Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra

1.1. Cơ bản về thông tin vô tuyến điện dùng riêng

Trong các thiết bị thông tin vô tuyến điện (VTĐ) hiện nay, bên cạnh các thiết bị thông tin VTĐ công cộng được sử dụng rộng rãi trong xã hội, như hệ thống thông tin di động, điện thoại không dây trong gia đình. còn có các thiết bị thông tin được trang bị riêng cho các tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ, gọi là hệ thống VTĐ dùng riêng (hay chuyên dùng). Các tổ chức yêu cầu có hệ thống VTĐ dùng riêng thường là các lực lượng vũ trang (quân đội, công an), các tổ chức khác như hàng không, công trường xây dựng, giao thông, cứu hoả, cứu hộ – cứu nạn vv. Các thiết bị thông tin VTĐ dùng riêng này thường chỉ sử dụng trong một khu vực, đôi khi trong phạm vi một quốc gia. Đặc điểm của hệ thống VTĐ dùng riêng thường là:

- Liên lạc đơn công (hoặc song công) sử dụng phím ấn để nói (PTT- Press to Talk).

- Làm việc trên một tần số cho trước, thường sử dụng dải tần từ 30MHz đến trên 300MHz (VHF hoặc UHF). Phổ biến hiện nay có hai dải: dải thấp VHF (133MHz - 170MHz) và dải cao UHF (430MHz – 470MHz).

- Vùng phủ sóng hẹp.

- Thường liên lạc nhóm.

- Thời gian duy trì liên lạc thường ngắn và chủ yếu liên lạc thoại.

- Yêu cầu tính bảo mật, độ tin cậy cao và có nhiều cấp độ ưu tiên.

Về kỹ thuật, các hệ thống VTĐ dùng riêng được chia thành 2 loại:

- Hệ thống thông tin VTĐ thông thường: mỗi kênh vô tuyến được dành riêng và cố định cho một nhóm người sử dụng

- Hệ thống thông tin VTĐ trunking (Radio Trunking): tài nguyên vô tuyến được sử dụng chung giữa những người sử dụng và được xác định theo từng cuộc gọi.

Các hệ thống VTĐ dùng riêng có thể làm việc ở chế độ tương tự (analog) hoặc số (digital).

Sự khác nhau chính giữa các hệ thống thông tin VTĐ được trình bày ở bảng 1-1.

Thông tin VTĐ dùng riêng là một dạng kinh điển của thông tin di động, hình thức thông tin này đã tồn tại trên 70 năm. Ban đầu, cấu hình hệ thống thông tin VTĐ dùng riêng thường gồm một trạm trung tâm cùng một số máy đầu cuối (cầm tay hoặc trên xe). Việc liên lạc sử dụng chỉ trên một tần số và thường là đơn công thông qua phím PTT trên máy đầu cuối. Do hạn chế trong phân bổ tần số nên thường phải sử dụng chung tần số. Do các hầu hết các hệ thống đều sử dụng điều tần nên phải dùng biện pháp im tiếng ồn (squelch) để chỉ có âm thanh đưa ra tai nghe máy thu khi có tín hiệu đến nó. Biện pháp kỹ thuật thường dùng khi sử dụng chung tần số và tránh nhiễu là sử dụng tone phụ cùng với tín hiệu tiếng nói để mở máy thu (CTCSS).

Công suất phát của các máy đầu cuối là một yếu tố quan trọng liên quan đến cự ly thông tin. Thông thường các máy cầm tay có công suất khoảng 5W, trong khi các máy đầu cuối trên xe ô tô có công suất phát khoảng 25W. Độ cao anten cũng là một tham số quan trọng ảnh hưởng đến cự ly thông tin, anten càng cao thì phạm vi phủ sóng càng rộng.

Tần số sử dụng thường là dải VHF hoặc UHF như đã nói ở trên. Nhìn chung, tần số càng thấp thì vùng phủ sóng càng rộng, ngược lại dải UHF có vùng phủ hẹp hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là sử dụng dải VHF sẽ tốt hơn vì các tín hiệu VHF khó truyền qua vật cản (như tường nhà) hơn so với tín hiệu UHF, do đó dải UHF thường là lựa chọn cho khu vực đô thị. Mặc dù vậy việc chọn chính xác dải tần nào cho hệ thống là rất khó và thường bằng thực nghiệm.

Trong các hệ thống thông tin VTĐ dùng riêng thông thường (chỉ sử dụng một tần số dành riêng cho mỗi cuộc gọi), để tránh người sử dụng nghe hoặc gây nhiễu lẫn nhau, cơ quan quản lý tần số sẽ cấp phép sử dụng tần số cho các tổ chức khác nhau trên các tần số khác nhau. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật các nhà cung cấp thiết bị còn cung cấp cho hệ thống các thiết bị sử dụng tone phụ (CTCSS hoặc DCS) truyền cùng với tín hiệu để giảm thiểu việc gây nhiễu lẫn nhau giữa các người sử dụng trong cùng một hệ thống. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung về tone phụ của các nhà sản xuất khác nhau cũng không giống nhau, do đó phải rất chú ý khi sử dụng chúng trong cùng một mạng. Khi sử dụng tone phụ, mỗi người được gán cho một tone riêng nên khi liên lạc, người ngoài không thể nghe được nội dung cuộc đàm thoại. Một số hệ thống VTĐ dùng riêng thông thường còn cung cấp cả tone DTMF, khi đó người sử dụng máy VTĐ có thể gọi vào mạng điện thoại nếu hệ thống VTĐ có kết nối đến mạng điện thoại nội bộ.

Người ta đã tính được rằng, nếu một hệ thống VTĐ dùng riêng thông thường được cấp 20 tần số thì sẽ phục vụ được cho khoảng 700 - 1000 người sử dụng. Tuy nhiên phổ tần VTĐ là hữu hạn, để sử dụng hiệu quả tài nguyên VTĐ người ta phải sử dụng hệ thống VTĐ dùng riêng dạng Trunking, trong đó tần số không gán cố định cho một cuộc đàm thoại mà sử dụng chung cho nhiều cuộc đàm thoại dưới sự điều khiển của kênh điều khiển và một bộ xử lý. Nguyên lý hoạt động của Radio Trunking sẽ được trình bày ở phần sau. Khi sử dụng hệ thống Radio Trunking, nếu hệ thống được cấp 20 tần số thì có thể phục vụ cho khoảng 2000 - 2500 người sử dụng.

 

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 1

Trang 1

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 2

Trang 2

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 3

Trang 3

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 4

Trang 4

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 5

Trang 5

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 6

Trang 6

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 7

Trang 7

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 8

Trang 8

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 9

Trang 9

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 284 trang xuanhieu 2980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra

Giáo trình Khai thác, lắp đặt hệ thống Radio Trunking Elettra
ạt cơ chế bật tắt chức năng bảo mật nhanh bằng phím dành riêng (chỉ có trên máy gắn xe).
Trạng thái bật/ tắt chế độ E2EE được ghi rõ cho người dùng biết bằng dòng chữ “Encryption” trên màn hình hiện thị. Khi chế độ mã hóa được bật, Nếu thực hiện phát tín hiệu chưa được mã hóa, sẽ có âm báo chỉ rõ “Truyền tín hiệu chưa mã” “Uncoded transmission” .
Thiết bị đầu cuối đang thực hiện gọi sẽ thiết lập một bit E2E theo giá trị được chọn bởi người dùng với cấu hình mặc định. Cuộc gọi sẽ được chấp nhận phù hợp hay không tùy vào máy được gọi hoặc trạm điều phối đang ở chế độ rõ hay chế độ mã. Màn hình của máy sẽ hiện biểu tượng mã hóa trong trường hợp cuộc gọi được mã hóa.
Trạm điều phối thực hiện gọi sẽ thiết lập bit E2EE theo giá trị được chọn từ người dùng, qua cấu hình mặc định. Cuộc gọi sẽ được chấp nhận ở chế độ rõ hay mã hóa tùy thuộc và máy được gọi hoặc trạm điều phối. Màn hình hiện thị của bàn điều phối sẽ thể hiện biểu tượng mã hóa nếu các cuộc gọi được mã hóa.
Nếu trạm điều phối được cấu hình sự dụng E2EE, người dùng sẽ chọn khóa TEK để dùng cho cuộc gọi di cả dạng nhóm hoặc gọi cá nhân.
Đầu cuối và trạm điều phối được gọi ở chế độ E2EE sẽ chỉ có thể nhận cuộc gọi nếu nó được cung cấp chức năng E2EE.
CHỮ VIẾT TẮT
A/D - Analogue to Digital – chuyển đổi tương tự sang số
AACH Access Assignment Channel
AC - Alternate Current
ACCH- Associated Control Channel – Kênh điều khiển kết hợp
ADU - Alarm Display Unit – Khối chia nguồn
AGC - Automatic Gain Control – tự động điều khiển tăng ích
AGP - Accelerated Graphics Port - 
AMI - Alternate Mark Inversion
AP Access Priority – Thuộc tính truy nhập
API Application Programming Interface – Giao diện chương trình ứng dụng
ARFA Allied Radio Frequency Agency - 
ASM Assembler – Cơ bản
ASSI Alias Short Subscriber Identity- Số nhận dạng thuê bao
ATA Advanced Technology Attachment- Công nghệ tấn công
ATSI Alias TETRA Subscriber Identity- Số nhận dạng thuê bao TETRA
AUI Attachment Unit Interface - 
AWGN Additive White Gaussian Noise – Nhiễu tạp âm Gass
B channel ISDN signalling channel – Kênh báo hiệu ISDN
BB BaseBand – Băng tần cơ sở
BBK Broadcast block- Khối quảng bá
BCCH Broadcast Control Channel – Kênh quảng bá
BER Bit Error Rate – Tỷ số lỗi bít
BLE Base Link Entity - Đường truy nhập
BNC Bayonet Neill-Concelman - đầu căm BNC
BNCH Broadcast Network Channel – Kênh quảng bá
BRI Basic Rate Interface – Giao diện tốc độ cơ bản
BS Base Station – Trạm gốc
BSCH Broadcast Synchronisation Channel- Kênh đồng bộ quảng bá
BU Bad Urban – vùng thành phố
CB Control (uplink) Burst – Bust điều khiển 
CC Call Control – điều khiển cuộc gọi
CCK Common Cipher Key 
CFM Cubic Feet per Minute
CLCH Common Linearisation Channel
CLNP Connectionless Network Protocol- Giao thức mạng không xác định
CLR Central Location Register - Đăng ký vị trí trung tâm
CM Cluster Manager – quản lý 
CMCE Circuit Mode Control Entity
CO Central Office – Văn phòng trung tâm
Codec Coder/Decoder – Mã hoá/ gải mã
CONP Connection Oriented Network Protocol- giao thức mạng xác định
CPU Central Processor Unit – Khối xử lý trung tâm
CTI Computer Telephony Integration
D channel ISDN traffic channel – Kênh lưu lượng ISDN
D/A Digital to Analogue – Chuyển đổi số/ tương tự
DAC Dispatcher Audio Console- Bộ điều khiển tiếng của bàn điều phối
DC Dispatch Console (also Direct Current)
DCE Data Communication Equipment
DCK Derived Cipher Key
DGNA Dynamic Group Number Assignment – gán nhóm động
DM Direct Mode – chế độ trực tiếp 
DMO Direct Mode Operation
DS0 Digital Signal level 0 – a 64K/bit digital channel – kênh cơ sở 64Kbps
DSP Digital Signal Processor – Sử lý tín hiệu số 
DTE Data Terminal Equipment Thiết bị kết cuối dữ liệu
DTMF Dual Tone Multi Frequency Đa tần theo từng cặp
E&M Ear & Mouth e.m.f. Electro-motive force 
ECCH Extended Control Channel Kênh điều khiển mở rộng 
EEPROM Electrically Erasable Programmable Read Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa lập trình 
EIDE Enhanced Intelligent Drive Electronics Điện tử điều khiển thông minh 
EIU Elementary Interface Unit Khối giao diện cơ bản
EMC Electro-Magnetic Compatibility Sự tương thích điện từ
EMI Electro-Magnetic Interference Can nhiễu điện từ
ENIA Enhanced Network Interface ASIC Một phiên bản nâng cao giao diện mạng ASIC
OTE Proprietary Information Page VII Trang VII thông tin thuộc bản quyền OTE
ERM Event Reporting Module Môđun báo cáo sự kiện
ESD Electro-Static discharge Sự phóng tĩnh điện
ESI Encrypted Short Identity Nhận dạng mã hóa ngắn
ETS European Telecommunication Standard Tiêu chuẩn viễn thông châu âu
ETSI European Telecommunications Standards Institute Viện các chuẩn viễn thông châu âu
EX/CPU Communications and Control Card Card điều khiển và truyền tin
EXS Expandable Switching System Hệ thống chuyển mạch có thể mở rộng
F/W Firmware
FACCH Fast Associated Control Channel Kênh điều khiển kết hợp nhanh
FCC Federal Communication Commission Hội đồng thông tin liên bang
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi theo hướng đi
FFS Flash File System Hệ thống file Flash
FIFO First In First Out (buffer) Bộ đệm vào trước ra trước
FIR Finite Impulse Response Đáp ứng xung hữu hạn
FM Frequency Modulation Điều tần
FPGA Field Programmable Gate Array Các trường của ma trận cổng có thể lập trình 
GAL Gate Array Logic Ma trận cổng logic
GB Guard Band Khoảng băng tần bảo vệ
GCK Group Cipher Key Khóa mã nhóm
GND Ground Đất
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu 
GPU Gateway Processing Unit Khối xử lý GW
GSM Global System for Mobile communication Hệ thống thông tin di động toàn cầu 
GSSI Group Short Subscriber Identity Nhận dạng thuê bao ngắn theo nhóm
GTSI Group TETRA Subscriber Identity Nhận dạng thuê bao TETRA theo nhóm
GW Gateway – Cổng
H/W Hardware – Phần cứng
HD High Density – Mật độ cao
HDD Hard Disk Device – ổ cứng
HDLC High Level Data Link Control điều khiển đường mức cao
HLR Home Location Register - Đăng ký thường trú
HPI Host Port Interface – Cổng giao diện
HPR Hand-Portable Radio Vô tuyến di động 
HSCN Home Switching and Control Node –Nút điều khiển chuyển mạch chính
I/F Interface – giao diện
I/O Input/Output – cổng vào ra
IDE Intelligent Drive Electronics Điện tử điều khiển thông minh (Chuẩn giao diện của đĩa cứng)
IEC International Electrotechnical Committee ủy ban kỹ thuật điện quốc tế 
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers Viện kỹ thuật điện và điện tử 
IPMI Intelligence Platform Management Interface Giao diện quản lý nền tảng thông minh
ISA Industry Standard Architectureh Kiến trúc chuẩn công nghiệp
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số tích hợp đa dịch vụ
ISI Inter-System Interface – Giao diện hệ thống 
ISSI Individual Short Subscriber Identity – nhận dạng thê bao cá nhân ngắn
ITSI Individual TETRA Subscriber Identity – nhận dạng thuê bao cá nhân TETRA
IUSP Internal Unified Signalling Protocol -Giao thức báo hiệu bên trong hợp nhất
K Authentication Key – Khoá nhận thực
LA Location Address - địa chỉ vùng
LAN Local Area Network Mạng nội bộ 
LAPD Link Access Procedure for the D Channel- Thủ tục truy nhập đường liên kết đối với kênh D
LB Linearisation Burst Nhóm tuyến tính hóa
LCD Liquid Crystal Display Màn hình tinh thể lỏng
LED Light Emitting Diode Điốt phát quang
LLC Logical Link Control Điều khiển đường logic
LLH LAPD Link Handler Bộ điểu khiển đương LAPD
LMN Land Mobile Network Mạng di động mặt đất
LNA Low Noise Amplifier Bộ khuếch đại tạp âm thấp
LNM Local Network Management Quản lý mạng nội bộ
LRS Logging Recorder System Hệ thống ghi âm nhật ký
LS Line Station Trạm đường dây
lsb Least significant bit 
LSC Local Switching Centre Trung tâm chuyển mạch nội bộ 
LSI Line Station Interface Giao diện trạm đường dây
LTR Line Transformer Unit Khối biến đổi đường dây
LVD Low Voltage Differential Vi phân điện áp thấp 
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập phương tiện
MCC Mobile Country Code Mã nước di dộng
MCCH Main Control Channel Kênh điều khiển chính 
MER Message Erasure Rate Tỷ lệ xóa bỏ bản tin
MIB Management Information Base Cơ sở thông tin quản lý
MLE Mobile Link Entity 
MM Mobility Manager Quản lý tính lưu động
MMI Man Machine Interface Giao diện người máy 
MNC Mobile Network Code Mã mạng di động
MPU Multi-Processor Unit Khối đa xử lý
MRU Mobile Radio Unit Khối vô tuyến di động
MS Mobile Station Trạm di động
msb most significant bit Bít quan trọng nhất
MSC Main Switching Centre Trung tâm chuyển mạch chính 
MSCS Microsoft Cluster Server 
MSDB Mobile Subscriber Database Cơ sở dữ liệu thuê bao di động
MT Mobile Termination Đầu cuối di động
MTBF Mean Time Between Failures Thời gian trung bình giữa các lần lỗi 
OTE Proprietary Information Page IX Trang IX thông tin thuộc quyền của OTE
MTU Mobile Termination Unit Đơn vị đầu cuối di động 
MUX Multiplexer Bộ ghép
NDB Normal Downlink Burst Nhóm đường xuống chuẩn
NEIP Network Element Interface Protocol Giao thức giao diện phần tử mạng
NMC Network Management Centre Trung tâm quản lý mạng
NMI Network Management Interface Giao diện quản lý mạng
NMS Network Management System Hệ thống quản lý mạng
NC Normally Closed Đóng bình thường
NO Normally Open Mở bình thường
NRZ Non Return to Zero Mã không trở về không
NSAP Network Service Access Point Điểm truy nhập dịch vụ mạng
NT Network Termination Thiết bị đầu cuối mạng
NUB Normal Uplink Burst Nhóm đường lên thông thường
NVRAM Non-Volatile Random Access Memory Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên có thể thay đổi
O&M Operations and Maintenance Vận hành và bảo dưỡng
ODEC Oil Dispatch Emergency Communications system Hệ thống thông tin gửi cảnh báo 
OSI Open System Interconnect Liên kết hệ thống mở
OSPF Open Shortest Path First Mở đường ngắn nhất đầu tiên
OTAP Over The Air Programming Qua lập trình không gian
p.w. psophometric weighted 
P/N Part Number 
PA Power Amplifier Bộ khuếch đại công suất 
PABX Private Automatic Branch Exchange Tổng đài nhánh tự động
PAIP PSOS Application IP IP ứng dụng
PAMR Public Access Mobile Radio Vô tuyến di động truy nhập công cộng
PC Personal Computer 
PC Protocol Control (also Personal Computer) Điều khiển giao thức
PCB Printed Circuit Board Bảng mạch in 
PCI Peripheral Component Interconnect Liên kết phần tử ngoại vi
PCM Pulse Code Modulation 
PD Packet Data – Dữ liệu gói
PDN Packet Data Network Mạng dữ liệu gói
PDO Packet Data Optimised Dữ liệu gói được tối ưu
PDU Power Distribution Unit Khối phân phối nguồn
PDU Protocol Data Unit (also Power Distribution Unit) Khối dữ liệ điều khiển 
PE Protective Earth 
PEB PCM Expansion Bus Bus mở rộng PCM
PEI Peripheral Equipment Interface Giao diện thiết bị ngoại vi
PGS Priority Group Scanning - a mechanism by which an MS simultaneously
attaches to a list of MS groups Quét nhóm ưu tiên
PICMG PCI Industrial Computer Manufactured Group Tập đoàn sản xuất máy tính công nghiệp
PIN Personal Identification Number Số nhận dạng cá nhân
PLL Phase Locked Loop Mạch vòng khóa pha
PMR Private Mobile Radio Vô tuyến di động cá nhân 
PPC Pre-emptive Priority Call Cuộc gọi ưu tiên trước 
PPM Pulse Per Million Phần triệu 
PRC Primary Reference Clock Đồng hồ chuẩn sơ cấp 
PRI Primary Rate Interface Giao diện tốc độ cơ sở
PRP Programming Package Gói lập trình 
PSC Power Supply Card Card cung cấp nguồn 
PSOS+ pS real time operating system Hệ thống hoạt động theo thời gian thực 
PSTN Public Switched Telephone Network Hệ thống chuyển mạch thoại công cộng 
PSU Power Supply Unit Khối cung cấp nguồn 
PTN Private Telephone Network Mạng thoại nội bộ 
PTT Press To Talk Bóp nói
PUK PIN Unblocking Key Mã mở khóa PIN
PWR Power Nguồn 
R2 Register Trunk Signalling Báo hiệu trung kế R2
RA Rural Area Vùng nông thôn
RAID Redundant Array of Inexpensive Disks Phần đĩa RAID
RAM Random Access Memory – Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên
RD Read – Phần đọc
RF Radio Frequency - Tần số vô tuyến 
RFDT Radio Frequency Dispatch Terminal Thiết bị gửi tần số vô tuyến
RoHS Restriction of Hazardous Substances 
RM Resource Manager – Quản lý tài nguyên
RPS Replay Station or LAN switch Redundant Power System
RPS S/A Stand Alone Replay Station
RSCN Regional SCN – Tổng đầi vùng
RSSI Radio Signal Strength Indication – Chỉ thị mức độ tín hiệu
RU Radio Unit (equivalent to MS) – Khối vô tuyến 
RX Receive/Receiver – khối thu phát
SACCH Slow Association Control Channel – Kênh điều khiển chậm
SAP Service Access Point - Điểm truy nhập dịch vụ 
SB Synchronisation Burst – Bus đồng bộ 
SC Site Controller – Khối điều khiển trạm 
SCCH Secondary Control Channel – Kênh điều khiển thứ cấp
SCH Signalling Channel – kênh báo hiệu 
SCK Static Cipher key – Khóa tĩnh
SCN Switching and Control Node – Nút điều khiển chuyển mạch 
SDB Subscriber Database – Dữ liệu thuê bao
SDM Short Data Message – bản tin gắn
SIM Subscriber Identity Module - 
SNMP Simple Network Management Protocol – Giao thức quản lý mạng đơn giản
SS Supplementary Service – Dịch vụ gia tăng
SSI Short Subscriber Identity – Nhận dạng thuê bao ngắn
STCH Stealing Channel- Kênh ăn cắp
SYSINFO System Information broadcast PDU
TAA1 TETRA Authentication Algorithm 1
TCH Traffic Channel
TCP/IP Transmission Control Protocol / Internet Protocol
TDM Time Division Multiplexing
TDMA Time Division Multiple Access
TE Terminal Equipment
TEA1 TETRA Encryption Algorithm 1
TEA2 TETRA Encryption Algorithm 2
TEI TETRA Equipment Identifier
TETRA TErrestrial Trunked RAdio
TIA Telecommunication Industry Association
TIU TETRA Interface Unit
TMN Telecommunications Management Network
TMO Trunked Mode Operation
TMV-SAP Tetra MAC virtual SAP
TRX Transmitter/Receiver
TSI TETRA Subscriber Identity
TSU TETRA Switching Unit
TTL Transistor Transistor Logic
TU Typical Urban
TX Transmitter
UART Universal Asynchronous Receiver Transmitter
UDP User Datagram Protocol
UPS Un-interrupted Power Supply
V+D Voice plus Data
VAD Voice Activity Detection
VASSI Visitor ASSI
VATSI Visitor ATSI
VC Virtual Call
VGA Video Graphics Array
VGSS Visitor GSSI
VGTSI Visitor GTSI
VLR Visitors Location Register - Đăng ký tạm trú
VoIP Voice over IP
VP Voice Processing – Xử lý tiếng nói
VR Vehicle Radio – Vị trí di động
VSSI Visitor Short Subscriber Identity –Nhận dạng thuê bao khách
VSWR Voltage Standing Wave Ratio – Tỷ số sóng đứng
WAN Wide Area Network – Mạng diện rộng
WDS WAN Dispatcher Station (OTE terminology) for DC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Market Analysis for Professional Mobile Radio (PMR) an Public Access Mobile Radio (PAMR). Dr. Gerald Kelnhofer. Siemens AG Ősterreich. 2000
Introduction to TETRRA Technology. et industries. 
Introduction to TETRA. IFR an Aeroflex Company.
Trunking Basics. 
 Understanding Trunking. 
Terrestrial Trunked Radio.  
 TETRA Base Station T2 series Technical Handbook.
 BS Setting-up & Start-Up Guide.
TETRA Base Station T2 Series Installation Guide.
 SCN Technical Documentation Set.
 Network Management System User Guide.
 System/Network description documents.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_khai_thac_lap_dat_he_thong_radio_trunking_elettra.doc