Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp)

GIỚI THIỆU BÀI

Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung

trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp. Nội dung bài mở đầu sẽ giúp học sinh

có cái nhìn tổng thể về vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học

và đánh giá môn học.

MỤC TIÊU BÀI

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học

và đánh giá môn học.

NỘI DUNG BÀI

1.1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC

1.1.1. Vị trí môn giáo dục chính trị

- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có

liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội,

mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác

định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.

- Chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế; là

biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng

to lớn đối với kinh tế.

- Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung

trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

1.1.2. Tính chất môn học giáo dục chính trị

Môn học giáo dục chính trị bao gồm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhằm hình thành thế

giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan khoa học và

cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn

diện đáp ứng yêu cầu cua sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 1

Trang 1

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 2

Trang 2

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 3

Trang 3

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 4

Trang 4

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 5

Trang 5

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 6

Trang 6

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 7

Trang 7

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 8

Trang 8

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 9

Trang 9

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang xuanhieu 10000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp)

Giáo trình Giáo dục chính trị (Bản đẹp)
ở lên có 
 quyền ứng cử vào uốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; nghĩa 
 vụ thiêng liêng của công dân là trung thành và bảo vệ Tổ quốc Cộng hòa xã hội chủ 
 nghĩa Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng 
 toàn dân. 
 Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, 
 giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức 
 công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. 
 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập; quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, 
 sáng chế, sáng tạo văn học, nghệ thuật; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng 
 ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; chế độ chăm sóc sức khoẻ y tế và thực 
 hiện nghĩa vụ về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh 
 Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về 
 những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tiến 
 bộ và công bằng xã hội; Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; 
 tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc 
 sinh hoạt công cộng. 
 Sinh viên được đào tạo nghề phải thể hiện mình là người có kiến thức, có kỹ 
 năng, có hành động đúng với quy tắc xử sự văn minh, để trở thành một người công 
 dân tốt. 
 1.1.2. Người lao động tốt 
 - Đối với chính mình: Người lao động tốt là có phẩm chất chính trị vững vàng, 
 trung với nước, hiếu với dân, có tinh thần tự cường dân tộc; có tình thương yêu con 
 người, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có lối sống lành mạnh: Cần, kiệm, liêm 
 chính, chí công vô tư. 
 56 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
 Người lao động tốt là người có tình yêu yêu nghề, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, 
 say mê, nhiệt tình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình cống hiến; có tính tự chủ, có 
 trách nhiệm cá nhân với công việc. Chấp hành nghiêm những quy định về thời gian, 
 quy trình công nghệ quy định; biết tiết kiệm thời gian, sức lực, tiết kiệm nguyên vật 
 liệu, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, tự giác chấp hành kỷ luật lao động, nội quy 
 an toàn lao động. 
 Ngoài ra, người lao động cần biết rèn luyện thể lực để có đủ điều kiện sức khỏe 
 làm việc tốt theo ngành nghề của mình. 
 - Đối với công việc: Người lao động tốt là người được đào tạo nghề thông qua 
 trường lớp hoặc truyền nghề. Về mặt quản lý nhà nước, thể hiện qua văn bằng, chứng 
 chỉ cấp cho họ theo luật giáo dục nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những cơ sở 
 xác định vị trí việc làm, mức lương của người lao động. 
 Người lao động tốt được đào tạo và sử dụng ngoại ngữ ở mức độ nhất định để 
 phục vụ tốt ngành nghề được đào tạo, có khả năng ứng dụng sự phát triển của cách 
 mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để thích ứng với tiêu chuẩn 
 vị trí việc làm của các nước khu vực và trên thế giới. 
 - Đối với mọi người: người lao động tốt là người sống có tinh thần tập thể; có 
 khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập nhưng biết quan tâm vì lợi ích chung. Đó 
 là người biết tôn trọng và hợp tác với người mọi người trong lao động, tự chủ trong 
 công việc, đoàn kết với tập thể, có ứng xử đúng mực, có tinh thần hợp tác với đồng 
 nghiệp trong lao động; có tinh thần hợp tác với bạn bè, người lao động các nước trên 
 thế giới. 
 1.2. NỘI DUNG TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI 
CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
 1.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách 
mạng của nhân dân Việt Nam 
 Người học cần nhận thức rõ đất nước là của dân, do dân, vì dân. Trách nhiệm 
 của người dân trong công cuộc đổi mới là tương lai của dân tộc, hạnh phúc của mỗi 
 gia đình. Bởi vậy, mỗi người học cần phải: 
 - Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, biết điều chỉnh hành vi phù 
 hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện 
 57 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
 nghĩa vụ của người công dân. 
 - Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị đạo 
 đức nền tảng. 
 - Có trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh và nơi làm việc văn minh để phát 
 huy bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa cá nhân, trục 
 lợi bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
 - Có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng đam 
 mê để có thể làm việc tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với sự phát triển 
 của khoa học công nghệ. 
 1.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân 
 - Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị 
 Trước hết là tu dưỡng rèn luyện để bồi đắp tinh thần yêu nước, trung với nước, 
 hiếu với dân; tin tưởng và đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và 
 nhân dân ta ta đã chọn. Đó là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, 
 chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới của Đảng. 
 Tu dưỡng bản lĩnh chính trị với mỗi sinh viên là sự vững vàng, không dao động trước 
 mọi khó khăn, gian khổ; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu và hoạt động sai 
 trái “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. 
 Cần thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người công dân; thấy 
 được sự quan tâm của Nhà nước, xã hội của nhà trường đào tạo nghề, của gia 
 đình đối với việc học tập của mình. Từ đó có ý thức nâng cao trách nhiệm của 
 bản thân, tích cực cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự giác và giữ kỷ luật 
 trong học tập và rèn luyện. 
 - Tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe 
 Mỗi người học cần góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh 
 học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh: Rèn 
 luyện bản lĩnh chính trị, trung với nước, hiếu với dân, có tinh thần tự cường dân tộc, 
 có tinh thần nhân ái, đoàn kết, có thương yêu quý trọng con người, nhất là người lao 
 động nghèo khổ. Yêu thương con người phải Cần có tinh thần phê bình và tự phê; 
 phân biệt đúng sai, tôn trọng lẽ phải; thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp 
 58 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
 nhau sửa chửa khuyết điểm. 
 Mỗi người học cần biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức công 
 dân; rèn luyện lối sống lành mạnh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. 
 Mỗi người học cần rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự 
 giác và giữ kỷ luật trong học tập và rèn luyện. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, yêu lao 
 động và tôn trọng lao động của người khác. Tham gia tích cực các hoạt động đoàn 
 thể; các hoạt động xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của cá nhân, 
 của tập thể, của Nhà nước và xã hội. 
 Mỗi người học luôn xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ 
 trách nhiệm bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh ở nhà trường và ngoài xã hội. 
 - Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp 
 Sinh viên được đào tạo nghề phải thạo nghề, tư duy sáng tạo, áp dụng kỹ thuật, 
 công nghệ hiện đại vào công việc, có kỹ năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 
 cá nhân, tập thể và xã hội. Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức cơ bản như: Hiếu 
 kính đối với ông bà, cha mẹ; yêu thương, nhường nhịn anh em; nghiêm khắc với bản 
 thân, hòa đồng với bạn bè; kiên trì học tập, say mê nghiên cứu; bảo vệ môi trường; 
 chấp hành luật pháp. 
 - Tu dưỡng, rèn luyện về tinh thần trách nhiệm: với công việc, với gia đình, với 
cơ quan, đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội 
 Với công việc, cần xác định mình là một mắt khâu trong dây chuyền hoạt động 
 làm ra sản phẩm cho xã hội để hoàn thành công việc được giao, đúng yêu cầu chất 
 lượng, thời gian, hiệu quả và tiết kiệm. 
 Với gia đình cần xác định trách nhiệm của cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh 
 phúc, trách nhiệm với vợ (chồng), con cái, cha mẹ, họ hàng nội ngoại để phấn đấu 
 rèn luyện, giữ gìn. 
 Với cơ quan đơn vị, xác định rõ mình là một thành viên, có lợi ích chung trong 
 hoạt động của cơ quan đơn vị để tham gia xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh, có 
 văn hóa, thu nhập cao. 
 Với cộng đồng, cần xác định rõ trách nhiệm tham gia các sinh hoạt chung, góp 
 phần mình vào xây dựng quê hương, nơi cư trú có môi trường tự nhiên và xã hội 
 xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện, đoàn kết. 
 59 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
 Với toàn xã hội, là rèn luyện trở thành người công dân tốt, có trách nhiệm, tuân 
 thủ tự giác các quy định của pháp luật, thực hiện quyền và trách nhiệm làm chủ của 
 mỗi công dân 
 CÂU HỎI TỰ LUẬN 
 Câu 1: Trình bày quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt? 
 Hướng dẫn trả lời: 
 - Trình bày quan niệm về người công dân tốt 
 - Trình bày quan niệm về người lao động tốt 
 Câu 2: Cần phải làm gì và như thế nào để tu dưỡng và rèn luyện trở thành người 
công dân tốt, người lao động tốt ? 
 Hướng dẫn trả lời: 
 Nhận thức của bản thân trong học tập, công việc, cuộc sống để trở thành người 
công dân tốt, người lao động tốt. 
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? 
A. Người có quốc tịch Việt Nam. 
B. Người sinh sống trên đất nước Việt Nam. 
C. Người sinh sống ở nước ngoài nhưng có gốc là người Việt Nam 
D. Người sinh ra tại đất nước Việt Nam 
2. Người công dân tốt là? 
A. Người thường xuyên làm từ thiện. 
B. Người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 
C. Người thực hiện tốt chính sách pháp luật. 
D. Người luôn tích cực đóng góp ý kiến xây dựng đất nước. 
3. Người lao động tốt là? 
A. Người công dân tốt. 
B. Người thực hiện tốt chính sách pháp luật. 
C. Người công dân tốt có khả năng lao động tốt. 
D. Người cần cù lao động. 
4. Tiêu chí chung nhất của người lao động tốt được thể hiện trong? 
A. Sự rèn luyện trưởng thành trong gian khó. 
 60 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
B. Sự tu dưỡng đạo đức. 
C. Sự thể hiện bản lĩnh, năng lực cá nhân. 
D. Sự rèn luyện, phấn đấu: Đối với chính mình; Đối với mọi người. 
5. Một trong những nội dung Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, 
người lao động tốt là? 
A. Thể hiện bản lĩnh, năng lực cá nhân. 
B. Thực hiện tốt chính sách pháp luật. 
C. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân 
Việt Nam. 
D. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống có lý tưởng, mục đích, biết yêu thương giúp 
đỡ đồng bào. 
6. Một trong những nội dung Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, 
người lao động tốt là? 
A. Thể hiện bản lĩnh, năng lực cá nhân. 
B. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân. 
C. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với lý tưởng cộng sản. 
D. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống có lý tưởng, mục đích, biết yêu thương giúp 
đỡ đồng bào. 
7. Người công dân tốt, người lao động tốt cần Tu dưỡng, rèn luyện về tinh thần trách 
nhiệm đối với? 
A. Công việc, gia đình.(1) 
B. Cơ quan, đơn vị.(2) 
C. Cộng đồng và toàn xã hội.(3) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
8. Tu dưỡng, rèn luyện về tinh thần trách nhiệm: với công việc, với gia đình, với cơ 
quan, đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội là nội dung? 
A. Tu dưỡng, rèn luyện về trách nhiệm các nhân trong các mối quan hệ xã hội. 
B. Tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. 
C. Tu dưỡng, rèn luyện về năng lực cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. 
D. Tu dưỡng, rèn luyện về thái độ cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. 
 61 
KHOA CƠ BẢN 
 BÀI 5: TU DƯỠNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, 
 NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT 
9. Người lao động tốt là có .vững vàng, trung với nước, hiếu với dân, có 
tinh thần tự cường dân tộc; có tình thương yêu con người, có đạo đức nghề nghiệp 
trong sáng, có lối sống lành mạnh: Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Điền vào 
chỗ trống. 
A. ý chí 
B. phẩm chất chính trị 
C. quyết tâm 
D. phẩm chất đạo đức 
10. Phẩm chất cần có của người là động tốt là? 
A. Có tình yêu nghề, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, say mê, nhiệt tình nghiên cứu, tìm 
tòi sáng tạo, nhiệt tình cống hiến (1) 
B. Có tính tự chủ, có trách nhiệm cá nhân với công việc. Chấp hành nghiêm những 
quy định về thời gian, quy trình công nghệ quy định (2) 
C. Biết tiết kiệm thời gian, sức lực, tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ 
môi trường, tự giác chấp hành kỷ luật lao động, nội quy an toàn lao động (3) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng 
 62 
KHOA CƠ BẢN 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 
28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính 
trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” 
 2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 
30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-
KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới, học 
tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” 
 3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện 
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật 
 4. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị 
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
 5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số 24/2018/ TT-
BLĐTBXH ngày 6/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành 
chương trình môn học giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương 
trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng 
 6. Bộ giáo dục đào tạo (2013), Giáo trình chính trị, Nxb. Chính Trị uốc Gia, 
Hà Nội 
 7. Bộ giáo dục đào tạo (2013), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng 
sản Việt Nam, Nxb. Chính Trị uốc Gia, Hà Nội 
 8. Bộ giáo dục đào tạo (2013), Giáo trình Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- 
Lênin, Nxb. Chính Trị uốc Gia, Hà Nội 
 9. Bộ giáo dục đào tạo (2013), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính 
Trị uốc Gia, Hà Nội 
 10. C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, t.4, tr. 456. 
 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 
thứ XI của Đảng. Nxb. Chính Trị uốc Gia, Hà Nội 
 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung 
ương, khóa XI, Nxb. Chính Trị uốc Gia, Hà Nội 
 63 
KHOA CƠ BẢN 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 
thứ XII của Đảng. Nxb. Chính Trị uốc Gia, Hà Nội 
 14. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nxb. Chính Trị 
 uốc Gia, Hà Nội 
 15. V.I. Lênin: Toàn tập. Nxb Tiến bộ. M. 1980. T 18. tr . 151 
 64 
KHOA CƠ BẢN 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_chinh_tri_ban_dep.pdf