Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp

 Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm và nhiệm vụ, chức năng của kế toán HCSN

- Trình bày được phương pháp tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN

- Sử dụng được các tài khoản kế toán

- Phân biệt được các hình thức ghi sổ kế toán

- Phân biệt được mục lục ngân sách

- Sử dụng được mục lục ngân sách Nhà nước

- Tuân thủ các quy định theo luật kế toán

 Nội dung chương

1. Đối tượng, nhiệm vụ và chức năng của kế toán HCSN

1.1. Đơn vị HCSN

- Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn

kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí

khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh

doanh, dịch vụ,. Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc các Bộ, Tổng

cục, các cơ quan Đoàn thể, các tổ chức xã hội do trung ương và địa phương quản

lý và các đơn vị trực thuộc lực lương vũ trang.

- Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại như sau:

1.1.1. Theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm:

- Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộ

máy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước).

- Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y

tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,

- Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,

1.1.2. Theo phân cấp quản lý tài chính

Đơn vị hành chính sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng

với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó.

Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:

+ Đơn vị sự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp

trực thuộc TW và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sở, ban, Đơn vị dự toán cấp

I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh

phí cấp phát. Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm:

- Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách2

nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới.

- Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới.

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành.

- Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra kế toán

và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới.

+ Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnh đạo

trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự

toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần

kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc.

Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp

III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp.

+ Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II. Chịu sự lãnh đạo trực

tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị cuối

cùng thực hiện dự toán. Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân

sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh phí

báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.

- Cần chú ý rằng, đơn vị dự toán (HCSN) có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp.

Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III. Ở

các đơn vị được tổ chức thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của

đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp dưới làm nhiệm vụ của đơn vị cấp III.

- Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ

yếu được thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát. Đặc điểm nổi

bật của đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủ yếu

không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 366 trang xuanhieu 18900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp
điểm nộp tờ khai thuế thu nhập 
cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế hoặc khi nộp hồ 
sơ quyết toán thuế theo quy định. Riêng đối với người phụ thuộc khác (ví dụ: anh, 
chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì...) theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 
1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thời 
hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. 
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về 
NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện lại việc đăng ký NPT (hồ 
sơ, thời hạn, trình tự các bước, thực hiện như đăng ký NPT lần đầu). 
++ Nộp hồ sơ chứng minh NPT: Chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng 
ký NPT lần đầu, NNT lập hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại điểm g, 
khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, 
gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan Thuế (nơi đã nộp mẫu đăng ký 
NPT lần đầu). 
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về 
NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện nộp lại hồ sơ chứng minh 
NPT (hồ sơ, trình tự các bước, thực hiện như nộp hồ sơ chứng minh NPT lần đầu). 
+ Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận: 
++ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp 
nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài 
liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 
++ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng 
dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 
++ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, 
kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống 
xử lý dữ liệu điện tử. 
 345
- Cách thức thực hiện: 
+ NNT thuộc diện nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ 
Đăng ký NPT và hồ sơ chứng minh NPT tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập; 
+ NNT trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế, gửi hồ sơ đến cơ quan thuế 
theo 1 trong các cách sau: 
++ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; 
++ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; 
 ++ Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cồng thông tin điện tử của cơ quan 
thuế. 
 - Thành phần, số lượng hồ sơ: 
+ Thành phần hồ sơ: 
++ Mẫu Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh Mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm 
theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC. 
++ Hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 1, điều 9 Thông 
tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. 
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Riêng đối với trường hợp cá nhân nộp thuế qua tổ 
chức, cá nhân trả thu nhập thì nộp 02 mẫu Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh cho tổ 
chức, cá nhân trả thu nhập. 
- Thời hạn giải quyết: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế. 
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thuế. 
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế không 
có kết quả giải quyết 
- Lệ phí (nếu có): Không 
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : 
- Mẫu Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh - Mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm 
theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC. 
- Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng - Mẫu số 09/XN-NPT-
TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. 
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp người nộp 
thuế lựa chọn và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải 
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 
 346
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 ; Luật số 
21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Quản lý thuế; 
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 
ngày 26/11/2014. 
+ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi 
tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Luật Quản lý thuế. 
+ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi 
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ 
sung một số điều của các Nghị định về thuế. 
+ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng 
dẫn Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính 
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 
+ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP 
ngày 22/7/2013 của Chính phủ. 
+ Điều 24 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính 
hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân 
cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ 
sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 
12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số 
điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về 
thuế. 
+Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn 
giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. 
+ Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn 
về đăng ký thuế. 
-Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: 
Mau so 
20.DK.TCT.doc 
36. Ban ke khai nguoi 
phai truc tiep nuoi duong 09 XN-NPT-TNCN (21-22).doc 
 347
Các thủ tục hành chính khác, giáo viên hướng dẫn sinh viên tự tải tại trang web của 
ngành Thuế 
3.2. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục 
Bài tập (sử dụng bài tập chung ở cuối giáo trình) 
 348
BÀI TẬP 
Bài 1 : Taị ĐV Hành chính sự nghiệp M tháng 2/N có các tài liêụ sau (đvt :1000đ). 
Số dư đầu tháng 2N: 
– ¬TK 111 : 300.000 
– TK 112 : 240.000 
– TK 008 : 900.000 
– Các tài khoản khác có số dư hợp lý 
Các nghiêp̣ vu ̣kinh tế phát sinh: 
– Ngày 4/2 PT 0034 Rút DTKP hoaṭ đôṇg thường xuyên về nhâp̣ quy ̃tiền măṭ: 
100.000 
– Ngày 6/2 PC 0023 Chi tiền măṭ trả tiền điêṇ nước dùng cho hoaṭ đôṇg thường 
xuyên: 60.000 
– Ngày 7/2 GBN 0012 Rút tiền gửi mua nguyên vật liệu đưa vào sử duṇg cho dư ̣
án A: 27.000 
– Ngày 9/2 PT 0035 Rút TGKB về quỹ tiền măṭ để chi lương:120.000 
– Ngày 10/2 PC 0024 Chi lương đơṭ 1 cho cán bô ̣viên chức trong ĐV: 120.000 
– Ngày 15/2 GBC 0042 Thu sự nghiêp̣ bằng TGKB:75.500 
– Ngày 16/2 PT 0036 Thu hộ cấp dưới bằng tiền măṭ 53.000. 
– Ngày 18/2 PT 0037 Thu phí, lê ̣phı́ bằng tiền măṭ :25.360. 
– Ngày 19/2 PT 0038Tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt số tiền 50.000 
– Ngày 20/2 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước là 40.000. 
– Ngày 22/2 PC 0025 Nộp cho Nhà nước các khoản thu phı́, lê ̣phı́ :40.000 bằng 
tiền măṭ 
– Ngày 23/2 GBC 0043 Nhâṇ lêṇh chi tiền bằng TGKB: 200.000 
– Ngày 29/2 PT 0039 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo lêṇh chi tiền : 
200.000 
– Ngày 30/2 PC 0026 Chi tiền măṭ cho HĐTX theo lêṇh chi tiền: 200.000 
Yêu cầu: 
– Điṇh khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiêp̣ vu ̣trên. 
– Mở và ghi vào: Sổ quỹ, Nhâṭ ký chung, Sổ cái TK 111, TK 112 của hı̀nh thức 
Nhâṭ ký chung. 
Bài 2: 
Tài liệu cho: Đơn vị Hành chính sự nghiệp M trong năm N như sau: (đvt:1000đ): 
Tình hình đầu tư tài chính ngắn hạn như sau: 
– TK 1211: 100.000 (1000 cổ phiếu công ty A). 
– TK 1218: 350.000 
 349
– Các tài khoản khác có số dư hợp lý 
Các nghiệp vụ phát sinh như sau: 
Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản: 
– Các chứng khoán ngắn hạn của công ty trong quý khi đáo hạn hạch toán như thế 
nào? 
– Ngày 5/4 mua trái phiếu công ty M, kỳ hạn 10 tháng lãi suất 1%/tháng, mệnh giá 
50.000, lãi được thanh toán ngay khi mua. Các chi phí liên quan 600 tất cả đã trả 
bằng tiền mặt 
– Ngày 7/4 bán 500 cổ phiếu công ty A giá bán 120/CP thu bằng tiền gửi 
– Ngày 15/4 Mua 150 cổ phiếu công ty D, giá mua 500/CP, đã thanh toán bằng 
tiền gửi, hoa hồng phải trả là 2%, đã trả bằng tiền mặt. 
– Ngày 20/4 Ngân hàng báo có (vốn góp ngắn hạn với công ty A): công ty A thanh 
toán số tiền mà đơn vị góp vốn bằng tiền gửi số tiền: 30.000 và thu nhập được chia 
từ hoạt động góp vốn là 2.000 
– Ngày 29/4 Ngân hàng gửi giấy báo Có về khoản lãi tiền gửi ngân hàng 2.000. 
– Ngày 10/5 mua kỳ phiếu ngân hàng mệnh giá 50.000, lãi suất 0,5%/tháng, kỳ hạn 
12 tháng, lãi thanh toán định kỳ. 
– Ngày 1/6 Góp vốn ngắn hạn bằng tiền mặt 100.000. 
– Ngày 3/10 Mua trái phiếu công ty N kỳ hạn 12 tháng, mệnh giá 45.000, lãi suất 
12% được thanh toán vào ngày đáo hạn. 
Yêu cầu: 
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
Phản ánh vào sơ đồ tài khoản 
Biểt rằng đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá 
thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. 
Bài 3: 
Có số liệu về SP, HH tháng 6/N tại một đơn vị SNCT X như sau (đvt: 1.000đ). 
Số dư đầu tháng của các tài khoản 
– TK 1551 A: 120.000 (số lượng 300 cái x 400/cái) 
– TK 1552 C: 35.000 (số lượng 350 cái x 100/cái) 
– Các tài khoản có só dư hợp lý 
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh: 
Ngày 5/6 bộ phận sản xuất bàn giao 1.000 sản phẩm A trị giá 450.000 
Ngày 8/6 nhập kho hàng hoá C mua bằng tiền mặt 
– Số lượng: 300, thành tiền 39.600, trong đó thuế GTGT 10%. 
Ngày 10/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Y 
 350
– Sản phẩm A: 350 cái giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 550 
– Hàng hoá C: 450 cái, tổng giá bán 74.250, trong đó thuế 6.750 
Ngày 15/6 sản xuất nhập kho sản phẩm A đợt 2: 1.200 đơn vị, giá thành đơn vị sản 
phẩm 420 
Ngày 18/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Z. 
– Hàng hoá C: 180 cái, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT 10% là 170. 
– Sản phẩm A: 1.400 cái, tổng giá bán có thuế GTGT 10% cho 1.400 sản phẩm A 
là: 770.000 
Ngày 20/6 rút tiền giửi kho bạc mua hàng hoá C về nhập kho với số lượng 250, 
tổng giá thanh toán 30.250, trong đó thuế GTGT 10% 
Yêu cầu: 
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
Phản ánh vào sơ đồ tài khoản 
Biểt rằng đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá 
thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. 
Bài 4 
Tại một đơn vị Hành chính sự nghiệp có tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ như 
sau: 
Số dư đầu tháng 12/N của một số tài khoản (đvt: 1.000đ) 
– TK 211: 24.792.000 
– TK 466: 20.300.000 
– TK 214: 4.492.000 
– Các tài khoản khác có số dư hợp lý 
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh. 
Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên 1 TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động thường 
xuyên trị giá 25.000, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 700 tính vào chi phí hoạt 
động thường xuyên 
Đơn vị mua 1 TSCĐ hữu hình qua lắp đặt, giá mua TSCĐ được lắp đặt chưa có 
thuế 300.000, thuế GTGT đầu vào 5% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài 
sản này được đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án. 
ngày 20/12 đơn vị tiến hành thanh lý 1 TSCĐ sử dụng trong lĩnh vực HCSN, 
nguyên giá 37.680, giá trị hao mòn luỹ kế 37.400, thu thanh lý bằng tiền mặt 450, 
chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung 
quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp. 
Tính hao mòn tài sản cố định trong năm là 210.000 
Yêu cầu: 
Định khoản phản ánh lên sơ đồ tài khoản. 
 351
Bài 5 : Tại liệu tại một đơn vị Hành chính sự nghiệp K trong năm N (đvt:1000đ, 
các tài khoản có số dư hợp lý 
Số dư ngày 1/1/N 
Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn năm Giá trị hao mòn lũy kế
Nhà làm việc 3.600.000 8 576.000 
Nhà ở 1.560.000 5 153.000 
Phương tiện vận tải 8.400.000 15 1.260.000 
Thiết bị máy móc 354.000 20 141.600 
Đồ dùng quản lý 54.000 10 10.200 
Tổng cộng 13.968.000 
2.140.800 
Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong năm : 
Ngày 5/3 Tiếp nhận một thiết bị thuộc dự án cấp, đã bàn giao cho trung tâm 
900.000, tỷ lệ hao mòn 20%/năm. 
Ngày 3/4 Rút DTKP hoạt động thường xuyên mua máy văn phòng 1.200.000, chi 
phí tiếp nhận TSCĐ bằng tiền mặt 900, tỷ lệ hao mòn 20%/năm. 
Ngày 14/7 Mua TSCĐ thuộc đồ dùng quản lý bàn giao cho các bộ phận sử dụng, 
chưa trả người bán 45.000, chi phí khác bằng tiền mặt 300, TS mua sắm bằng 
nguồn kinh phí hoạt động, tỷ lệ hao mòn năm 10%. 
Ngày 10/9 Rút DTKP hoạt động trả nợ người bán 45.000. 
Ngày 25/10 Bộ phận XDCB bàn giao công trình hoàn thành thuộc kinh phí chương 
trình dự án 9.000.000, tỷ lệ hao mòn 8%/năm. 
Ngày 10/11 Cấp cho đơn vị phụ thuộc tài sản cố định trị giá 23.000 
Ngày 15/12 Rút dự toán kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước mua TSCĐ, giá 
mua chưa có thuế GTGT đầu vào là 15.000, thuế 10%, chi phí vận chuyển chi bằng 
tiền mặt 1.500 tỷ lệ hao mòn 10% năm 
Yêu cầu: 
Tính hao mòn TSCĐ năm N và N+1 
Định khoản và ghi TK các nghiệp vụ phát sinh trong năm N. 
Hãy ghi vào trang Nhật ký ¬ sổ cái các nghiệp vụ phát sinh 
 352
Giả sử các TSCĐ thuộc nguồn kinh phí dùng cho hoạt động kinh doanh thì mức 
khấu hao trích được hạch toán như thế nào? 
Bài 6 
Tại đơn vị Hành chính sự nghiệp Q có tài liệu sau về kinh phí dự án và sử dụng 
kinh phí dự án quý IV/N (đvt: 1.000đ) 
Nhận dự toán kinh phí dự án quý IV được giao 1.800.000, trong đó dự toán kinh 
phí quản lý dự án 30%, thực hiện dự án 70%. 
Rút dự toán kinh phí dự án về quỹ tiền mặt để chi tiêu, trong đó: dự toán kinh phí 
quản lý dự án 270.000, dự toán kinh phí thực hiện dự án là 630.000 
Mua vật liệu cho thực hiện dự án chi bằng tiền mặt 160.000, trả bằng dự toán kinh 
phí thực hiện dự án rút thanh toán 180.000. 
Mua TSCĐ hữu hình cho thực hiện dự án 720.000, trong đó trả bằng tiền mặt 40%, 
trả bằng dự toán kinh phí rút 60%. 
Lương phải trả cho dự án 54.000, trong đó quản lý dự án là 8.100, thực hiện dự án 
45.900 
Tính các khoản chi mua vật liệu dùng trực tiếp cho quản lý dự án 54.000 (bằng tiền 
mặt 30%, bằng dự toán kinh phí 70%) 
Mua thiết bị cho quản lý dự án 378.000, trong đó chi bằng tiền mặt 189.000, còn 
lại trả bằng dự toán kinh phí dự án rút thanh toán. 
Chi tiền mặt cho thực hiện dự án: 8.100, quản lý dự án: 9.900. 
Rút dự toán kinh phí dự án trả dịch vụ mua ngoài cho: 
Thực hiện dự án: 54.000 
Quản lý dự án: 9.900 
Dịch vụ điện nước đã chi: 
Bằng tiền mặt cho quản lý dự án 16.200, cho thực hiện dự án 36.000 
Rút dự toán kinh phí trả tiền dịch vụ mua cho quản lý dự án 16.200, thực hiện dự 
án 36.000 
Dịch vụ thuê văn phòng quản lý dự án đã chi trả trực tiếp bằng tiền mặt là 
19.800,bằng dự toán kinh phí dự án rút là 27.900. 
Quyết toán kinh phí dự án được duyệt, kết chuyển chi dự án sang nguồn kinh phí 
dự án. 
Yêu cầu: 
1.Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vụ. 
2.Mở và ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 662 và 462. 
3.Nếu kinh phí dự án và chi dự án được duyệt trong năm sau thì hạch toán như thế 
nào? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep.pdf