Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn

8.1. Kế toán các khoản nợ phải trả.

8.1.1. Những quy định về kế toán nợ phải trả

8.1.1.1 Nội dung các khoản nợ phải trả

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát sinh các

khoản công nợ phải trả giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế, các cá nhân . Các khoản phải

trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ các doanh nghiệp và các tổ

chức kinh tế khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phỏt sinh từ những giao dịch và sự kiện đó

qua mà doanh nghiệp phải thanh toỏn từ cỏc nguồn lực của mỡnh.

Các khoản công nợ phải trả phát sinh trong doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục

bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, khoản công nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia

thành các khoản sau:

• Các khoản nợ vay phải trả: Bao gồm các khoản vay ngắn hạn; vay dài hạn; trái phiếu phát

hành;

• Các khoản nợ phải trả trong thanh toán: Bao gồm khoản phải trả phát sinh trong thanh toán của

doanh nghiệp như: Phải trả người bán; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Phải trả người

lao động; Phải trả nội bộ; thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; .

• Chi phí phải trả và các khoản dự phòng phải trả: Bao gồm các khoản chi phí phải trả; Quỹ dự

phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả;.

• Các khoản phải trả, phải nộp khác: Bao gồm khoản phải trả về nhận ký quỹ, ký cược; Thuế thu

nhập hoãn lại phải trả; Các khoản phải trả, phải nộp khác;.

Căn cứ vào thời hạn thanh toán, khoản công nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia

thành các khoản sau:

- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán dưới một

năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc khoản nợ phải trả ngắn hạn

bao gồm:

+ Vay ngắn hạn;

+ Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

+ Các khoản phải trả người bán ngắn hạn;

+ Thuế và các khoản nộp Nhà nước;

+ Các khoản phải trả người lao động;

+ Các khoản chi phí phải trả ngắn hạn;

+ Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;

+ Các khoản phải trả ngắn hạn khác;

- Các khoản nợ phải trả dài hạn: Là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán trên một

năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc khoản nợ phải trả dài hạn gồm:

+ Vay dài hạn;

+ Nợ dài hạn ;

+ Trái phiếu phát hành;

+ Các khoản chi phí phải trả dài hạn;

+ Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

+ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

+ Dự phòng phải trả;

+ Các khoản phải trả dài hạn khác;

 

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 128 trang xuanhieu 4040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn

Giáo trình Kế toán nguồn vốn - Chương VIII: Kế toán nguồn vốn
i l−ợng xây dựng, lắp đặt do ng−ời bán, bên nhận thầu bàn giao: 
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán, ghi: 
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4132) (Lỗ tỷ giá hối đoái) 
Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán). 
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán, ghi: 
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) 
Có TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá). 
 Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả ng−ời bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn,...): 
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi: 
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lỗ tỷ giá) 
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán). 
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi: 
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,...(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá hối đoái). 
 Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu t− xây dựng (giai đoạn 
tr−ớc hoạt động) đ−ợc phản ánh luỹ kế trên TK 4132 cho đến khi hoàn thành đầu t− XDCB. 
 Kết thúc giai đoạn đầu t− xây dựng (giai đoạn tr−ớc hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối 
đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số d− bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) tính 
ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 - 
Chi phí trả tr−ớc dài hạn (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 - Doanh thu ch−a thực hiện (nếu lãi tỷ 
giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi: 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) 
Có TK 3387 - Doanh thu ch−a thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái). 
Hoặc 
Nợ TK 242 - Chi phí trả tr−ớc dài hạn (Lỗ tỷ giá hối đoái) 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132). 
 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu t− đ−ợc luỹ kế 
trong giai đoạn đầu t− đến thời điểm quyết toán bàn giao đ−a công trình vào hoạt động sẽ kết 
chuyển ngay toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian đối đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hoặc 
TK 3387) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính. 
- Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu t− xây dựng 
vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu t−, xây dựng đ−a TSCĐ 
vào sử dụng, ghi: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái) 
Có TK 242 - Chi phí trả tr−ớc dài hạn. 
- Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu t− xây dựng 
vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu t−, xây dựng 
đ−a TSCĐ vào sử dụng, ghi: 
Nợ TK 3387 - Doanh thu ch−a thực hiện 
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái). 
 333
2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 
Thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc 
ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái 
ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà 
n−ớc công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc 
lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản 
mục tiền tệ của hoạt động ĐTXDCB (giai đoạn tr−ớc hoạt động) và của hoạt động SXKD 
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: 
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,... 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132). 
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132) 
Có các TK111(1112), 112(1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341,342,... 
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 
 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động 
sản xuất, kinh doanh, kể cả hoạt động đầu t− xây dựng (của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh 
doanh). Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của 
hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số d− bên Nợ và bên Có của TK 4132) vào 
chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối 
đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 
- Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt 
động tài chính, ghi: 
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) 
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái). 
- Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái) 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). 
 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động 
đầu t− xây dựng cơ bản: 
- ở giai đoạn đang đầu t− xây dựng, doanh nghiệp ch−a đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá 
hối đoái đánh giá lại cuối năm đ−ợc phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối 
đoái, số d− Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán. 
- Khi kết thúc giai đoạn đầu t−, xây dựng chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh doanh số d− 
Nợ, hoặc số d− Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái 
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá 
lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu t− xây dựng ở thời điểm bàn giao tài 
sản để đ−a vào sử dụng) sẽ đ−ợc xử lý nh− sau: 
• Kết chuyển số d− Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 - Chi phí trả 
tr−ớc dài hạn để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu t− xây dựng trong 
các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu 
t−) vào chi phí tài chính, ghi: 
Nợ TK 242 - Chi phí trả tr−ớc dài hạn 
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132). 
• Phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu t− xây dựng trong các năm tài chính 
tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu t−) vào doanh thu 
hoạt động tài chính, ghi: 
 334
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) 
Có TK 3387 - Doanh thu ch−a thực hiện. 
8.2.2.3.3. Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp. 
a. Nội dung - Tài khoản hạch toán: 
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thể đ−ợc Nhà n−ớc, chính 
phủ, cấp trên cấp kinh phí, hoặc các tổ chức cá nhân trong và ngoài n−ớc viện trợ, tài trợ để thực 
hiện các ch−ơng trình dự án nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội không vì mục đích 
lợi nhuận. 
Bên cạnh nguồn kinh phí do Nhà n−ớc cấp, kinh phí sự nghiệp còn có thể đ−ợc hình thành từ 
các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị nh− lệ phí, hội phí, học phí... 
Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp đ−ợc hạch toán theo từng nguồn hình thành và phải sử 
dụng đúng mục đích, nội dung hoạt động. Cuối năm tài chính phải quyết toán nguồn kinh phí sự 
nghiệp. Số kinh phí ch−a sử dụng hết phải quyết toán và xử lý theo quyết định của cấp có thẩm 
quyền. 
Để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí sự nghiệp kế toán sử 
dụng TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” . 
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 461 nh− sau: 
Bên Nợ: 
- Số chi tiêu bằng nguồn kinh phí sự nghiệp đã đ−ợc quyết toán. 
- Số kinh phí sử dụng không hết hoàn lại 
Bên Có: 
 - Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án thực nhận của ngân sách , của cấp trên hoặc hình 
thành từ các nguồn khác. 
 - Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị đ−ợc bổ sung bằng nguồn kinh phí sự nghiệp 
Số d− bên Nợ: 
- Nguồn kinh phí sự nghiệp hiện còn ch−a sử dụng hoặc đã sử dụng nh−ng ch−a quyết toán. 
TK 461 đ−ợc chi tiết làm 2 tài khoản cấp II: 
- TK 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm tr−ớc 
- TK 4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay. 
d. Trình tự kế toán: 
- Khi nhân đ−ợc kinh phí sự nghiệp bằng lệnh chi tiền, kế toán ghi : 
Nợ TK 111 - Tiền mặt 
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghệp (4612). 
- Khi cơ quan có thẩm quyền giao dự toán chi hoạt động, chi dự án. Khi nhận thông báo về hạn 
mức kinh phí đ−ợc cấp, ghi: 
Nợ TK 008 - Hạn mức kinh phí 
- Khi rút dự toán chi sự nghiệp về nhập quỹ hoặc mua vật t− hàng hóa, thanh toán cho ng−ời 
bán hoặc chi tiêu trực tiếp, ghi: 
Nợ TK 111 - Tiền mặt 
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu 
Nợ TK153 - Công cụ, dụng cụ 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612). 
Nợ TK 331 - Phải trả cho ng−ời bán 
 335
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghệp (4612). 
- Đồng thời ghi: Có TK 008 - Hạn mức kinh phí 
- Các khoản thu khác (học phí, lệ phí, thu dịch vụ...) đ−ợc phép ghi tăng nguồn kinh phí: 
Nợ TK 111, 112 
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612). 
 - Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do Nhà n−ớc, chính phủ, cấp trên cấp kinh phí, hoặc 
các tổ chức cá nhân trong và ngoài n−ớc viện trợ, tài trợ bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự 
nghiệp, dự án, ghi: 
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình 
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
 Đồng thời ghi: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp 
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
- Khi phát sinh các khoản chi tiêu thuộc nguồn kinh phí: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612). 
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
Có TK 331 - Phải trả cho ng−ời bán 
Có TK 334 - Phải trả CNV 
- Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (kể cả khoản chi không đ−ợc duyệt bằng nguồn kinh phí): 
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu 
Nợ TK 111 - Tiền mặt 
Nợ TK 138 - Phải thu khác 
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612). 
 Cuối năm tài chính, nếu còn số d− tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn kinh phí sự 
nghiệp, kinh phí dự án ch−a sử dụng hết. Nếu phải nộp lại cho ngân sách Nhà n−ớc, kế toán ghi: 
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
- Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp đ−ợc duyệt ngay trong năm, kế toán kết chuyển số chi 
tiêu đ−ợc duyệt, ghi: 
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612). 
- Tr−ờng hợp cuối năn tài chính báo cáo quyết toán chi sự nghiệp ch−a duyệt hoặc chi tiêu 
ch−a hoàn thành, cuối năm chuyển số chi tiêu kinh phí năm nay sang chi tiêu năm tr−ớc: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1611). 
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612). 
 Đồng thời, kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay thành nguồn kinh phí sự nghiệp 
năm tr−ớcvà ghi : 
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
- Khi quyết toán báo cáo quyết toán chi sự nghiệp năm tr−ớc đ−ợc duyệt, kế toán ghi: 
 336
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611). 
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm tr−ớc còn lại khi duyệt quyết toán đ−ợc phép chuyển thành 
nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, kế toán ghi : 
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
8.2.2.3.4. Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định. 
a. Tài khoản sử dụng: 
Để theo dõi nguồn kinh phí Ngân sách cấp đã hoàn thành việc đầu t−, mua sắm TSCĐ dùng 
cho HĐ sự nghiệp, hoạt động dự án, kế toán sử dụng TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 466: 
- Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi doanh nghiệp đầu t−, mua sắm TSCĐ 
hoàn thành đ−a vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án bằng nguồn kinh phí 
sự nghiệp, kinh phí dự án đ−ợc cấp từ Ngân sách Nhà n−ớc hoặc từ Ngân quỹ Công (cấp 
theo ph−ơng thức không hoàn lại) 
- Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc nh−ợng bán, 
thành lý, nộp trả Nhà n−ớc hoặc điều chuyển TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án 
cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà n−ớc. 
- TSCĐ đầu t− mua sắm bằng kinh phí dự án (phải hoàn lại) khi hoàn thành đ−a vào SXKD thì 
không ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 
Nội dung kết cấu của tài khoản 466 nh− sau: 
Bên Nợ: 
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do: 
- Nộp trả hoặc điều chuyển TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án theo quyết định 
- Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án. 
- Nh−ợng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án. 
- Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do đánh giá lại TSCĐ 
Bên Có: 
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do: 
- Đầu t− mua sắm TSCĐ hoàn thành đ−a vào sử dụng hoạt động sự nghiệp, dự án: 
- Đ−ợc cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ 
- Giá trị còn lại của TSCĐ tăng do đánh giá lại TSCĐ 
Số d− bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. 
b. Trình tự hạch toán. 
- Khi đ−ợc cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ; hoặc 
dùng kinh phí sự nghiệp mua sắm TSCĐ, đầu t− XDCB hoàn thành và tài sản đã đ−a vào sử 
dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, kế toán ghi: 
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình 
Có TK 111 - Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang 
Có TK 331 - Phải trả cho ng−ời bán 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
 Đồng thời ghi: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp 
 337
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
- Tr−ờng hợp dùng kinh phí dự án (kinh phí không hoàn lại) để đầu t− mua sắm TSCĐ, khi 
TSCĐ hoàn thành đ−a vào sử dụng hoạt động dự án, ghi: 
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình 
Có TK 111, 112 
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang 
Có TK 331 - Phải trả cho ng−ời bán 
Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp 
 Đồng thời ghi: 
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp 
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
 Nếu rút dự toán chi sự nghiệp để mua sắm TSCĐ, kế toán đồng thời ghi: 
 Có TK 008 - Hạn mức kinh phí 
- Cuối niên độ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu t−, mua sắm bằng ngồn kinh phí sự nghiệp, 
kinh phí dự án, dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, ghi: 
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ 
- Khi nh−ợng bán, thanh lý TSCĐ đầu t− bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án: 
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( giá trị hao mòn) 
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình 
Có TK 213 - TSCĐ vô hình 
 Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu chi về nh−ợng bán, thanh lý TSCĐ đầu t−, mua sắm 
bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, đ−ợc xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý 
và nh−ợng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_nguon_von_chuong_viii_ke_toan_nguon_von.pdf