Giáo trình Kiểm toán (Mới)

Giới thiệu:

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, kiểm toán ra đời từ thời La Mã cổ đại

vào thế kỷ III trước Công nguyên. Chính vì vậy, kiểm toán có gốc từ Latinh “Audit”,

nguyên bản là “Audire”, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Tuy

kiểm toán ra đời đã hơn 2000 năm qua nhưng nó cũng chỉ phát triển mạnh mẽ từ

giữa thế kỷ XIX. Hình ảnh kiểm toán cổ điển thường được tiến hành bằng cách người

ghi chép về tài sản đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” rồi sau đó chấp nhận

thông qua việc chứng thực. Ở Việt Nam, thuật ngữ “kiểm toán” xuất hiện trở lại và

được sử dụng nhiều từ đầu những năm 1990. Trước năm 1975, ở miền nam Việt Nam

đã có hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài. Cho đến nay, ở Việt Nam

cũng như trên thế giới còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán.

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: khái niệm, chức

năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại trong kiểm toán;

- Thực hiện và phân tích được những chức năng và các loại kiểm toán trong qua

trình kiểm toán ;

- Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực.

Nội dung chính:

1. Khái niệm kiểm toán

1.1. Các quan điểm về kiểm toán

Có thể khái quát cách hiểu về kiểm toán theo 3 loại quan niệm chính như sau:

Theo quản điểm thứ nhất, kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó: Phát

sinh cùng thời với cơ chế thị trường. Theo quan niệm đó, người ta thường ra định

nghĩa trong Lời mở đầu “Giải thích các chuẩn mực kiểm toán” của Vương quốc Anh:

“Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài

chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện việc đó

theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”.

Hoặc cụ thể hơn, có thể dẫn ra quan niệm của các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ:

“Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập có nghiệp vụ tập hợp

và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh

tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có

thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”.

Tương tự như vậy là quan niệm trong giáo dục và đào tạo ở Cộng hòa Pháp:

Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức

do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khảng

định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không

che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.

Theo quan điểm thứ 2, kiểm toán được đồng nghĩa với việc kiểm tra kế toán,

một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán. Nội dung của

hoạt động này là rà soát thông tin chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kiểm toán (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 18720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm toán (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kiểm toán (Mới)

Giáo trình Kiểm toán (Mới)
g ký nghề: . 
3. Ý kiến bác bỏ (ý kiến trái ngược) 
BÁO CÁO KIỂM TOÁN 
Kính gửi: .. 
Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính của  đánh số từ trang  đến 
trang  theo chuẩn mực kiểm toán  
Kèm theo báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn có bản phụ lục X giải trình. 
Kèm báo cáo tài chính lập ra có nhiều sửa đổi so với .. (điều đó của luật). Tuy 
nhiên bản phụ lục đã không kèm theo bảng tóm tắt chế độ kế toán  phần “Chế độ 
kế toán xác định áp dụng”. Doanh nghiệp đã thực hiện một chế độ kế toán không bình 
thường. 
Theo ý kiến chúng tôi, việc trình bày đầy đủ ý nghĩa của chế độ kế toán trong 
báo cáo tài chính là rất cần thiết vì nó đánh giá đúng đắn tình hình tài chính cũng như 
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phù hợp 
với  (dẫn ra điều 1 luật nào đó). Tuy nhiên, vì chịu tác động của các yếu tố đề cập 
trên đây nên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã không có giá trị. 
 56 
Giáo trình Kiểm toán 
4. Ý kiến từ chối 
BÁO CÁO KIỂM TOÁN 
Kính gửi: .. 
Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính của  đánh số từ trang  đến 
trang  theo chuẩn mực kiểm toán , trừ những điểm đã giải thích dưới đây. 
Giá trị hàng trong kho được ghi trong báo cáo tài chính là  USD là số dư dự 
toán theo phương pháp số dư bình quân tính theo hóa đơn bàn hàng trong kỳ. Các 
biện pháp kiểm tra của kiểm toán đã phát hiện các bằng chứng, những khoản mục 
kiểm tra đáng lưu ý trong việc tiếp nhận mua hàng về và bảo quản kho hàng trong kỳ. 
Thực ra, cuối năm tài chính trước, doanh nghiệp không tổ chức kiểm kế kho hàng và 
vào ngày ngày khóa sổ cuối kỳ này cũng vậy. Các ghi chép kế toán của doanh nghiệp 
không phù hợp với luật cho phép áp dụng và không phù hợp với các phương thức 
kiểm toán để xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm cũng như các khoản nợ người 
bán. 
Phạm vi kiểm toán của chúng tôi bị hạn chế như đã trình bày trên đây. Vì vậy 
không thể ghi nhận xét về báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong kỳ  
 57 
Giáo trình Kiểm toán 
Bài 3: Trắc nghiệm đúng, sai? Có giải thích? 
1. Các kết luận kiểm toán của kiểm toán viên độc lập có giá trị pháp lý cao 
2. Để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp nên giảm thiểu tối đa bộ máy quản 
lý bằng cách để kế toán kiêm nhiệm làm thủ quỹ doanh nghiệp 
3. Việc chọn mẫu kiểm toán là cần thiết trong kiểm toán vì kiểm tra toàn bộ đối 
tượng kiểm toán có thể khiến cho chi phí vượt quá lợi ích mang lại 
4. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán báo 
cáo tài chính 
5. Hoạt động kiểm toán độc lập cần thu phí để trang trải cho các chi phí hoạt 
động 
6. Việc kiểm tra toàn bộ đối tượng kiểm toán có thể không phát hiện được sai 
phạm 
7 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra 
rủi ro kiểm soát (CR) thấp 
8. Kiểm toán viên là người thực hiện kiểm toán nên luôn cần độc lập và trình độ 
nghiệp vụ tương xứng 
9. Nếu không xét về mặt chi phí thì việc thực hiện càng nhiều khảo sát chi tiết 
số dư càng tốt 
10. Khảo sát chi tiết nghiệp vụ và số dư sẽ tạo ra bằng chứng có độ tin cậy thấp 
hơn khảo sát chi tiết về kiểm soát 
11. Các kết luận kiểm toán của kiểm toán nội bộ có giá trị cao 
12. Việc kiểm tra toàn bộ (thay vì chọn mẫu) sẽ giúp kiểm toán viên không gặp 
rủi ro kiểm toán 
13. Môi trường kiểm soát có thể làm mạnh lên hoặc yếu đi tính hiệu quả của 
những thủ tục kiểm soát cụ thể 
14. Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát 
hiện (DR) tỷ lệ thuận với nhau 
15. Kiểm toán viên độc lập không bao giờ kiểm toán những khách thể có sử 
dụng ngân sách nhà nước 
16. Mục đích chủ yếu của kiểm toán viên khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống 
kiểm soát nội bộ là để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ 
17. Với khía cạnh phát hiện sai phạm, kiểm toán được hiểu là một quá trình tìm 
kiếm sai sót và gian lận trọng yếu và có thể bỏ qua những sai phạm nhỏ không trọng 
yếu 
18. Phương pháp kiểm toán cơ bản được xây dựng dựa vào các quy chế kiểm 
soát nội bộ 
19. Kiểm toán nội bộ rất ít kiểm toán báo cáo tài chính 
20. Kiểm toán chẳng qua là hoạt động kiểm tra công tác kế toán tài chính 
21. Bằng chứng kiểm toán là bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào mà kiểm toán 
viên thu thập được trong quá trình kiểm toán làm căn cứ cho việc lập kế hoạch và 
chương trình kiểm toán 
22. Các thủ tục phân tích chỉ hữu dụng ở giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán vì 
chúng được sử dụng để rà soát lại lần cuối các kết luận kiểm tra 
 58 
Giáo trình Kiểm toán 
23. Theo nguyên tắc chung, bằng chứng về sự hữu hiệu của tài sản do kiểm toán 
viên trực tiếp tham gia kiểm kê được xem là thuyết phục nhất 
24. Muốn xây dựng được một kế hoạch kiểm toán khoa học thì kiểm toán viên 
phải đạt được hiểu biết về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm 
toán 
25. Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán tỷ lệ thuận với nhau 
26. Kiểm toán viên cần thu thập càng nhiều bằng chứng kiểm toán càng tốt 
27. Gian lận với số tiền nhỏ thì có thể được bỏ qua 
28. Sai phạm với số tiền 10 triệu đồng luôn được coi là trọng yếu 
29. Tất cả các khoản mục có số tiền lớn 100 triệu đồng đều trọng yếu 
30. Tính trọng yếu có ảnh hưởng đến quyết định về bằng chứng kiểm toán 
Bài 4: Chọn câu trả lời đúng nhất: 
1. Kiểm toán có thể được khắc họa rõ nét nhất qua các chức năng: 
a. Kiểm tra để xử lý vi phạm và quản lý 
b. Kiểm tra để tạo lập nề nếp tài chính, kế toán 
c. Soát xét và điều chỉnh hoạt động quản lý 
d. Xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán 
2. Lý do chính mà kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán là để: 
a. Phát hiện gian lận 
b. Đánh giá công tác quản lý 
c. Đưa ra ý kiến về BCTC 
d. Đánh giả CR 
3. Thủ tục nào dưới đây không được xem là một thử nghiệm kiểm soát: 
a. Phỏng vấn về cơ cấu tổ chức của công ty khách hàng 
b. Kiểm tra chữ ký phê duyệt của giám đốc tín dụng trên các đơn đặt hàng của 
các khách hàng 
c. Quan sát công tác đối chiếu các báo cáo của ngân hàng với sổ sách kế toán 
d. Lấy xác nhận số dư nợ phải thu khách hàng 
4. Chức năng kiểm tra được thể hiện: 
a. Giống nhau trong mọi loại hình hoạt động 
b. Không phân biệt truyền thống, văn hóa, xã hội lịch sử 
c. Giống nhau trong mọi cơ chế kinh tế và quản lý 
d. Khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước trong 
từng thời kỳ lịch sử cụ thể 
5. Kiểm toán nhà nước được hiểu đúng là: 
a. Cơ quan chuyên môn, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính công một cách 
độc lập chỉ tuân thủ pháp luật 
b. Là cơ quan thuộc Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của các hoạt 
động tài chính công 
c. Cơ quan thanh tra tài chính của chính phủ 
d. Cả a, b, c đều chưa đúng 
6. Mục đích của kiểm toán tuân thủ được xác định bởi trường hợp nào dưới đây: 
 59 
Giáo trình Kiểm toán 
a. Để đánh giá tính hiệu quả 
b. Để đánh giá tính khả thi 
c. Để đánh giá tính tuân thủ pháp luật và đánh giá tính tuân thủ các quy định của 
đơn vị/ bộ phận được kiểm toán 
d. Tất cả các trường hợp trên 
7. Công ty kiểm toán độc lập được hiểu đúng là: 
a. Công ty có các kiểm toán viên chuyên nghiệp 
b. Một tổ chức hoạt động độc lập 
c. Một tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp 
d. Tất cả các trường hợp trên 
8. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán nội bộ được sử dụng cho đối tượng nào 
trong các trường hợp sau: 
a. Công khai cho công chúng 
b. Sử dụng cho các nhà quản lý của đơn vị 
c. Cung cấp cho cơ quan thuế để tính thuế 
d. Sử dụng cho lãnh đạo cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước 
9. Hệ thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức được lập ra nhằm: 
a. Ngăn chặn và phát hiện sai phạm 
b. Thẩm định tính trung thực, hợp lý các thông tin trong nội bộ trước khi cấp 
thẩm quyền ra 
c. Giám sát các hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị để đạt mục tiêu, 
mục đích đề ra 
quyết định 
d. Tất cả các trường hợp trên 
10. Tính độc lập khách quan của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán được 
xác định bởi các trường hợp nào sau đây: 
a. Độc lập về nhân sự 
b. Không có quan hệ tình cảm có tính chất gia đình với lãnh đạo đơn vị được 
kiểm toán 
c. Không có lợi ích kinh tế tại đơn vị được kiểm toán 
d. Tất cả các trường hợp trên 
11. Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện trực tiếp của: 
a. Thư hẹn kiểm toán 
b. Kết luận kiểm toán 
c. Chức năng kiểm toán 
d. Câu a và b đúng 
12. Việc đánh giá xem liệu các Báo cáo tài chính có thể kiểm toán được hay 
không nằm trong khâu nào trong trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 
a. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên 
Báo cáo tài chính 
b. Thông tin đảm bảo tính khách quan và đầy đủ. 
c. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống 
kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc 
 60 
Giáo trình Kiểm toán 
d. Cả 3 phương án trên 
13. Một công ty khách hàng trong năm đã thay đổi phương pháp kế toán làm 
ảnh hưởng trọng yếu tới một số lượng lớn các khoản mục trên báo cáo tài chính. 
Kiểm toán viên khi đó: 
a. Đưa ra ý kiến từ chối và nêu lý do 
b. Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần (loại ý kiến ngoại trừ) 
c. Đưa ra ý kiến trái ngược và giải thích lý do 
d. Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần 
14. Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về: 
a. Lập các báo cáo tài chính 
b. Lưu trữ các hồ sơ kế toán 
c. Xem doanh thu áp dụng chính sách kế toán có nhất quán hay không: 
d. Các câu trên đều sai 
15. Kiểm toán báo cáo tài chính không bao gồm đối tượng nào sau đây: 
a. Báo cáo doanh thu 
b. Báo cáo kết quả kinh doanh 
c. Bảng cân đối kế toán 
d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
16. Thuật ngữ “ngoại trừ” được sử dụng trong: 
a. Ý kiến chấp nhận từng phần 
b. Ý kiến từ chối 
c. Ý kiến chấp nhận toàn phần 
d. Ý kiến không chấp nhận 
17. Chuẩn mực kiểm toán là: 
a. Thước đo chất lượng công việc của kiểm toán viên 
b. Các mục tiêu kiểm toán phải tuân thủ 
c. Các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán 
d. Cả 3 câu trên đều đúng 
18. Kết cấu và hình thức của một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được 
trình bày theo: 
a. Quy định của chuẩn mực kiểm toán 
b. Tùy theo quy mô của cuộc kiểm toán 
c. Quy định của Bộ Tài chính 
d. Tất cả các ý kiến trên đều sai 
19. Việc thay đổi các chính sách kế toán của doanh nghiệp sẽ dẫn đến: 
a. Làm thay đổi kết quả kinh doanh 
b. Làm cho người đọc báo cáo tài chính hiểu được về thực trạng sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp 
c. Làm sai lệch kết quả kinh doanh 
d. Vi phạm khái niệm nhất quán 
20. Chọn mẫu kiểm toán được hiểu đúng là: 
a. Kiểm toán viên chỉ kiểm tra các sự kiện, phần tử thuộc vấn đề trọng yếu 
b. Kiểm toán viên kiểm tra các phần tử đã lựa chọn theo phương pháp xác định 
 61 
Giáo trình Kiểm toán 
c. Kiểm tra toàn bộ các sự kiện, phân tử thuộc phạm vi kiểm toán 
d. Không phải một trong các trường hợp trên 
21. Kết quả kiểm tra mẫu dùng để: 
a. Để trực tiếp lập báo cáo kiểm toán 
b. Để suy ra kết quả của toàn bộ các sự kiện thuộc phạm vi kiểm toán 
c. Xác lập mức độ sai phạm 
d. Không phải một trong các trường hợp trên 
22. Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một hệ thống chính sách và thủ tục 
được thiết lập nhằm để đạt được mục tiêu: 
a. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý 
b. Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý 
c. Bảo vệ tài sản của đơn vị 
d. Tất cả các mục tiêu trên 
23. Mục đích các thử nghiệm về kiểm soát (phương pháp kiểm toán tuân thủ) là: 
a. Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để 
giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ 
b. Phát hiện và bày tỏ ý kiến về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm 
soát 
c. Tìm ra gian lận và sai sót của kế toán viên 
d. Thu thập bằng chứng về kết quả tuân thủ các quy chế và thủ tục kiểm soát nội 
bộ 
24. Có thể chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu 
được vì: 
a. Có thể kết hợp bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau 
b. Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục đặc biệt là kiểm tra các nghiệp vụ 
thường xuyên nói chung không kinh tế 
c. Trong kiểm toán chỉ cần thu thập bằng chứng kiểm toán có tính kết luận 
d. a và b 
25. Các bước kiểm toán không thích hợp là một nhân tố ảnh hưởng đến: 
a. Rủi ro kiểm soát (CR) 
b. Rủi ro phát hiện (DR) 
c. Rủi ro cố hữu 
d. Cả a, b và c đều chưa đúng 
26. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo độ tin cậy của các thông 
tin: 
a. Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy của thực trạng hoạt động 
b. Thông tin đảm bảo tính khách quan và đầy đủ 
c. Thông tin cung cấp kịp thời về thời gian 
d. Cả 3 phương án trên 
27. Trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên có được thư giải trình của nhà 
quản lý, điều này dưới đây là mục đích chính của thư giải trình: 
a. Giúp kiểm toán viên tránh khỏi các trách nhiệm pháp lý đối với các cuộc 
kiểm toán 
 62 
Giáo trình Kiểm toán 
b. Nhắc nhở nhà quản lý đơn vị về trách nhiệm của họ đối với báo cáo tài chính 
c. Giới thiệu tổng quát về tổ chức nhân sự, quyền lợi và trách nhiệm trong đơn 
vị 
d. Xác nhận bằng văn bản sự chấp thuận của nhà quản lý về giới hạn của phạm 
vi kiểm toán 
28. Việc xác định cơ sở dẫn liệu sẽ giúp kiểm toán viên: 
a. Để làm rõ các sai phạm 
b. Để hạn chế rủi ro kiểm toán 
c. Để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán 
d. Khổng phải một trong các trường hợp trên 
29. Khi tăng cường các khảo sát chi tiết nghiệp vụ và số dư, kiểm toán viên sẽ: 
a. Tiết kiệm chi phí 
b. Vừa giảm rủi ro, vừa tiết kiệm chi phí 
c. Giảm thiểu rủi ro kiểm toán 
d. Tăng rủi ro nhưng tiết kiệm chi phí 
30. Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải có chữ ký của: 
a. Giám đốc (hay người được ủy quyền) của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm 
phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 
b. Giám đốc của đơn vị được kiểm toán 
c. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán 
d. Cả a và c 
Bài 5: Hãy ghép hợp tên loại bằng chứng và ví dụ thích hợp 
Tên loại bằng chứng Ví dụ 
1. Chứng từ 1. Nhật ký chung 
2. Sổ kế toán 2. Hàng tồn kho 
3. Sổ sách khác 3. Hóa đơn giá trị gia tăng 
4. Vật chứng 4. Bảng kê chi tiết số dư tài khoản 
của ngân hàng 
5. Xác nhận 5. Hồ sơ nhân viên 
 63 
Giáo trình Kiểm toán 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - GS.TS. Nguyễn Quynh (Chủ biên): 
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nxb.Tài chính, Hà Nội, 2008. 
2. Học Viện Tài chính - Đồng chủ biên TS. Lưu Đức Tuyên, ThS. Đậu 
Ngọc Châu - Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính, Nxb.Tài chính, Hà Nội, 2010. 
3. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - ThS. Đỗ Thị Hồng Vân (Chủ biên): 
Giáo trình Kiểm toán, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009. 
4. PGS, TS. Nguyễn Đình Hựu: Giáo trình Kiểm toán căn bản, Nxb Chính 
trị quốc gia Hà Nội – 2004. 
5. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình kiểm toán, 
Nxb.Thống kê, Hà Nội, 2008. 
6. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 
7. Luật kiểm toán Nhà nước năm 2006 
8. Cẩm nang kiểm toán viên nhà nước, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
2006. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kiem_toan_moi.pdf