát triển chậm. Hàng hoá chưa thực sự đa dạng, tập trung chủ yếu là sách giáo dục, sách nông lâm ngư nghiệp, lịch block tiểu, trung, băng đĩa. Cung hàng hoá còn nhỏ lẻ, chủ yếu là lực lượng buôn bán trung gian của Nhà nước và hộ kinh doanh cá thể. Cầu hàng hoá ít biến đổi, bởi vì khách hàng thường mua những loại xuất bản phẩm thực sự cần thiết cho công việc của họ: xuất bản phẩm phục vụ nhu cầu học tập và nghề nghiệp. Mức độ cạnh tranh không cao, lực lượng quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hàng hoá xuất bản phẩm. Dịch vụ chưa phát triển, khách hàng ít được chăm sóc và nhận các dịch vụ ưu đãi. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội từng bước được nâng cao. Quản lý Nhà nước về thị trường khá đơn giản, Tuy nhiên đây là thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về khả năng tiêu thụ hàng hoá Xuất bản phẩm vì dân số đông, trình độ dân trí và thu nhập đang thay đổi khá nhanh. 4.1.3. Thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa Thị trường này chủ yếu là dạng hình thức. Do đặc điểm địa lý, dân cư thu nhập và nhu cầu của khách hàng ở khu vực này nên không tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Cung hàng hoá còn nghèo nàn. Hàng hóa ít chủng loại. Cầu hàng hoá ở mức độ rất thấp, chỉ xuất hiện ở mặt hàng sách giáo khoa, băng đĩa, lich block. Cạnh tranh hầu như không xuất hiện bởi thị trường này phần lớn là do Nhà nước điều tiết, phân phối theo hình thức tài trợ, trợ giá, trợ cước.. nhằm các mục đích chính trị, xã hội. Chưa có các dịch vụ kèm theo. Hiệu quả kinh tế và xã hội còn thấp. Quản lý Nhà nước về thị trường đơn giản. Thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là thị trường về mặt hình thức bởi quan hệ cung cầu đơn giản, luôn có bàn tay định hướng của Nhà nước 88 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm nhằm mục đích từng bước phát triển thị trường theo kịp các khu vực khác của đất nước. 4.2. Thị trường nước ngoài Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá cũng ngày càng mở rộng đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập một số tổ chức kinh tế - thương mại – văn hóa của thế giới như ASEAN, AFTA, APEC, ASEM, G7, WTO.. Tham gia vào việc đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới chính là thị trường xuất bản phẩm. Thị trường xuất bản phẩm ngày nay không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng tham gia một số tổ chức xuất bản trên thế giới như tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm của nước ta mới chỉ ở những bước đi đầu, chưa thực sự phát triển. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, Nhập khẩu sách báo đạt 7,9 triệu USD và xuất khẩu đạt 2,3 triệu USD. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu sách báo đạt 8,7 triệu USD và xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD. Có 3 thị trường xuất khẩu lớn: - Thị trường Hoa Kỳ - Thị trường Nhật Bản - Thị trường Hồng Kông Cho đến nay chúng ta chưa có đại diện chính thức về sách báo ở một quốc gia nào mặc dù nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động này. Chúng ta được phép tự do xuất khẩu sách báo không phải qua khâu xin phép. Ngoài ra xuất khẩu sách báo không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. Hàng năm Nhà nước còn trợ cước cho 2 đơn vị xuất khẩu là nhà xuất bản Thế giới và Xunhasaba. Nhìn chung thị trường xuất bản phẩm quốc tế của chúng ta vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân từ rất nhiều phía: 89 Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm - Từ phía cơ quan định hướng: Chưa cung cấp nhiều thông tin, chưa có sự dẫn dắt cụ thể đối với doanh nghiệp dẫn đến sự phối hợp các khâu thị trường, hàng hoá, giá cả, thời gian chưa chặt chẽ. - Từ phía các nhà xuất bản: Ít tìm tòi thông tin, ít nhanh nhạy nên chưa có đủ sự hiểu biết cần thiết về nhu cầu của thị trường quốc tế. Nội dung chất lượng hàng hoá xuất bản phẩm chưa thực sư phù hợp với khách hàng. Khâu biên tập, dịch thuật còn yếu. - Các doanh nghiệp thiếu thông tin, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, chưa mạnh dạn đột phá. Thị trường xuất khẩu của chúng ta có khá nhiều tiềm năng song chúng ta chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tiềm năng đó. Quan hệ kinh tế - văn hoá rộng mở như hiện nay đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho chúng ta tiếp cận thị trường xuất bản phẩm quốc tế. Thị trường này sẽ được phát triển nếu như chúng ta có được sự định hướng nhiều hơn nữa của các cơ quan chức năng, sự nỗ lực hơn nữa của các nhà xuất bản trong việc nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, sự năng động sáng tạo hơn nữa của các doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của cả ba đơn vị chức năng trên. * Câu hỏi ôn tập và thảo luận: 1. Phân tích khái niệm thị trường Xuất bản phẩm. 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi tham gia kinh doanh Xuất bản phẩm tại khu vực thị trường mà bạn lựa chọn. 3. Trình bày các nhân tố cấu thành thị trường xuất bản phẩm. 4. Trình bày các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường Xuất bản phẩm. 5. Nêu các đặc trưng của thị trường Xuất bản phẩm? Tại sao thị trường Xuất bản phẩm lại có các đặc trưng đó. 6 . Trình bày một số hạn chế của thị trường xuất bản phẩm. Đề xuất biện pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu? 90
File đính kèm:
- giao_trinh_kinh_doanh_xuat_ban_pham.pdf