Giáo trình Kiểm toán

 Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: khái niệm,

chức năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại trong kiểm toán

- Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực

 Nội dung chương

1. Khái niệm và phân loại kiểm toán

1.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán

 Thông tin trên báo cáo tài chính, tài liệu kế toán thường có rủi ro sai lệch

lớn so với thực tế phát sinh, một số lý do thường gặp:

- Do thiếu thông tin để xác minh;

- Phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên khi xử lý chứng từ,

hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Do yếu tố thời gian dẫn đến một số trường hợp không kiểm chứng được tài

liệu kế toán, báo cáo tài chính được cung cấp;

- Do ảnh hưởng bởi mục đích cung cấp thông tin, ví dụ cung cấp để tính

thuế, cung cấp để vay ngân hàng, báo cáo với cổ đông ;

- Dữ liệu, sự kiện quá nhiều;

- Tính phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế

 Vậy để làm giảm rủi ro khi tiếp nhận thông tin kế toán, báo cáo tài chính,

thông thường người sử dụng thông tin sử dụng các phương pháp sau để giảm thiểu

sự khác biệt giữa thông itn trên báo cáo và thông tin thực tế:

- Người sử dụng thông tin tự kiểm tra các thông tin;

- Người sử dụng thông tin chia sẻ rủi ro thông tin cùng với người cung cấp

thông tin;

- Sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, kiểm tra và

xác nhận một cách độc lập

 Xã hội càng phát triển, thông tin cung cấp càng phức tạp thì sự đảm bảo độ

tin cậy các thông tin bằng kiểm toán ngày càng cần thiết. Vì vậy, cần thiết khách

quan phải có hoạt động kiểm toán.

1.2. Khái niệm kiểm toán

- Kiểm toán là một quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những

thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những2

thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được

thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.

- Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm

toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra

ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp

đồng kiểm toán.

- Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định

của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công

nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

- Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký hành nghề kiểm toán.

- Thành viên tham gia cuộc kiểm toán bao gồm kiểm toán viên hành nghề,

kiểm toán viên và các thành viên khác.

- Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh

dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

có liên quan.

- Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm

toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm

toán theo hợp đồng kiểm toán.

Giáo trình Kiểm toán trang 1

Trang 1

Giáo trình Kiểm toán trang 2

Trang 2

Giáo trình Kiểm toán trang 3

Trang 3

Giáo trình Kiểm toán trang 4

Trang 4

Giáo trình Kiểm toán trang 5

Trang 5

Giáo trình Kiểm toán trang 6

Trang 6

Giáo trình Kiểm toán trang 7

Trang 7

Giáo trình Kiểm toán trang 8

Trang 8

Giáo trình Kiểm toán trang 9

Trang 9

Giáo trình Kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 278 trang xuanhieu 17260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kiểm toán

Giáo trình Kiểm toán
 vấn đề sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán: 
(a) Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch, sự kiện có sự khác 
biệt về cơ bản so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây; 
(b) Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa 
phát sinh trước đó hoặc không trọng yếu. 
09. Việc đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước được đề cập 
trong Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” và Chuẩn mực kế toán 
số 04 “Tài sản cố định vô hình” là một thay đổi trong chính sách kế toán nhưng 
được xử lý như một nghiệp vụ íanh giá lại TSCĐ theo chuẩn mực số 03 hoặc 04, 
chứ không theo quy định của Chuẩn mực này. 
Áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán 
10. Việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong 
các trường hợp sau: 
(a) Doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần 
đầu các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo các 
hướng dẫn chuyển đổi cụ thể (nếu có) của pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế 
toán đó; 
(b) Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy 
định của pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nhưng không có các 
hướng dẫn chuyển đổi cụ thể cho sự thay đổi đó, hoặc tự nguyện thay đổi chính 
sách kế toán thì phải áp dụng hồi tố chính sách kế toán mới. 
Áp dụng hồi tố 
11. Khi sự thay đổi chính sách kế toán được áp dụng hồi tố theo đoạn 10(a) 
hoặc 10(b) thì doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu kỳ các khoản mục bị ảnh 
hưởng đã được trình bày trong phần vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất và các số 
liệu so sánh cho mỗi kỳ trước cũng phải được trình bày như thể đã được áp dụng 
chính sách kế toán mới. 
Giới hạn áp dụng hồi tố 
12. Theo quy định tại đoạn 10(a) và 10(b), những thay đổi chính sách kế toán 
phải được áp dụng hồi tố, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng cụ thể của 
từng kỳ hoặc ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi. 
13. Nếu tại thời điểm đầu kỳ hiện tại không thể xác định được ảnh hưởng lũy 
kế của việc áp dụng chính sách kế toán mới cho tất cả các kỳ trước đó, doanh 
265 
nghiệp phải điều chỉnh hồi tố các thông tin so sánh theo chính sách kế toán mới 
cho kỳ sớm nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện được. 
14. Khi không thể áp dụng hồi tố một chính sách kế toán mới do không thể 
xác định được ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng chính sách kế toán đó cho tất cả 
các kỳ trước đó, thì theo quy định tại đoạn 13, doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố 
chính sách mới kể từ kỳ sớm nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện áp dụng hồi 
tố. Việc thay đổi chính sách kế toán vẫn được thực hiện ngay cả khi không thể áp 
dụng hồi tố cho các kỳ trước. Những hướng dẫn khi không thể áp dụng chính sách 
kế toán mới đối với một hoặc nhiều kỳ trước được quy định từ đoạn 30 đến 33. 
Thay đổi ước tính kế toán 
15. Nhiều khoản mục trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp không thể xác 
định được một cách tin cậy mà chỉ có thể ước tính. Ước tính kế toán là một quá 
trình xét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó. 
Ví dụ cần thực hiện các ước tính kế toán đối với: 
 (a) Các khoản phải thu khó đòi; 
(b) Giá trị hàng lỗi thời tồn kho; 
(c) Thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ làm cơ sở tính 
khấu hao; 
(d) Nghĩa vụ bảo hành. 
16. Việc sử dụng ước tính kế toán với độ tin cậy hợp lý là một phần không thể 
thiếu trong việc lập báo cáo tài chính và không vì là ước tính kế toán mà bị xem là 
kém tin cậy. 
17. Ước tính kế toán cần được xem xét lại nếu các căn cứ thực hiện ước tính 
có thay đổi hoặc do có thêm thông tin hay kinh nghiệm mới. Về bản chất, việc xem 
xét lại một ước tính kế toán không liên quan đến kỳ kế toán trước và không phải là 
việc sửa chữa một sai sót. 
18. Thay đổi cách thức xác định thông tin là thay đổi về chính sách kế toán và 
không phải là thay đổi ước tính kế toán. Khi khó xác định một thay đổi là thay đổi 
chính sách kế toán hay thay đổi ước tính kế toán thì thay đổi này được coi là thay 
đổi ước tính kế toán. 
19. Các thay đổi ước tính kế toán, trừ những thay đổi quy định tại đoạn 20, sẽ 
được áp dụng phi hồi tố và ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 
(a) Của kỳ có thay đổi, nếu thay đổi chỉ ảnh hưởng đến kỳ hiện tại; hoặc 
(b) Của kỳ có thay đổi và các kỳ sau đó, nếu thay đổi ảnh hưởng đến các kỳ 
này. 
266 
20. Nếu sự thay đổi ước tính kế toán dẫn đến thay đổi tài sản, nợ phải trả, 
hoặc thay đổi một khoản mục trong vốn chủ sở hữu thì thay đổi ước tính kế toán đó 
sẽ được ghi nhận bằng cách điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hay 
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu liên quan. 
21. Việc điều chỉnh phi hồi tố đối với ảnh hưởng của thay đổi ước tính kế 
toán có nghĩa là thay đổi chỉ được áp dụng cho giao dịch, sự kiện kể từ ngày thay 
đổi ước tính kế toán. Thay đổi ước tính kế toán có thể chỉ ảnh hưởng đến Báo cáo 
kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hiện tại, hoặc có thể ảnh hưởng đến Báo cáo 
kết quả hoạt động kinh doanh của cả kỳ hiện tại và các kỳ sau đó. 
Ví dụ, thay đổi ước tính giá trị khoản phải thu khó đòi chỉ ảnh hưởng đến lãi, 
lỗ của kỳ hiện tại và do đó được ghi nhận vào kỳ hiện tại. Ngược lại, thay đổi ước 
tính thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ làm cơ sở tính khấu 
hao sẽ ảnh hưởng đến chi phí khấu hao của cả kỳ hiện tại và các kỳ sau. Trong cả 
hai trường hợp, ảnh hưởng của thay đổi đối với kỳ hiện tại được ghi nhận vào Báo 
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hiện tại, còn những ảnh hưởng đối với 
các kỳ tương lai được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các 
kỳ tương lai. 
Sai sót 
22. Sai sót có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và 
thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được coi là 
không phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nếu chúng có các sai sót 
trọng yếu hoặc các sai sót không trọng yếu nhưng cố ý trình bày tình hình tài 
chính, kết quả hoạt động kinh doanh hay các luồng tiền theo một hướng khác. 
Những sai sót của kỳ hiện tại được phát hiện trong kỳ đó phải được sửa chữa trước 
khi báo cáo tài chính được phép công bố. Nếu sai sót trọng yếu được phát hiện ở 
kỳ sau thì sai sót này phải được điều chỉnh vào số liệu so sánh được trình bày trong 
báo cáo tài chính của kỳ phát hiện ra sai sót (xem các đoạn từ 23 đến 28). 
23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan 
đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra 
sai sót bằng cách: 
(a) Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; 
hoặc 
(b) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc 
vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu 
so sánh. 
Giới hạn của điều chỉnh hồi tố 
267 
24. Sai sót của các kỳ trước được sửa chữa bằng cách điều chỉnh hồi tố, trừ 
khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ hay ảnh hưởng lũy 
kế của sai sót. 
25. Khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ, doanh 
nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục 
thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất (có thể chính là kỳ hiện tại) mà doanh 
nghiệp xác định được ảnh hưởng của sai sót . 
26. Khi không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của sai sót tính đến thời 
điểm đầu kỳ hiện tại, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố số liệu so sánh để sửa 
chữa sai sót kể từ kỳ sớm nhất mà đơn vị xác định được ảnh hưởng này. 
27. Việc sửa chữa sai sót của kỳ trước không được thực hiện bằng cách điều 
chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ phát hiện ra sai sót. Tất cả 
số liệu so sánh cần phải được điều chỉnh lại nếu có thể thực hiện được. 
28. Khi không thể xác định được ảnh hưởng của một sai sót như sai sót khi áp 
dụng một chính sách kế toán đối với các kỳ quá khứ, doanh nghiệp phải điều chỉnh 
hồi tố thông tin so sánh trong báo cáo tài chính của kỳ sớm nhất mà doanh nghiệp 
xác định được ảnh hưởng của sai sót theo quy định tại đoạn 26. Việc sửa chữa sai 
sót không được bỏ qua phần điều chỉnh lũy kế đối với tài sản, nợ phải trả và các 
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu trước kỳ đó. Những trường hợp không thể sửa 
chữa sai sót cho một hay nhiều kỳ trước được quy định từ đoạn 30 đến 33. 
29. Sửa chữa sai sót khác với thay đổi ước tính kế toán. Ước tính kế toán về 
bản chất là những ước tính gần đúng, cần được xem xét lại khi có thêm thông tin 
mới. Ví dụ, việc ghi nhận lãi hay lỗ khi có kết luận cụ thể về một khoản nợ chưa 
xác định không phải là sửa chữa sai sót. 
Tính không hiện thực của việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố 
30. Trong một số trường hợp, không thể điều chỉnh thông tin cho một hay 
nhiều kỳ trong quá khứ để có số liệu so sánh với kỳ hiện tại. Ví dụ không thể thu 
thập dữ liệu của các kỳ trong quá khứ để có thể áp dụng hồi tố hoặc phi hồi tố một 
chính sách kế toán mới theo quy định tại đoạn 32-33 hoặc điều chỉnh hồi tố để sửa 
chữa các sai sót của các kỳ trước hoặc không thể tạo dựng lại được các thông tin 
này. 
31. Trong nhiều trường hợp cần thực hiện ước tính kế toán khi áp dụng chính 
sách kế toán mới đối với các khoản mục của báo cáo tài chính được ghi nhận và 
trình bày thể hiện các giao dịch hoặc nghiệp vụ kinh tế. Ước tính thực hiện ngay 
sau ngày kết thúc niên độ thường mang tính chủ quan. Việc ước tính trở nên khó 
khăn hơn khi áp dụng hồi tố các chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai 
268 
sót thuộc các kỳ trước và các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế bị ảnh hưởng đó phát 
sinh từ rất lâu. Mục đích của ước tính kế toán liên quan đến các kỳ trước cũng 
giống với ước tính cho kỳ hiện tại là nhằm phản ánh phù hợp với hoàn cảnh tại 
thời điểm các giao dịch và sự kiện kinh tế phát sinh. 
32. Khi áp dụng hồi tố một chính sách kế toán mới hoặc điều chỉnh hồi tố một 
sai sót đòi hỏi phải phân biệt được các thông tin sau đây với các thông tin khác: 
(a) Thông tin cung cấp bằng chứng về hoàn cảnh tại ngày phát sinh giao dịch 
hoặc nghiệp vụ kinh tế; 
(b) Thông tin sẵn có tại thời điểm báo cáo tài chính của các kỳ trong quá khứ 
được phát hành. 
Đối với một số ước tính kế toán, như ước tính giá trị hợp lý, không căn cứ vào 
thời giá hay các thông tin đầu vào có thể quan sát được thì rất khó có thể đánh giá 
được các thông tin này. Khi áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố, nếu ước tính 
trọng yếu cũng không phân biệt được hai loại thông tin này thì không thể áp dụng 
hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót của kỳ trước. 
33. Không sử dụng những nhận thức có được ở các kỳ sau: 
(a) Khi áp dụng chính sách kế toán mới hoặc sửa chữa sai sót của các kỳ 
trước; 
(b) Khi đưa ra giả định về ý định của Ban Giám đốc trong kỳ trước; 
(c) Khi ước tính giá trị được ghi nhận, xác định và thuyết minh trong kỳ 
trước. 
Ví dụ 1: Khi doanh nghiệp sửa chữa sai sót trong kỳ trước về việc xác định 
giá trị tài sản tài chính khi nó đang được phân loại là các khoản đầu tư giữ đến 
ngày đáo hạn theo chuẩn mực kế toán “Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác 
định giá trị”, doanh nghiệp không được thay đổi cơ sở của việc xác định giá trị đối 
với kỳ đó dù rằng Ban Giám đốc sau đó lại quyết định không giữ các khoản đầu tư 
tới ngày đáo hạn. 
Ví dụ 2: Khi doanh nghiệp sửa chữa sai sót của kỳ trước liên quan đến việc 
tính toán nghĩa vụ trên số ngày nghỉ ốm lũy kế của nhân viên, phải bỏ qua thông 
tin về dịch cúm xảy ra sau khi báo cáo tài chính đó được phát hành. Trường hợp 
sửa chữa các thông tin so sánh cho các kỳ trong quá khứ đòi hỏi phải có các ước 
tính đáng kể, tuy nhiên điều này không cản trở việc điều chỉnh hoặc sửa chữa các 
thông tin so sánh. 
Trình bày 
 Trình bày về thay đổi chính sách kế toán 
269 
34. Khi áp dụng lần đầu một chính sách kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại, 
một kỳ nào đó trong quá khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải trình 
bày những thông tin sau: 
(a) Tên chính sách kế toán; 
(b) Hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán; 
(c) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán; 
(d) Mô tả các qui định của hướng dẫn chuyển đổi (nếu có); 
(e) Ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán đến các kỳ trong tương 
lai (nếu có); 
(f) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước, như: 
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng; 
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi 
trên cổ phiếu”; 
(g) Khoản điều chỉnh cho các kỳ trước của kỳ được trình bày trên báo cáo tài 
chính; 
(h) Trình bày lý do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào 
và bắt đầu từ khi nào nếu không thể áp dụng hồi tố theo quy định của đoạn 10(a) 
hoặc 10(b) đối với một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc đối với kỳ sớm nhất. 
 Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin 
này. 
35. Khi chính sách kế toán được doanh nghiệp tự nguyện thay đổi có ảnh 
hưởng đến kỳ hiện tại hoặc một kỳ kế toán nào đó trong qúa khứ hoặc các kỳ trong 
tương lai, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin sau: 
(a) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán; 
(b) Lý do của việc áp dụng chính sách kế toán mới đem lại thông tin đáng tin 
cậy và phù hợp hơn; 
(c) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước như: 
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng; và 
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi 
trên cổ phiếu”; 
(d) Khoản điều chỉnh liên quan đến các kỳ sớm nhất; 
(e) Nếu việc áp dụng hồi tố theo yêu cầu của đoạn 10(a) hoặc 10(b) là không 
thể thực hiện được đối với một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc kỳ trước kỳ trình 
270 
bày, thì phải trình bày lí do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế 
nào và bắt đầu từ khi nào. 
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin 
này. 
 Trình bày về thay đổi ước tính kế toán 
36. Doanh nghiệp phải trình bày tính chất và giá trị của các thay đổi ước tính 
kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại, dự kiến ảnh hưởng đến các kỳ trong tương 
lai, trừ khi không thể xác định được thì phải trình bày lý do. 
Trình bày sai sót của các kỳ trước 
37. Khi thực hiện quy định tại đoạn 23, doanh nghiệp phải trình bày các 
thông tin sau: 
(a) Bản chất của sai sót thuộc các kỳ trước; 
(b) Khoản điều chỉnh đối với mỗi kỳ trước trong báo cáo tài chính: 
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng; 
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi 
trên cổ phiếu”; 
(c) Giá trị điều chỉnh vào đầu kỳ của kỳ lấy số liệu so sánh được trình bày 
trên báo cáo tài chính; 
(d) Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một kỳ cụ thể trong 
qúa khứ, cần trình bày lý do, mô tả cách thức và thời gian sửa chữa sai sót. 
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại những thông 
tin này./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kiem_toan.pdf