Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1)

1.1/ Kế toán thành phẩm .

1.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ kế toán.

Thành phẩm là những sản phẩm đa kết thúc quá trình sản xuất,đã được kiểm nghiệm đủ

tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật có thể nhập kho hoặc xuất bán.

Quá trình tiêu thụ thành phẩm là quá trình đưa các loại thành phẩm của DN vào lĩnh vực

lưu thông thông qua các phương thức bán hàng khác nhau để thực hiện giá trị của nó nhằm đạt

được doanh thu mong muốn để bù đắp chi phí và ngoài ra còn có lãi.

* Nhiệm vụ kế toán

Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình nhập, xuất và tồn kho thành phẩm.

Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá thành phẩm.Phản ánh, giám đốc doanh thu bán hàng, tihnf

hình thanh toán với khách hàng. Phản ánh và kiểm tra chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp. Xác định kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh chính xác theo đúng quy định nhà nước.

1.1.2 Tính giá thành phẩm

Thành phẩm nhập kho, xuất kho, tồn kho được phản ánh theo giá gốc. b) Thành phẩm do

các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá

thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,

chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất sản phẩm.

- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị

sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.

- Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản

phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị sản xuất. Công suất bình thường là số lượng

sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản

xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì chi phí

sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công

suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định kết

quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.

c) Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát

sinh trên mức bình thường;

- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá

trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”;

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

d) Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế

biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên

quan trực tiếp đến quá trình gia công.

Giá trị thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành sản xuất thực tế.

Tính giá thành phẩm xuất kho: DN áp dụng một trong 4 phương pháp sau để tính giá thành

phẩm xuất kho:

+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

+ PHương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).

+ Phương pháp thực tế đích danh.

+ Phương pháp bình quân gia quyền.

* Chú ý:

Trên thực tế, việc tính giá thành thực tế thành phẩm nhập kho thường được tiến hành

vào cuối kỳ nên để theo dõi tình hình biến động thành phẩm, trong kỳ kế toán có thể sử dụng

giá hạch toán. Cuối kỳ, sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán sẽ

điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế.

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 99 trang xuanhieu 16560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1)

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (Phần 1)
t số giao dịch kinh tế chủ yếu 
a) Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi: 
Nợ các TK 111, 112 
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược (chi tiết cho từng khách hàng). 
b) Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược cho khách hàng, ghi: 
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược 
95 
Có các TK 111, 112. 
 Trường hợp hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược bằng ngoại tệ, ghi: 
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược (theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh của từng đối 
tượng) 
 Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) 
Có các TK 111, 112 (theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền TK tiền) 
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá). 
c) Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh 
nghiệp, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế: 
- Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết: Nếu khấu trừ 
vào tiền nhận ký quỹ, ký cược, ghi: 
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược 
Có TK 711 - Thu nhập khác. 
- Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược còn lại, ghi: 
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược (đã khấu trừ tiền phạt) 
 Có các TK 111, 112. 
d) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại khoản tiền nhận ký cược, ký quỹ có 
nghĩa vụ phải trả lại bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo: 
 Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: 
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược 
 Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái. 
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái 
 Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược 
3.2.8/ Kế toán dự phòng phải trả 
1. Nguyên tắc kế toán 
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình 
trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp. 
 b) Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: 
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết 
quả từ một sự kiện đã xảy ra; 
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh 
toán nghĩa vụ nợ; và 
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. 
c) Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý 
nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán 
năm hoặc tạ ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ. 
d) Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường 
hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở 
kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, 
kinh doanh của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ 
hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch 
phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. 
Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công 
trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. 
Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí 
thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”. 
 đ) Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới 
được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó. 
96 
e) Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương 
lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi 
nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện 
tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự 
phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn. 
g) Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp chỉ được 
ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo quy định tại 
đoạn Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Khi tiến hành 
tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi doanh nghiệp: 
- Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó 
phải có ít nhất 5 nội dung sau: 
+ Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan; 
+ Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng; 
+ Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc 
phải thôi việc; 
+ Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và 
+ Khi nào kế hoạch được thực hiện. 
- Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá 
trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo những vấn đề quan 
trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu. 
h) Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp 
phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều kiện: 
- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu; 
- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. 
Khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như: 
- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có; 
- Tiếp thị; 
- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối. 
i) Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm: 
- Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp; 
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm; 
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng; 
- Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định 
của pháp luật, khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu cầu kỹ 
thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt 
buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính 
thu được từ hợp đồng đó; 
k) Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh 
nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận 
vào chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi 
nhận vào chi phí sản xuất chung. 
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 352 – Dự phòng phải trả 
Bên Nợ: 
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự 
phòng đã được lập ban đầu; 
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn 
phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ; 
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập 
năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết. 
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí. 
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ. 
97 
 Tài khoản 352 có 4 tài khoản cấp 2 
 - Tài khoản 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa: Tài khoản này dùng để 
phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã 
xác định là tiêu thụ trong kỳ; 
 - Tài khoản 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Tài khoản này dùng để 
phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục 
công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ; 
 - Tài khoản 3523 - Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp: Tài khoản này phản ánh số dự 
phòng phải trả cho hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, như chi phí di dời địa điểm kinh 
doanh, chi phí hỗ trợ người lao động...; 
 - Tài khoản 3524 - Dự phòng phải trả khác: Tài khoản này phản ánh các khoản dự 
phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản 
ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả 
mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, 
bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ... 
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu 
a) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa 
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành 
sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành 
sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản 
phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, 
bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi: 
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng 
 Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3521). 
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo 
hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công 
trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,: 
+ Trường hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá: 
 Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, 
ghi: 
Nợ các TK 621, 622, 627,... 
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
 Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,... 
 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong 
kỳ, ghi: 
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang 
 Có các TK 621, 622, 627,... 
 Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng, 
ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3521) 
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (phần dự phòng phải trả về bảo hành sản hẩm, 
hàng hoá còn thiếu) 
 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 
+ Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, số tiền phải trả 
cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn 
thành bàn giao cho khách hàng, ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3521) 
 Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả bảo hành sản 
phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành) 
 Có TK 336 - Phải trả nội bộ. 
98 
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng bảo hành sản 
phẩm, hàng hóa cần trích lập: 
+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả 
đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, 
ghi: 
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng 
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3521). 
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng 
phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi 
giảm chi phí, ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3521) 
 Có TK 641 - Chi phí bán hàng. 
b) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng 
- Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng 
công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng 
phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi: 
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung 
 Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3522). 
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo 
hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công 
trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,: 
+ Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng: 
 Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành, ghi: 
Nợ các TK 621, 622, 627,... 
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
 Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,... 
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: 
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang 
 Có các TK 621, 622, 627,... 
 Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3522) 
 Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực 
tế về bảo hành) 
 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 
+ Trường hợp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành, 
ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3522) 
 Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí 
thực tế về bảo hành) 
 Có các TK 331, 336... 
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành 
hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát 
sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3522) 
 Có TK 711 - Thu nhập khác. 
 c) Phương pháp kế toán dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp và dự phòng phải trả khác 
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng 
phải trả khác, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt 
buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự 
99 
tính thu được từ hợp đồng đó (như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện
được hợp đồng, các vụ kiện pháp lý...), ghi: 
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) 
 Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524). 
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí 
thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của 
Luật lao động..., ghi: 
Nợ các TK 627, 641, 642 
 Có TK 352 - Dự phòng phải trả 
 - Đối với TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành sửa chữa định kỳ, kế toán 
phải thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, ghi: 
 Nợ các TK 627, 641, 642 
 Có TK 352 - Dự phòng phải trả 
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, 
ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524) 
 Có các TK 111, 112, 241, 331,... 
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần 
trích lập: 
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng 
phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào 
chi phí, ghi: 
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) 
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524). 
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng 
phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi 
giảm chi phí, ghi: 
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524) 
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426). 
 d) Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh 
toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (ví dụ, thông qua các hợp đồng 
bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có 
thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được 
khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản 
dự phòng, kế toán ghi: 
Nợ các TK 111, 112,... 
 Có TK 711- Thu nhập khác. 
 đ) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải trả trước khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn 
nhà nước thành Công ty cổ phần 
Các khoản dự phòng phải trả sau khi bù đắp tổn thất, đến thời điểm chính thức chuyển 
thành công ty cổ phần, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao, ghi: 
 Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả/ Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_doanh_nghiep_2.pdf